Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Ojai, 17 tháng sáu 1945

12/07/201100:50(Xem: 3940)
02. Ojai, 17 tháng sáu 1945

KRISHNAMURTI
BÀN VỀ XUNG ĐỘT [ON CONFLICT]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2009

Ojai, 17 tháng sáu 1945

Người hỏi: Ông phản đối chiến tranh, và tuy nhiên ông không đang ủng hộ nó hay sao?

Krishnamurti:Tất cả chúng ta không đang duy trì sự giết người đồng loạt khủng khiếp này à? Chúng ta chịu trách nhiệm, mỗi người, cho chiến tranh, chiến tranh là một kết quả cuối cùng thuộc sống hàng ngày của chúng ta; nó được hiện diện qua hành động-cảm giác-suy nghĩ hàng ngày của chúng ta. Điều gì chúng ta là, mà chúng ta chiếu rọi trong những liên hệ thuộc tôn giáo, xã hội, nghề nghiệp của chúng ta; điều gì chúng ta là, thế giới là.

Nếu chúng ta không hiểu rõ những vấn đề chính và phụ được bao hàm trong sự trách nhiệm cho chiến tranh, chúng ta sẽ bị rối loạn và không thể thoát khỏi thảm họa này. Chúng ta phải biết đặt sự quan trọng ở đâu, và chỉ như thế chúng ta sẽ hiểu rõ vấn đề. Kết quả không tránh khỏi của xã hội này là chiến tranh; nó được phục vụ cho chiến tranh; công nghiệp của nó dẫn đến chiến tranh; những giá trị của nó khuyến khích chiến tranh. Bất kỳ điều gì chúng ta làm trong ranh giới của nó đều góp phần vào chiến tranh. Khi chúng ta mua sắm cái gì đó, thuế má đưa vào chiến tranh; những con tem bưu chính giúp đỡ ủng hộ chiến tranh. Chúng ta không thể tẩu thoát khỏi chiến tranh, dù chúng ta sẽ đi bất kỳ nơi nào, đặc biệt hiên nay, bởi vì xã hội được tổ chức cho chiến tranh tổng thể. Công việc vô hại và đơn giản nhất đều đóng góp cho chiến tranh trong một cách này hay một cách khác. Dù chúng ta muốn nó hay không, bằng chính sự tồn tại của chúng ta chúng ta đang giúp đỡ duy trì chiến tranh. Vì vậy chúng ta sẽ làm gì đây? Chúng ta không thể rút vào một hòn đảo hay một cộng đồng sơ khai, bởi vì văn hóa hiện đại có mặt ở khắp mọi nơi. Vì vậy chúng ta có thể làm gì? Chúng ta sẽ từ chối ủng hộ chiến tranh bằng cách không đóng thuế, bằng cách không mua tem? Đó là vấn đề chính à? Nếu nó không phải, và nó chỉ là vấn đề phụ thuộc, vậy thì chúng ta không nên bị rối loạn bởi nó.

Không phải vấn đề cơ bản, vấn đề nguyên nhân của chính chiến tranh, còn không sâu sắc nhiều hơn hay sao? Nếu chúng ta có thể hiểu rõ nguyên nhân của chiến tranh, lúc đó vấn đề phụ có thể tiếp cận từ một quan điểm hoàn toàn khác hẳn, nếu chúng ta không hiểu rõ, vậy thì chúng ta sẽ bị mất hút trong nó. Nếu chúng ta có thể làm tự do chính mình khỏi những nguyên nhân của chiến tranh, vậy thì vấn đề phụ có lẽ không phát sinh.

Vậy là sự quan trọng phải được tập trung vào sự khám phá trong chính mình nguyên nhân của chiến tranh; sự khám phá này phải được thực hiện bởi mỗi người chứ không phải bởi một nhóm người có tổ chức, bởi vì nhóm người có khuynh hướng dẫn đến không suy nghĩ, thuần túy là tuyên truyền và những khẩu hiệu, mà chỉ nuôi dưỡng không-khoan dung và xung đột thêm nữa. Nguyên nhân phải được tự-khám phá, và thế là mỗi người qua sự trải nghiệm trực tiếp tự-giải thoát khỏi nó.

Nếu chúng ta suy nghĩ kỹ càng, chúng ta ý thức được rõ ràng những nguyên nhân của chiến tranh: đam mê, ý muốn xấu xa, và dốt nát; ham muốn dục vọng, theo đuổi vật chất, và thèm khát sự tiếp tục lẫn nổi tiếng thuộc cá thể; tham lam, ganh ghét và tham vọng; chủ nghĩa quốc gia cùng sự chủ quyền tách rời của nó, những ranh giới kinh tế, những phân chia xã hội, những thành kiến chủng tộc, và tôn giáo có tổ chức. Mỗi người không thể tỉnh thức được tham lam, ý muốn xấu xa, dốt nát của anh ấy, và vì vậy được tự do khỏi chúng hay sao? Chúng ta bám vào chủ nghĩa quốc gia, bởi vì nó là một lối thoát cho những bản năng vô đạo đức, hung tợn của chúng ta; nhân danh quốc gia hay học thuyết của chúng ta, chúng ta có thể giết chết hay tiêu diệt mà không bị trừng phạt, trở thành những anh hùng, và chúng ta càng giết chết những bạn bè của chúng ta nhiều bao nhiêu, chúng ta càng nhận được sự tôn vinh từ quốc gia của chúng ta nhiều bấy nhiêu.

Lúc này sự giải thoát khỏi nguyên nhân của đau khổ và xung đột không là vấn đề chính hay sao? Nếu chúng ta không tập trung vào vấn đề này, làm thế nào giải pháp của những vấn đề phụ sẽ chấm dứt chiến tranh? Nếu chúng ta không nhổ bật những nguyên nhân của chiến tranh trong chính chúng ta, nó sẽ có giá trị gì khi hàn gắn những hậu quả bên ngoài thuộc trạng thái bên trong của chúng ta? Chúng ta, mỗi người phải tìm hiểu kỹ càng và dọn dẹp sạch sẽ dục vọng, ý muốn xấu xa, và dốt nát; chúng ta phải loại bỏ hoàn toàn chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa chủng tộc, và những nguyên nhân đó mà nuôi dưỡng thù địch. Chính chúng ta phải quan tâm trọn vẹn với vấn đề quan trọng chính yếu và không bị rối loạn với những vấn đề phụ thuộc.

Người hỏi: Ông đang gây thất vọng lắm, tôi tìm kiếm sự hứng khởi để tiếp tục. Ông không làm chúng tôi phấn chấn bằng những từ ngữ khuyến khích và hy vọng. Liệu có sai lầm khi tìm kiếm sự hứng khởi hay không?

Krishnamurti: Tại sao bạn muốn được hứng khởi? Đó không phải bởi vì trong chính bạn bạn bị trống rỗng, không sáng tạo, cô độc hay sao? Bạn muốn lấp đầy trạng thái cô độc này, sự hoang vắng dày vò này; đúng là bạn đã cố gắng những phương cách khác nhau để lấp đầy nó, và bạn hy vọng lại tẩu thoát khỏi nó bằng cách đến đây. Qui trình của lấp đầy trạng thái cô độc cằn cỗi này được gọi là sự hứng khởi. Vậy thì sự hứng khởi trở thành một kích thích thuần túy, và, như với mọi kích thích, chẳng mấy chốc nó mang lại sự vô cảm và chán nản riêng của nó. Vậy là chúng ta đi từ một hứng khởi, kích thích, đến một hứng khởi, kích thích khác, mỗi cái đều mang lại sự thất vọng lẫn chán nản riêng của nó; vì vậy cái trí mất đi tánh mềm dẻo của nó, tánh nhạy cảm của nó; khả năng bên trong của tánh căng bị mất đi qua sự tiến hành liên tục của kéo căng và buông lỏng này. Tánh căng là cốt lõi để khám phá, nhưng một kéo căng mà cần đến sự buông lỏng hay một kích thích chẳng mấy chốc mất đi khả năng của nó để tự làm mới mẻ, để có mềm dẻo, tỉnh táo. Tánh mềm dẻo tỉnh táo này không thể được kích thích từ bên ngoài; nó hiện diện khi nó không lệ thuộc vào sự kích thích, vào sự cảm hứng.

Tất cả sự kích thích đều không giống nhau trong thực tế hay sao? Dù bạn uống rượu hay bị kích thích bởi một bức tranh hay một ý tưởng, dù bạn đi nghe một buổi hòa nhạc hay dự một nghi lễ tôn giáo, hay kích thích mình qua một hành động, dù cao quý hay thấp hèn bao nhiêu, tất cả điều này không làm đờ đẫn quả tim-cái trí hay sao? Một tức giận chính đáng, mà là một vô lý, dù nó có lẽ gây kích thích và hứng khởi đến chừng nào, dẫn đến vô cảm; và hình thức tột đỉnh của thông minh, nhạy cảm, thâu nhận, không cần thiết để trải nghiệm sự thật hay sao? Kích thích nuôi dưỡng lệ thuộc, và lệ thuộc, dù xứng đáng hay không xứng đáng, gây ra sự sợ hãi. Người ta được kích thích hay hứng khởi như thế nào đều không quan trọng lắm, dù qua nhà thờ hay chính trị có tổ chức hay qua giải trí, bởi vì kết quả sẽ giống hệt – vô cảm bị gây ra qua sợ hãi và lệ thuộc.

Những xao lãng trở thành những kích thích. Từ cơ bản xã hội chúng ta khuyến khích xao lãng, xao lãng trong mọi hình thức. Chính cảm thấy-suy nghĩ của chúng ta đã trở thành một tiến hành của lang thang khỏi trọng tâm, khỏi thực tế. Vì vậy rời khỏi mọi xao lãng là điều khó khăn cực kỳ, bởi vì hầu như chúng ta đã trở thành không còn khả năng để tỉnh thức không chọn lựa được cái gì là. Thế là xung đột nảy sinh, mà làm xao lãng thêm nữa cảm thấy-tư tưởng của chúng ta, và chỉ qua trạng thái tỉnh thức liên tục thì cảm thấy-tư tưởng mới có thể thoát khỏi mạng lưới của những xao lãng.

Vả lại, ai có thể cho bạn sự phấn chấn, khuyến khích, và hy vọng? Nếu bạn lệ thuộc vào một người khác, dù vĩ đại và cao quý bao nhiêu, chúng ta hoàn toàn bị mất hút, bởi vì lệ thuộc nuôi dưỡng sự sở hữu, trong đó có đấu tranh và đau khổ vô tận. Sự phấn chấn và hạnh phúc không là hai đầu khác biệt trong chính chúng; giống như khuyến khích và hy vọng, chúng là những việc có liên quan với nhau trong sự tìm kiếm cái gì đó mà là một kết thúc trong chính nó. Chính kết thúc này phải được tìm kiếm đầy nhẫn nại và siêng năng, và chỉ qua sự khám phá của nó những hỗn loạn và đau khổ của chúng ta sẽ chấm dứt. Chuyến hành trình hướng đến sự khám phá của nó ở trong chính người ta; mọi chuyến hành trình khác là một xao lãng dẫn đến dốt nát và ảo tưởng. Chuyến hành trình bên trong chính người ta phải được thực hiện không vì một kết quả, không giải quyết xung đột và đau khổ; bởi vì chính sự tìm kiếm là hiến dâng, hứng khởi. Lúc đó chính đang đi là một tiến hành đang phơi bày, một trải nghiệm mà liên tục đang giải thoát và sáng tạo. Bạn không nhận thấy rằng sự hứng khởi hiện diện khi bạn không đang tìm kiếm nó hay sao? Nó hiện diện khi tất cả mong đợi đã chấm dứt, khi quả tim-cái trí là tĩnh lặng. Điều gì được tìm kiếm là tự-sáng chế và vậy là sự thật không hiện diện.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/12/2011(Xem: 3687)
Chữ Nghèo(Bần) và Nghèo Hèn(Bần Tiện, Bần Cùng) đã có từ ngàn xưa chứ không phải đời nay mới có. Cái nghèo đã gây ra biết bao thảm cảnh xã hội nhưng nó cũng là nguồn cảm hứng cho bao “ca khúc đoạn trường” như “LesMisérables” (Những Kẻ Khốn Cùng) của Victor Hugo mà Hồ Biểu Chánh đã mô phỏng theo với “Ngọn Cỏ Gió Đùa”… rồi “Gánh Hàng Hoa” của Nhất Linh đã làm cho chúng ta rơi lệ.
24/12/2011(Xem: 6701)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
29/10/2011(Xem: 21442)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
25/10/2011(Xem: 6052)
Từ vụ bộc khởi năm 2008 ở Tây Tạng, khu vực đã bị cô lập với các phóng viên Tây Phương, làm cho những người bên ngoài không thể biết những điều kiện ở đấy. Tuần rồi, tại nơi thường trú ở Hy Mã Lạp Sơn, McLeod Ganj, Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ngồi lại với phóng viên tạp chí Newsweek, Jerry Guo để đàm luận những gì đang xảy ra ở Tây Tạng, chính sách của Bắc Kinh, và chuyển động ở Tây Tạng.
24/10/2011(Xem: 3667)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên đã là cuốn sách làm say mê độc giả một thời, ấy là vì nó là lời tự bạch của một thế hệ, trong số đó có Khái Hưng là đại diện - một thế hệ bị khủng hoảng tinh thần, khủng hoảng niềm tin trước thời cuộc, hoang mang trước cái nguy cơ tự đánh mất mình, tự huỷ hoại và đã tìm thấy niềm tin, sự tế độ trong đạo Phật.
07/10/2011(Xem: 9320)
Chúng ta đã và đang thấy trong kỷ nguyên hiện đại những sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực phát triển vật chất. Như một kết quả, có một sự cải thiện đáng kể trong đời sống của con người. Tuy thế, cùng lúc ấy, chúng ta cũng cảnh giác rằng sự phát triển vật chất đơn thuần không thể trả lời cho tất cả những ước mơ của nhân loại... Tôi nghĩ nhiệm vụ quan trọng nhất của bất cứ một hành giả của một tôn giáo nào là thẩm tra chính họ trong tâm hồn của chính họ và cố gắng để chuyển hóa thân thể, lời nói
03/10/2011(Xem: 8847)
Tại sao ông quá quan tâm? [cười] Không, một cách nghiêm chỉnh, tôi cảm thấy rằng người Hoa Kỳ quan tâm bởi vì họ cởi mở. Họ có một nền giáo dục đã dạy họ tìm kiếm cho chính họ tại sao mọi thứ là như thế, trong một cung cách như thế. Những người cởi mở có khuynh hướng quan tâm đến Đạo Phật bởi vì Đức Phật khuyến khích họ khảo sát mọi vật - Ngài không chỉ ra lệnh họ tin tưởng.
21/09/2011(Xem: 16826)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
15/09/2011(Xem: 4317)
Bài viết này phác thảo những kết quả nghiên cứu được thực hiện vào năm 2000 về những đóng góp của các tổ chức Phật giáo vào phúc lợi xã hội ở Úc. Việc nghiên cứu này minh chứng rằng, Phật giáo Úc rõ ràng là tôn giáo nhập thế, không chỉ ở trong thực tiễn, mà còn xuất phát từ quan điểm các thành viên của những tổ chức Phật giáo, họ cho rằng sự thực hành như vậy luôn là điều quan yếu đối với những tổ chức Phật giáo của họ và không phải là một hiện tượng mới.
13/09/2011(Xem: 6892)
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]