Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghĩ về những điều này

29/06/201115:23(Xem: 6803)
Nghĩ về những điều này

Jiddu Krishnamurti
NGHĨ VỀ NHỮNG ĐIỀU NÀY
Nguyên tác: Think on These Thingsby Jiddu Krishnamurti
Lời dịch: ÔNG KHÔNG Bản dịch 2006 – Hiệu đính 7- 2008



MỤC LỤC
Mục lục câu hỏi
J. Krishnamurti: Một chân dung
00-Ghi chú của người biên tập
01-Chức năng của giáo dục
02-Vấn đề của tự do

03-Tự do và tình yêu

04-Lắng nghe

05-Bất mãn có tính sáng tạo

06-Tổng thể cuộc sống

07-Tham vọng

08-Suy nghĩ có trật tự

09 -Cái trí khoáng đạt

10-Vẻ đẹp bên trong

11-Tuân phục và phản kháng

12-Sự tự tin của hồn nhiên

13-Bình đẳng và tự do

14-Kỷ luật tự tạo
15-Cộng tác và chia sẻ
16-Làm mới mẻ cái trí

17-Con sông của cuộc sống

18-Cái trí chú ý

19-Hiểu biết và truyền thống

20-Sống đời sống tôn giáo là nhạy cảm đến thực tại

21-Mục đích của học hỏi

22-Tánh đơn giản của tình yêu

23-Sự cần thiết ở một mình

24-Năng lượng của cuộc sống

25-Sống không nỗ lực

26-Cái trí không là mọi thứ

27-Tìm Chúa

Mục lục câu hỏi
Chương 1
(a) _ Nếu mọi cá thể đều phản kháng, ông không nghĩ rằng sẽ có hỗn loạn trong thế giới này hay sao?
(b) _Phản kháng, học hỏi, thương yêu – đây là ba tiến hành tách rời, hay chúng xảy ra cùng lúc?
(c) _ Có phải đúng thật rằng xã hội đặt nền tảng vào sự thu lợi và tham vọng; nhưng nếu chúng ta không có tham vọng chúng ta không thối rữa hay sao?
(d) _ Ở Ấn độ, cũng như hầu hết những quốc gia khác, giáo dục đang bị kiểm soát bởi chính phủ. Dưới những hoàn cảnh như thế liệu có thể thực hiện một thử nghiệm về loại giáo dục mà ông trình bày hay không?
Chương 2
(a) _ Thông minh là gì?
(b) _ Một cái trí thô thiển có thể trở thành nhạy cảm được không?
(c) _ Làm thế nào một em bé hiểu được em ấy là gì nếu không có sự trợ giúp của cha mẹ và những giáo viên của em.
(d) _ Trẻ em kể với tôi rằng các em đã thấy được trong những ngôi làng vài hiện tượng lạ lùng, như là ma ám, và rằng các em sợ ma, những linh hồn và vân vân. Các em cũng hỏi về chết. Người ta sẽ phải nói gì về tất cả việc này?
Chương 3
(a) _ Nguồn gốc của ham muốn là gì, và làm thế nào tôi có thể loại bỏ được nó?
(b) _ Làm thế nào chúng ta có thể được tự do khỏi lệ thuộc khi chúng ta vẫn còn đang sống trong xã hội?
(c) _ Tại sao con người lại đánh nhau?
(d) _ Ganh ghét là gì?
(e) _Tại sao em không thỏa mãn với bất kỳ cái gì.
(f) _ Tại sao chúng ta phải đọc sách?
(g)_ Ngượng ngùng là gì?
Chương 4
(a)- Thờ phụng Chúa không phải là tôn giáo thực sự hay sao?
Chương 5
(a) _Bất mãn ngăn cản sự suy nghĩ rõ ràng. Làm thế nào chúng ta vượt qua được trở ngại này?
(b) _ Hiểu rõ về chính mình là gì, và làm thế nào chúng ta có thể có được nó?
(c) _ Linh hồn là gì?
Chương 6
(a) _ Tại sao chúng ta muốn được nổi tiếng?
(b) _ Khi còn trẻ ông đã viết một quyển sách trong đó nói rằng: “Đây không là những lời của tôi, đây là những lời của Thầy tôi.” Làm thế nào bây giờ ông quả quyết sự suy nghĩ của chúng ta là cho chính chúng ta? Và ai là Thầy của ông?
(c) _ Tại sao con người lại kiêu hãnh?
(d) _ Khi còn là những đứa bé chúng ta đã được chỉ bảo điều gì là đẹp đẽ và điều gì là xấu xa, với hậu quả rằng suốt cuộc đời chúng ta luôn luôn lặp lại, “Cái này đẹp, cái kia xấu.” Làm thế nào người ta biết thực sự cái gì là đẹp đẽ và cái gì là xấu xí?
(e) _ Xin lỗi, nhưng ông đã không nói ai là Thầy của ông?
Chương 7
(a) _ Tại sao ông cảm thấy ngượng ngùng?
(b) _ Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra chân lý trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta?
(c) _ Những hình ảnh, những người Thầy và những vị thánh không giúp chúng ta thiền định đúng hay sao?
(d) _ Bổn phận của một học sinh là gì?
(e) _ Sự khác biệt giữa kính trọng và tình yêu là gì?
Chương 8
(a) _ Giận dữ là gì và tại sao người ta giận dữ?
(b) _ Tại sao chúng ta thương yêu người mẹ của chúng ta nhiều như thế?
(c) _ Tôi đầy hận thù. Ông làm ơn dạy cho tôi làm thế nào biết thương yêu ?
(d) _ Hạnh phúc trong cuộc sống là gì?
(e) _ Cuộc sống thực sự là gì?
Chương 9
(a) _ Tại sao chúng ta lại muốn sống xa hoa?
(b) _ Liệu có thể có an bình trong cuộc sống khi chúng ta còn đang đấu tranh với môi trường sống của chúng ta hay không?
(c) _ Ông có hạnh phúc hay không?
(d) _ Tại sao chúng ta lại khóc, và đau khổ là gì?
(e) _ Làm thế nào chúng ta có thể hòa đồng mà không có xung đột?
Chương 10
(a) _ Linh hồn có tồn tại sau khi chết không?
(b) _ Khi chúng ta bị bệnh tật, tại sao cha mẹ chúng ta lại lo âu và lo âu cho chúng ta? -94
(c) _ Những đền chùa có nên mở cửa cho tất cả mọi người thờ phụng hay không?
(d) _ Kỷ luật đóng vai trò gì trong cuộc sống chúng ta?
(e)_ Ngay bây giờ, khi ông đang nói về những đền chùa, ông nói đến hình tượng của Chúa như thể là một cái bóng. Chúng ta không thể thấy một cái bóng của một con người nếu không có một con người thực sự tỏa vào cái bóng đó.
(f) _ Những kỳ thi có lẽ không cần thiết cho cậu trai hay cô gái giàu có mà tương lai của họ đã được bảo đảm, nhưng chúng không cần thiết cho những học sinh nghèo khổ mà phải chuẩn bị để mưu sinh hay sao? Và liệu rằng sự cần thiết của các em ít khẩn cấp hơn, đặc biệt nếu chúng ta đang sống trong xã hội như chúng là bây giờ hay không?
(g) – Liệu những người giàu sang có sẵn sàng trao tặng nhiều thứ của họ vì lợi ích của những người nghèo khổ hay không?
Chương 11
(a) _ Ông học tất cả những điều ông đang nói bằng cách nào và làm thế nào chúng tôi có thể thấu triệt nó?
(b) _ Chúng ta có nên hình thành một ý tưởng về một người nào đó, hay không?
(c) _ Cảm thấy là gì và chúng ta cảm thấy như thế nào?
(d) _ Sự khác nhau giữa nền văn hóa Ấn độ và nền văn hóa Mỹ là gì?
(e)_ Ông nghĩ gì về những người Ấn độ?
Chương 12
(a) _ Thưa ông, tại sao chúng ta muốn có một người đồng hành
(b) _ Thú tiêu khiển của ông là diễn thuyết phải không? Ông không mệt mỏi vì nói chuyện à? Tại sao ông đang làm việc đó?
(c) _ Khi tôi thương yêu một người và anh ấy tức giận, tại sao sự tức giận của anh ấy mạnh mẽ như thế?
(d) _ Làm thế nào cái trí có thể vượt khỏi tất cả những cản trở của nó?
(e) _ Tại sao Chúa đã tạo ra quá nhiều đàn ông và đàn bà trong thế giới này như thế?
Chương 13
(a) _ Tại sao chúng ta cảm thấy vui thú trong những trò chơi của chúng ta và không phải trong việc học hành của chúng ta?
(b) _ Ông nói rằng khi người ta thấy được một điều gì đó là giả dối, điều giả dối đó mất đi liền. Tôi hàng ngày thấy rằng việc hút thuốc là sai trái, nhưng nó không rời tôi được.
(c) _ : Tại sao chúng ta sợ hãi khi một số người lớn tuổi của chúng ta có thái độ nghiêm túc? Và điều gì làm cho họ nghiêm túc như thế?
(d) _ Số mệnh là gì?
Chương 14
(a) _ Tại sao chúng ta lại ghét những người nghèo khổ?
(b) _ Ông nói về sự thật, tốt lành và hòa đồng, mà ngụ ý rằng ở mặt khác không có sự thật, không có hòa đồng và rất xấu xa. Vậy thì làm thế nào người ta có thể chân thật, tốt lành và hòa đồng mà không cần kỷ luật.
(c) _ Năng lượng là gì?
(d) _ Tại sao chúng ta tìm kiếm sự nổi tiếng?
Chương 15
(a) _ Làm thế nào chúng ta có thể loại bỏ được những lo âu tinh thần của chúng ta nếu chúng ta không thể tránh được những tình huống gây ra chúng?
(b) _ Làm thế nào chúng ta biết được chính chúng ta?
(c) _ Chúng ta có thể hiểu rõ về chính chúng ta mà không cần một người tạo hứng khởi hay sao?
(d) _ Với tất cả những mâu thuẫn trong chính người ta, làm thế nào có thể đang là và đang làm cùng một lúc được?
(e) _ Vì quan tâm đến công việc chúng ta thích làm, liệu rằng chúng ta có quên bổn phận với cha mẹ hay không?
(f) _ Dù có lẽ tôi ao ước là một kỹ sư, nếu cha tôi phản kháng và không muốn giúp đỡ tôi, làm thế nào tôi có thể học ngành kỹ sư được.
Chương 16
(a) _ Làm thế nào chúng tôi có thể thực hiện điều gì ông đang chỉ bảo chúng tôi?
(b) _ Tại sao những ham muốn của chúng ta không bao giờ được thực hiện trọn vẹn? Tại sao luôn luôn có những trở ngại ngăn cản chúng ta không làm điều gì hoàn toàn như chúng ta ao ước?
(c) _ Tôi nhận ra rằng tôi ngu dốt, nhưng những người khác nói rằng tôi thông minh. Điều gì nên tác động tôi: nhận thấy của tôi hay là nhận xét của họ?
(d _ Tại sao chúng ta lại hư hỏng?
(e) _ Tôi quen uống trà. Một giáo viên nói rằng nó là một thói quen xấu, và một người khác lại nói uống trà cũng chẳng sao
Chương 17
(a) _ Điều gì làm cho chúng ta sợ chết?
(b) _ Người ta nói rằng trong mỗi người chúng ta đều có chân lý vĩnh cửu và không thời gian; nhưng, vì cuộc sống chúng ta rất ngắn ngủi, làm thế nào có chân lý trong chúng ta?
(c) _ Tôi có thể có một ý tưởng hoàn hảo hay không?
(d) _ Tại sao chúng ta lại muốn trả thù bằng cách gây tổn thương người đã gây tổn thương cho chúng ta?
(e) _ Tôi có niềm vui khi chọc ghẹo những người khác, nhưng chính tôi lại tức giận khi bị chọc ghẹo.
(f) _ Công việc của con người là gì?
(g) _ Tại sao chúng ta thờ phụng Chúa?
Chương 18
(a) _ Ngày hôm qua sau cuộc gặp gỡ chúng tôi thấy ông đang nhìn hai đứa trẻ nhà quê, nghèo, đang chơi đùa bên lề đường. Chúng tôi muốn biết tình cảm nào nảy sinh trong cái trí của ông khi ông đang nhìn ngắm chúng?
(b) _ Làm thế nào cái trí có thể lắng nghe nhiều sự việc trong cùng một lúc được?
(c) _ Tại sao chúng ta lại thích lười biếng?
(d) _ Ông nói rằng chúng ta nên phản kháng xã hội, và cùng lúc ông lại nói rằng chúng ta không nên có tham vọng. Ham muốn cải thiện xã hội không là tham vọng hay sao?
(e) _ Tại sao tôi lại căm ghét mình khi tôi không chịu học hành?
(f) _ Thậm chí chúng ta có tạo ra một xã hội mới bằng cách phản kháng lại xã hội hiện nay, liệu rằng sự sáng tạo một xã hội mới này không là một hình thức khác của tham vọng hay sao?
Chương 19
(a) _ Liệu rằng cậu bé hư hỏng sẽ thay đổi qua sự trừng phạt hay qua tình yêu?
(b) _ Làm thế nào một người có thể trở thành thông minh được?
(c) _ Tôi là một người Hồi giáo. Nếu hàng ngày tôi không tuân theo những truyền thống của tôn giáo tôi, cha mẹ tôi đe dọa sẽ đuổi tôi ra khỏi nhà. Tôi nên làm gì đây?
(d) _ Ông bảo với chúng tôi rằng không nên có kháng cự trong chú ý. Làm thế nào có thể có được?
(e) _ Tại sao chúng ta lại thích đạt những câu hỏi?
Chương 20
(a _ Nếu tôi có tham vọng trong thời niên thiếu, liệu tôi có thể thành tựu nó khi tôi lớn lên không?
(b) _ Trong hệ thống xã hội hiện nay liệu không khó khăn khi thực hiện điều gì ông đang nói hay sao?
(c) _ Ông có ý nói gì qua từ ngữ một thay đổi tổng thể, và làm thế nào có thể nhận ra được nó trong thân tâm riêng của người ta?
(d _ Thưa ông, tự bành trướng là gì?
(e) _ Tại sao người giàu có lại kiêu hãnh?
(f) _ Tại sao chúng tôi lại luôn luôn bị trói buộc trong “cái tôi lệ thuộc” và “cái thuộc về tôi,” và tại sao chúng tôi lại cứ duy trì những cuộc gặp gỡ của chúng tôi với ông bằng những vấn đề do trạng thái của cái trí này sinh ra?
(g) _ Tại sao phụ nữ thích ăn mặc chưng diện như thế?
Chương 21
(a) _ Tại sao chúng ta lại dễ dàng quên đi điều gì chúng ta thấy là khó khăn khi học hỏi?
(b) _ Ý nghĩa của từ ngữ “tiến bộ” là gì?
(c) _ Tại sao chim chóc lại bay đi khi tôi đến gần?
(d) _ Sự khác nhau giữa ông và tôi là gì?
(e) _ Tại sao giáo viên tức giận khi tôi hút thuốc?
(f) _ Tại sao con người săn bắn cọp?
(g) _ Tại sao chúng ta lại bị chất đầy đau khổ?
Chương 22
(a) _ Tại sao luôn luôn có quá nhiều người giàu có và quan trọng được mời vào những chức vụ của trường học?
(b) _ Ông nói rằng Chúa không ở trong hình ảnh chạm khắc, nhưng những người khác lại nói rằng Chúa có thật ở đó, và rằng nếu chúng ta có sự trung thành trong tâm hồn thì quyền năng của ngài sẽ tự thể hiện. Sự thật của việc thờ phụng là gì?
(c) _ Vào một ngày trước ông đã nói rằng chúng ta nên ngồi yên lặng và nhìn ngắm những hoạt động của cái trí riêng của chúng ta; nhưng những tư tưởng của chúng ta biến mất ngay khi chúng ta bắt đầu ý thức để quan sát chúng. Làm thế nào chúng ta có thể trực nhận cái trí riêng của chúng ta khi cái trí là người trực nhận cùng lúc với điều được trực nhận.
(d) _ Con người chỉ là cái trí và bộ não, hay một cái gì đó còn hơn thế nữa?
(e) _ Sự khác nhau giữa nhu cầu và tham lam là gì?
(f) _ Nếu cái trí và bộ não là một, vậy thì tại sao khi một tư tưởng hay một thôi thúc nảy sinh mà bộ não bảo cho chúng ta rằng là xấu xa, cái trí thường vẫn tiếp tục nó?
Chương 23
(a) _ Khác biệt giữa sự ý thức và sự nhạy cảm là gì?
(b) _ Tại sao chúng ta lại cười cợt khi một ai đó trượt chân ngã?
(c) _ Một trong những giáo sư của chúng tôi nói rằng điều gì ông đang nói cho chúng tôi là hoàn toàn không thực tế. Ông ấy thách thức ông nuôi dưỡng sáu cậu trai và sáu cô gái với số tiền lương là 120 rupees. Câu trả lời của ông cho lời chỉ trích này là gì?
(d)_ Sự tốt đẹp của giáo dục là gì nếu trong khi đang giáo dục chúng ta cũng đang bị hủy hoại bởi những xa xỉ của thế giới hiện đại?
(e) _ Tôi có một làn da rất đen, và hầu hết mọi người đều ngưỡng mộ một làn da sáng hơn. Làm thế nào tôi có thể dành được sự ngưỡng mộ của họ?
Chương 24
(a) _ Tại sao người Anh lại đến cai trị người Ấn độ?
(b) _ Thậm chí trong khi thiền định người ta dường như không thể trực nhận được điều gì là sự thật; vậy ông làm ơn chỉ bảo cho chúng tôi biết sự thật là gì?
(c) _ Nếu chúng tôi phạm một lỗi lầm và một người nào đó vạch ra cho chúng tôi, tại sao chúng tôi lại phạm cùng lỗi lầm đó?
(d)_ Cuộc sống là gì, và làm thế nào chúng ta có thể được hạnh phúc?
(e) _ Tại sao chúng ta lại tranh đấu lẫn nhau?
(f) _ Tại sao cái trí lại cư xử không đúng đắn với những người khác và cũng cư xử không đúng đắn với chính nó?
(g) _ Cái trí tìm kiếm sự thành công có khác biệt với cái trí tìm kiếm sự thật hay không?
Chương 25
(a) _ Tôi muốn làm một sự việc nào đó, và mặc dù tôi đã cố gắng nhiều lần nhưng tôi đã không thể thành công khi thực hiện nó. Tôi có nên từ bỏ sự gắng sức, hay nên kiên quyết trong nỗ lực này?
(b) _ Tại sao theo căn bản chúng ta lại ích kỷ như vậy? Chúng ta có lẽ cố gắng hết sức mình để không ích kỷ trong cách cư xử, nhưng khi có những lợi ích riêng chen vào thì chúng ta lại bị mê đắm trong chúng và dửng dưng đến những lợi ích của những người khác?
(c) _ Tại sao từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, một cá thể luôn luôn muốn được thương yêu, và nếu anh ấy không nhận được tình yêu này anh ấy sẽ không thể bình tĩnh và đầy tự tin như những người bạn của anh ấy?
(d) _ Tại sao những người lớn lại ăn cắp?
Chương 26
(a) _ Làm thế nào con người lại có nhiều hiểu biết như thế? Làm thế nào con người tiến hoá theo vật chất? Từ đâu con người có được năng lượng vô biên như thế?
(b) _ Tại sao cha mẹ tôi tức giận khi tôi nói rằng tôi muốn theo một tôn giáo khác?
© _ Cách thực sự để xây dựng nhân cách là gì?
(d) _ Tuổi tác cản trở con đường thông hiểu Chúa như thế nào?
Chương 27
(a) _ Tôi muốn làm công tác xã hội nhưng tôi không biết phải bắt đầu như thế nào?
(b) _ Tại sao người ta lại nhẫn tâm như thế?
(c) _ Liệu người ta có thể kềm hãm không làm bất kỳ điều gì mình thích và tìm ra con đường dẫn đến tự do hay không?
(d) _ Liệu đúng rằng chỉ có những người thuần khiết mới có thể thực sự không còn sợ hãi phải không?
(e) _ Con người là nạn nhân của những ham muốn riêng của anh ấy, mà tạo ra nhiều vấn đề. Làm thế nào anh ấy có thể tìm ra một trạng thái không còn ham muốn?


J. Krishnamurti

Một chân dung

krishnamurti-3J.Krishnamurti, cuộc sống và những lời dạy của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con người có ảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức nhân loại trong thời đại hiện nay. Là một hiền nhân, triết gia và tư tưởng gia, ông soi sáng cuộc sống của hàng triệu người khắp thế giới: những người trí thức và những người bình thường, cả người già lẫn người trẻ. Ông tạo ra ý nghĩa căn bản và mới mẻ cho tôn giáo bằng cách chỉ rõ một cách sống vượt khỏi tất cả những tôn giáo có tổ chức. Ông can đảm đối diện những vấn đề của xã hội hiện nay và phân tích bằng sự rõ ràng có khoa học những hoạt động của cái trí con người. Tuyên bố rằng sự quan tâm duy nhất của ông là “làm cho con người được tự do một cách tuyệt đối và không điều kiện”, ông tìm kiếm sự giải thoát con người khỏi tình trạng bị điều kiện sâu thẳm của tánh ích kỷ và đau khổ.

Jiddu Krishnamurti (11-05-1895 – 17-02-1986) sinh ra trong một gia đình giai cấp trung lưu ngoan đạo ở thị trấn vùng quê Mandanapalle thuộc miền nam Ấn độ. Ông được “phát hiện” trong thời niên thiếu bởi những người lãnh đạo của tổ chức thần học Theosophical Society, bà Anne Besant và Giám mục Leadbeater, những người công bố rằng ông là “Thầy Thế Giới” mà những nhà thần học đang mong đợi. Khi còn trẻ, Krishnamurti trải qua những trải nghiệm kỳ bí đã cho ông một sự thay đổi căn bản và một tầm nhìn mới mẻ về cuộc sống. Sau đó ông tách rời tất cả những tôn giáo có tổ chức và những học thuyết để bắt đầu nhiệm vụ cô đơn của ông, gặp gỡ và nói chuyện cùng mọi người, không phải như một đạo sư nhưng như một người bạn.

Từ đầu những năm 1920 đến năm 1986, Krishnamurti đi khắp thế giới cho đến cuối đời lúc 91 tuổi, tổ chức những buổi nói chuyện, những cuộc thảo luận, viết sách hay là ngồi yên lặng cùng những người đàn ông và phụ nữ đang tìm kiếm sự hiện diện đầy từ bi và an ủi của ông. Những lời dạy của ông không dựa vào những hiểu biết thuộc sách vở và kinh điển nhưng dựa vào sự thấu triệt về tình trạng bị điều kiện của con người và quan điểm của ông về sự thiêng liêng. Ông không trình bày bất kỳ “triết thuyết” nào, trái lại nói về những sự việc liên quan đến tất cả chúng ta trong cuộc sống hàng ngày: những vấn đề khi đang sống trong xã hội hiện đại với sự phân hóa và bạo lực của nó, sự tìm kiếm của cá thể để có an toàn và hạnh phúc, và sự đòi hỏi của con người để được tự do khỏi những gánh nặng tâm lý của tham lam, bạo lực, sợ hãi và đau khổ.

Mặc dù ông được công nhận ở cả phương Đông lẫn phương Tây như một trong những bậc thầy tôn giáo vĩ đại nhất của mọi thời đại, nhưng chính Krishnamurti lại không lệ thuộc bất kỳ tôn giáo, giáo phái, hay quốc gia nào. Ông cũng không tán thành bất kỳ trường phái tư tưởng thuộc học thuyết hay chính trị nào. Trái lại ông quả quyết rằng những trường phái này chính là những yếu tố phân chia con người với con người và tạo ra xung đột lẫn chiến tranh. Ông nhấn mạnh vào thời gian và lặp lại liên tục rằng chúng ta là những con người cao quý và quan trọng nhất, rằng mỗi người trong chúng ta là phần còn lại của nhân loại và không khác biệt gì cả. Ông vạch ra sự quan trọng để tạo ra cuộc sống hàng ngày của chúng ta một chất lượng thiền định và tôn giáo sâu sắc. Ông nói chỉ có một thay đổi cơ bản mới có thể tạo ra một cái trí mới mẻ, một nền văn minh mới mẻ. Vẫn vậy lời dạy của ông vượt khỏi tất cả những biên giới do con người tạo ra của những niềm tin tôn giáo, những cảm tính quốc gia và những quan điểm thuộc giáo phái. Cùng lúc, chúng cho một ý nghĩa và một phương hướng mới đến việc tìm hiểu của con người hiện đại về chân lý, về thiêng liêng. Những lời dạy của ông, không chỉ liên quan đến thời đại hiện nay, mà còn có tính tổng thể và không thời gian.

Krishnamurti Foundation India


Ghi chú của người biên tập

Dù viết về một buổi chuyện trò với ai đó, diễn tả cảnh mặt trời lặn, hay tổ chức một buổi nói chuyện trước công chúng, Krishnamurti dường như có một cách trình bày những lời giải thích của ông, không chỉ cho số khán giả trực tiếp của ông, nhưng còn cho mọi người, bất kỳ nơi nào, muốn lắng nghe; và có nhiều người, khắp thế giới, háo hức lắng nghe. Bởi vì, điều gì ông nói không thành kiến, và có tánh toàn cầu, và bằng một phương cách chuyển động lạ lùng đã bộc lộ rõ mọi bản chất gốc rễ những vấn đề của con người chúng ta.

Những đề tài trong tập sách này, đầu tiên được trình bày theo dạng nói chuyện cùng những học sinh, những giáo viên và những bậc cha mẹ ở Ấn độ, nhưng sự thâm nhập sâu sắc và sự đơn giản mạch lạc sẽ mang lại đầy ý nghĩa cho những con người có suy nghĩ ở mọi nơi, thuộc mọi lứa tuổi, và trong mọi hình thái của cuộc sống. Krishnamurti tìm hiểu bằng sự thấu triệt và khách quan lạ thường về những quan điểm của điều gì chúng ta đã hài lòng gọi là nền văn hóa của chúng ta, nền giáo dục của chúng ta, tôn giáo, chính trị và truyền thống của chúng ta; và ông phơi bày ra ánh sáng những động cơ căn bản như tham vọng, tham lam và ganh tị, ham muốn có được an toàn và thôi thúc tìm kiếm quyền hành – tất cả những việc đó ông khẳng định là những nhân tố thoái hóa trong xã hội loài người. Theo Krishnamurti văn hóa thực sự không là vấn đề thuộc nuôi dưỡng, cũng không phải thuộc học hỏi, cũng không phải thuộc tài năng, thậm chí cũng không phải thuộc thiên tài, nhưng văn hóa là điều gì mà ông gọi là “đang chuyển động không thời gian để tìm ra hạnh phúc, Chúa, chân lý.” Và “khi dòng chuyển động này bị ngăn chặn bởi uy quyền, bởi truyền thống, bởi sợ hãi, có thối hóa,” bất kể những tài năng hay những thành tựu của bất kỳ nền văn minh, chủng tộc hay cá thể đặc biệt nào. Bằng sự ngay thẳng không thỏa hiệp ông vạch rõ những yếu tố giả dối trong những quan điểm và những tập tục của chúng ta, và những ngụ ý trong những lời phê bình của ông có cả chiều sâu lẫn ảnh hưởng rộng rãi.

Một vài từ ngữ xuất hiện đó đây trong bài này – guru, sannyasi, puja, và mantram – và với chúng những độc giả phương Tây có lẽ không quen thuộc lắm, nên được giải thích vắn tắt ở đây. Một guru là một vị thầy tinh thần; một sannyasi là một thầy tu đã giữ lời thề cuối cùng là từ bỏ theo nghi lễ của Ấn độ giáo; puja là sự thờ phụng nghi lễ của Ấn độ giáo; và một mantram là một vần thơ, một âm điệu, một bài hát thiêng liêng.

Lời Ban Biên Tập TVHS
Các Nhà xuất bản tại Việt Nam cũng như ở hải ngoại có nhu cầu in cuốn sách này vì mục đích kinh doanh, xin vui lòng liên lạc với Dịch gỉa và tổ chức Krishnamurti Foundation India: Vasanta Vihar 124 Greenways Road RA Puram Chennai - 600 028 Tel: 24937803/24937596 Email: [email protected]

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/02/2012(Xem: 4089)
Trong hai thập kỷ qua, tôi đã tiếp xúc liên tục với các cộng đồng Phật giáo, trong cả hai: văn hóa truyền thống và công nghiệp hóa phương Tây. Những kinh nghiệm này đã làm cho tôi nhận thức được rằng sự phát triển công nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến cách sống của chúng ta, nhưng còn là quan điểm thế giới của chúng ta. Tôi cũng đã học được rằng nếu chúng ta muốn tránh một sự hiểu sai đối với giáo lý Phật giáo, chúng ta cần phải xem xét chặt chẽ vào sự khác biệt cơ bản giữa các xã hội là bộ phận của nền kinh tế toàn cầu công nghiệp hóa và điều này phụ thuộc vào nhiều nền kinh tế địa phương.
15/02/2012(Xem: 3989)
Đức Phật xuất thân từ một chiến binh đẳng cấp và ngài được sinh ra trong xã hội với các vị vua, hoàng tử và các quần thần. Mặc dù nguồn gốc và sự liên hệ của Ngài như thế, Ngài không bao giờ viện đến sự ảnh hưởng của quyền lực chính trị để giới thiệu trong sự giảng dạy của Ngài, và cũng không cho phép Giáo pháp của Ngài lạm dụng sự ảnh hưởng này để đạt được quyền lực chính trị.
15/02/2012(Xem: 4425)
Lý tưởng nhất, giáo dục là công cụ chủ yếu của việc tăng tiến con người, cần thiết cho việc thay đổi trẻ con mù chữ thành một người lớn trưởng thành và có trách nhiệm. Tuy nhiên, ngày nay ở khắp mọi nơi, cả trong các nước phát triển và các nước đang phát triển, chúng ta có thể thấy rằng hình thức giáo dục đang gặp rắc rối nghiêm trọng. Sự giảng dạy lớp học đã trở thành thông lệ và được vỗ về rằng trẻ em thường cân nhắc việc học và thực tập trong sự kiên nhẫn chứ không phải là một cuộc mạo hiểm trong học tập.
14/02/2012(Xem: 7267)
Phật Giáo khuyên chúng ta phải luôn giữ sự chính xác và phải chú tâm đến từng cảm nhận của mình trong cuộc sống, trong mỗi tư duy, trong từng xúc cảm, và mỗi hành động của mình.
25/01/2012(Xem: 5716)
Phật tử phải có trách nhiệm bảo tồn và duy trì di sản Phật đã để lại. Phật tử phải sống với triết lý của vô thường và tìm ra những phương thức mới để khuyến khích đa số quần chúng.
25/01/2012(Xem: 5669)
Tôn giáo có mặt cùng thời với lịch sử con người. Có vật chất, tất phải có tinh thần. Có sống chết, có hiện tượng còn mất trong đời sống vật lý, tất phải có các mô thức tâm lý và tâm linh để chống lại sự mất còn bèo bọt đó. Từ đấy, tham vọng bất tử của con người là phải xây dựng một hệ thống thần linh để nuôi lớn hy vọng (có thật)thành đức tin (ước mơ)rằng, con người sẽ sống đời vĩnh hằng sau khi chết trong một thế giới thiêng liêng của thần linh... Sự chuyển mình từ sức mạnh thần quyền sang sức mạnh nhân quyền trong nhiều khía cạnh vi tế và phức tạp của đời sống đã làm cho đạo Phật mỗi ngày một hiển lộ trước cái nhìn tỉnh thức của nhân loại.
09/01/2012(Xem: 13682)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn,khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau. Loài thúcũng biết tổ chức theo từng đàn để bảo vệ cho nhau. Chúng cũng có cảm xúc âu yếm, đùa giỡn bên nhau, đó làsự biểu lộ hạnh phúc của chúng. Nhưng chúng không biết tư duy, vì vậy chúng vẫnlà loài thú...
07/01/2012(Xem: 7540)
Trong sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội ngày nay, phật tử khắp nơi trên thế giới trở nên linh hoạt hơn trong việc bảo vệ lẫn truyền bá tư tưởng đạo Phật của họ. Với con số khoảng 500 triệu phật tử, đạo Phật được xem là tôn giáo lớn nhất thứ tư của hành tinh này. Đạo Phật có hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, trong đó gồm có môn Thiền quen thuộc cùng những bản kinh dịch khác nhau của người Tây Tạng...
05/01/2012(Xem: 4939)
Nền giáo dục hòa bình của Đạo Phật là một con đường đạo đức nhân bản và thiết thực, là căn cứ trên chân lý từ bi, công bằng và ngay thẳng để thông cảm giữa những quốc gia, chủng tộc, cộng đồng và tôn giáo, nhằm mục đích thiết lập một cuộc sống ổn định, hạnh phúc cho gia đình và xã hội. Việc diệt trừ tham ái thì có rất nhiều lợi ích, mang lại cuộc sống an lạc, hạnh phúc và giải thoát ngay trong cuộc đời này. Trên thực tế thì có rất nhiều lợi ích, ở đây người viết chỉ nêu những lợi ích chính về hòa bình, về môi trường, và đạo đức.
31/12/2011(Xem: 7121)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]