Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11-Tuân phục và phản kháng

29/06/201115:25(Xem: 3988)
11-Tuân phục và phản kháng

NGHĨ VỀ NHỮNG ĐIỀU NÀY
Nguyên tác: Think on These Thingsby Jiddu Krishnamurti
Lời dịch: ÔNG KHÔNG Bản dịch 2006 – Hiệu đính 7- 2008

Chương 11
Tuân phục và phản kháng

Bạn có khi nào ngồi rất yên lặng với đôi mắt nhắm lại và nhìn ngắm chuyển động của suy nghĩ riêng của bạn hay không? Bạn có khi nào quan sát cái trí của bạn đang làm việc – hay nói cách khác, cái trí của bạn đang quan sát chính nó trong vận hành, chỉ để xem thử những tư tưởng của bạn là gì, những cảm thấy của bạn là gì, bạn nhìn cây cối như thế nào, những bông hoa, những con chim, những con người, bạn đáp lại một đề nghị hay phản ứng một tư tưởng mới như thế nào? Bạn có từng làm việc này chưa? Nếu bạn chưa làm, bạn đang mất đi nhiều lắm. Hiểu rõ cái trí của bạn làm việc như thế nào là một mục đích cốt lõi của giáo dục. Nếu bạn không biết cái trí của bạn phản ứng như thế nào, nếu cái trí của bạn không ý thức được những hoạt động riêng của nó, bạn sẽ không bao giờ tìm ra được xã hội là gì. Bạn có lẽ đọc những quyển sách về xã hội học, nghiên cứu khoa học xã hội, nhưng nếu bạn không biết cái trí riêng của bạn làm việc như thế nào bạn không thể hiểu xã hội thực sự là gì, bởi vì cái trí của bạn là bộ phận của xã hội; nó là xã hội. Những phản ứng của bạn, những niềm tin của bạn, việc đi đến đền chùa của bạn, quần áo bạn mặc, những sự việc bạn làm và không làm và điều gì bạn suy nghĩ – xã hội được tạo nên từ tất cả điều này, nó là bản sao của điều gì đang diễn tiến trong cái trí riêng của bạn. Vì vậy cái trí của bạn không tách rời khỏi xã hội, nó không tách biệt nền văn hóa của bạn, tôn giáo của bạn, phân chia giai cấp khác nhau của bạn, những tham vọng và những xung đột của nhiều người. Tất cả những điều này là xã hội, và bạn là bộ phận của xã hội. Không có cái “bạn” tách rời khỏi xã hội.

Hiện nay, xã hội luôn luôn đang cố gắng kiểm soát, định hình, uốn khuôn sự suy nghĩ của những người trẻ. Từ khoảnh khắc bạn được sinh ra và bắt đầu nhận được những cảm xúc, người cha và người mẹ của bạn liên tục đang dạy bảo bạn làm cái gì và không làm cái gì, tin tưởng điều gì và không tin tưởng điều gì; bạn được bảo rằng có Chúa, hay không có Chúa nhưng lại có cái chính thể đang cầm quyền và một nhà độc tài nào đó là vị thánh của nó. Từ niên thiếu việc này được tuôn vào bạn, mà có nghĩa rằng cái trí của bạn – mà còn rất non dại dễ bị ảnh hưởng, tọc mạch, hiếu kỳ, muốn tìm hiểu, muốn được khám phá – dần dần đang bị vây bủa lại, bị điều kiện, bị định hình để cho bạn sẽ phù hợp vào khuôn mẫu của một xã hội đặc biệt và không là một người cách mạng. Từ thói quen của suy nghĩ khuôn mẫu đã được thiết lập sẵn trong bạn, thậm chí nếu bạn “phản kháng” thì nó vẫn ở trong khuôn mẫu. Nó giống như những tù nhân phản kháng để có thức ăn tốt hơn, tiện nghi nhiều hơn – nhưng luôn luôn ở trong nhà tù. Khi bạn tìm kiếm Chúa, hay cố gắng tìm ra như thế nào là một chính quyền đúng đắn, nó luôn luôn ở trong khuôn mẫu của xã hội, mà nói rằng, “Điều này là đúng và điều kia là sai, điều này là tốt và điều kia là xấu, đây là người lãnh đạo đúng đắn và đây là những vị thánh.” Vì vậy, sự phản kháng của bạn, giống như cái tạm gọi là cách mạng đã được thiết lập bởi những con người rất khôn khéo hay tham vọng, luôn luôn bị giới hạn bởi quá khứ. Đó không là phản kháng, đó không là cách mạng: đó chỉ là hoạt động được nâng cao, một cuộc tranh đấu can đảm hơn ở trong khuôn mẫu. Phản kháng thực sự, cách mạng thực sự là phá vỡ khuôn mẫu và tìm hiểu phía bên ngoài của nó.

Bạn thấy không, tất cả những người đổi mới – không đặt thành vấn đề họ là ai – chỉ quan tâm làm tốt đẹp hơn những điều kiện ở trong nhà tù. Họ không bao giờ bảo bạn không tuân phục, họ không bao giờ nói rằng, “ hãy phá vỡ bức tường của truyền thống và uy quyền, giải thoát khỏi tình trạng bị quy định đang nhốt chặt cái trí.” Và đó là giáo dục thực sự: không chỉ đòi hỏi bạn đậu những kỳ thi mà bạn đã học gạo vì chúng, hay viết ra một điều gì đó mà bạn học thuộc lòng, nhưng còn giúp đỡ bạn thấy được những bức tường của nhà tù này mà trong đó cái trí bị nhốt chặt. Xã hội ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, nó liên tục định hướng sự suy nghĩ của chúng ta, và áp lực của xã hội từ bên ngoài này dần dần được diễn đạt như bên trong; nhưng, dù nó thâm nhập sâu xa bao nhiêu, nó vẫn còn ở bên ngoài và không có sự việc như bên trong chừng nào bạn còn chưa phá vỡ tình trạng bị quy định này. Bạn phải biết bạn đang suy nghĩ điều gì, và liệu bạn có đang suy nghĩ như một người Ấn độ giáo, hay như một người Hồi giáo, hay như một người Thiên chúa giáo; đó là, bị điều kiện vào tôn giáo mà bạn tình cờ lệ thuộc. Bạn phải tỉnh thức được điều gì bạn tin tưởng hay không tin tưởng. Tất cả việc này là khuôn mẫu của xã hội và, nếu bạn không tỉnh thức được cái khuôn mẫu và phá vỡ nó đi, bạn vẫn còn là một tù nhân mặc dù bạn có lẽ nghĩ rằng bạn được tự do.

Nhưng bạn thấy không, hầu hết chúng ta đều quan tâm đến sự phản kháng bên trong nhà tù; chúng ta muốn thức ăn tốt hơn, một ít ánh sáng hơn, một cửa sổ rộng hơn để cho chúng ta có thể nhìn thấy bầu trời nhiều hơn nữa. Chúng ta quan tâm đến vấn đề những giai cấp khác có nên đi vào đền chùa hay không; chúng ta muốn phá vỡ giai cấp đặc biệt này, và chính trong phá vỡ một giai cấp đó chúng ta lại tạo ra một giai cấp khác, một giai cấp “cao cấp hơn”; vì vậy chúng ta vẫn còn là những tù nhân, và không có tự do trong nhà tù. Tự do nằm ngoài những bức tường, nằm ngoài khuôn mẫu của xã hội; nhưng muốn được tự do khỏi khuôn mẫu đó bạn phải hiểu rõ toàn bộ những chứa đựng của nó, mà là hiểu rõ cái trí riêng của bạn. Chính cái trí đã tạo ra nền văn minh hiện nay, nền văn hoá hay xã hội bị trói buộc bởi truyền thống này và, nếu không hiểu rõ cái trí riêng của bạn, chỉ phản kháng như một người cộng sản, một người xã hội, cái này hoặc cái kia, chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Đó là lý do tại sao rất quan trọng phải hiểu rõ về chính mình, phải tỉnh thức được tất cả những hoạt động của bạn, những tư tưởng của bạn và những cảm thấy của bạn; và đây là giáo dục, phải vậy không? Bởi vì khi bạn hoàn toàn tỉnh thức được chính mình cái trí của bạn trở nên rất nhạy cảm, rất tỉnh táo.

Bạn thử việc này đi – không phải một ngày nào đó trong một tương lai xa, nhưng là ngày mai hay chiều nay. Nếu có quá nhiều người trong phòng của bạn, nếu ngôi nhà của bạn đông người, vậy thì hãy đi khỏi một mình, hãy ngồi dưới một gốc cây hay bên bờ sông và yên lặng quan sát cái trí của bạn làm việc như thế nào. Đừng sửa đổi nó, đừng nói rằng, “cái này đúng, cái kia sai,” nhưng hãy quan sát nó như bạn xem một cuốn phim; khi bạn đi vào rạp chiếu bóng bạn không tham dự trong cuốn phim; những nam nữ diễn viên đang diễn, nhưng bạn chỉ đang quan sát. Trong cùng cách như vậy, hãy quan sát cái trí của bạn làm việc như thế nào. Nó thực sự rất lý thú, còn lý thú hơn bất kỳ cuốn phim nào, bởi vì cái trí của bạn là cặn bã của toàn thế giới và nó chứa đựng tất cả những sự việc mà con người đã trải nghiệm. Bạn có hiểu không? Cái trí của bạn là nhân loại, và khi bạn trực nhận việc này, bạn sẽ có lòng nhân ái vô biên. Từ hiểu rõ về chính mình này tình yêu đến; và rồi bạn sẽ biết, khi bạn nhìn thấy những sự việc dễ thương, tình yêu là gì.

Người hỏi: Ông học tất cả những điều ông đang nói bằng cách nào và làm thế nào chúng tôi có thể thấu triệt nó?

Krishnamurti: Đó là một câu hỏi hay, phải vậy không?

Bây giờ nếu tôi được phép nói về chính tôi một chút xíu, tôi chưa bao giờ đọc bất kỳ quyển sách nào nói về những sự việc này, hoặc là kinh Upanishads, kinh Bhagavad Gita, hay bất kỳ những quyển sách tâm lý; nhưng như tôi đã nói cho bạn, nếu bạn quan sát cái trí riêng của bạn, tất cả đều ở đó. Vì vậy ngay khi bạn khởi sự chuyến hành trình của hiểu rõ về chính mình, những quyển sách không quan trọng lắm. Nó giống như đi vào một vùng đất lạ ở đó bạn bắt đầu tìm ra những sự vật mới mẻ và có những khám phá kinh ngạc; nhưng, bạn thấy không, tất cả điều đó bị hủy diệt nếu bạn trao sự quan trọng vào chính bạn. Khoảnh khắc bạn nói rằng, “tôi đã tìm được, tôi biết rồi, tôi là một người vĩ đại bởi vì tôi đã tìm ra cái này và cái kia,” bạn đã mất rồi. Nếu bạn phải thực hiện một chuyến đi dài, bạn phải mang theo rất ít; nếu bạn muốn leo lên độ cao nào đó, bạn phải mang theo đồ đạc thật nhẹ nhàng.

Vì vậy câu hỏi này thực sự quan trọng, bởi vì khám phá và thấu triệt đến qua hiểu rõ về chính mình, qua quan sát những vận dụng của cái trí. Điều gì bạn nói về người láng giềng của bạn, bạn nói như thế nào, bạn đi như thế nào, bạn nhìn bầu trời như thế nào, bạn nhìn chim chóc như thế nào, bạn cư xử với người ta như thế nào, bạn chặt một cành cây như thế nào – tất cả những sự việc này là quan trọng, bởi vì chúng hành động giống như những tấm gương thể hiện bạn chính xác như bạn là và, nếu bạn tỉnh táo, bạn khám phá mọi thứ đều mới mẻ lại từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc.

Người hỏi: Chúng ta có nên hình thành một ý tưởng về một người nào đó, hay không?

Krishnamurti: Bạn nên có những ý tưởng về con người à? Bạn nên hình thành một quan điểm, thực hiện một đánh giá về người nào đó hay sao? Khi bạn có những ý tưởng về người giáo viên của bạn, điều gì quan trọng với bạn đây? Không phải người giáo viên của bạn, nhưng những ý tưởng của bạn về ông ấy. Và đó là điều gì đang xảy ra trong cuộc sống, phải vậy không? Tất cả chúng ta đều có những quan điểm về mọi người; chúng ta nói rằng, “Anh ấy tốt,” “Anh ấy mơ mộng,” “Anh ấy mê tín,” “Anh ấy làm việc này hay việc kia.” Chúng ta có một bức màn của những ý tưởng giữa chúng ta và một người khác, vì vậy chúng ta không bao giờ thực sự gặp gỡ con người đó. Khi thấy một ai đó đang làm một điều gì đó, chúng ta nói rằng, “Anh ấy đã làm việc này;” vì vậy nó trở nên quan trọng đối với những biến cố có ngày tháng. Bạn hiểu rõ không? Nếu bạn thấy một ai đó làm một điều gì mà bạn nhận xét tốt hay xấu, lúc đó bạn có một quan điểm về anh ấy mà có khuynh hướng trở thành cố định và, khi bạn gặp con người đó mười ngày sau hay một năm sau, bạn vẫn còn nghĩ về anh ấy dựa vào quan điểm của bạn. Nhưng, trong suốt thời gian này anh ấy có lẽ đã thay đổi; vì vậy rất quan trọng khi không nói rằng, “Anh ấy giống như thế đó,” nhưng hãy nói rằng, “Anh ấy giống như thế đó vào tháng Hai,” bởi vì vào cuối năm chắc có lẽ anh ấy hoàn toàn khác hẳn. Nếu bạn nói về bất kỳ người nào rằng, “Tôi biết người đó,” bạn có lẽ hoàn toàn sai lầm, bởi vì bạn biết anh ấy chỉ vào một thời điểm nào đó, hay bởi những biến cố đã xảy ra vào một ngày tháng đặc biệt, và tách khỏi ngày tháng đó bạn không biết chút nào về anh ấy. Vì vậy điều gì quan trọng là gặp gỡ một con người khác luôn luôn bằng một cái trí trong sáng, không phải với những thành kiến của bạn, với những ý tưởng cố định của bạn, với những quan điểm của bạn.

Người hỏi: Cảm thấy là gì và chúng ta cảm thấy như thế nào?

Krishnamurti: Nếu bạn có những bài học môn sinh lý học, giáo viên của bạn sẽ giải thích cho bạn làm thế nào hệ thần kinh của con người được hình thành. Khi một ai đó cấu véo bạn, bạn cảm thấy đau đớn. Điều đó có nghĩa là gì? Thần kinh của bạn chuyên chở một cảm giác đến bộ não, bộ não giải thích nó như đau đớn, và rồi bạn nói rằng, “Anh đã làm đau đớn tôi.” Bây giờ, đó là một phần của cảm thấy vật lý.

Tương tự như vậy, có cảm thấy tâm lý, phải vậy không? Nếu bạn nghĩ rằng bạn đẹp đẽ và một ai đó nói rằng, “Bạn là một con người xấu xí,” bạn cảm thấy bị tổn thương. Mà có nghĩa là gì? Bạn nghe những từ ngữ nào đó mà bộ não giải thích như khó chịu hay sỉ nhục, và bạn bị bực dọc; hay một ai đó nịnh nọt bạn, và bạn nói rằng, “Thú vị làm sao khi nghe những lời này.” Vì vậy suy nghĩ-cảm thấy là một phản ứng – một phản ứng đến đau nhói khi bị kim châm, đến một lăng mạ, đến nịnh nọt và vân vân. Toàn việc này là tiến hành của suy nghĩ-cảm thấy; nhưng nó còn phức tạp nhiều hơn là việc này, và bạn có thể đi sâu hơn và sâu hơn vào nó.

Bạn thấy không, khi chúng ta có một cảm thấy, chúng ta luôn luôn đặt tên nó, phải vậy không? Chúng ta nói nó là dễ chịu hay đau đớn. Khi chúng ta tức giận, chúng ta cho cảm thấy đó một cái tên, chúng ta gọi nó là tức giận; nhưng có khi nào bạn suy nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không đặt tên cho một cảm thấy? Bạn thử nó đi. Lần sau bạn tức giận, đừng đặt tên nó, đừng gọi nó là tức giận; chỉ tỉnh thức cảm thấy đó mà không đặt cho nó một cái tên, và xem thử điều gì xảy ra.

Người hỏi: Sự khác nhau giữa nền văn hóa Ấn độ và nền văn hóa Mỹ là gì?

Krishnamurti: Khi chúng ta nói về nền văn hóa Mỹ chúng ta thông thường có nghĩa là nền văn hóa Châu âu được gieo trồng ở nước Mỹ, một nền văn hóa được bổ sung và mở rộng khi gặp gỡ những biên giới mới, vật chất cũng như tinh thần.

Và nền văn hóa Ấn độ là gì? Văn hoá bạn có ở đây là gì? Bạn có ý nói gì qua từ ngữ “văn hóa”? Nếu bạn đã từng làm bất kỳ công việc làm vườn nào bạn biết làm thế nào để vun sới và chuẩn bị đất. Bạn đào, vất những cục đá đi, và nếu cần thiết bạn thêm vào phân bón, một pha trộn của những lá cây thối rữa, cỏ, phân bón, và những loại chất hữu cơ khác, để làm cho đất màu mỡ, và sau đó bạn trồng trọt. Đất màu mỡ đem chất dinh dưỡng đến cho cây, và cái cây đó dần dần sản sinh ra cái vật đẹp tuyệt vời kia được gọi là một bông hồng.

Hiện nay, nền văn hóa Ấn độ giống như thế đó. Hàng triệu người đã tạo ra nó bởi những tranh đấu của họ, bởi vận dụng ý chí của họ, bởi muốn việc này và chống cự lại việc kia, bởi liên tục suy nghĩ, chịu đựng đau khổ, sợ hãi, lẩn tránh, thích thú; khí hậu, thực phẩm và trang phục cũng có ảnh hưởng của chúng vào nó. Vì vậy chúng ta có ở đây một mảnh đất tuyệt vời, mảnh đất đó là cái trí; và trước khi nó hoàn toàn bị đúc khuôn, đã có một ít người sáng tạo, tràn đầy sức sống bùng nổ khắp Châu á. Họ đã không nói, như bạn nói rằng, “Tôi phải tuân theo những luật lệ của xã hội. Cha của tôi sẽ nghĩ gì nếu tôi không như vậy”? Trái lại, họ là những con người đã tìm ra cái gì đó và họ không thờ ơ lãnh đạm, họ nóng bỏng sôi sục bởi cái gì đó. Bây giờ, toàn bộ những việc đó là nền văn hóa Ấn độ. Bạn nghĩ điều gì, thức ăn bạn ăn, quần áo bạn mặc, cách cư xử của bạn, những truyền thống của bạn, lời nói của bạn, những bức tranh và những bức tượng của bạn, những thần thánh của bạn, những vị giáo sĩ của bạn và những quyển sách thiêng liêng của bạn – tất cả những việc đó là văn hóa Ấn độ, phải vậy không?

Vì vậy văn hóa Ấn độ trong một chừng mực hơi khác biệt văn hoá Châu âu, nhưng phía dưới đó sự chuyển động đều giống hệt nhau. Chuyển động này có lẽ tự thể hiện khác biệt ở nước Mỹ, bởi vì những đòi hỏi khác biệt ở đó; họ có ít truyền thống hơn và có nhiều tủ lạnh hơn, nhiều xe hơi hơn, và vân vân. Nhưng nó là cùng chuyển động ở phía dưới – chuyển động để tìm ra hạnh phúc, để tìm ra Chúa là gì, sự thật là gì, chân lý là gì; và khi chuyển động này ngừng lại, nền văn hóa suy đồi, như nó đã xảy ra trong quốc gia này. Khi chuyển động này bị ngăn chặn bởi uy quyền, bởi truyền thống, bởi sợ hãi, có sự thối rữa, thoái hóa.

Sự thôi thúc để tìm ra sự thật là gì, Chúa là gì, là thôi thúc thực sự duy nhất và tất cả những thôi thúc khác đều là phần phụ. Khi bạn ném một viên đá vào mặt nước đứng yên, nó làm thành những vòng tròn lan rộng. Những vòng tròn lan rộng này là những chuyển động phụ, những phản ứng xã hội, nhưng chuyển động thực sự thì ngay ở trung tâm, mà là chuyển động để tìm ra hạnh phúc, Chúa, sự thật; và bạn không thể tìm ra nó chừng nào bạn còn bị vướng vào sợ hãi, bị nhốt giữ bởi đe dọa. Từ khoảnh khắc có sự phát sinh của đe dọa và sợ hãi, nền văn hóa suy đồi.

Đó là lý do tại sao rất quan trọng, khi bạn còn nhỏ không trở nên bị quy định, không bị nhốt trong sợ hãi của cha mẹ bạn, của xã hội, để cho trong bạn có chuyển động không thời gian này để khám phá điều gì là sự thật. Những con người tìm ra sự thật là gì, Chúa là gì – chỉ những con người như thế đó mới có thể tạo ra một văn minh mới, một văn hóa mới; không phải những con người tuân phục, hay những con người chỉ phản kháng trong nhà tù của tình trạng quy định cũ. Bạn có lẽ khoác vào những chiếc áo choàng của người tu khổ hạnh, tham gia tổ chức này hay tổ chức kia, từ bỏ một tôn giáo này để theo một tôn giáo khác, cố gắng bằng nhiều cách để được tự do; nhưng nếu trong bạn không có tự do này để tìm ra điều gì là sự thật, điều gì là chân lý, điều gì là tình yêu, những nỗ lực của bạn sẽ không có ý nghĩa. Có lẽ bạn rất có học thức và làm những sự việc mà xã hội gọi là tốt lành, nhưng tất cả chúng đều ở trong những bức tường ngục tù của truyền thống và vì vậy chẳng có giá trị cách mạng gì cả.

Người hỏi: Ông nghĩ gì về những người Ấn độ?

Krishnamurti: Đó thực sự là một câu hỏi ngây thơ, phải vậy không? Thấy những sự kiện mà không có quan điểm là một việc, nhưng có những quan điểm về những sự kiện là một việc hoàn toàn khác hẳn. Đó là một việc khi chỉ thấy cái sự kiện rằng nguyên một chủng tộc bị vướng mắc trong mê tín, trong sợ hãi, nhưng hoàn toàn là một việc khác khi thấy cái sự kiện đó và chỉ trích nó. Những quan điểm không quan trọng, bởi vì tôi sẽ còn có một quan điểm khác nữa. Quan tâm đến những quan điểm là một hình thức ngu xuẩn của suy nghĩ. Điều quan trọng là thấy những sự kiện như chúng là mà không có quan điểm, không có đánh giá, không có so sánh.

Cảm thấy vẻ đẹp mà không có quan điểm là trực nhận thực sự duy nhất về vẻ đẹp. Tương tự như vậy, nếu bạn có thể thấy những người Ấn độ chính xác như họ là, thấy họ rất rõ ràng mà không có những quan điểm cố định, mà không đánh giá, rồi thì điều gì bạn thấy sẽ là sự thật.

Những người Ấn độ có những cách cư xử nào đó, những phong tục nào đó của riêng họ, nhưng căn bản họ cũng giống như bất kỳ người nào khác. Họ chán nản, họ hung ác, họ sợ hãi, họ phản kháng bên trong nhà tù của xã hội, cũng giống như người ta làm ở mọi nơi. Giống như những người Mỹ, họ cũng muốn thoải mái, chỉ là lúc này họ không có nó trong chừng mực nào đó. Họ có một truyền thống nặng nề về việc từ bỏ thế giới và cố gắng để trở nên thánh thiện; nhưng họ cũng có những tham vọng bám rễ sâu, đạo đức giả, tham lam, ganh tị, và họ bị vỡ vụn bởi những giai cấp, như những con người ở khắp mọi nơi, chỉ khác là ở đây có nhiều hung tợn hơn. Ở đây trong Ấn độ bạn có thể thấy rõ ràng toàn hiện tượng của điều gì đang xảy ra trong thế giới. Chúng ta muốn được thương yêu, nhưng chúng ta không biết tình yêu là gì; chúng ta không hạnh phúc, khao khát một cái gì đó thực sự, và chúng ta quay sang những sách vở, kinh Upanishads, kinh Gita, hay kinh Bible, vì vậy chúng ta bị mất hút trong từ ngữ, trong những giả thuyết. Dù nó ở đây, hay ở Nga, hay ở Mỹ, cái trí của con người đều giống hệt nhau, chỉ khác là nó tự thể hiện trong nhiều cách khác nhau dưới những bầu trời khác nhau và những chính thể khác nhau.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/02/2011(Xem: 30047)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
10/02/2011(Xem: 16226)
Được thân người và gặp được Phật Pháp mà để cho thời gian luống qua vô ích thì quả là uổng cho một kiếp người. Xin hãy lắng nghe và phụng hành theo những lời khuyên dạy của Đức Từ Phụ...
06/02/2011(Xem: 12595)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
25/01/2011(Xem: 10817)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
23/01/2011(Xem: 3003)
Trước đây người Việt đã có mặt trên khắp thế giới – đặc biệt tại Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nga, Đông Âu v.v… là do các chương trình du học hoặc làm việc trong các tòa đại sứ hoặc đi lính cho Pháp từ thời Thế Chiến I, nhưng con số không nhiều. Chỉ từ sau năm 1975 con số bỗng vọt lên tới trên 3 triệu do các đợt “di tản”, “thuyền nhân” (Boat People), “đoàn tụ gia đình” và “hợp tác lao động”.
18/01/2011(Xem: 4601)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
12/01/2011(Xem: 15877)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
10/01/2011(Xem: 5834)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
05/01/2011(Xem: 2899)
Nền giáo dục của Đức Phật đứng trên lập trường nhân bản, nêu cao tinh thần tự giác của con người, đó là vấn đề chủ yếu giúp con người đánh thức trí tuệ của mình, biết điều hành được cuộc sống tâm lý và vật lý của chính mình để đạt đến giải thoát và giác ngộ, biết hướng con người thích ứng với môi trường sống trong xã hội tiến bộ, biết sáng suốt nhìn và biết sống như thế nào để đem lại hạnh phúc cho chính mình và cộng đồng xã hội…
05/01/2011(Xem: 8424)
Hiện đại hoá đạo Phật không có nghĩa là thế tục hóa đạo Phật. Đạo Phật đi vào cuộc đời nhưng không bị cuộc đời làm giảm mất đi những đặc tính siêu việt của nó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567