Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

19-Hiểu biết và truyền thống

29/06/201115:25(Xem: 5342)
19-Hiểu biết và truyền thống

NGHĨ VỀ NHỮNG ĐIỀU NÀY
Nguyên tác: Think on These Thingsby Jiddu Krishnamurti
Lời dịch: ÔNG KHÔNG Bản dịch 2006 – Hiệu đính 7- 2008

Chương 19
Hiểu biết và truyền thống

Tôi tự hỏi có bao nhiêu người trong các bạn nhìn thấy cầu vồng chiều hôm qua? Nó ở ngay trên con sông và người ta bắt gặp nó đột ngột. Quan sát cảnh cầu vồng đó thật tuyệt, và nó cho người ta một cảm giác hân hoan, một ý thức về sự mênh mang và vẻ đẹp của quả đất. Để hiệp thông cùng hân hoan đó người ta phải có một hiểu biết của những từ ngữ, âm điệu và vẻ đẹp của ngôn ngữ đúng, phải vậy không? Nhưng điều gì còn quan trọng hơn là chính trạng thái cảm thấy, ngây ngất xảy ra cùng lúc với sự tán thưởng sâu sắc về một cái gì đó đẹp đẽ; và trạng thái cảm thấy này không thể được đánh thức qua sự vun quén thuần túy của hiểu biết hay ký ức.

Bạn thấy không, chúng ta phải có hiểu biết để truyền đạt, để giải thích cho nhau về một cái gì đó; và muốn vun quén hiểu biết phải có ký ức. Nếu không có hiểu biết bạn không thể lái một chiếc máy bay, bạn không thể làm những con đường rộng rãi, giữ gìn cây cối, chăm sóc thú vật và làm nhiều việc khác nữa mà một người có văn minh phải làm. Sản xuất điện, làm việc trong những ngành khoa học khác nhau, giúp đỡ con người qua y tế, và vân vân – với tất cả những công việc này bạn phải có hiểu biết, thông tin, ký ức, và trong những công việc này bạn cần nhận được những lời hướng dẫn tốt nhất. Đó là lý do tại sao rất quan trọng rằng bạn phải có những giáo viên giỏi nhất về kỹ thuật để cho bạn thông tin đúng đắn và giúp bạn vun quén một hiểu biết thấu đáo về nhiều chủ đề khác nhau.

Nhưng, bạn thấy không, trong khi hiểu biết cần thiết ở một mức độ, ở mức độ khác nó trở thành một chướng ngại. Có nhiều hiểu biết có thể tiếp cận dễ dàng về sự tồn tại của vật chất, và nó luôn luôn đang được thêm vào. Có hiểu biết như thế và vận dụng nó cho lợi ích của con người là điều rất cần thiết. Nhưng ở mức độ tâm lý, bộ không có loại hiểu biết khác mà trở thành một chướng ngại cho sự khám phá cái gì là sự thật hay sao? Rốt cuộc ra, hiểu biết là một hình thức của truyền thống, phải vậy không? Và truyền thống là sự vun quén của ký ức. Truyền thống trong công việc máy móc là cần thiết, nhưng khi truyền thống được sử dụng như một phương tiện dùng hướng dẫn con người bên trong, nó trở thành một chướng ngại cho sự khám phá những sự việc lớn lao hơn.

Chúng ta lệ thuộc vào hiểu biết, vào ký ức trong những sự việc máy móc và trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nếu không có hiểu biết chúng ta không thể lái một chiếc xe hơi, chúng ta không có khả năng làm nhiều sự việc. Nhưng hiểu biết là một chướng ngại khi nó trở thành một truyền thống, một niềm tin hướng dẫn cái trí, tâm hồn, nội tâm bên trong; và nó cũng phân chia con người. Bạn có thấy con người khắp thế giới này được phân chia thành những nhóm, đang gọi chính họ là người Ấn độ giáo, người Hồi giáo, người Phật giáo, và vân vân hay không? Cái gì phân chia họ? Không phải những phát minh của khoa học, không phải hiểu biết về nông nghiệp, về cách xây dựng những cây cầu hay lái những chiếc máy bay phản lực. Cái gì phân chia con người là truyền thống, những niềm tin mà quy định cái trí trong một phương hướng nào đó.

Vì vậy hiểu biết là một chướng ngại khi nó đã trở thành một truyền thống mà định hình hay quy định cái trí vào một khuôn mẫu đặc biệt, bởi vì lúc đó nó không những phân chia và tạo ra thù địch giữa họ, nhưng nó cũng ngăn cản sự khám phá sâu sắc về điều gì là sự thật, điều gì là cuộc sống, điều gì là Chúa. Muốn khám phá Chúa là gì, cái trí phải được tự do khỏi tất cả truyền thống, khỏi tất cả tích lũy, khỏi tất cả hiểu biết mà nó sử dụng như là một vật bảo vệ thuộc tâm lý.

Chức năng của giáo dục là trao cho các em học sinh cái hiểu biết phong phú trong những lãnh vực khác nhau thuộc nỗ lực của con người và cùng lúc làm tự do cái trí của các em khỏi tất cả truyền thống để cho các em có thể suy xét, tìm hiểu, khám phá. Nếu không cái trí trở thành máy móc, chất đầy những dữ liệu của hiểu biết. Nếu nó không liên tục làm tự do chính nó khỏi những tích lũy của truyền thống, cái trí không thể khám phá cái Tối thượng, cái vĩnh cửu; nhưng rõ ràng nó cũng phải có được hiểu biết và thông tin luôn mở rộng để có khả năng giải quyết những sự việc mà con người cần đến và phải sản xuất.

Vì vậy hiểu biết, mà là sự vun quén của ký ức, có ích lợi và cần thiết ở một mức độ nào đó, nhưng ở mức độ khác nó trở thành một nguy hại. Hiểu rõ sự khác biệt – nhìn thấy nơi nào hiểu biết gây hủy hoại và phải gạt nó đi, và nơi nào hiểu biết được cần đến và được cho phép để vận hành bằng hết khả năng của nó – là khởi đầu của thông minh.

Bây giờ, điều gì đang xảy ra cho giáo dục vào thời điểm này? Bạn đang được trao tặng vô số những hiểu biết, phải vậy không? Khi bạn vào đại học bạn có lẽ trở thành một kỹ sư, một bác sĩ hay một luật sư, bạn có lẽ lấy bằng tiến sĩ toán hay trong một ngành hiểu biết nào đó, bạn có lẽ học khoa học về gia đình và học cách giữ gìn ngôi nhà của bạn, làm thế nào để nấu nướng và vân vân; nhưng không ai giúp đỡ bạn được tự do khỏi tất cả truyền thống để cho ngay từ đầu cái trí của bạn được trong sáng, háo hức và vì vậy có khả năng khám phá cái gì đó luôn luôn mới mẻ. Những triết lý, những lý thuyết và những niềm tin mà bạn thâu lượm từ những quyển sách, và trở thành truyền thống của bạn, thực sự là một chướng ngại cho cái trí, bởi vì cái trí sử dụng những sự việc này như một phương tiện của an toàn tâm lý riêng của nó và vì vậy bị điều kiện bởi chúng. Vì vậy vừa làm tự do cái trí khỏi tất cả những truyền thống, và cùng lúc lại vun quén hiểu biết, phương pháp kỹ thuật là rất cần thiết; và đây là chức năng của giáo dục.

Khó khăn là làm tự do cái trí khỏi cái đã được biết để cho nó có thể khám phá cái gì luôn luôn mới mẻ. Lúc trước có một nhà toán học vĩ đại đã chỉ bảo cách ông ta ôm ấp một vấn đề trong nhiều ngày và không thể tìm ra lời giải. Vào một buổi sáng khi ông ta đang đi dạo như thường lệ, đột nhiên ông ta thấy được lời giải. Chuyện gì đã xảy ra? Cái trí của ông ấy, vì yên lặng, đã được tự do để nhìn vào vấn đề, và chính vấn đề đó tự bộc lộ lời giải. Người ta phải có thông tin về một vấn đề, nhưng cái trí phải được tự do khỏi thông tin đó để tìm ra câu trả lời.

Hầu hết chúng ta học hỏi những sự kiện, thâu lượm thông tin hay hiểu biết, nhưng cái trí không bao giờ học cách làm thế nào để yên lặng, làm thế nào để được tự do khỏi tất cả những lao dịch của cuộc sống, khỏi những mảnh đất trong đó những vấn đề bám rễ. Chúng ta tham gia vào những tổ chức, bám chặt một triết lý nào đó, gởi gắm chính mình vào một niềm tin, nhưng tất cả việc này hoàn toàn vô ích bởi vì nó không giải quyết được những vấn đề của con người. Trái lại, nó mang lại đau khổ nhiều hơn, sầu muộn nhiều hơn. Điều gì cần thiết không là triết lý hay niềm tin, nhưng cái trí phải được tự do để tìm hiểu, khám phá và sáng tạo.

Bạn nhồi nhét vì mục đích vượt qua những kỳ thi, bạn thâu lượm nhiều thông tin rồi viết nó ra để có một mảnh bằng, hy vọng tìm được một việc làm và lập gia đình; và đó là tất cả hay sao? Bạn đã thâu lượm hiểu biết, phương pháp kỹ thuật, nhưng cái trí của bạn không được tự do, vì vậy bạn trở thành một nô lệ cho cái hệ thống đang tồn tại – mà thực sự có nghĩa rằng bạn không là một con người sáng tạo. Bạn có lẽ có con cái, bạn có lẽ vẽ một vài bức tranh, hay thỉnh thoảng viết một bài thơ nào đó, nhưng chắc chắn đây không là trạng thái sáng tạo. Đầu tiên phải có tự do của cái trí để cho trạng thái sáng tạo đó xảy ra, và rồi phương pháp kỹ thuật có thể được sử dụng để diễn tả trạng thái sáng tạo đó. Nhưng có được phương pháp kỹ thuật là vô nghĩa nếu không có một cái trí sáng tạo, nếu không có trạng thái sáng tạo lạ thường hiện hữu cùng sự khám phá của cái gì là sự thật. Bất hạnh thay hầu hết chúng ta không biết trạng thái sáng tạo này bởi vì chúng ta đã nhét đầy cái trí bằng hiểu biết, truyền thống, ký ức, bằng điều gì Shankara, Buddha, Marx, hay một người nào khác đã nói. Trái lại nếu cái trí của bạn được tự do để khám phá điều gì là sự thật, vậy thì bạn sẽ tìm ra rằng kia kìa có sự phong phú tràn đầy và không thể bị hủy hoại mà trong đó có hân hoan lớn lao. Rồi thì tất cả những liên hệ của một người – với con người, với những ý tưởng và với những sự vật – có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn.

Người hỏi: Liệu rằng cậu bé hư hỏng sẽ thay đổi qua sự trừng phạt hay qua tình yêu?

Krishnamurti: Bạn nghĩ sao đây? Hãy lắng nghe rất cẩn thận câu hỏi; hãy suy nghĩ ra đi, hãy cảm thấy nó đi. Liệu rằng một cậu bé hư hỏng sẽ thay đổi qua sự trừng phạt hay qua tình yêu? Nếu cậu ta thay đổi qua hình phạt, mà là một hình thức của cưỡng bách, nó là thay đổi hay sao? Bạn là một người quan trọng, bạn có quyền hành như một người giáo viên hay cha mẹ, và nếu bạn dọa nạt cậu ấy, làm kinh hãi cậu ấy, cậu bé tội nghiệp đó có lẽ làm theo như bạn nói; nhưng đó là thay đổi hay sao? Có thay đổi nhờ bất kỳ hình thức cưỡng bách nào hay sao? Có thay đổi qua luật pháp, qua bất kỳ hình thức sợ hãi nào hay sao?

Và, khi bạn hỏi liệu tình yêu sẽ mang lại một sự thay đổi trong cậu bé hư hỏng, bạn có ý gì qua từ ngữ “tình yêu” đó? Nếu thương yêu là hiểu rõ cậu bé – không phải thay đổi cậu ấy, nhưng hiểu rõ những nguyên nhân đang sinh ra sự hư hỏng – vậy thì chính hiểu rõ đó sẽ tạo ra trong cậu ấy sự chấm dứt hư hỏng. Nếu tôi muốn thay đổi cậu ấy để cậu ấy sẽ ngừng hư hỏng, chính ham muốn thay đổi cậu ấy là một hình thức cưỡng bách, phải vậy không? Nhưng nếu tôi bắt đầu hiểu rõ tại sao cậu ấy lại hư hỏng, nếu tôi có thể khám phá và loại bỏ những nguyên nhân đang sinh ra sự hư hỏng trong cậu ấy – nó có lẽ do ăn uống không phù hợp, thiếu ngủ, muốn được thương yêu, sự thật rằng cậu ấy đang bị chọc ghẹo bởi một cậu bé khác, và vân vân – vậy thì cậu trai sẽ không hư hỏng nữa. Nhưng nếu ham muốn của tôi chỉ là để thay đổi cậu trai, mà là đang muốn cậu ấy phù hợp vào một khuôn mẫu đặc biệt, vậy thì tôi không thể nào hiểu rõ cậu ấy.

Bạn thấy không, việc này nảy sinh câu hỏi chúng ta có ý gì qua từ ngữ thay đổi. Thậm chí nếu cậu ấy ngừng hư hỏng bởi vì tình yêu của bạn với cậu ấy, mà là một loại ảnh hưởng, đó là thay đổi thực sự hay sao? Nó có lẽ là tình yêu, nhưng nó vẫn còn là một hình thức của áp lực vào cậu ấy để làm hay để là một cái gì đó. Và khi bạn nói một cậu bé phải thay đổi, bạn có ý nói gì qua việc đó? Thay đổi từ cái gì đến cái gì? Từ cậu ấy là gì sang cậu ấy nên là gì phải không? Nếu cậu ấy thay đổi sang cậu ấy nên là gì, thì có phải là cậu ấy chỉ đang bổ sung cậu ấy đã là cái gì, và vì vậy không là thay đổi gì cả.

Nói cách khác, nếu tôi tham lam và trở thành không tham lam bởi vì bạn và xã hội và những quyển sách thiêng liêng, tất cả đều bảo tôi rằng tôi phải làm như thế, tôi có thể thay đổi hay không, hay tôi chỉ đang gọi tham lam bằng một tên khác? Trái lại, nếu tôi có thể tìm hiểu và hiểu rõ toàn vấn đề tham lam của tôi, vậy thì tôi sẽ được tự do khỏi nó – mà hoàn toàn khác hẳn trở thành không tham lam.

Người hỏi: Làm thế nào một người có thể trở thành thông minh được?

Krishnamurti: Khoảnh khắc bạn cố gắng trở thành thông minh, bạn ngừng là thông minh. Điều này rất quan trọng, vì vậy hãy suy nghĩ một chút xíu. Nếu tôi ngu dốt và mọi người bảo rằng tôi phải trở thành thông minh, thông thường cái gì xảy ra? Tôi tranh đấu để trở thành thông minh, tôi học nhiều hơn, tôi cố gắng để có điểm tốt hơn. Vậy thì người ta nói rằng, “Anh ấy đang học hành chăm chỉ,” và khen ngợi tôi; nhưng tôi tiếp tục ngu dốt bởi vì tôi chỉ thu lượm được những gọt giũa thích nghi của sự thông minh. Vì vậy vấn đề là, không phải làm thế nào để trở thành thông minh, nhưng làm thế nào để được tự do khỏi ngu dốt. Nếu, vì ngu dốt, tôi cố gắng trở thành thông minh, tôi vẫn còn đang vận hành một cách ngu dốt.

Bạn thấy không, vấn đề căn bản là vấn đề của thay đổi. Khi bạn hỏi rằng, “Thông minh là gì và làm thế nào một người trở thành thông minh được?” Nó ngụ ý một khái niệm của thông minh là gì, và sau đó bạn cố gắng trở thành giống như khái niệm đó. Lúc này, có một công thức, một lý thuyết hay một khái niệm của thông minh là gì, và cố gắng uốn khuôn chính bạn theo khuôn mẫu đó, là ngu dốt, phải vậy không? Trái lại, nếu người ta ngu dốt và bắt đầu tìm ra ngu dốt là gì mà không có bất kỳ ham muốn thay đổi nó thành một cái gì đó, mà không nói rằng, “Tôi ngu si, dốt nát, thật quá tồi tệ!”, vậy thì người ta sẽ phát giác rằng trong khi khai mở cái vấn đề thì tự nhiên có một thông minh được tự do khỏi ngu dốt, và không cần nỗ lực.

Người hỏi: Tôi là một người Hồi giáo. Nếu hàng ngày tôi không tuân theo những truyền thống của tôn giáo tôi, cha mẹ tôi đe dọa sẽ đuổi tôi ra khỏi nhà. Tôi nên làm gì đây?

Krishnamurti: Các bạn không là người Hồi giáo có thể khuyên người hỏi bỏ nhà ra đi, phải vậy không? Nhưng dù bạn khoác một nhãn hiệu nào – người Ấn độ giáo, người Parsi, người cộng sản, người Thiên chúa giáo, hay bất kỳ người gì bạn muốn – cùng một sự việc đó áp đặt vào bạn, vì vậy đừng cảm thấy tự phụ và trịch thượng. Nếu bạn thưa với cha mẹ rằng những truyền thống thực sự là những mê tín cổ lỗ, họ cũng có lẽ đuổi bạn ra khỏi nhà.

Bây giờ, nếu bạn được nuôi dưỡng trong một tôn giáo đặc biệt và người cha của bạn nói rằng bạn phải ra khỏi nhà nếu bạn không tuân theo những lễ nghi nào đó mà lúc này bạn thấy là những mê tín cổ lỗ, bạn sẽ làm gì đây? Nó tùy thuộc vào sức lực bạn không muốn tuân theo cái truyền thống mê tín cũ kỹ mãnh liệt như thế nào phải vậy không? Bạn sẽ nói rằng, “Tôi đã suy nghĩ về vấn đề này nhiều lắm, và tôi nghĩ rằng khi gọi một ai đó là người Hồi giáo, người Ấn độ giáo, người Phật giáo, người Thiên chúa giáo, hay những người nào khác, là vô lý. Nếu vì lý do này tôi bị đuổi khỏi nhà, tôi sẽ ra đi. Tôi sẵn sàng đương đầu với bất kỳ chuyện gì cuộc sống mang lại, thậm chí cả đau khổ lẫn chết chóc, bởi vì đây là cái gì tôi cảm thấy đúng và tôi sẽ ủng hộ nó” – bạn sẽ nói như thế chứ? Nếu bạn không nói được, bạn sẽ bị nuốt chững bởi truyền thống, bởi tập thể.

Vì vậy, bạn sẽ làm gì đây? Nếu giáo dục không cho bạn loại tự tin đó, vậy thì mục đích của giáo dục là gì? Nó chỉ là chuẩn bị cho bạn có một việc làm và phù hợp vào cái xã hội mà rõ ràng là hủy hoại hay sao? Đừng nói rằng, “Chỉ một ít người có thể thoát khỏi, và tôi không đủ nghị lực.” Ai cũng có thể thoát khỏi nếu dồn tâm trí vào nó. Muốn hiểu rõ và kháng cự áp lực của truyền thống bạn phải có, không phải sức mạnh, nhưng tự tin – sự tự tin dũng mãnh xảy ra khi bạn biết cách suy nghĩ được những sự việc đó cho chính bạn. Nhưng bạn thấy không, giáo dục của bạn không dạy bạn suy nghĩ như thế nào; nó bảo bạn suy nghĩ cái gì. Bạn được bảo rằng bạn là một người Hồi giáo, một người Ấn độ giáo, một người Thiên chúa giáo, người này hay người kia. Nhưng chính chức năng của giáo dục đúng đắn là giúp đỡ bạn tự suy nghĩ, để cho từ suy nghĩ riêng đó bạn cảm thấy tự tin dũng mãnh. Vậy thì bạn là một con người sáng tạo và không là một cái máy nô lệ mù quáng.

Người hỏi: Ông bảo với chúng tôi rằng không nên có kháng cự trong chú ý. Làm thế nào có thể có được?

Krishnamurti: Tôi đã nói rằng bất kỳ hình thức kháng cự nào đều không chú ý, xao lãng. Đừng chấp nhận nó, hãy suy nghĩ kỹ càng. Đừng chấp nhận bất kỳ điều gì cả, không đặt vấn đề ai nói điều đó, nhưng hãy tìm hiểu vấn đề cho chính mình. Nếu bạn chỉ chấp nhận, bạn trở thành máy móc, đờ đẫn, bạn đã chết rồi; nhưng nếu bạn tìm hiểu, nếu bạn suy nghĩ những sự việc đó cho chính mình, vậy thì bạn sinh động, đầy sức sống, một con người sáng tạo.

Bây giờ, liệu bạn có thể chú ý đến điều gì đang được nói và cùng lúc ý thức được rằng một người nào đó đang đi vào, mà không cần quay đầu lại để xem thử đó là ai và không có bất kỳ kháng cự nào đến việc bạn muốn quay đầu lại hay không? Nếu bạn kháng cự đến việc bạn muốn quay đầu để nhìn, chú ý của bạn đã mất rồi và bạn đang phí phạm năng lượng tinh thần của bạn trong kháng cự đó. Vì vậy, liệu có thể có một trạng thái chú ý tổng thể mà trong đó không có xao lãng và vì vậy không có kháng cự hay không? Đó là, liệu bạn có thể chú ý một cái gì đó bằng toàn thân tâm của bạn và vẫn giữ bên ngoài ý thức của bạn nhạy cảm đến mọi sự vật sự việc đang xảy ra quanh bạn và trong chính bạn hay không?

Bạn thấy không, cái trí là một dụng cụ lạ thường, nó liên tục đang thâm nhập: đang thấy nhiều hình thể và màu sắc khác nhau, đang thâu nhận vô số những ấn tượng, đang nắm bắt nghĩa lý của những từ ngữ, ý nghĩa của một cái liếc mắt, và vân vân; và vấn đề của chúng ta là chú ý đến một cái gì đó trong khi cùng lúc lại cho phép cái trí nhạy cảm thực sự đến mọi thứ đang xảy ra, gồm cả mọi ấn tượng và những đáp trả không ý thức.

Điều gì tôi đang nói thực sự liên quan đến toàn vấn đề của thiền định. Chúng ta không thể thâm nhập điều đó bây giờ; nhưng nếu người ta không biết làm thế nào để thiền định, người ta không là một người chín chắn. Thiền định là một trong những sự việc quan trọng nhất trong cuộc sống – còn quan trọng hơn là đậu những kỳ thi để có một mảnh bằng. Hiểu rõ điều gì là thiền định đúng đắn không là luyện tập thiền định. “Luyện tập” bất kỳ loại nào trong những vấn đề thuộc tinh thần đều là chết rồi. Muốn hiểu rõ thiền định đúng đắn là gì phải có một trạng thái tỉnh thức được những vận hành của ý thức riêng của bạn, và rồi thì có chú ý tổng thể. Nhưng chú ý tổng thể không thể xảy ra khi có bất kỳ hình thức kháng cự nào. Bạn thấy không, hầu hết chúng ta đều được giáo dục để chú ý qua sự kháng cự, và thế là sự chú ý của chúng ta luôn luôn từng phần, không bao giờ tổng thể – và đó là lý do tại sao công việc học hành trở thành nhàm chán, mệt mỏi, một sự việc kinh hãi. Vì vậy rất quan trọng phải có chú ý theo ý nghĩa sâu sắc của từ ngữ, mà là tỉnh thức được những vận hành của cái trí riêng của người ta. Nếu không hiểu rõ về chính mình bạn không thể chú ý tổng thể. Đó là lý do tại sao, trong một ngôi trường thực sự, học sinh không phải chỉ được dạy những môn học khác nhau nhưng cũng còn phải được giúp đỡ để ý thức được qui trình suy nghĩ riêng của cậu ấy. Trong hiểu rõ về chính mình cậu ấy sẽ biết chú ý là gì mà không còn kháng cự, vì hiểu rõ về chính mình là phương cách của thiền định.

Người hỏi: Tại sao chúng ta lại thích đạt những câu hỏi?

Krishnamurti: Rất đơn giản: bởi vì người ta tò mò. Bộ bạn không muốn biết làm thế nào để chơi cricket hay bóng đá, hay làm thế nào để thả diều hay sao? Khoảnh khắc bạn ngừng hỏi những câu hỏi bạn đã chết rồi – mà thông thường đó là điều gì đã xảy ra cho những người lớn. Họ đã ngừng tìm hiểu bởi vì cái trí của họ chất đầy thông tin, chất đầy điều gì những người khác đã nói; họ đã chấp nhận và bị cố định trong truyền thống. Chừng nào bạn còn hỏi những câu hỏi bạn đang phá vỡ, nhưng khoảnh khắc bạn bắt đầu chấp nhận, theo tâm lý bạn đã chết rồi. Vì vậy suốt cuộc đời của bạn làm ơn đừng chấp nhận một việc gì cả, nhưng hãy tìm hiểu, xem xét. Rồi bạn sẽ phát giác rằng cái trí của bạn là cái gì đó rất lạ thường, nó không có kết thúc, và với một cái trí như thế đó thì không còn cái chết.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/02/2012(Xem: 4089)
Trong hai thập kỷ qua, tôi đã tiếp xúc liên tục với các cộng đồng Phật giáo, trong cả hai: văn hóa truyền thống và công nghiệp hóa phương Tây. Những kinh nghiệm này đã làm cho tôi nhận thức được rằng sự phát triển công nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến cách sống của chúng ta, nhưng còn là quan điểm thế giới của chúng ta. Tôi cũng đã học được rằng nếu chúng ta muốn tránh một sự hiểu sai đối với giáo lý Phật giáo, chúng ta cần phải xem xét chặt chẽ vào sự khác biệt cơ bản giữa các xã hội là bộ phận của nền kinh tế toàn cầu công nghiệp hóa và điều này phụ thuộc vào nhiều nền kinh tế địa phương.
15/02/2012(Xem: 3989)
Đức Phật xuất thân từ một chiến binh đẳng cấp và ngài được sinh ra trong xã hội với các vị vua, hoàng tử và các quần thần. Mặc dù nguồn gốc và sự liên hệ của Ngài như thế, Ngài không bao giờ viện đến sự ảnh hưởng của quyền lực chính trị để giới thiệu trong sự giảng dạy của Ngài, và cũng không cho phép Giáo pháp của Ngài lạm dụng sự ảnh hưởng này để đạt được quyền lực chính trị.
15/02/2012(Xem: 4425)
Lý tưởng nhất, giáo dục là công cụ chủ yếu của việc tăng tiến con người, cần thiết cho việc thay đổi trẻ con mù chữ thành một người lớn trưởng thành và có trách nhiệm. Tuy nhiên, ngày nay ở khắp mọi nơi, cả trong các nước phát triển và các nước đang phát triển, chúng ta có thể thấy rằng hình thức giáo dục đang gặp rắc rối nghiêm trọng. Sự giảng dạy lớp học đã trở thành thông lệ và được vỗ về rằng trẻ em thường cân nhắc việc học và thực tập trong sự kiên nhẫn chứ không phải là một cuộc mạo hiểm trong học tập.
14/02/2012(Xem: 7267)
Phật Giáo khuyên chúng ta phải luôn giữ sự chính xác và phải chú tâm đến từng cảm nhận của mình trong cuộc sống, trong mỗi tư duy, trong từng xúc cảm, và mỗi hành động của mình.
25/01/2012(Xem: 5716)
Phật tử phải có trách nhiệm bảo tồn và duy trì di sản Phật đã để lại. Phật tử phải sống với triết lý của vô thường và tìm ra những phương thức mới để khuyến khích đa số quần chúng.
25/01/2012(Xem: 5669)
Tôn giáo có mặt cùng thời với lịch sử con người. Có vật chất, tất phải có tinh thần. Có sống chết, có hiện tượng còn mất trong đời sống vật lý, tất phải có các mô thức tâm lý và tâm linh để chống lại sự mất còn bèo bọt đó. Từ đấy, tham vọng bất tử của con người là phải xây dựng một hệ thống thần linh để nuôi lớn hy vọng (có thật)thành đức tin (ước mơ)rằng, con người sẽ sống đời vĩnh hằng sau khi chết trong một thế giới thiêng liêng của thần linh... Sự chuyển mình từ sức mạnh thần quyền sang sức mạnh nhân quyền trong nhiều khía cạnh vi tế và phức tạp của đời sống đã làm cho đạo Phật mỗi ngày một hiển lộ trước cái nhìn tỉnh thức của nhân loại.
09/01/2012(Xem: 13683)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn,khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau. Loài thúcũng biết tổ chức theo từng đàn để bảo vệ cho nhau. Chúng cũng có cảm xúc âu yếm, đùa giỡn bên nhau, đó làsự biểu lộ hạnh phúc của chúng. Nhưng chúng không biết tư duy, vì vậy chúng vẫnlà loài thú...
07/01/2012(Xem: 7540)
Trong sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội ngày nay, phật tử khắp nơi trên thế giới trở nên linh hoạt hơn trong việc bảo vệ lẫn truyền bá tư tưởng đạo Phật của họ. Với con số khoảng 500 triệu phật tử, đạo Phật được xem là tôn giáo lớn nhất thứ tư của hành tinh này. Đạo Phật có hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, trong đó gồm có môn Thiền quen thuộc cùng những bản kinh dịch khác nhau của người Tây Tạng...
05/01/2012(Xem: 4939)
Nền giáo dục hòa bình của Đạo Phật là một con đường đạo đức nhân bản và thiết thực, là căn cứ trên chân lý từ bi, công bằng và ngay thẳng để thông cảm giữa những quốc gia, chủng tộc, cộng đồng và tôn giáo, nhằm mục đích thiết lập một cuộc sống ổn định, hạnh phúc cho gia đình và xã hội. Việc diệt trừ tham ái thì có rất nhiều lợi ích, mang lại cuộc sống an lạc, hạnh phúc và giải thoát ngay trong cuộc đời này. Trên thực tế thì có rất nhiều lợi ích, ở đây người viết chỉ nêu những lợi ích chính về hòa bình, về môi trường, và đạo đức.
31/12/2011(Xem: 7121)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]