Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xã Hội Học Phật Giáo.

09/04/201312:38(Xem: 7157)
Xã Hội Học Phật Giáo.

XÃ HỘI HỌC PHẬT GIÁO

Buddhist Sociology

Tác giả:Nandasena Ratnapala

Người dịch: Trí Quảng

CHỮ VIẾT TẮT

(ABBREVIATIONS)

A = Anguttara Nikaya: Tăng Chi

AA. = Comy on Anguttara Nikaya: Chú Giải Tăng Chi

Ap. = Apadana

BD = the Books of the Discipline

BHT – The Buddha and His Teachings: Đức Phật và Phật Pháp

BuA. = Buddhavamsa Commentary: Chú Giải Phật Sử

Comy. = Commenary: Chú Giải

CMA = A Comprehensive Manual of Abhidhamma: Cẩm Nang Vi Diệu Pháp

CV. – Culavamsa: Tiểu Sử

D. = Digha Nikaya: Trường Bộ

DA. = Comy on Digha Nikaya, Sumangalavilasini: Chú Giải Trường Bộ

DB. = Dialogues of the Buddha: Trường Bộ

DhA. = Dhammapada atthakatha: Chú Giải Pháp Cú

Dhp. = Dhammapada: Pháp Cú

Dpv. = Dipacamsa: Đảo Sử

GS = The Book of the Gradual Sayings: Tăng Chi

J. = Jataka: Bổn Sanh

KS. = Kindred Sayings: Tương Ưng

M. = Majjhima Nikaya: Trung Bộ

MA. = Comy on Majjhima Nikaya: Chú giải Trung Bộ

Mbv. = Mahabodhivamsa: Đại Giác Sử

Mhv. = Mahavamsa: Đại Sử

Mil. = Milindapanda: Mi Tiên Vấn Đáp

MLS. = Middle Length Sayings: Trung Bộ

Mtu. = MahAvastu

PED. = Pali-English Dictionary: Từ Điển Pali-Anh

PTS. = Pali Text Society: Hội Văn Liệu Pali

S. = Samyutta Nikaya: Tương Ưng

SBB. = Sacred Books of the Buddhism: Thánh Điển Phật Giáo

SHE. = Sacred Books of the East: Thánh Điển Phương Đông

SHB. = The Simon Hewavitarne Bequest Series: Di Cảo Simon Hewavitarne

Sn. = Suttanipata: Kinh Tập

SnA. = Suttanipata Atthakatha: Chú Giải Kinh Tập

Sp. = Samanta Pasadika, Comy. To Vinaya Pitaka: Chú Giải Luật Tạng

Thag. = Theragatha: Trưởng Lão Tăng Kệ

Thig. = Therigatha: Trưởng Lão Ni Kệ

Ud. = Udana: Cảm Thán

Vin.: Vinaya Pitaka: Luật Tạng

Vism. = Visuddhimagga: Thanh Tịnh Đạo

Vv. = Vimanavatthu: Thiên Cung sự

LỜI GIỚI THIỆU

Suốt 45 năm đi qua các nẻo đường của vùng Bắc Ấn Độ, với đôi chân trần, “ba y[1], một bát”, Đức Phật tế độ cho nhiều người vượt qua trầm luân khổ hải để đến bờ bến an vui. Nhờ giáo pháp của Ngài, những người hữu duyên đã tìm ra chân lý tối thượng, giải thoát, Niết-bàn. Dầu vậy, ngài đã nói một cách rất giản dị về công hạnh thuyết pháp độ sanh của mình:

“Này các tỳ kheo, từ trước tới nay, ta chỉ nói về khổ và sự diệt khổ”.[2]

Quả thật, toàn bộ giáo pháp không ra ngoài bốn sự thật (Tứ Diệu Đế); nếu tóm gọn hơn nữa, chỉ là khổ và sự diệt khổ. Những sự thật cao quý này đã được Đức Phật vận dụng để dạy cho đủ các hạng người trong xã hội, từ các bậc vua chúa cho đến hạng cùng đinh, từ các đạo sĩ bà-la-môn, sa-môn đến các nàng kỹ nữ, từ những người thông hiểu Vệ Đà đến những kẻ thất học. Đương nhiên ngài phải dùng ngôn ngữ khác nhau, những ví dụ minh họa khác nhau, và phương pháp giảng dạy khác nhau để mỗi hạng người có thể hấp thụ giáo lý một cách hữu hiệu nhất. Và như vậy, vô hình trung, kinh điển ghi lại những buổi thuyết pháp của ngài đã trở thành một kho tàng vô tận, để mỗi người có thể đào bới và tìm ra những thứ mình ưa thích.

Ngày nay trong thời đại văn minh khoa học, một triết học gia có thể tìm thấy trong Đạo Phật một hệ thống triết lý hoàn chỉnh, một nhà tâm học lại thấy trong Đạo Phật cả một tòa kiến thức về tâm, ý, thức, trong khi một nhà xã hội học có thể phăng ra các đường lối kinh tế, chính trị, xã hội vốn tìm ẩn trong Tam Tạng Kinh Điển. Đã có nhiều tác phẩm nghiên cứu về Triết Học Phật Giáo (như Buddhist Thought in India của Edward Conze, Causality: The Central Philosophy of Buddhism của Kalupahana, Buddhist Logic của Stcherbatsky, The Central Philosophy of Buddhism của T.R.V. Murti, Buddhist Philosophy in India and Ceylon cùa A.B. Keith, v.v..) và Tâm Lý Học Phật Giáo (như Buddhist Psychology – A Modern Perspective của Edwina Pio, The Psychology and Philosophy of Buddhism của W. F. Jayasuriya, An Introduction to Buddhist Psychology và Buddhist and Freudian Psychology của Padmasiri de Sylva, The Dynamic Psychology of Early Buddhism của Rune E. A. Johansson v.v..); nhưng trong lãnh vực Xã Hội Học, cho đến nay có lẽ cuốn Buddhism Sociology của Nandasena Ratnapala mà bản dịch độc giả đang cầm trên tay là tác phẩm đầu tiên và duy nhất nghiên cứu một cách nghiêm túc, tường tận các khuynh hướng xã hội của Phật Giáo, dựa trên Tam Tạng Pali. Tác giả hiện là giáo sư Khoa Xã Hội Học và Nhân Chủng Học tại trường Đại Học Sri Jayewardenepura, Sri Lanka. Trong tác phẩm này, ông đã đề cập đến những vấn đề rầt gần gũi trong đời sống như quan hệ gia đính, quan hệ xã hội, các đẳng cấp, vai trò của người phụ nữ, tội ác, sự trừng phạt v.v… Ông đã dùng kiến thức chuyên môn của xã hội học để đi vào kinh điển Phật Giáo, tìm ra phái độ và phương cách ứng xử của Đức Phật và tăng đoàn với các vấn đề của xã hội. Ấn Độ thời bấy giờ, và bằng những minh họa cụ thể, ông đã hình thành được một hệ thống mà ông gọi là “Xã Hội Học Phật Giáo”. Người đọc có thể tán thành hay phản đối những ý kiến của tác giả, nhưng một điều đáng ghi nhận là thiện chí của ông khi nghiên cứu và hình thành tác phẩm. Trong lời nói đầu của cuốn sách, ông nói rằng có một số nhà xã hội học đã quan tâm đến các tư tưởng Phật Giáo, nhưng phần lớn họ đều xử dụng các bản dịch để nghiên cứu nên dẫn đến việc giải thích sai và thậm chí xuyên tạc các tư tưởng Phật Giáo. Là một nhà khoa học, ông đã chịu khó học tiếng Pali để nghiên cứu Phật Giáo bằng ngôn ngữ gốc với hy vọng là sẽ tránh được sai lầm mà những người khác đã mắc phải. Thiển nghĩ đó là một việc làm đáng cho chúng ta tán thán.

Cũng xin được giới thiệu đôi điều về dịch giả. Đại Đức Trí Quảng là một tăng sinh trẻ du học tại Ấn Độ. Sư đang thực hiện Luận án Tiến sĩ Khoa Triết tại Đại Học Nalanda, nơi trước đây các vị tiền bối như H.T. Minh Châu, H.T. Kim Triệu, H.T. Pháp Nhẫn v.v…đã từng theo học. Sư không dể dàng chấp nhận những học thuyết, tín điều, mà luôn suy tư, trăn trở và đặc nghi vấn cho cả những điều từ lâu đã được mọi người mặc nhận. Không chì trong viết lách, sang tác, Sư cũng đã làm việc với tinh thần trách nhiệm khá cao ngay cả trong dịch thuật. Có thể thấy điều này qua cách hành văn, cách chọn từ ngữ, cách chú thích, và nhất là qua 41 trang giới thiệu về tác phẩm nói riêng và xã hội hoc nói chung. Mặc dù đây không phải là chuyên môn của Sư, nhưng Sư đã chịu khó nghiên cứu, khảo sát để giúp cho người đọc còn xa lạ với xã hội học có được một số khái niệm cơ bản về ngành học còn mới mẻ này. Thái độ làm việc tận tụy đó cho thấy một tấm lòng vị tha, vị Đạo, mong muốn chia sẻ với mọi người những điều tốt đẹp. Tuy có vài điểm không hoàn toàn đồng ý với Sư trong bản dịch,[3]cũng xin tôn trọng văn phong của dịch giả và trân trọng giới thiệu đến qúy bạn đọc dịch phẩm đầu tay của Đại Đức Trí Quảng, một công trình ấp ủ qua cái nóng kinh người và cái rét buốt da trên đất nước Ấn Độ.

Đại Học Delhi

Tháng 8 – 2003

Liễu Pháp

LỜI NGƯỜI DỊCH

Nguyên tác tiếng Anh của bản dịch trên tay bạn có nhan đề Buddhist Sociology được Indian Books Centre xếp vào bộ sưu tập sách Phật giáo Ấn Độ (Bibliotheca Indo-Buddhica), xuất bản năm 1993. Tác giả Nandasena Ratnapala, giáo sư ngành xã hội học và nhân chủng học tại Sri Lanka, cho biết trong phần mở đầu tác phầm:

“…Đến nay, chưa ai thật sự nỗ lực nghiên cứu tư tưởng Phật giáo dưới lăng kính xã hội học một cách nghiêm túc. Các nhà xã hội học từ thời Max Weber đã làm cuộc ngoạn du cởi ngựa xem hoa tư tưởng Phật giáo. Hầu hết trong số họ phân tích tư tưởng Phật giáo dựa vào những bản dịch, kết quả nảy sinh sự nhận thức sai trái, trình bày lệch lạc. Để thực hiện công tác này hữu hiệu, đòi hỏi chúng ta không chỉ am hiểu phương pháp và lý thuyết xã hội học, còn phải lãnh hội chính văn bảo lưu nguồn tài liệu căn bản”.

Không dừng ở suy nghĩ và phê bình thực trạng, tác giả bày tỏ thiện chí bằng cách cố gắng vận dụng kiến thức chuyên môn khai thác tư tưởng Phật giáo qua ngôn ngữ Pali nhằm xây dựng một hệ thống mà ông “xin mạo muội đặt tên Buddhist Sociology – Xã Hội Học Phật Giáo”, với hy vọng rằng mối quan tâm “sẽ truyền cảm những nhà xã hội học và nhân chủng học khám phá lãnh vực tư tưỏng vẫn vẹn vẻ nguyên sơ, tìm ra những giá trị tương thích với thế giới hiện đại…”.

Đối với Phật giáo, khái niệm Buddhist Sociology – Xã Hội Học Phật Giáo chưa bao giờ được định hình hoàn chỉnh. Dù có nhiều chuyên luận, tác phẩm căn bản trên tư tưởng Phật giáo liên hệ các chủ đề giáo dục, phụ nữ, hôn nhân gia đình, giai cấp xã hội, đạo đức xã hội. v.v., người ta thường nhận thức mơ hồ rằng chủ đề này mang đăc tính xã hội nên gọi là Phật Giáo và Xã Hội, hoặc Xã Hội Học Phật Giáo, thực tế, chúng chưa được kết nối và hệ thống hoá thành một bộ phận kiến thức hay môn học độc lập đúng nghĩa Buddhist Sociology – Xã Hội Học Phật Giáo, nói gì đến việc triển khai khuynh hướng nghiên cứu xã hội học Phật giáo vĩ mô (macro-buddhist sociology) và xã hội học Phật giáo vi mô (micro-buddhist sociology). Nếu cần phải may vỏ ngôn ngữ Pali thành một thuật ngữ chứa đựng khái niệm Xã Hội Học Phật Giáo, chúng ta có thể thử dùng cụm từ Buddhasasana-samajikavikka (Buddhasasana + samajika + vikka), bằng không, không ai tài giỏi tìm thấy thuật ngữ Xã Hội Học Phật Giáo trong ba Tạng kinh điển; sách vở phương Đông trước thế kỷ 19-20 không có thuật ngữ lẫn khái niệm Xã Hột Học, vì gốc thuật ngữ Xã Hội Học và khái niệm là một sản phẩm văn hóa chính hiệu phương Tây.

Lâu như lịch sữ nhân loại tiến hóa, năm triệu năm đã qua hay xa hơn, mối quan hệ và sự tương tác giữa các cá nhân giữ yếu tính quyết định tạo nên xã hội loài người, bất luận mọi phân chia địa dư, màu da, ngôn ngữ, phong hoá khác nhau, những yếu tố tính đó cũng là khái niệm cơ bản chỉ hướng các nhà khoa học phương Tây nghiên cứu xã hội và phàt triển thành xã hội học. Trong khi Phật giáo do đức Gotama (Phật Thích Ca) giảng dạy vào thế kỷ VI-V tr. thường lịch đã tỏa sáng khắp Châu Á, phương Tây tiếp cận ‘Ánh Sáng Châu Á’ muộn màng như họ khám phá xã hội học. HIển nhiên, Buddhist Sociology – Xã Hội Học Phật Giáo là một trong những kết quả tất yếu phát sinh nhờ quan hệ giao lưu văn hóa Đông Tây.

Khái niệm Sociology – xã hội học chỉ ổn định vào thế kỷ 19, được hệ thống hoàn chỉnh thành một môn học hay một bộ phận kiến thức tương đối gần đây. Vào năm 1838, Auguste Comte (1798-1857), nhà toán học và triết gia Pháp, đã nhào nặn ra thuật ngữ ‘sociology’ mô tả ra sự quan sát của ông về những khám phá quy luật xã hội dựa trên phương pháp khảo sát cứ liệu thực tế mà các ngành khoa học tự nhiên từng áp dựng thành công. Người ta có thể truy nguyên khái niệm xã hội học bấc tư tưởng xã hội trong Republic của Plato (428?-347 BC), và thuật ngữ xã hội học mang vết tích thuật ngữ xã hội (sociology) từ những tác phẩm của Thomas Hobbes (1588-1679) và John Locke (1632-1704), hai nhà lý luận chính trị-triết gia Anh. Thomas Hobbes dùng thuật ngữ xã hội trong ‘Leviathan’viết ở gia đoạn nước Anh đang rơi vào cuộc khủng hoảng toàn diện vì cuộc Cách mạnh Anh hay Cách mạng Thanh giáo (Puritan Revolution) kéo dài từ 1640-1660. Đặc biệt, John Locke đã nhấn mạnh thuật ngữ xã hội và xã hội dân sự (civil society) trong tác phẩm ‘Treaties on Government’, qua đó, lý giài chủ quyền nhà nước thuộc xã hội dân sự, vua hay giới cầm quyền do dân đề cử phải bỏ thái độ tư lợi, vị kỷ khi lãnh trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người dân, và phê phán lý luận Thomas Hobbes về bản chất nhà nước dưới quyền quân vương tối thượng. Bất đồng quan điểm chính trị, nhưng ‘Essay Concerning Human Understanding’ của John Locke - một tác phẩm nổi tiếng đặt nền tảng xây dựng chủ nghĩa kinh nghiệm (experientialism), cho rằng kiến thức tích luỹ nhờ kinh nghiệm - lại gặp gỡ Thomas Hobbes trong việc chủ trương tách rời quốc vụ ra khỏi tôn giáo, không tin thượng đế hay thần linh ưu việt.. Nối tiếp Francis Bacon (1561-1626) ở Anh, René Descartes (1596-1650) ở Pháp, họ ủng hộ những nghiên cứu mở khóa quy luật tự nhiên, đứng chung mặt trận giải phóng tư tưởng khỏi quyền lực Công Giáo La Mã đang cố kết cùng các chính quyền phong kiến Âu Châu kìm hãm các tiến bộ khoa học hậu kỳ Phục Hưng (The Renaissance), thúc đẩy hứng khởi phong trào Ánh Sáng (The Enlightenment) lan rộng với sự xuất hiện hang loạt những nhà khoa học kiêm triét gia danh tiếng: Sir Isaac Newton (1642-1727) ở Anh, Benedict Spinoza (1632-1677) ở Hà Lan, Montesquieu (1689-1755), Voltaire (1694-1778, Jean Jacques Rousseau (1712-1778), Denis Diderot (1713-1784) ở Pháp, David Hume (1711-1776) ở Scotland, Gottfried Wilhelm Leibniz (1646-1716), Christian von Wolff (1679-1754), Immanuel Kant (1724-1804) ở Đức, Giambattista Vico (1668-1744), Cesare Bonesana Beccaria (1738-94) ở Ý, Thomas Jefferson (1743-1826) ở Mỹ…Để yên quan điểm triết học dị đồng giữa họ, điểm nổi bật đáng chú ý là giới trí thức lên tiếng đấu tranh giành quyền tự do tư tưởng, chia sẽ quan điểm tự do nghiên cứu, tìm kiếm phương pháp nhận thức theo khoa học, đề cao nhân bản, cổ vũ mọi người ‘Hãy dám biết! Hãy tự tin sức mạnh lý trí của chính mình!” (Sapere Aude! Have the courage to use your own intelligence). Những đổi thay văn hoá, biến động chính trị, kinh tế thời kỳ này tác động sâu sắc đến xã hội Âu Mỹ đã làm tiền đề thuận lợi cho Auguste Comte và các nhà tư tưởng thế kỷ 19-20.

Lớn lên trong cuộc cách mạng Pháp (1789-1799), Auguste Comte tích cực hưởng ứng các trào lưu cách mạng khoa học, công nghiệp, chính trị, ông quan tâm nhiều đến hình thái tổ chức chính trị, đạo đức tôn giáo, tái lập trật tự xã hội. Nếu như Sir Isaac Newton quan sát các hiện tượng tự nhiên kết hợp việc áp dụng chặt chẽ các pháp nghiên cứu, bao gồm phương pháp suy diễn (deductive method), phân tích (analysis), thực nghiệm (experimental), để thành lập thuyết cơ học nhiên thể (celestial machines), giới thiệu luật hấp dẫn và chuyển đông (Laws og Gravitation and Motion), một thành quả khoe học có tính kế thừa thuyết nhật tâm (the Theory of the Heliocentric or Sun-Centerred) của Nicolaus Copernicus (1473-1543) lẫn định luật Kepler hay luật hành tinh chuyển động (Laws of Planetary Motion) của Johnannes Kepler (1571-1630), thì Auguste Comte chủ trọng quan sát sự tiến bộ của những khoe học liên ngành khác nhau dẫn đến sự khám phá luật tam cấp (Law of Three Stages) chi phối tiến trình phát triển xã hội loài người. Trong tác phẩm Course of Positive Philosophy (1830-1842), ông phân tích rằng xã hội loài người trải qua ba cấp độ phản ảnh trong mỗi ngành khoa học hay trí thức:

1.Cấp độ thần học hay hư cấu (the theological or fictitious state) quy thuận ý trời, thiên mệnh, tất cả tùy thuộc ước muốn thần linh, Thượng Đế, đấng Sáng Tạo.v.v.

2.Cấp độ siêu hình hay trừu tượng (the metaphysical or abstract state) gắn liền các phạm trù triết học.

3.Cấp độ mang tính khoa học hay xác thực (the scientific or positive state) cần sự kiểm chứng nguyên do.

Quy luật tam cấp chịu ảnh hưởng cách phân chia xã hội loài người trong thuyết lịch sử tuần hoàn (cyclical theory of history) do Giambattista Vico suy luận khi viết ‘Scienza Nuova’. Theo Giambattista Vico, xã hội loài người trải qua ba gian đoạn từ tình trạng dã man đến văn minh, rồi trở lại tình trạng dã mang: (1) Thời đại thần linh (the Ages of Gods), giai đoạn khởi lên tôn giái, gia đình… (2) Thời đại hiệp sĩ (the Ages of Heroes), giai đoạn tầng lớp quý tộc chiếm mọi ưu thế, quyền lợi (3) Thời đại con người (the Ages of Men), giai đoạn dân chúng đấu tranh và đạt bình đảng, dần dần xã hội loài người bắt đầu phân rã, thoái hóa. Vico không để lý trí nô dịch tác quyền tôn giáo nên trả lời độc lập về lịch sử xã hội loài người, nhận định dưới ngòi bút sử gia và mang tính tiên liệu sự việc, nhưng những thuật ngữ ông mắc vào từng gian đoạn chưa đủ sức chuyển tải nội dung ông muốn đề cập. Dù vậy, khái niệm lịch sử tuần hoàn (cyclical history) giải thích được tình trạng thịch suy của các nền văn minh trên thế giới, riêng cách phân chia lịch sử xã hội loài người thành ba giai đoạn gợi ý cho Auguste Comte rút ra quy luật tam cấp có tính khái quát cao, đồng thời nhấn mạnh giải pháp giải quyết các vấn đề xã hội. Auguste Comte tin rằng mỗi cấp độ đều tương quan với diễn biến chính trị được phản ảnh qua các khái niệm như quyền thiên vương, thiên tử (the divine right of kinh), hiệp ước xã hội (social contract), con người bình đẳng (equality of persons).v.v., trên hết, sự tiếp cận xã hội học hay phương pháp giải quyết mang tính khoa học (a scientific or sociological approach) là chìa khóa giúp tổ chức chính trị xây dựng một xã hội dân chủ bền vững. Ở điển này, Comte đồng hóa phương pháp giải quyết các vấn đề xã hội với phương pháp mang tính khoa học, không căn bản trên sự ức đoán (metaphysical speculation), mà phải căn cứ trên tri thức xác chứng cứ liệu thực (positive anf factual knowledge), sử dụng các phương pháp khoa học giải quyết vấn đề con người, cải tạo điều kiện xã hội; những lý luận nhấn mạnh cấp độ khoa học hay xác thực của ông trở thảnh nền tảng xây dựng chủ nghĩa thực chứng (positivism). Cấp độ xác thực cũng được Comte lồng vào đạo đức tôn giáo, xem phương pháp giải quyết các vấn đề cã hội hay phương pháp manh tính khoa học là giá trị đạo đức tối cần mang lợi ích cho xã hội loài người, tạo sự ổn định xã hội, đó là giá trị đạo đức của tôn giáo thờ phụng con người. Phương pháp giải quyết mang tính khoa học có thể áp dụng với mọi khiá cạch của xã hội khác nhau, bằng cách quan sát các hiện tượng trong đời sống xã hội loài người và thành lập lỳ thuyết về những gì đã được quan sát, sau đó, dùng phương pháp khoa học kiểm chứng lý thuyết đến mức nhận thức xác thực vấn đề và kết luận không còn gì bàn cãi them (indisputable conclusion). Phạm vi nghiên cứu xã hội bao quát và liên hệ nhiều lãnh vực, do vậy, Comte đã đặc hệ thống kiến thức xã hội học (science of sociology) lên vị trí hang đàu trong các ngành khoa học, choàng phủ khoa học xã hội (social science), khoa học nhân văn (human sciences or science of humanities), khoa học tự nhiên (physical science). Về sau, khoảng hậu bán thế kỷ 19, nhà xã hội học Pháp Mile Durkheim (1858-1917) tiếp thu những tư tưởng xã hội học của Comte và nhiều người khác để giảng dạy tại đại học Bordeaux và Paris.

Sống cùng thời Comte, những triết gia tên tuổi như Claude Henri de Rouvroy Clérel de Tocqueville (1805-1859) ở Pháp, Karl Max (1818-1883), Friedrich Engles (1820-1895) ở Đức, John Stuart Mill (1806-1873), Herbert Spencer (1820-1903) ở Anh v.v. đã tích cực đề xuất những học thuyết xã hội. Saint-Simon trong tác phẩm Industrial Systemcho rằng sự công nghiệp hóa (industrialization) sẽ cải thiện toàn bộ xã hội, ngoại trừ nghèo đói lẫn nguy cơ chiến tranh với điều kiện là tổ chức xã hội ohải chuyển giao cho giới khoa học và các kỹ thuật viên. Đơn giản để hiểu tại sao trí thức Tây Âu ủng hộ thuyết Saint-Simonism, vì nó hình thành trên cơ sở ông từng trực tiếp tham gia cuộc cách mạng Mỹ và nhìn thấy những thành tựu công nghiệp vượt bậc ở quốc gia non trẻ này dưới kỳ tổng thống Thomas Jefferson (1743-1826), cũng là một nhà khoa học, triết gia lừng danh. Saint-Simonism trở thành nền tảng xây dựng chủ nghĩa xã hội (socialism) ảnh hưởng đến nhiều nhà tư tưởng Pháp thế hệ Comte, Émile Durkheim, và các nhà tư tưởng Đức là Karl Max, Friedrich Engels, Max Weber…

Có thể quy học thuyết xã hội đề cao sự công nghiệp hóa vào thuyết đơn tử (single-factor theory) - nhấn mạnh yếu tố duy nhất làm thay đổi trật tự xã hội – như Karl Max, Friedrich Engels nhấn mạnh các mối quan hệ kinh tết là yếu tố quyết định mọi chuyển biến xã hội, tuy nhiên, tư tưởng xã hội của hai ông hướng chủ nghĩa xã hội sang ngã rẽ khác. Bước ngoặc quan trọng là năm 1848, Max với sự cộng tác của Friedrich Engels đã công bố The Communist Manifesto (Tuyên Ngôn Cộng Sản), nội dung nhấn mạnh yếu tố kinh tế quyết định những hình thái xã hội và quá trình tiến hóa của tất cả xã hội đang tồn tại qua đấu tranh giai cấp, sự đấu tranh giữa kẻ bị áp ức; nó làm cơ sở cho ý thức hệ của Đảng Xã Hội Bolshevik, tiền thân Đảng Cộng Sản, phát động phong trào cách mạng do Lenin (1870-1924) lãnh đạo trước và sau thế chiến I, trở thành dòng tư tưởng xã hội chính thống trong lĩnh vực học thuật, nghiên cứu xã hội học tại Nga, các quốc gia Cộng Sản.

Trong khi đó, ở Anh, trìết gia Herbert Spencer (1820-1903) lần lược công bố hai tác phẩm Social Statics(1850) và Principles of Psychology (1855) để xuất thuyết tiến hóa xã hội dựa trên quy luật sinh tồn hay ‘khôn nhờ dại chịu’ (the survival of the fittest), ông giải thích xã hội loài người phát triển dần dần từ hình thái thấp đến cao hơn, những hình thái thích nghi được trong môi trường cụ thể nhất định sẽ chiếm ưu thế và tồn tại lâu dài. Quá trình tiến hóa cã hội không tách rời tính cạnh tranh sinh tồi giữa các nhóm xã hội, chính sự cạnh tranh đánh lùi những yếu kém xã hội, làm giảm thiểu nghèo đói, thúc đẩy kinh tế thịnh vượng và sự tư do cá nhân. Thoạt đầu, quan điểm xã hội của Herbert Spencer phản ánh sự quan sát và tư biện về lịch sử loài người; cho đến năm 1858, dòng tư tưởng này liên kết với thuyết tiến hóa bên ngành sinh vật, khi nhà tự nhiên học Charles Robert Darwin (1809-1882) xuất bản công trình nghiên cứu sinh vật on the Origin pf Species (hay the Preservation of Favored Races in the Struggle for Life). Trong lúc tập trung phân tích nguồn gốc thực vật và động vật, Darwin hiện minh rằng hình thái sinh vật đa dạng đang tồn tại là kết qủa của các tế bào, sắc tố cạnh tranh sinh tồn, chúng lay tạo hoặc loại trừ lẫn nhau một cách tự nhiên, đồng thởi hợp thể những tế bào, sắc tố khả năng thích nghi với điều kiện sống đử sức nhân giống thành số đông. Tương tợ, loài người cũng cùng điểm xuất phàt như những loài động vật cấp thấp, gần nhất, bước tiến thành người hiện đại mang ấm tích vượn người, một kết luận gây ra nhiều tranh luận. Ông xem sự chuyển hoá trong thế giới hữu cơ là một hoá trình sàng lọc tự nhiên (natural selection), không do Đấng Sáng Tạo, không cần nhân tạo, và công khai tiếp nhận nguyên lý ‘khôn nhờ dại chịu’ của Herbert Spencer như một thành ngữ diễn đạt tương đối chuẩn thuyết thiên nhiên sàng lọc (theory of natural selection) kèm theo quy ước nhân cách hóa tính năng cạnh tranh giữa các loài vô tri giác. Cả hai càng tỏ ra tương đắc tư tưởng khi Darwin đem thuyết thiên nhiên sàng lọc hay khôn nhờ dại chịu vào tác phẩm The Decent of Man (1871) truy nguyên nguồn gốc loài người, giải thích sự tiến hóa xã hội giống như sự tiến hóa sinh vật, còn Herbert Spencer viết Principles of Biology(1864-1867), The Man versus the State (1884), ủng hộ những khám phá Darwin và tiếp tục củng cố thuyết tiến hóa xã hội qua các tác phẩm A System of Synthetic Philosophy (1860), Principles of Sociology (1867-1896)… Sự kết hợp thuyết tiến hóa xã hội và thuyết tiến hóa sinh vật thường được biết dưới tên Darwin, như học thuyết Darwin hoặc thuyết xã hội của Darwon (Social Darwinism), do tầm vóc quốc tế của công trình nghiên cứu sinh vật liên quan nguồn gốc và sự tiến hóa xã hội loài người toàn cầu.

Hầu hết học thuyết xã hội thếkỷ 19 chủ yếu xoay quanh kịch sử đấu tranh làm thay đổi trật tự xã hội, hoặc đặt nặng luật cứ sinh vật học, hoặc kết hợp cả hai. Dầu nhiều nhà tư tưởng xã hội thời kỳ này không tự nhận mình là nhà xã hội học, những học thuyết và tác phẩm của học góm phần xây dựng nên bộ môn xã hội học. Người có công khai sinh xã hội học như một bộ môn chính thức trong học đường là giáo sư Émile Durkheim. Ông tách xã hội học ra khỏi tâm lý học xã hội, mạnh dạn thành lập trường phái xã hội học khẩn định hiện thực xã hội – bao gồm các quan hệ tập thể, các cơ quan xã hội - tồn tại độc lập có thể tác động tâm lý và hành vi cá nhân. Tư tưởng xã hội của Émile Durkheim được lý giải rõ trong The Rules of Sociological Method (1895). Để chứng minh việc nắm bắt cứ liệu thực tế thuyết phục hơn lối nhận định trừu tượng, ông tiến hành điều tra hang ngàn trường hợp tự tử, thống kê tỷ lệ tự tử tăng giảm tại các xã hội cụ thể đèu phải xuất từ các vấn đề xã hội, thái độ tập thể liên hệ tâm lý khủng hoảng của nạn nhân. Phương pháp lập bảng thống kê cho các lãnh vực cụ thể trong xã hội hiện thực nhằm tieu chuẩn hoá những điều tra xã hội vẫn được chuộng dụng phổ biến đến ngày nay.

Những nhả tư tưởng xã hội trong thế kỷ 20 tiếp tục phát triển chiều kích nghiên cuứ xã hội học. Ở Đức, các nhà xã hội học phần nào chịu ảnh hưởng tư tưởng xã hội kiểu mẫu Anh và Pháp như thuyết đơn tử nhấn mạnh công nghiệp hóa của Saint-Simon, thuyết tiến hóa của Auguste Comte, Herbert Spencer, Darwin, nhưng xã hội học chỉ thật sự được giới thiệu trong học đường xứ này vào thập niên đầu thế kỷ 20 sau khi bổ sung quan điểm xã hội của Georg Simmel (1858-1918), Max Weber (1864-1920)…, những nhà xã hội học người Đức nổi tiếng thế hệ sau Karl Max, Friedrich Engels. Giáo sư Georg Simmel có đóng góp quan trọng vào xã hội học nhờ công trình nghiên cứu kinh nghiệm con người trong quá trình hội nhập xã hội. Còn Max Weber đề nghị những lý thuyết xã hội học nên mang tính thái quát (generalizations). Ông sang tạo phương pháp nghiên cứu khái quát bằng cắch tập hợp tất cả điểm đặc trưng của nhóm người đại diện đôi tượng nghiên cứu, rồi tạo thành một mô hình lý tưởng tiêu biểu cho toàn bộ đối tượng khá tương đồng mà nhà sã hội học do không gian trở ngại và thời gian làm việc giới hạn không thể thu nhập hết dữ liệu, từ đó rút ra sác xuất chung đáng tin cậy.

Hệ thống kiến thúc xã hộihọc luôn khai mở vì hiện thực xã hội loài ngừng vận động làm nảy sinh hoặc lòi ra nhiều vấn đề kích não các xã hội học, do đó, khuynh hướng nghiên cứu, giảng dạy xã hội học tại mỗi quốc gia tùy thuật tư tưởng xã hội mà nó chịu ảnh hưởng. Chẳng hạn, xã hội học ở Mỹ buổi đầu tập trung nghiên cứu chuyên sâu các hiện tượng xã hội như hôn nhân gia đình, tội phạm, di cư - nhập cư…, sự tiếp cẩn xã hội học châu Âu dần dần giúp các nhà tư tưởng xã hội Mỹ mở rộng quan điểm và phương pháp nghiên cứu xã hội. Triết gia George Herbert Mead (1863-1931), giáo sư có thẩm quyền về tâm lý học và xã hội học tại đại học Chicago, đã hấp thụ thuyết tiến hóa, những lý thuyết liên quan kinh nghiệm xã hội và hành vi xã hội từng được các nhà tư tưởng Âu châu bàn đến, ông kết hợp chúng với kiến thức tâm lý học để nghiên cứu sự tương tác biểu tri (symbolic interactionism), giữa các hành vi cá nhân, tập thể trong quan hệ xã hội. Bằng phương pháp quan sát và mô tả, George Herbert Mead lý giải rằng tự thân (the self) và tâm trí (mind, intelligence) phát sinh tự nhiên trong cùng quá trình hoạt động xã hội. Tự thân của sinh vật khởi lên ý thức cái tôi (the self-conscious) khi có quan hệ tương tác với hoàn cảnh nào đó, như trong tình huống giao tiếp với sinmh vật khác, khi đó, những biểu tri (symbols) gồm điệu bộ, cử chỉ thân thể, ngôn ngữ âm giọng xảy ra chẳng khác máy móc hoạt động vì hợp đủ điều kiện. Ông xem tâm trí là một sản phẩm xã hội do mỗi cá thể sinmh vật tạo ra nhầm làm công cụ giải quyết vấn đề. Quan điểm và khuynh hướng nghiên cứu xã hội của George Herbert Mead trình bày trong những bài báo, nguyên cảo và những bài giảng dạy cho sinh viên được sưu tập in thành các tác phẩm The Philosophy of the Present (1932), Mind, Self, and Society from the Standpoint of a Social Behaviorist (1934), The Philosophy of the Act (1938), sau khi ông qua đời.

Một nhà xã hội học nỗi tiếng khác là Talcott Parsons (1902-1979), giáo sư xã hội học tại đại học Harvard. Năm 1927, Talcott Parsons xuất bản The Structure of Social Action giới thiệu những tư tưởng xã hội châu Âu vào học đường Mỹ, đồng thời, đề xuất thuyết cơ cấu xã hội (the mechanism of society) và những nguyên lý cấu tạo nên cấu trúc xã hội. Những lý luận nỗi bật của Talcott Parsons như cấu trúc xã hội chi phối toàn bộ xã hội, hành vi con người tùy thuộc nhiều đến vai trò và địa vị xã hội… được xem như là dòng tư tưởng chủ đạo hình thành chủ nghĩa cấu trúc (structuralism) trong xã hội học. Vào giữa thế ký 20, Talcott Parsons lại tiếp nhận thêm thuyết chức năng (functionalism) lồng vào các tác phẩm The Social System (1951), Socialogical Theory and Modern Society (1967). Thuyết chức năng vốn được tác phẩm The Division of Labour (1893), của nhà xã hội học Pháp Émile Durkheim, đề cập khi bàn đến hai nhân duyên hợp nhất xã hội, tức là tính thống nhất cơ học (mechanical solidarity) và tín thống nhất hữu cơ (organic solidarity). Giáo sư Durkheim cho rằng tính thống nhất cơ học xảy ra trên cơ sở con người cùng chia sẻ hay đồng thuận các giá trị tinh thần – như niềm tin tôn giáo, di sản vật thế, phi vật thể .v.v. - tự sản sinh chức năng liên kết từng cá nhân thành một tập thể, một xã hội hợp nhất. Còn tính thống nhất hữu cơ là kết qủa từ sự phân công lao động trong xã hội khiến con người sống phụ thuộc lẫn nhau. Những nhà xã hội học ủng hộ thuyết chức năng diễn giải xã hội khẳng khác gì một sinh vật có đời sống riêng của nó, cá nhân, gia đình, cơ quan xã hội tổn hại với nhu cầu quan hệ tương tác tốt đẹp sẽ giúp cho xã hội vận hành năng động, hiệu quả. Các tệ nạn phạm pháp, hành vi phi đạo đức của cá nhân có thể gây phản ứng dây chuyền làm nguy hại toàn đời sống xã hội. Sự kết hợp thuyết chức năng với những lý luận của Talcott Parsons về cơ cấu vận hành xã hội đã tạo nên khuynh hướng xã hội học nghiên cứu chức năng cấu thành (structural-functionalism) được giới xã hội học Âu Mỹ đương thời đánh giá cao.

Xét lịch sử hình thành xã hội học, chúng tôi thử phân chia ba giai đoạn đáng chú ý:

1.Giai đoạn cách mạng tri thức (intellectual revolution), bắt đầu từ thế kỷ 16 cuối thời Phục Hưng (The Renaissance) - một phong trào nghiên cứu, giáo dục văn minh Hy Lạp-La Mã cổ đại thúc đẩy việc cải tổ xã hội Thiên Chúa vào hậu kỳ trung cổ (the Late Middle Age) nhưng, theo Voltaire, phong trào này đã giải phóng cái tôi con người khỏi thần quyền, giũ bỏ thái độ mê tín, những sai trái trong xã hội Thiên Chúa, báo hiệu sử cáo chung quyền lực của Công Giáo La Mã – kéo dài ở phong trào Ánh Sáng ở thế kỷ 17-18. Sự nghiệp vả tinh thần khác khao tụ do tư tưởng, tự do nghiên cứu của những khoa học gia, triết gia gian đoạn cách mạng tri thức đã mang lại nghiều chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội phương Tây, bao gồm lãnh vực học thuật truyền thống như triết học, tâm lý học, hóa học, vũ trụ học, nhân chủng học… lại làm nền tảng chung cho nhiều bộ môn mới ra đời như vật lý học, xã hội học, sinh học, kể cả tin học.

2.Giai đoạn định hình xã hội học. Thế kỷ 19 ghi nhận sự ra đời thuật ngữ xã hội học, từng bước xây dựng lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. Vào 1830-1842, nhà tư tưởng Pháp Auguste Comte lần lược xuất bản tác phẩm Course of Positive Philosophy giới thiệu quy luật xạ hội, khai sinh luật ngữ xã hội học vàn nhấn mạnh tri thức thực chứng (positivism), một khái niệm rất gần gũi mục tiêu nghiên cứu xã hội học. Bộ sách 6 quyển của ông được dịch sang Anh ngữ năm 1953; dần dần thuật ngữ xã hội học càng được sủ dụng phủ biến. Ta cũng thấy suốt thế kỷ 19, nhiều nhà tư tưởng quan tâm lịch sử - xã hội nổ lực để xuất học thuyết xã hội học dựa trên phương pháp nghiên cứu khả dĩ tìm ra những nguyên nhân, yếu tố tác động đến đời sống xã hội. Tất cả dữ liệu có sẳn chỉ cần được liên kết lại là lập tức tạo nên một bộ phận tri thức rõ rệt. Émile Durkheim và Max Weber đã đảm nghiệm nghĩa vụ đó.

3.Giai đoạn ứng dụng xã hội học. Nên hiểu biết khái niệm ứng dụng tôi muốn ám chỉ ba việc; (a). Ứng dụng giảng dạy: Hệ thống hóa bộ phận tri thức xã hội học đem giảng dạy nơi học đường; (b). Ứng dụng đời sống thực tiễn: Vận dụng lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học giải quyết các vấn dề xã hội; (c). Thu nhận những lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học mới phát sinh. Giai đoạn này tính từ thập niên 80-90 cuối thế kỷ 19.

Vì xã hội học được khám phá gắn liền đời sống xã hội loài người, nó sẵn sang cập thời kết nạp hoặc chủ động tìm ra những lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội bắt kịp nhu cầu hiện thực đời sống xã hội. Giữa những nhà tư tưởng xã hội, Durkheim và Weber nổi bật hơn tất cả, tư tưởng - tức lý thuyết – và phương pháp nghiên cứu xã hội của họ tiếp tục của họ sống bền với thời gian. Người Ta không quên cặp bài trùng Marx – Engles với những tác phẩm của họ là cơ sở lý luận chính trị cho các Đảng Xã Hội và Đảng Cộng Sản tại nhiều quốc gia. Nhất là sau thế chiến II (1939-1945) đến cuối thập niên 80 đến thế kỷ 20, giai đoạn chiến tranh lạnh (cold war) phân lập khốn dân chủ - tư sản và khối cộng sản, các nhà xã hội học đặc biệt quan tâm xem xét tư tưởng Marx-Engels, tư tưởng xã hội của hai ông đăng quang ngôi ưu việt, độc quyền truyền bá, điều phối mọi hoạt động giáo dục, kinh tế, chính sách đối nội đối ngoại… Hào quang Marx-Engels một thời oanh oanh liệt liệt tàn lụn dần theo sự phân rã khối cộng sản Đông Âu và sự sụp đổ nhà nước Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Sô Viết (the USSR) năm 1991. Dù các nhả xã hội học chịu ảnh ý thức hệ nào đó - hoặc dân chủ - tư sản hoặc cộng sản – và dùng tất cả học thuyết xã hội có tương đồng hay di biệt, tất cả dung hợp trong xã hội học là cho bộ phận tri thức xã hội học trở nên đa sắc thái. Xã hội học đương đại thật sự phát triển về lý thuyết lẫn phương pháp nghiên cứu, đạt tiếng nói độc lập, thậm chí các nhà xã hội học còn được mọi người tin cậy giao phó trách nhiệm tháo gỡ các vấn đề xã hội đang tồn tại.

Về lý thuyết, xã hội học chủ hướng tìm hiểu mối quan hệ tương tác các phương diện khác nhau của đời sống đang diễn ra rộng khắp xã hội. Dưới mắt nhà xã hội học, các phương diện đời sống đều có mối quan hệ tương tác, do đó, mọi ngành khoa học đều liên hệ đến xã hội học. Nói dễ hiểu, xã hội học là một lãnh vực tổng hợp (synthesizing field) quy tụ những gì tìm thấy từ cách ngành khoa học, nhất là các lãnh vực khoa học xã hội. Những khái niệm về phạm vi và phận sự xã hội học như thế nhìn chung nhất quán và vẫn được chấp nhận phổ biến, tuy nhiên, chúng chỉ là một phần trong toàn bộ lý thuyết chung cho các lãnh vực liên ngành và chuyên ngành thuộc xã hội học.

Lãnh vực liên ngành xã hội học lâu đời nhất và quan trọng nhất là tâm lỳ học xã hội. Nó thực sự xem như một môn học độc lập, thu hút nhiều người từ cả hai xã hội học và tâm lý học. Trong lúc các nhà tâm lý học quan tâm đến các tác động của những lãnh vực này trên cá nhân riêng lẽ, thì các nhả xã hội học quan tâm đến chuẩn mực, giá trị xã hội, vai trò xã hội, các cơ quan xã hội, cơ cấu tổ chức các tập đoàn. Những nhà tâm lý học mà mở đường nghiên cứu mối tương tác trong các nhóm nhỏ; sự phân bố niềm tin và thái độ sống trong dân cư; gia đình, học đường, đồng bạn, và những trung gian hội nhập xã hội khác ảnh hưởng tiến trình hình thành phân cách. Những ý niệm phân tâm học phát nguồn từ Sigmond Freud và các nhà phân tâm về sau giữ vị trí cực kỳ quan trọng trong lãnh vực tâm lý học xã hội.

Vào những năm gầy đây, xã hội học so sánh lịch sử rõ rang phát triển mạnh, chịu nảh hưởng sâu nặng quan điểm của cả hai Marx và Weber. Nhiều nhà sử học đã vay mượn khái niệm xã hội học; cùng lúc, những nhà xã hội học cũng thực hiện những nghiên cứu qui mô về so sánh lịch sử (historical comparative). Những rào cản xã hội học và lịch sử đã sụp đổ, đặc biệt là những lãnh vực lịch sử xã hội, đổi thay nhân khẩu, sự phát triển kinh tế và chính trị, và xã hội học về những cuộc cách mạng xã hội, các phong trào phản kháng.

Hầu như tất cả hoạt động của con người không tác rời khỏi xã hội nên đối tượng chuyên môn hang đầu khác của xã hội học là bàn về cấu trúc của xã hội trong quan hệ con người, bao việc giảng dạy và nghiên cứu các mặt xã hội khác nhau như chính trị, mộ máy điều hành nhà nước, luật pháp, tôn giáo, giáo dục, quân đội, nghề nghiệp, công nghiệp, xã hội, ngôn ngữ (ngôn ngữ học xã hội), y học, thông tin truyền thông, và thể thao. Mỗi lãnh vực khác nhau hoàn toàn, phát triển thành chuyên ngành và lôi cuốn nhiều người chuyên môi hóa ngành họ theo đuổi. Xưa nhất trong bộ môn xã hội học là những lãnh vực tập trung trên hiện tượng xã hội, những lãnh vực chưa có các bộ môn khoa học khác nhận như đối tượng nghiên cứu, bao gồm hôn nhân-gia đình, bất bình đẳng xã hội và giai tầng xã hội, những quan hệ đạo đức, hành vi tiêu cực, những cộng động thành thị, cũng bao gồm bình diện xã hội liên quan vấn đề lão hóa và giới tính, tình dục.

Khi những lãnh vực nào đó thực thuộc xã hội học đạt tiếng tăm, người ta tháp ghép chúng vào một lãnh vực hỗn hợp, chẳng hặn, lãnh vực xã hội học công nghiệp (industrial sociology) trở thành môn học ưa thích ở Mỹ suốt thập niên 30-40, về sau được nhập vào lãnh vực nghiên cứu và các tổ chức công nghiệp liên hợp (the study of complex organizations). Còn ở Anh, môn học này vẫn phát triển độc lập. Mội hiện tượng càng phổ biến là việc tánh lãnh vực trực thuộc xã hội học thành những phân hiệu hẹp hơn, chẳng hạn, xã hội học tri thức (sociology of knowledge) được phân chia manh mún thành những ngành xã hội học về khoa học, nghệ thuật, văn học, văn hoá bình dân, ngôn ngữ. Có trường hợp xã hội học triển khai phạm vi nghiên cứu sang các môn học khác để lôi kéo những thành phần tương thích về phiá xã hội học. Điển hình, tối thiểu hai lãnh vực nhân khẩu học và hội phạm học - vốn kết hợp với những môn học khác tồn tại trước khi có lãnh vực chính xã hội học – nay nằm trong trường hợp này. Ở một số nước, nhân khẩu học (nghiên cứu về sự phát triển, phân bố dân số) còn giữ mối liên hệ gần với kinh tế, nhưng ở gần hết các nước phương Tây, và đặc biệt ở Mỹ, nó được xem như một phân hiệu xã hội học. Tội phạm học qua ngàn thập niên chịu ảnh hưởng những khái niệm và phối cảnh xã hội học càng khắng khít với những nghiên cứu xã hội về hành vi sái quấy, lầm lạc, kể cả những hình thức không vi phạm Pháp Luật nhà nước.

Một số lãnh vực như xã hội học thể thao, giới tính mới ra đời hậu bán thế kỷ 20, trong khi tôn giáo là giữa vài lãnh vực được phương Tây nghiên cứu suốt bốn thế kỷ trườc. Nhiều nhà tư tưởng thế ký 16-18 nghiên cứu tôn giáo chủ yếu dựa nguồn Thánh Kinh, thực tiễn hoạt động của giáo hội Ky Tô và các tài liệu Do Tháu giáo. Nhờ những cuộc tham hiểm, viễn chính, mở rộng thương mại, phương Tây lần hồi khám phá hiện tượng văn hoá-tôn giáo tồn tại phổ biến khắp thế giới. Có hang ngàn tôn giáo, nhưng tám tôn giáo hang đầu là đạo Thiên Chúa (Christianity), đạo Hồi (Islam), đạo Ấn (Hinduism), đạo Phật (Buddhism), đạo Lão (Taoism), đạo Khổng (Confucianism), đạo Do Thái (Judaism), đạo thờ Ông Bà Tổ Tiên (Shinto). Từ cuối thể kỷ 18, phương Tây bằt đầu chuyển dịch tài liệu của các tôn giáo ở phương Đông, đồng thời, những thành tựu của ngành khảo cố trong việc khai quật những bản văn kinh điển ra xưa mà giải mã cổ ngữ đã góp phần giúp phương Tây tập họp số lượng thông tin tương đối về các tôn giáo ngoại vi văn hoá Ky Tô. Khi nghiên cứu tôn giáo, các nhà triết học, tâm lý học, sử học, nhân chủng học chủ trương tiếp cận đối tượng với tinh thần khách quan, thuần túy xem tôn giáo là đối tượng nghiên cứu học thuật, không cục bộ ủng hộ bất cứ giáo phái nào; cũng có một lực lượng nào học giả nghiên cứu tôn giáo nhẳm mục đích làm thuận lợi cho công cuộc truyền đạo.

Việc nghiên cứu tôn giáo một cách có hệ thống chỉ thật sự phát triển khoảng giữa thế kỷ 19. Giới nghiên cứu cho rằng hầu hết tôn giáo chia sẻ năm đặc trưng: (1). Niềm tin thần linh hoặc quyền lực siêu nhiên; (2). Giáo lý giải thoát; (3). Nguyên tắc đạo hạnh hay luật nghi; (4). Những giai đoạn thiêng liêng; (5). Lễ nghi tôn giáo. Để hiểu từng đặc trưng riêng biệt và giao điển giữa các truyền thống tinh thần Đông Tây, học giả Đức Friedrich Max Miller đề xuất so sánh tôn giáo. Ý tưởng này đăt nền tảng môn học so sánh tôn giáo (the study of comparative religion). Thêm vào bộ phận kiến thức tôn giáo, các nhà phân chủng học chịu khó thực hiện những công trình biên khảo liên quan đời sống tôn giáo bộ lạc của những dân tộc vốn bị xem là mọi rợ và bị phớt lờ trong thế giới văn minh đã cho nhà nghiên cứu có tầm nhìn bao quát hơn về vai trò tôn giáo trong toàn bộ xả hội loài người.

Chúng ta dễ thấy tôn giáo thường gắn liền với văn hoá nhân loại. Tôn giáo bộ lạc loài hoà tan vào màu sắc văn hoá bộ lạc. Đạo Do Thái, Hồi, đặc biệt đạo Thiên Chúa tạo hình văn hoá phương Tây; riêng đạo Hồi còn giữ vai trò trọng yếu kiến tạo văn hóa vùng Trung Đông và nhiều quốc gia Châu Phi. Văn hoá châu Á, nói chung, bao gồm các yếu tố đạo Ấn, Hồi, Phật, Lão, Khổng, Ông Bà Tổ Tiên, dầu vậy, văn hóa từng quốc gia tùy thuộc mức độ tôn giáo nào có tác động nhiều hay ít đến lịch sử, kết quả là sự phân tầng văn hóa tôn giáo hoặc dung hợp các yếu tố. Có thể nghiên cứu tôn giáo tách rời khỏi văn hoá, tuy nhiên trong thực tế, tôn giáo, và văn hóa bất phân ly. Chính hành vi, ngôn ngữ, tư tưởng của mỗi cá nhân và đoàn thể, cộng đồng sản sinh ra tôn giáo, tạo cho tôn giáo một đời sống và trao quyền hướng dẫn các kiểu mẫu hành vi, ngôn ngữ, tư tưởng theo giá trị truyền thống mà con người đã kinh qua. Những giá trị đó được xem là kinh nghiệm tôn giáo, phản ảnh qua biểu tượng, múa hát, chuyện thần thoại, hoang đường, lễ nghi, hay những kinh nghiệm cao hơn các hệ thống triết lý uyên thâm, luật tắt điều chỉnh đạo hạnh, kỹ thuật thiền định v.v. Tất cả kinh nghiệm tôn giáo nói trên đều mang hình thái văn hoá.

Dù tôn giáo được nghiên cứu dưới lăng kính nhân chủng học hay bất kỳ ngành học thuật khác, nó vẫn không vượt ngoài phạm vi quan sát của xã hội học, trái lại, gia cố lý thuyết xã hội tôn giáo. Từ cuối thể kỷ 19 sang những thập niên đầu thế kỳ 20, hai nhà xã hội học Émile Durkheim và Max Weber lần lượt công bố các công trình nổi tiếng liên hệ tôn giáo và xã hội: Division of Labour (1893), The Protestant Ethic anh the Spirit of Capitalism (1904-1905), Elementary Forms of the Religious Life (1912), Religions of the East (1920-1921). Tác phẩm Division of Labour (1893) của Émile Durkheim đã chỉ ra thuộc tính thống nhất cơ học trong tôn giáo góp phần hợp nhất một tập thể hay cộng đồng. Émile Durkheim còn nhấn mạnh đời sống tôn giáo trong Elementary Forms of the Religious Life (1912) như một sức mạnh cần thiết để thực hiện chức năng xã hội.

Theo ký thuyết kinh điển này, Émile Durkheim quả quyết rằng dấu ấn căn bản nhất của tôn giáo không phải bóng dáng thần linh, siêu nhiên, mà là bất cứ đối tượng và biểu tượng hóa thiêng chuyển tiếp hòa vào ý thức của một nhóm người cùng tín ngưỡng, chúng được xem như giá trị tinh thần nhào nặn cảm xúc tôn giáo giữa các thành viên chung sống, do vậy, tính chất thiêng liêng có chức năng kết nối xã hội. Đối tượng và biểu tượng hóa thiêng là những nguyên tắc đạo đức, những gì một cộng đồng đặt lòng tin vào và cố gắng không vi phạm các giá trị hay gìn giữ các giá trị cộng đồng không bị xâm hại. Chính tính chất thiêng liêng tạo nên lực hút nhiếu người hợp thành các cộng đồng xã hội tôn giáo, chúng ta cũng có thể đem tính chất đó lý giải những mô hình xã hội thế tục tồn tại song song. Tại xã hội thế tục phương Tây, điều thiêng liêng được thể hiện qua những tiêu chuẩn mực đạo đức để cao tính dân chủ, tự do, quyền cá nhân, công bằng bình đẳng, dù mỗi người có niểm tin tôn giáo khác nhau hay theo chủ nghĩa phi tôn giáo (secularism); những gì xã hội thế tục phương Tây xcem là thiêng liêng lại biến sắc tại các xã hội thế tục chịu ảnmh hưởng xã hội tôn giáo, hoặc do một Đảng độc quyền thống trị đã thiêng liêng hóa tính Đảng bền vững bao trùm cơ cấu xã hội. Quan điểm của Émile Durkheim vế tính chất thiêng liêng vận hành chức năng xã hội cốt làm sang tỏ vai trò tôn giáo hơn là bình phẩm giá trị truyền thống đúng hay sai. Một sự thật được khám phá bằng lý luận khách quan như thế đã hạn chế mọi bàn cãi không cần thiết.

Cũng trong nỗ lực khám phá vai trò tôn giáo, Max Weber đặc biệt nhấn mạnh yếu tố đạo đức ảnh hưởng đến kinh tế & đời sống xã hội. Nguyên là giáo sư kinh tế-sử học, ông sớm nhận ra luận thuyết đơn tử của Karl Marx & nhà kinh tế-chính trị Friedrich Engels chứa đựng sai lầm nghiêm trọng ngay nhận thức cơ bản về lịch sử xã hội, điều đó thúc đẩy ông viết The Protestant Ethic and the Spirit of Capitalism ((1904-1905). Qua phân tích lịch sử phương Tây, Max Weber khẳng định có những mối quan hệ nội tại tác động lẫn làm cho đời sống xã hội biến đổi, trong đó, tôn giáo là một trong nhiều yếu tố tổng hợp sản sinh hình thái xã hội mà còn gốc rễ của yếu tố khác, điểnn hình như phẩm chất & sự thịnh vượng của nền kinh tế chủ nghĩa tư bản chuyển hóa từ đạo đức đạo tôn giáo.

Sẽ không có gì đáng nghi ngờ quan điểm Max Weber, nếu chúng ta biết chính sự phảng kháng (protest) của những phần tử Thiên Chúa (Christianity) ly khai khỏi Công Giáo La Mã (Roman Catholicism) vào thể kỷ 16 đã mở đạo Tin Lành (Protestanism). Đó là mội trong trào cải cách phục hồi lý tưởng Thiên Chúa, chỉ chấp nhận thẩm quyền Thánh Kinh & xem trọng nềm tin cá nhân. Tư tưởng phản khảng của các nhà thần học Martin Luther, Huldreich Zwingli, John Calvin… dẫn đến việc thành lập các giáo phái Lutheran (Evangelical), Calvinist, Anabaptist, Puritan, Anglican thuộc cộng đồng đạo tin lành (Protestanism). Họ mạnh mẽ chỉ trích những sai lầm, phủ nhận quyền hạn Giáo Hoàng & nhà thờ Công Giáo La Mã tối cao, phơi bày tệ nạn các chức sức Tăng lữ sống xa hoa v.v.. Dù muốn hay không, hai yếu tố tôn giáo & chính trị vẫn xoắn xuýt nhau chọc kích sự liên minh ma quỷ giữa chính quyền & tôn giáo, nó truyền cảm hang loạt sự kiện nông dân khởi nghĩa tại Đức, Áo (1524-1526) chống đối tầng lới qúy tộc & phú Tăng Công Giáo La Mã vô đạo, ác liệt nhất là 30 năm chiến tranh (1618-1648) trên lục địa châu Âu & cuộc Cách Mạng Anh (1640-1660). Các nhà thần học cấp tiến khác nhu John Aston, Jacobus Arminius, John Wesley, John Charles, Edward Herbert, John Toland, & Charles Blountm Friedrich Schleiermacher… hồ hởi hòa điệu cùng phong trào Ánh Sáng khi công khai chấp nhận những tư tưởng khoa học, lỳ giải thần học theo khuynh hướng duy lý, nhìn chung, họ thẳng thắn phủ nhận ba ngôi chí tôn (Trinity), niềm tin Đấng Cứu Thế chuộc tội lỗi, thiên khải, thần lực, chống lời dạy giáo điều… Khuynh hướng duy lý này tình thành một số giáo phái mới Arminianism, Latitudinarianism, Deism, Unitarianism, Methodism, Quakerism (Religious Society of Frìends), Liberalism (Liberal Theorian) phát triển mạnh ở châu Âu & Bắc Mỹ. Cộng đồng Tinh Lành còn giữ vai trò quan trọng trong những phong trào nhân đạo & cải tổ xã hội. Tín đồ Phúc Âm (Evangelical Protestant), một giáo phái chịu ảnh hưởng tư tưởng Martin Luther, được xem là những nhà lãnh đạo đấu tranh giài phóng chế độ nô lệ tại Anh, Mỹ.

Sự phát triển nhanh chóng của cộng động Tin Lành cuộn lên những cơn sóng chính trị-tôn giáo sôi động từ thế kỷ 10-19 thật sự làm lung lay tận gốc rễ quyền lực Công Giáo La Mã & chính quyền phong kiến phương Tây đương thời, nó hỗ các nhàn khoa học tự do phát biểu, nghiên cứu mà không phải lo sợ trái với Thánh kinh sẽ bị nhà thờ Công Giáo La Mã thiêu sống hay xét xử độc đoán. Bối cảnh lịch sử phương Tây như thế trở thành điều kiện cần cho cuộc Cách Mạng Công Nghiệp thay thế lao động thủ công bằng phương tiện mát móc, ứng dụng hệ thống kiếm thức khoa học thực nghiệm vào quá trình sản xuất mang lại nhiều đổi thay trong xã hội, khởi điểm ở Anh vào nữa thế kỷ 18, kế tiếp lan rộng ở những phần châu Âu, Hoa Kỳ, đó là bước đầu tiến đến nền kinh tế được Marx-Angel gọi là chủ nghĩa Tư Bản.

Nhận xét của Max Weber về đạo đức tôn giáo có khả năng tác động đến kinh tế & xã hội khiến các nhà tư tưởng phương Tây phải bình tâm xét lại vai trò tôn giáo, thay vì tập trung phê phán, một thái độ chống đối tôn giáo từ Pháp đến Nga trải suốt 4-5 thế kỷ; đồng thời là một gáo nước lạnh tạt vào mặt phái tả cùng các trò Marx-Engels, những người chủ trương kinh tế quyết định (theory of economic determination). Max Weber tiếp tục biện minh quan điểm trong tác phẩm Religions of the East (1920-1921) phân tích đạo đức tôn giáo phương Đông, bao gồm Phật giáo, quan hệ với kinh tế-xã hội.

Như một sự thật lịch sử, khi đạo Tin Lành & văn minh công nghiệp phương Tây khởi lên, Phật giáo tồn tại hơn hai thiên niên kỷ, mãi đến thế kỷ 19 vài nhà trí thức phương Tây mới quan tâm nghiên cứu Phật giáo. Có những bằng chứng lịch sừ-khảo cổ ủng hộ giả thuyết châu Âu từng tiếp nhận Phật giáo từ thế kỷ thứ IV-III trước công nguyên, tức là vào thời kỳ đại đế Alexander thối binh khỏi Bắc Ấn (325 B.C.); kế tiếp là các sứ giả thời đại đế Asoka (269-232 B.C.) thuộc triều Maurya (321-185 B.C.) ờ Ấn đã mang thông điệp hòa bình của đức Gotama vượt Egypt sang Macedonia. Hellen (Hy Lạp ngày nay) & các vương quốc Đông Nam Âu cổ đại, có lẻ không chỉ Marco Polo, nhiều thương gia phương Tây khác cũng biết đến Phật giáo tồn tại qua con đường tơ lụa nối liền thương mại Âu Á suốt thế kỷ I trước công nguyên đến thế kỷ 15; hoặc giả đoàn quân Mông Cổ của Ogadai Khan (1229-1242) đã mang món ăn tâm linh Phật giáo theo những chặng đường ly hương chinh phục trung Âu thế kỷ 13. Dầu vậy, Phật giáo không thể tìm chổ bám rễ trong đời sống tư tưởng dân chúng phương Tây, ngoài trừ số ít người gốc Nga & Ukaraina địch cư ở Buryatia & Tuva-hai nướv cộng hòa tự trị thuộc liên bang giáp giới Mông Cổ - theo Phật giáo Lama từ thế kỷ 17.

Phần tư đầu thế kỷ 19, phương Tây bắt đầu nghiên cứu Phật giáo. Vị học giả phương Tây thực hiện những nghiên cứu liên quan Phật giáo trước nhất được biết là Michael Jean Francois, người Pháp, với tác phẩm Researches sur Buddlou xuất bản ở Paris năm 1817, nhờ The World as Will Representation của Arthur Schopenhauer (1788-1860), một triết gia Đức có nhiều ảnh hưởng tại Âu Mỹ. Arhur Schopenhauer giữ quan điểm vô thần, thế giới không phải do thần linh hay thượng đế sáng đạo, con người & tự nhiên là sản phẩm của “will” – ông dùng thuật ngữ này ám chỉ cả hai khát vọng cá nhân & toàn bộ bản chất sinh thể thôi thúc thế giới không ngừng nỗ lực tầm cầu hạnh phúc, kho loài người không thỏa mãn với hạnh phúc thì đó là khổ đau khôn cùng. Chỉ có sự thản nhiên từ bỏ khát vọng tầm cầu hạnh phúc mới đạt được chân hạnh phúc. Ông nói nhiều đến khổ đau gặm nhấm loài người trong tác phẩm Essays and Aphorism. Để kiểm chứng quan điểm triết học, Arthur Schopenhauer thừa nhận Phật giáo như tiêu chuẩn tuyên ngôn sự thật & thú vị nhận ra tư tưởng mình ngẫu nhiên gần gũi Phật giáo.

Giao điểm tư tưởng giữa Arthur Schopenhauer & Phật giáo được chính ông khám phá qua mẳng triết học Ấn Độ trình bày trong các sách giáo khoa Đức, những tác phẩm nghiên cứu của các học giả Nga, Pháp, riêng bản thân ông chưa tham khảo bất cứ văn bản kinh điển bào thuần túy chuyển tải tư tưởng Phật giáo. Thậm chí khi Arthur Schopenhauer tái bản The World as Will Representation lần thứ ba (1859), phương Tây mới có vài dịch phẩm Phật giáo chính thức tiêu biểu: 38 chương đầu của 100 chương Mahavamsa - một tác phẩm lịch sử ghi chép nguồn gốc & sinh hoạt Phật giáo Sri Lanka - viết bằng ngôn ngữ Pali được Eugene Burnouf nhà Đông Phương học Pháp dịch sang tiếng Anh (1837); cũng Eugene Burnouf đã dịch Saddharmapundarika từ văn bản Sanskrit sang tiếng Pháp Le lotus de la hone loi (1582); giáo sư Friedrich Spiegel trích dịch phần Uraga của Sutta Nipata xuất bản tiếng Đức có nhan đề Anecdota Palica (1848); & một bản dịch Latin Dhammapada do Viggo Fausball - người cha Triết học Pali ở Đan Mạch - thực hiện (1855). Thiếu tài liệu Phât giáo là trở lại lớn nhất đối với phương Tây thế kỷ 19. Số lượng học giả vượt qua bức tường ngôn ngữ dọc hiểu chính văn kinh điển có thể đếm trên đầu ngón tay, công chúng ít quan tâm sự hiện diện của Phật giáo. Đợi đến 19 năm sau Arthur Schopenhauer qua đời (1860), Sir Edwin Arnold xuất bản The Light of Asia, một thi phẩm viết về cuộc đời & tư tưởng Phật Gotama, thật sự lôi cuốn công chúng chú ý tìm đọc, trở thành hiện tượng ấn phẩm Phật giáo phổ biến nhất. Kết quả đó đã khuyến kích giáo sư Thomas William Rhys Davids xúc tiến thành lập hội Thánh Điển Pali (Pali Text Society) vào năm 1881 mời gọi các học giả Đông Tây giúp sức chuyển dịch kinh điển Phât giáo sang Anh ngữ để quảng bá tư tưởng Phật giáo giữa công chúng Âu Mỹ.

Điều trớ trêu đáng nói là từ sự xuất hiện The World as Will Representation, các nhà tư tưởng Âu Mỹ xem Arthur Schopenhauer như người lập chủ nghĩa bi quan (pessimism), vô hình trung ấn tượng Phật giáo buổi đầu chẳng gì khác dòng tư tưởng bi quan Arhur Schopenhauer. Thêm vào, các nhà Đông phương học hang đầu bấy giờ gồm Monier Monier Williams, Jules Barthelemy Saint-Hilaire, Charles Gutzlaff, Adolph Thomas, ngay cả Eugene Burnouf, một nhân vật được gìới học giả Phật giáo phương Tây quý trọng như người đặt nền tảng cho việc nghiên cứu Phật giáo một cách khoa học, đã nhận thức sai lệch tư tưởng Phật giáo, giải thích xuyên tạc lý tưởng Nirvana/Nibbana cứu cánh giải thoát tối hậu là hư vô, đoạn diệt (nihilism) & tiêu cực. Kết quả di hại khủng khiếp, vì không biết bao nhiêu nhiêu giấy mực phê phán hoặc phải biện minh Phật giáo là hay không là một thống giáo lý tiêu cực, nó tác động vào nếp nghĩ suy của những nhà trí thức & tầng lớp bình dân tại chính các quốc gia phương Đông tiếp nhận Phật giáo từ lâu.

Thời điểm T.W. Ryhs Davids thành lập hội Thánh Điển Pali ở London – cùng lúc Émile Durkheim giảng bộ môn xã hội học tại học đường Bordeaux, Paris – tính cho đến thời điểm Mar Weber viết Religions of the East (1920-1921) trải qua 40 năm, khoảng thời gian dài gần nữa thế kỷ đủ cho các nhà xã hội nghiên cứu những dịch phẩm Thánh điển Phật giáo rút ra những đánh giá đúng đắn mối quan hệ Phật giáo & xã hội. Thế nhưng việc đó không được họ thực hiện. Một lý do khác, suốt giai đoạn này, ông bà T.W. Rhys Davids, Max Muller, Hermann Oldenburg, Pau Dahlke, George Grimm, Paul Carus… những học giả tài giỏi tận tụy sống, làm việc, bênh vực Phật giáo thường chú dịch thuật, lý giải tư tưởng triết học, tâm lý, nhấn mạnh đăc tính đạo đức-giải thoát trong Phật giáo hoặc đối phó những cây bút chỉ trích đối lập, họ chưa đặt Phật giáo vào khung xã hội học, có chăng chỉ đề cập khía cạnh đạo đức-xã hội, chưa khai thác tôn tạo ý tưởng Phật giáo liên hệ các phương điện kinh tế-xã hội, chính trị-xã hội, sức khoẻ-xã hội, con người hội nhập xã hội. Do đó, những nỗ lực quảng bá Phật giáo không đánh bật được thành kiến phê phán Phật giáo như một hệ thống tư tưởng bi quan, yếm thế, tiêu cực, thụ động, hư vô, đoạn diệt, là những trạng thái tâm lý, khuynh hướng hoàn toàn bất lợi cho tiến độ công nghiệp hóa, đối chọi đặc tính kinh tế đòi hỏi tư tưởng sáng tạo, phát minh khoa học, cải tiến qui trình sản xuất, mở rộng giao thương, cơ thế kinh tế-thị trường vận hành năng động thúc đẩy xã hội thoát khỏi đói nghèo lạc hậu.

Thái độ phê phán Phật giáo được Max Weber phản ảnh trong Religions of the East, khi ông phân tích, giải thích nguyên lý đạo đức của các tôn giáo phương Đông đã làm trở ngại sự phát triển kinh tế & sự nâng cao đời sống xã hội, dù phương Đông không thiếu tài nguyên thiên nhiên hay nhân gây bức xúc cho giáo sư Nandasena Ratnapala, một trí thức phương Tây sinh trưởng tại Sri Lanka, cái nôi Phật giáo thế giới, phải đặt bút phê bình Max Weber ‘đã làm cuộc ngoạn du cởi ngựa xem hoa tư tưởng Phât giáo’ & sau Max Weber vẫn ‘chưa ai thật sự nỗ lực nghiên cứu tư tưởng Phật giáo dưới lăng kính xã hội học một cách nghiêm túc’. Ông minh chứng cho mọi người thấy rằng Phật giáo chẳng những có một học thuyết kinh tế nhân bản mà còn hội tụ một hệ thống ý tưởng xã hội hoàn toàn tương thích nhiều vấn đề thuộc phạm vi bộ môn xã hội hiện đại quan tâm, như một nhập xã hội, luật pháp, tội phạm & khủng bố, chính trị, sức khoẻ, hôn nhân gia đình, giáo dục v.v. qua ấn phẩm Buddhist Sociology-Xã Hội Học Phật Giáo, gồm 13 chương, tất cả quán xuyến nội dung khẳng định tư tưởng Phật giáo không siêu thực, không dẫn dắt con người vào thế giới viễn vong không tưởng xa rời cuộc sống.

Buddhist Sociology-Xã Hội Học Phật Giáo vừa trực tiếp trả lời câu thách đố của Mar Weber, cũng vừa gián tiếp gởi gắm lời nhắn nhủ các nhà tư tưởng Phật Giáo Bắc truyền lâu nay tự xưng Đại Thừa Phật Giáo hãy từ bỏ quan điểm chê bai Phật Giáo Nam truyển là Tiểu Thừa, mang lý tưởng giải thoát cá nhân, hẹp hòi, ích kỷ… Bởi, hầu hết toàn bộ nội dung Buddhism Sociology-Xã Hội Học Phật Giáo đều được tác giả Nandasena Ratnapala xây dựng trên nền tảng kinh điển Pali, hệ giáo lý chính thống lâu đời của Phật Giáo Nam truyền, không phải trên lý tưởng Bồ Tát nhập thể của các kinh Pháp Hoa, Duy Ma Cật. Một vấn đề khá nhức đầu là tại sao nhiều quốc gia Phật giáo hoặc chịu ảnh hưởng tư tưởng Phật Giáo Nam truyển - Bắc truyền hàng bao thế kỷ vẫn bị xếp vào thế giới thứ ba chậm phát triền, lạc hậu, đói nghèo dai dảng, tình hình chính trị bất an triền miên? Ấn phẩm Buddhism Sociology – Xã Hội Học Phật Giáo đưa ra những giải thích gợi ý giúp các nhà lãnh đạo Phật giáo lẫn giới trí thức Phật giáo tự giải nghi hợp lý sau khi xét lại giáo lý nhà Phật & quan điểm cá nhân trong khối tâm lý cộng đồng Phật giáo.

Chúng ta sẽ gặp điểm thú vị ngay chương II là cùng tác giả khám phá phuơng pháp nghiên cứu khoa học trong tư tưởng Phật giáo để lưu tâm áp dụng vào quá trình tham khảo hay nghiên cứu lãnh vực học thuật nói chung. Trong xã hội học hiện đại, giới xã hội học hầu như xử dụng tất cả cách thức thu thập thông tin mà các khoa học nhân văn đã dùng, từ khoa học thống kê (statistics) đến việc tái giải thích các văn bàn. Họ săn tìm nguồn tin thống kê chính thức do chính phủ thu thập đều đạn, như điều tra dân số, những bản thống kê quan trọng báo cáo tình hình nhập cu, di cư, nạn thất nghiệp, tệ nạn tội phạm, & những hiện tượng khác. Ba phương pháp nghiên cứu xã hội đắc dụng nhất là quan sát trực tiếp (method of direct observation), phương pháp định lượng (quantitive method) hay thống kê (statictic) & và điều tra (method of survey research).

Bị hạn chế dữ liệu nghiên đối tượng cách đây hơn 2500 năm, thật khó cho bất cứ nhà xã hội học Phật giáo thử áp dụng phương pháp định lượng lập bảng thống kê các vấn đề xã hội, chẳng hạn số lượng phạm nhân, tỷ lệ tội phạm vi phạm cao thấp, bao nhiêu tăng ni, tín đồ tu Phật, lợi tức kinh tế của thiện tín tăng giảm hằng năm v.v. Vì vậy, tác giả cố gắng triển khai tính hữu dụng của hai phương pháp quan sát trực tiếp & điều tra trong qúa trình nghiên cứu. Chúng ta thừa hìẻu, tác giả không nhập cuộc mắt thấy tai nghe moi điếu biến thời cổ đại, thì làm thế nào quan sát trực tiếp & điếu tra xã hội? Thông thường, giới xã hội học tiến hành hao cách thức quan sát trực tiếp:

(1)tạm thời trở thành thành viên của đối tượng nhiên cứu;

(2)hoặc lấy tin tức từ những người am tường sự việc liên quan đối tượng.

Ở đây, để xây dựng hệ thống xã hội học Phật giáo, tác giả chọn cách thức thứ hai, dựa vào kinh điển Pali được nhiều học giả tên tuổi đánh giá trung thành nhất với Phật giáo nguyên thuỷ, chịu khớ thu thập thông tin về sinh hoạt cộng đồng Phật giáo trong bối cảnh xã hội Ấn Độ cổ đại. Việc quan sát trực tiếp trên văn bản vẫn lả cách thức các nhà xã hội học lịch sử thường làm.

Cái khó ló cái khôn. Qua quá trình quan sát dữ liệu kinh điển, tác giả khám phá ngay bản thân dữ liệu kinh điển, tác giả khám phá ngay bản thân dữ liệu đã tồn tại phương pháp quan sát & phương pháp điều tra, nói cách khác, kinh điển Pali ghi nhận đức Phật Gotama & những người đương thời cũng đã từng áp dụng phương pháp quan sát trực tiếp (hành vi cá nhân, quan hệ tập thể…) & phương pháp sát điều tra (thăm dò dư luận, tìm hiểu ý kiến dân chúng…) tương tợ các nhà xã học chuyên môn. Sự pháp phá này giúp các giả cảm thấy thuận lợi việc liên kết chuỗi ý tưởng xã hội thành một hệ thống xã hội học Phật giáo, không phải vướng mắc tình trạng gán ghép khiên cưỡng, gượng ép. Tác giả còn mở rộng phương pháp nghiên cứu bằng cách so sánh phối kiểm dữ liệu, phân tích dữ liệu theo kiểu mẫu lý luận nhân quả tương sinh, tư duy phản biện với tâm thái vô lượng đức, nhưng loại bỏ nhận thức cảm tính, lòng thiên vị suốt những công đoạn thu thập & sàng lọc dữ liệu, vì tính khách quan là yếu tố cần thiết cho người đi tìm sự thật hay chân lý. Đặc biệt khi tìm kiếm phương pháp hỗ trợ công việc hiện tại của mình, tác giả tập hợp một lượng dữ liệu phong phú mang thuộc tính khoa học nghiên cứu có giá trị trong kinh điển, từ đó nâng lên thành phương pháp luận Phật giáo.

Liên quan bản dịch Xã Hội Học Phật Gíáo, bạn đạo lưu ý vài điểm. Thứ nhất, người xin mạn phép xử lý một số thuật ngữ, nhân danh, địa danh Pali & đại từ ngôi ba không theo tiền lệ:

1.Về thuật ngữ Phật học Pali:

a.Thuật ngữ Nibbanađược Tàu âm là Níp-Bàn, Niết-Bàn. Nhiều dịch giả hoặc tác giả Việt Nam thường thêm danh từ ‘cõi’, ‘cảnh giới’ vào nước âm Níp-Bàn, Niết-Bàn, như cõi Níp-Bàn, cảnh giới Niết-Bàn. Thuật ngử Nibban trong tư tưởng Phật giáo thực chất không mang ý nghĩa cõi, hay cảnh giới, mà là trạng thái an tịnh của thân tâm đoạn ly phiền não, thoát khỏi tham sân si, không bị khổ đau chi phối. Con người có thể đạt Nibbana ngay đời sống này, không chờ vào cõi Nibbana hay đến cảnh giới Nibbana như ‘trạng thái an tịnh’, không cần thiết viết hoa.

b.Thuật ngữ Nama-Rupa lâu nay dịch âm Hán-Việt là Danh-Sắc. Ở đây tôi dịch Thần-Sắc (xem cước chú 38, tranf 45, chương IV)

c.Và .v.v..

2.Về nhân danh, địa danh Pali: Kính sách Việt Nam dùng nhân danh Phật giáo bấn nhất, khi phiên âm, khi dịch nghĩa, hoặc nữa phiên âm nữa dịch nghĩa. Những nhân danh phiên âm như Thích Ca Mâu Ni Phật, Xá Lợi Phật, Kiều Đàm, Da Du Đà La; nhân danh dịch nghĩa như Liên Hoa Sắc, Cấp Cô Đọc; nhân danh nửa phiên âm nửa dịch nghĩa như Xá Lợi Tử, Đại Mục Kiền Liên.v.v.. Ở đây người dịch chú trọng giữ nguyên nhân danh, địa danh Pali, giúp bạn đọc Việt Nam làm quen dần để không cảm thấy bỡ ngỡ vào dịp đọc kinh sách nước ngoài hoặc hành hương Thánh địa, những vùng đất nổi tiếng liên hệ lịch sử Phật giáo Nepal-India.

a.Nhân danh: Sariputta (Xá Lợi Phất, Xá Lợi Tử), Maha Moggallana (Đại Mục Kiền Liên), Maha Pajapat I Gotam I (Kiều Đàm Di Mẫu), Yasodhara (Da Du Đà La), Uppalavanna (Liên Hoa Sắc), Anathapindika (Cấp Cô Độc).v.v..

b.Nhân danh Phật Thích Ca hay Thích Ca Mâu Ni Phật (Sakyamuni Buddha) đã gần gũi tâm thức dân tộc Việc Nam & xuất hiện thường xuyên trong kinh sách tại các quốc gia ản hưởng Phật giáo Bắc truyền; giới nghiên cứu Phật giáo thế giới thường sử dụng nhân danh Gotama Buddha, Phật Gotama (Cổ Đàm). Bạn nên hiểu Phật Gotama tức là Phật Thích Ca.

c.Địa danh: tương tợ, người dịch giữ nguyên cách đọc các địa danh nổi tiếng, chẳng hạn, Vajj I(Bạt Kỳ), Lumbin I (Lâm Tỳ Ni), Kapilavatthu (Vương Xá thành), v.v..

3.Về đại từ ngôi thứ ba:

a.Nguyên tác tiếng Anh sử dụng đại từ phiếm chỉ ‘he: anh ấy, ông ấy’. Xét văn cảnh, nội dung không xác địng nhân vật thứ ba nam hay nữ. Gặp những trường hợp như vậy, tôi dịch là ‘y thị’, cặp đại từ phiếm chỉ này khái quát cả hai giới tính, nghe ‘cổ lỗ sĩ’ nhưng đắc dụng.

b.Trường hợp khác, tôi dùng đại bi từ ‘Ông” thay thế đại từ ‘Ngài’, khi đề cặp đức Gotama (hoặc đức Khổng Tử, đức Jesu). Rất có khả năng ai đó sẽ phê bình: “Tiếng Việt là ngôn ngữ biểu cảm. Đại từ Ông không bộc lộ lòng tôn kính”. Bạn đừng quên rằng chức năng biểu cảm điệu cũng là hình thái biểu cảm trong ngôn ngữ học. Nếu đại từ biểu cảm Ngài bị ngữ điệu biểu cảm bất kính, ý nghĩa lập tức biến đổi. Người dịch dùng đại từ Ông đơn giản vì lý do kính trọng chư hiền thánh, hình ảnh các Ông hiền thánh càng trở nên thân thiết hơn là quý Ngài trịnh trọng, đường bệ, xa cách người dân.

Thứ hai, nguyên tác Buddhist Sociology không có cước chú, người dịch tạo những cước chú cho bản dịch Xã Hội Học Phật Giáo.

1.Tác giả lồng tất cả nguồn trích dẫn vào thân văn bản. Nhằm giúp bạn đọc & giới nghiên cứu thuận lợi việc tham khảo, người dịch xin tách nguồn trích dẫn khỏi thân văn bản, dời xuống phần dưới mỗi trang.

2.Gặp những điễm Phật học không được trình bày, giảng giải ‘y chang’ truyền thống, hiển nhiên tác giả có quyền nhận thức, giữ quan điểm & giảng giài độc lập, hoặc đôi chỗ biết rõ tác giả nhầm lẫn nhân danh, sự kiện cụ thể, hoặc do lỗi in ấn, hoặc vần giải thích thêm, người dịch phải bổ sung cước chú lưu ý, vừa tránh né trách nhiệm vừa giúp người đọc không nghi ngờ hoặc gặp thêm kiến thức Phật học.

3.Có thể phân biệt cước chú do người dịch bổ sung khác với cước chú có nguồn gốc từ tác giả. Những chú thích của người dịch luôn k3m theo nhóm ký tự NDCT (viết tắt cụm từ ‘chú thích của người dịch’).

Đọc hiểu một ngoại ngữ phải mất nhiều thời gian đầu tư học ngoại ngữ đó, dịch một văn bản ngoại ngữ sang tiếng mẹ để càng khó, khó khăn ngân đôi vì nội dung văn bản ngoại ngữ thuộc lãnh vực chuyên môn. Ngoài lãnh vực Phật học & Xã Hội Học tạo thành giao điện cho toàn bộ tác phẩm, nội dung Buddhist Sociology – Xã Hội Học Phật Giáo còn tiếp giáp khoa học chính trị, kinh tế, pháp luật, y học .v.vv Tất cả đòi hỏi người dịch phải thận trọng, không làm công việc ‘biết nghĩa nào dịch nghĩa đó’. Lần nọ, tôi dẫn ông bạn tu sĩ đi thăm văn hóa phi vật thể tại khuôn vi đại học Nalanda cũ (the Old Univesrsity of Nalanda), vị ấy yêu cầu dịch tấm biển tiếng Anh mô tả kiến trúc một di tích có từ ‘sleeper’ hết sức quen thuộc, thường được biết với nghĩa ‘người ngủ trên toa xe lữa’, thế nhưng tôi trợn trạo mãi vẫn không dịch suông sẻ, chỉ vì ‘sleeper’ trong văn cảnh là một thuật ngữ kiến trúc ám chỉ ‘cái xà ngang’.

Xưa, Trang Tử khuyên ‘đặng ý quyên lời’. Tôi có thể lấy đó làm phương châm chuyển dịch ngôn ngữ, nắm ý chung chung, bỏ qua chi tiết, đáp ứng nhu cầu trí thức cá nhân, không phổ biến đến người đọc nên vô hại. Đặt trường hợp muốn phổ biến dịch phẩm, người dịch không cho phép mình ‘đặt ý quyên lời’ dễ dãi phỏng dịch tuỳ tiện. Chẳng thà phỏng tác, bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm, còn phỏng dịch sai nguyên tác hay ‘dịch đại’ thì bạn gây ra ‘đại dịch’ lây họa cho tác giả & nhiều thế hệ độc giả.

Có những thuật ngữ, câu, đoạn tiếng Anh gút mắc, tôi phải viết thư hỏi tác giả. May là giáo sư Nandasena Ratnapala còn sống & nhiệt tình hồi âm. Nhưng khi đến chương XIII, Phật Giáo & Triết Lý Sống Khỏe (Buddist Philosophy of Healthy), bộ não tôi va chạm hàng loạt thuật ngữ y học nói về những được chất trong y học Ấn Độ cổ đại được cộng đồng Phật giáo & xã hội đương thời sử dụng, chẳng hạn, nimba, sulasi, hingu, hingu-gum, gum-patti, gum-panni, tausa, vilanga, gotha.v.v.. Xem lại phần y dược trong Luật Tạng, người dịch vẫn không tìm ra thuật ngữ y học tiếng Việt phù hợp; hỏi tác giả, ông cũng gợi ý đúng việc tôi đã làm không kết quả. Dẩu sao, tinh thần trách nhiệm buộc người dịch thận trọng chuyển ngữ nội dung nguyên tác, điều đó sẽ giảm thiểu khuyết điểm trong dịch phẩm.

Tuy giáo sư Nandasena Ratnapala, tác giả quyển sách, không có một dòng khẳng định cụ thể quan điểm Phật giáo là gì, người dịch phải đứng mũi chịu sào đối với bản Viễt dịch nên cần bày tỏ: theo tôi tin, Phật giáo thuần tuý là hệ thống tinh thần nhất quán lập trường đức Gotama hay đức Phật Thích Ca “phơi bày sự thật cuộc sống vô ít, khổ nhiều, & mưu cầu giài pháp đúng đắn nhằm giúp bản thân & đa số giảm trừ đau khổ”. Lập trường đó nói lên tiếng thực dụng trong toàn bộ lời dạy của ông, riêng màu sắc bi quan hay lạc quan thuộc về nhận thức của mỗi chúng ta trong lúc tiếp cận tư tưởng Phật giáo. Bi quan khiếng đời sống cá nhân thêm buồn thảm, còn lạc quan cười cợt khổ đau đang gặm nhấm thân tâm là lừa dối hiện thực, chi bằng nhận thức vấn đề & cố gắng giải quyết vấn đề. Ít ra, tôi trân quý lập trường của ông vì xét thấy phù hợp quan điểm sống của chính mình, giống như chúng ta trân quý những cách ngôn, ngạn ngữ Đông Tây đượm nhuần yếu tố đạo đức & trí tuệ. Nói cách khác, tôi trân quý tất cả giá trị các tinh thần, bất luận tác quyền do vị hiền thánh vĩ đại hay trẻ nhỏ năm bảy tuổi bình thường, nhường chổ lương tâm họ phán xét lịch sử nhân cách chính họ, tuyệt nhiên không nuôi dưỡng ý định truyền bá, nhồi sọ & áp đặt ai cuồng tín trong bất cứ tôn giáo hay một thứ chủ nghĩa nào, kể cả hình thức Phật giáo hiện tại. Rõ rang đã có nhiều giấy mực biện minh Phật giáo không phải lả tôn giáo, Phật giáo ngày nay vẫn chất chứa đầy dẫy yếu tố tôn giáo tiêu cực: thờ phụng biểu tượng thần linh, giáo điều, lễ nghi, chức sắc giáo phẩm… Nếu bạn tự nhận là tín đồ thứ Phật giáo đại loại thế này thì tôi xin làm kẻ ngoại đạo vô can.

Nhiều năm dài tôi tự hỏi: “đức Gotama ra đời không vì mục đích làm giáo chủ một tôn giáo hay phái giáo nào. Ông giống tiếng nói trung thực phơi bày sự thật đời sống vui ít, khổ nhiều, & mưu cầu giải pháp đúng đắn nhằm giúp bản thân & đa số giảm trừ đau khồ. Đó là Chánh Pháp, bao gồm tất cả những gì phù hợp công bằng, lẽ phải, chân thiện mỹ, những gì tạo ra phúc lợi cho xã hội. Những khái niệm tự do, dân chủ trong địa hạt chính trị, chính sách phát triển nông-công-thương hạn chế tối thiểu việc gây hại đời sống con người & môi trường sinh thái trong địa hạt kinh tế cũng nhắm đến công bằng, lẽ phải, chân thiện mỹ, tạo ra phúc lợi cho xã hội. Do vậy, nền chính trị phi bạo quyền & kinh tế bất tư lợi bao hàm ý nghĩa Chánh Pháp, nói đúng hơn, cũng là Chánh Pháp. Tại sao trí thức Phật giáo & các nhà lãnh đạo Phật giáo hăm hở đề cao ‘truyền bá Chánh Pháp’, ‘hoằng Pháp độ sinh’ nhưng tai ngơ mắt ngó nhìn xã hội đầy dẫy bất công, lẽ phải bị chà đạp, kẻ bạo quyền sống xa hoa hưởng thụ, người lầm than nuốt tuổi nhục sinh nhai? Tại sao chú trọng phát triển tâm linh mà không đồng thời gian quan tâm cổ vũ xây dựng nhà nước gắn liền chình trị phi bạo quyền & kinh tế bất tư lợi mang lại công bằng, lẽ phải, chân thiện mỹ, tạo ra phúc lợi xã hội?”

Tôi dám chắc một điều là Phật giáo hiện đại chưa vận dụng triệt để tư tưởng đức Gotama. Trong tác phẩm Buddhist Sociology – Xã Hội Học Phật Giáo, có hai chương cởi trói nỗi trăn trở của tôi, học thuyết kinh tế Phật giáo & học thuyết chính trị Phật giáo, chúng thôi thúc tôi chuyển dịch toàn bộ tác phẩm để bạn đọc thổi bùng ý tưởng mới mẻ làm thay đổi quan điểm hoằng Pháp, hành Pháp giữa cộng đồng Phậtg giáo & cộng đồng người. Nếu bạn cho rằng đề cao học thuyết kinh tế bất tư lợi & học thuyết chính trị phi bạo quyền & phản tinh thần Phật giáo & tội lỗi, tôi sẳn sàng chấp nhận mọi tội lỗi cho phúc lợi thiết thực hiện đại của số đông nhân loại.

Trong nhịp độ tiến hóa chung của lịch sử nhân loại, bao thế hệ con người truyền trao nhau kinh nghiệm trí tuệ sản sinh các giá trị tinh thần & vật chất, từ trước chiếc rìu đá thô sơ đến phương tiện vi tính bùng nổ thông tin toàn cầu, từ trước tiếng hú gọi bầy đàn đến nhưng giáo lý, triết học, học thuyết uyên nguyên cao sâu. Giáo pháp do đức Gotama thuyết giảng không giành riêng cho tín đồ Phật giáo. Xã Hội Học ra đời như sản phẩm văn hóa phương Tây không giành riêng cho người phương Tây. Phật Giáo & Xã Hội Học lả giữa nhiều thành quả đáng trân trọng do con người tạo ra để tái phục vụ con người. Sự kết hợp cả hai tư tưởng Phật Giáo & lý thuyết Xã Hội Học tạo thành Buddhist Sociology – Xã Hội Học Phật Giáo làm nổi bật tư tưởng Phật giáo mưu cầu lợi ích cho xã hội loài người, góp phần cùng những tư tưởng xã hội tiến bộ kiến tạo đời sống xã hội thái hoà, phúc lạc.

Ủng hộ tâm huyết của tác giả, tôi dành thời gian chuyển ngữ Buddhist Sociology sang tiếng Việt, mở rộng đường tri thức về Xã Hội Học Phật Giáo cho những người cầu tiến không có cơ hội độc nguyên tác, đồng thời, là lời mời gọi giới trí thức Việt Nam nhìn lại tư tưởng thực dụng Phật giáo nhập cuộc kiến tạo xã hội, những giá trị đính thực chưa được thẩm định đúng mức dù tư tưởng Phật giáo thấm hòa mạch sống dân tộc trên dưới hai ngàn năm.

Nalanda, 2-10-2001

Người dịch, Bùi Thanhàn – Trí Quảng



[1]Theo luật nhà Phật, một tỳ kheo hay tỳ kheo ni khi xuất gia phải có đủ ba y, tức là y tăng-già-lê, y vai trái và y nội.

[2]“Pubbe caham bhikkhave, etarahi ca dukkanceva pannapemi, dukkhassa ca nirodham.” (Alagađupamasutta, M.I. 140)

[3]Như cách gọi Đức Phật bằng “Ông”, khác với cách gọi “ngài” thông thường, nhưng dịch giả cho rằng đại từ Ông vẫn bày tỏ được lòng tôn kính.

---o0o---


Trình bày: Nhị Tường


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/12/2010(Xem: 24366)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
11/12/2010(Xem: 13285)
Bằng cách tập trung vào sự kiện của tình trạng bị quy định chặt chẽ và sự cần thiết cho tinh thần phải trải qua một cách mạng, Krishnamurti dẫn chúng ta đến nền tảng chung, đến cái nguồn của cả cá thể lẫn xã hội.
07/12/2010(Xem: 5152)
Phật giáo nhìn tính dục dưới khía cạnh của sự thèm khát và đau đớn : đó là một mối hiểm nguy xô đẩy con người vào cảnh đọa đày của dục vọng và khổ đau.
30/11/2010(Xem: 3186)
Lời Phật dạy: “Tất cả chỉ là phương tiện.” Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay xuất phát từ việc con người đã quên đi sự thật này.
28/11/2010(Xem: 8313)
Mùa thu vừa rồi, tôi đã tiến hành một loạt phỏng vấn với Đức Đạt Lai Lạt Ma qua những buổi giải lao hiếm hoi trong thời khóa biểu của ngài khi ngài chính thức trong một khóa thuyết giảng. Tôi thật may mắn có đủ nhân duyên để có thể viếng thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn tại tịnh thất khiêm tốn, đầy màu sắc sống động của ngài ở Dharamsala lần đầu tiên năm vào năm 1974, khi tôi là một thiếu niên.
27/11/2010(Xem: 11534)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
17/11/2010(Xem: 4151)
Những lời thống thiết xuất phát từ lòng từ bi vô lượng của chư Phật, chư tổ chính là kim chỉ nam cho chúng ta cứu vãn, khôi phục và làm rực rỡ nền văn hoá đạo đức truyền thống của dân tộc. Ý nghĩa văn hoá và phương pháp tu trì của Tịnh độ tông chẳng những có thể đáp ứng mong muốn của con người hiện đại ở trình độ cao mà còn có khả năng chữa trị có hiệu quả những căn bệnh của xã hội ngày nay.
16/11/2010(Xem: 16113)
Trên thế giới đã có nhiều tôn giáo, tại sao lại còn cần thiết cho chúng ta có một đạo khác nữa gọi là Đạo Phật? Phải chăng có cái gì thật đặc sắc...
13/11/2010(Xem: 8741)
Học Phật là tìm biết vai trò của đạo Phật trong suốt lịch sử của sự sống nhân loại, những đóng góp của đạo Phật trong văn hóa nhân loại, những luồng sinh khí mà đạo Phật đã thổi vào...
13/11/2010(Xem: 4989)
Nếu toàn thể nhân loại kể từ đời thượng cổ cho đến ngày nay đều có cùng một thói quen sống "ai sao tôi vậy" hoặc "xưa sao nay vậy" thì giờ này chúng ta vẫn còn phải vác rìu bằng đá để đi săn thú đem về ăn sống nuốt tươi, chứ không thể có được nền văn minh điện toán như ngày nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]