Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10-Vẻ đẹp bên trong

29/06/201115:25(Xem: 5169)
10-Vẻ đẹp bên trong

NGHĨ VỀ NHỮNG ĐIỀU NÀY
Nguyên tác: Think on These Thingsby Jiddu Krishnamurti
Lời dịch: ÔNG KHÔNG Bản dịch 2006 – Hiệu đính 7- 2008

Chương 10
Vẻ đẹp bên trong

Tôi chắc chắn tất cả chúng ta lúc này hay lúc khác đã trải nghiệm một ý thức lớn lao của an bình và vẻ đẹp tràn vào chúng ta từ những cánh đồng xanh, cảnh mặt trời đang lặn, những dòng nước lặng lờ, hay những đỉnh núi phủ đầy tuyết. Nhưng vẻ đẹp là gì? Có phải đó chỉ là sự tán thưởng mà chúng ta cảm thấy, hay vẻ đẹp là sự việc tách rời khỏi nhận thức? Nếu bạn có khiếu thẩm mỹ về quần áo, nếu bạn sử dụng màu sắc hài hòa, nếu bạn có những cách cư xử cao quý, nếu bạn nói năng từ tốn và giữ tư thế ngay thẳng, tất cả việc đó tạo ra vẻ đẹp, phải không? Nhưng đó chỉ là sự thể hiện bên ngoài của trạng thái bên trong, giống như một bài thơ bạn viết hay một bức tranh bạn vẽ. Bạn có thể nhìn ngắm cánh đồng xanh phản ảnh dưới con sông nhưng không tận hưởng vẻ đẹp, chỉ đi ngang qua nó. Nếu, giống như một người dân chài, hàng ngày bạn nhìn thấy những con chim én bay lượn là là trên mặt nước, nó có thể chẳng có ý nghĩa bao nhiêu cho bạn; nhưng nếu bạn ý thức được vẻ đẹp lạ thường của một cái gì đó giống như thế, nó là cái gì mà xảy ra bên trong bạn và làm cho bạn nói rằng, “Đẹp quá đi!” Điều gì xảy ra để tạo thành cái ý thức bên trong về vẻ đẹp này? Có vẻ đẹp của hình dáng bên ngoài: quần áo đẹp, những bức tranh đẹp, đồ đạc đẹp, hay không có đồ đạc gì cả, ngoại trừ những bức tường, những cửa sổ cân xứng, trơ trọi nhưng hoàn hảo trong hình thể, và vân vân. Tôi không đang nói về việc đó, nhưng về điều gì xảy ra để tạo ra cái vẻ đẹp bên trong này.

Chắc chắn, để có vẻ đẹp bên trong này, phải có sự buông bỏ hoàn toàn; ý thức của không bị giam giữ, của không bị kềm hãm, của không phòng vệ, không chống đối; nhưng sự buông bỏ trở thành hỗn loạn nếu không có tánh mộc mạc cùng nó. Và bạn biết sống mộc mạc, thỏa mãn chút ít và không suy nghĩ dựa vào “nhiều hơn có nghĩa là gì không”? Phải có sự buông bỏ này cùng mộc mạc thăm thẳm bên trong – mộc mạc mà đơn sơ lạ thường bởi vì cái trí không đang tìm hiểu, không đang thâu lượm, không đang suy nghĩ dựa vào “nhiều hơn.” Chính là sự đơn sơ được sinh ra từ buông bỏ cùng mộc mạc mới tạo ra trạng thái của vẻ đẹp sáng tạo. Nhưng nếu không có tình yêu, bạn không thể nào đơn sơ, bạn không thể nào mộc mạc. Bạn có lẽ nói về đơn sơ và mộc mạc, nhưng nếu không có tình yêu chúng chỉ là một hình thức của cưỡng bách, và vì vậy không có buông bỏ. Chính con người từ bỏ anh ấy, quên đi hoàn toàn anh ấy mới có tình yêu, và vì vậy tạo ra trạng thái của vẻ đẹp sáng tạo.

Hiển nhiên vẻ đẹp gồm cả vẻ đẹp hình dáng; nhưng nếu không có vẻ đẹp bên trong, sự tán thưởng thuần túy bằng giác quan về vẻ đẹp hình dáng dẫn đến thoái hóa, không hòa đồng. Có vẻ đẹp bên trong chỉ khi nào bạn cảm thấy tình yêu thực sự cho những con người và cho tất cả những sự vật của trái đất; và với tình yêu đó sẽ mang lại một ý thức ân cần, cảnh giác, kiên nhẫn lạ thường. Bạn có lẽ có được kỹ thuật hoàn hảo, như một ca sĩ hay một thi sĩ, bạn có lẽ biết làm thế nào để vẽ hay đặt những từ ngữ vào với nhau, nhưng nếu không có vẻ đẹp sáng tạo này bên trong này, tài năng của bạn sẽ không có ý nghĩa bao nhiêu cả.

Rủi thay, hầu hết chúng ta đang trở nên mỗi lúc một trở thành những chuyên viên kỹ thuật. Chúng ta đậu những kỳ thi, thâu lượm được kỹ thuật này hay kỹ thuật kia với mục đích kiếm sống; nhưng thâu lượm kỹ thuật hay phát triển khả năng mà không lưu ý đến trạng thái bên trong, chỉ tạo ra sự xấu xa và hỗn loạn trong thế giới. Nếu chúng ta đánh thức được vẻ đẹp sáng tạo ở bên trong, chính nó tự bộc lộ ở bên ngoài, vậy thì có trật tự. Nhưng việc đó còn khó khăn nhiều hơn thâu lượm một phương pháp kỹ thuật, bởi vì nó có nghĩa là từ bỏ chính chúng ta hoàn toàn, đang hiên hữu mà không sợ hãi, không kềm hãm, không chống cự, không phòng vệ; và vẫn vậy chúng ta có thể từ bỏ chính chúng ta chỉ khi nào có mộc mạc, một ý thức đơn sơ lớn lao ở bên trong. Bên ngoài chúng ta có lẽ đơn giản, chúng ta có lẽ chỉ có một ít quần áo và hài lòng với một bữa ăn một ngày; nhưng đó không là mộc mạc. Có mộc mạc khi cái trí có khả năng trải nghiệm vô hạn – khi nó có trải nghiệm, và tuy nhiên vẫn giữ được sự đơn sơ. Nhưng trạng thái đó có thể hiện hữu chỉ khi nào cái trí không còn đang suy nghĩ, dựa vào “nhiều hơn,” dựa vào đang có được hay đang trở thành một cái gì đó nhờ vào thời gian.

Điều gì tôi đang nói có lẽ khó khăn cho bạn hiểu rõ, nhưng nó thực sự rất quan trọng. Bạn thấy không, những kỹ thuật gia không là những con người sáng tạo; và mỗi lúc lại càng có nhiều kỹ thuật gia trên thế giới, những người biết làm cái gì và làm nó như thế nào, nhưng lại không là những người sáng tạo. Ở nước Mỹ có những máy tính có khả năng giải quyết trong ít phút những vấn đề toán học mà một người phải làm việc mười tiếng đồng hồ trong một ngày, trong một trăm năm để giải quyết nó. Những cái máy phi thường này đang được phát triển. Nhưng những máy móc không bao giờ có thể là những con người sáng tạo – và những con người đang trở nên mỗi lúc một giống như những cái máy. Thậm chí khi họ phản kháng, sự phản kháng của họ vẫn còn trong những giới hạn của máy móc và vì vậy không là phản kháng chút nào cả.
Vì vậy tìm ra sáng tạo là gì rất quan trọng. Bạn có thể sáng tạo chỉ khi nào có từ bỏ – mà thực ra có nghĩa là, khi không có ý thức của thúc đẩy, không có sợ hãi của không hiện hữu, của không kiếm được, của không đến được. Rồi thì có mộc mạc, đơn sơ, và cùng nó có tình yêu. Toàn bộ việc đó là vẻ đẹp, trạng thái sáng tạo.

Người hỏi: Linh hồn có tồn tại sau khi chết không?

Krishnamurti: Nếu bạn thực sự muốn biết, làm thế nào bạn sẽ tìm ra được đây? Bằng cách đọc điều gì Shankara, Buddha hay Christ đã nói về nó hay sao? Bằng cách lắng nghe những người lãnh đạo hay những vị thánh riêng của bạn hay sao? Tất cả họ có lẽ hoàn toàn sai lầm. Bạn có sẵn sàng công nhận việc này – mà có nghĩa rằng cái trí của bạn đang ở trong một vị trí tìm hiểu hay không?

Chắc chắn, đầu tiên bạn phải tìm ra, liệu rằng có một linh hồn tồn tại hay không? Linh hồn là gì? Bạn có biết nó là gì hay không? Hay bạn chỉ được người ta bảo rằng có một linh hồn – được bảo bởi cha mẹ của bạn, bởi người giáo sĩ, bởi một quyển sách đặc biệt, bởi môi trường văn hóa của bạn – và đã chấp nhận nó.

Từ ngữ “linh hồn” ám chỉ một cái gì đó vượt ngoài sự hiện hữu thuần túy vật chất, phải vậy không? Có cái thân thể vật chất của bạn, và cũng vậy có nhân cách của bạn, những khuynh hướng của bạn, những đạo đức của bạn; và vượt quá giới hạn tất cả việc này bạn nói rằng có cái linh hồn. Nếu trạng thái đó hiện hữu, nó phải thuộc về tinh thần, một cái gì đó mà có chất lượng của không thời gian; và bạn đang hỏi liệu rằng có một cái gì đó thuộc tinh thần tồn tại sau khi chết. Đó là một phần của câu hỏi.

Phần còn lại là: chết là gì? Bạn có biết chết là gì không? Bạn muốn biết liệu rằng có sự tồn tại sau khi chết; nhưng, bạn biết không, câu hỏi đó không quan trọng. Câu hỏi quan trọng là: bạn có thể biết được chết trong khi bạn đang sống hay không? Nó có ý nghĩa gì nếu người ta bảo với bạn rằng có hay không có sự tồn tại sau khi chết? Bạn vẫn còn không biết được. Nhưng bạn có thể tìm ra cho chính mình chết là gì, không phải sau khi bạn đã chết, nhưng trong khi bạn đang sống, khoẻ mạnh, đầy sức sống, trong khi bạn đang suy nghĩ, đang cảm thấy.

Đây cũng là một phần của giáo dục. Được giáo dục không chỉ phải có hiệu quả trong môn toán, lịch sử hay địa lý, nó cũng phải có khả năng hiểu rõ cái sự việc lạ thường này được gọi là chết – không phải khi bạn đang hấp hối phần thân thể vật chất, nhưng trong khi bạn đang sống, trong khi bạn đang cười, trong khi bạn đang leo lên một cái cây, trong khi bạn đang chèo một con thuyền hay đang bơi lội. Chết là cái không biết được, và điều gì cần chú ý là biết được cái không biết được trong khi bạn đang sống.

Người hỏi: Khi chúng ta bị bệnh tật, tại sao cha mẹ chúng ta lại lo âu và lo âu cho chúng ta?

Krishnamurti: Hầu hết cha mẹ ít ra cũng một phần nào đó lưu tâm chăm sóc con cái của họ, để ý chúng, nhưng khi họ lo âu và lo âu cho các bạn nó chỉ ra rằng họ quan tâm nhiều đến chính họ hơn là đến con cái của họ. Họ không muốn bạn chết, bởi vì họ nói rằng, “nếu con trai hay con gái chúng tôi chết, chuyện gì sẽ xảy ra cho chúng tôi?” Nếu cha mẹ yêu quí con cái của họ, bạn biết điều gì xảy ra không? Nếu cha mẹ bạn thực sự yêu quí bạn, họ sẽ chắc chắn rằng bạn không còn nguyên nhân cho sự sợ hãi, rằng bạn là con người lành mạnh và hạnh phúc; họ sẽ chắc chắn rằng không có chiến tranh, không có nghèo đói trong thế giới, rằng xã hội không hủy diệt bạn hay bất kỳ người nào quanh bạn, dù rằng đó là những dân làng, hay những con người trong những thị trấn, hay những thú vật. Chính bởi vì những bậc cha mẹ không thực sự yêu con cái của họ nên mới có những cuộc chiến tranh, nên mới có những người giàu có và những người nghèo khổ. Họ đã đầu tư toàn bộ thân tâm riêng của họ trong con cái và qua con cái họ hy vọng được tiếp tục, và nếu bạn bị bệnh quá nặng họ lo âu; vì vậy họ quan tâm với sự đau khổ riêng của họ. Nhưng họ sẽ không thừa nhận việc đó.

Bạn thấy không, tài sản, đất đai, tên tuổi, giàu sang và gia đình là những phương tiện của sự tiếp tục riêng của người ta, mà cũng được gọi là bền vững; và khi một điều gì đó xảy ra cho con cái của họ thì cha mẹ bị kinh hãi, bị cuốn hút vào sự đau khổ lớn lao, bởi vì theo căn bản họ quan tâm đến chính bản thân họ. Nếu cha mẹ thực sự quan tâm đến con cái của họ, xã hội sẽ được thay đổi ngay tức khắc; chúng ta sẽ có một loại giáo dục khác hẳn, những ngôi nhà khác hẳn, một thế giới không còn chiến tranh.

Người hỏi: Những đền chùa có nên mở cửa cho tất cả mọi người thờ phụng hay không?

Krishnamurti: Đền chùa là gì? Nó là một nơi thờ phụng mà trong đó có một biểu tượng của Chúa, biểu tượng là một hình ảnh được tưởng tượng bởi cái trí và được chạm khắc từ đá bằng bàn tay. Cái cục đá đó, cái hình ảnh đó, không là Chúa, đúng chứ? Nó chỉ là một biểu tượng, và một biểu tượng giống như cái bóng của bạn khi đi dưới ánh nắng mặt trời. Cái bóng không là bạn; và những biểu tượng này trong những đền chùa không là Chúa, không là sự thật, chân lý. Vì vậy tại sao lại phải đặt thành vấn đề ai đi vào hay ai không đi vào đền chùa? Tại sao lại phải rối rắm về nó như vậy? Sự thật có thể ở trên một chiếc lá khô, nó có lẽ trong một tảng đá nằm bên lề đường, trong những dòng nước đang phản ảnh vẻ đẹp của một buổi chiều, trong những đám mây, trong nụ cười của người phụ nữ đang vác một bó nặng. Trong toàn thể thế giới này có sự thật, không nhất thiết trong đền chùa; và thông thường nó không ở trong đền chùa, bởi vì đền chùa đó được tạo ra từ sự sợ hãi của con người, nó được đặt nền tảng trên ham muốn của con người để có được sự an toàn, dựa vào sự phân chia của con người về những niềm tin và giai cấp. Thế giới này là thế giới của chúng ta, chúng ta là những con người đang sống cùng nhau, và nếu một con người đang tìm kiếm Chúa anh ấy tránh xa những đền chùa bởi vì chúng phân chia con người. Nhà thờ Thiên chúa giáo, thánh đường Hồi giáo, ngôi đền Ấn độ giáo riêng của bạn – tất cả chúng đều phân chia con người, và một con người đang tìm kiếm Chúa sẽ chẳng có những sự việc này. Vì vậy câu hỏi liệu rằng một ai đó có nên đi vào đền chùa hay không chỉ là một đề tài chính trị; nó không là sự thật.

Người hỏi: Kỷ luật đóng vai trò gì trong cuộc sống chúng ta?

Krishnamurti: Rủi thay nó đóng một vai trò to lớn, phải vậy không? Một phần lớn cuộc sống của các bạn được kỷ luật: hãy làm việc này và đừng làm việc kia. Bạn được bảo khi nào thức dậy, ăn cái gì và đừng ăn cái gì, bạn phải biết cái gì và không được biết cái gì; bạn được bảo rằng bạn phải đọc sách, đi đến những lớp học, thi đậu những kỳ thi, và vân vân. Cha mẹ của bạn, giáo viên của bạn, xã hội của bạn, truyền thống của bạn, những quyển sách thiêng liêng của bạn đều bảo bạn phải làm gì; vì vậy cuộc sống của bạn bị giới hạn, bị vây quanh bởi kỷ luật, phải vậy không? Bạn là một tù nhân của làm cái này và không được làm cái kia, chúng là những song chắn của cái cũi của bạn.
Bây giờ, điều gì xảy ra cho một cái trí bị trói buộc bởi kỷ luật? Chắc chắn, chỉ khi nào bạn sợ hãi một cái gì đó, khi bạn kháng cự một cái gì đó, thì phải có kỷ luật; vậy thì bạn phải kiểm soát, giam giữ chính mình lại. Hoặc bạn làm việc này vì ý muốn riêng của bạn, hoặc xã hội làm nó cho bạn – xã hội là cha mẹ của bạn, giáo viên của bạn, truyền thống của bạn, những quyển sách thiêng liêng của bạn. Nhưng nếu bạn bắt đầu tìm hiểu, khám phá, nếu bạn học hỏi và hiểu rõ mà không có sợ hãi, vậy thì kỷ luật có cần thiết nữa hay không? Bởi vì chính hiểu rõ đó tạo ra trật tự thực sự riêng của nó, mà không được sinh ra từ áp đặt hay cưỡng bách.
Làm ơn hãy suy nghĩ điều này; bởi vì khi bạn bị kỷ luật qua sợ hãi, bị nghiền nát bởi sự cưỡng bách của xã hội, bị điều phối bởi điều gì cha mẹ và giáo viên của bạn dạy dỗ, bạn không có tự do, không có hân hoan, và tất cả những hành động khởi đầu đều không có. Nền văn hóa càng cổ xưa bao nhiêu, gánh nặng của truyền thống mà kỷ luật bạn càng nặng nề bấy nhiêu, sai bảo bạn phải làm điều gì và không được làm điều gì; và thế là bạn bị đàn áp, thuộc tâm lý bạn bị san bằng như thể một cái máy cán thép chạy qua bạn. Đó là điều gì đã xảy ra ở Ấn độ. Gánh nặng của truyền thống quá khủng khiếp đến độ tất cả những hành động khởi đầu đều bị hủy diệt, và bạn đã không là một cá thể nữa; bạn chỉ còn là một phần của cỗ máy xã hội, và với việc đó bạn lại mãn nguyện. Bạn hiểu không? Bạn không phản kháng, nổ tung, thoát ra. Cha mẹ bạn không muốn bạn phản kháng, giáo viên của bạn không muốn bạn phá vỡ, vì vậy giáo dục của bạn chỉ nhằm mục đích tạo cho bạn tuân phục vào một khuôn mẫu đã được thiết lập. Vậy thì bạn không thể là một con người tổng thể, bởi vì sợ hãi gặm nhấm quả tim của bạn; và chừng nào còn sợ hãi thì không có hân hoan, không có sáng tạo.

Người hỏi: Ngay bây giờ, khi ông đang nói về những đền chùa, ông nói đến hình tượng của Chúa như thể là một cái bóng. Chúng ta không thể thấy một cái bóng của một con người nếu không có một con người thực sự tỏa vào cái bóng đó.

Krishnamurti: Bạn thỏa mãn với cái bóng à? Nếu bạn đói, liệu bạn sẽ thỏa mãn khi chỉ nhìn thức ăn hay sao? Vậy thì tại sao lại thỏa mãn với cái bóng trong đền chùa? Nếu bạn muốn hiểu rõ sâu xa sự thật, bạn sẽ thả cái bóng đó đi. Nhưng, bạn thấy không, bạn bị mê hoặc bởi cái bóng, cái biểu tượng, cái hình ảnh bằng đá. Hãy nhìn điều gì đang xảy ra trên thế giới. Con người đã bị phân chia bởi vì họ thờ phụng một cái bóng đặc biệt nào đó trong một thánh đường, trong một đền chùa, trong một nhà thờ. Có thể có vô số những cái bóng, nhưng chỉ có một sự thật, chân lý, mà không thể bị phân chia; và đối với chân lý đó thì không có con đường, cũng không thuộc Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Ấn độ giáo, hay bất kỳ tôn giáo nào khác.

Người hỏi: Những kỳ thi có lẽ không cần thiết cho cậu trai hay cô gái giàu có mà tương lai của họ đã được bảo đảm, nhưng chúng không cần thiết cho những học sinh nghèo khổ mà phải chuẩn bị để mưu sinh hay sao? Và liệu rằng sự cần thiết của các em ít khẩn cấp hơn, đặc biệt nếu chúng ta đang sống trong xã hội như chúng là bây giờ hay không?

Krishnamurti: Bạn coi xã hội như nó là bây giờ vì quá quen thuộc. Tại sao vậy? Bạn là người không phụ thuộc vào giai cấp nghèo khổ, khá sung túc, tại sao bạn lại không phản kháng – không phải như một người cộng sản hay như một người xã hội, nhưng phản kháng toàn cấu trúc của xã hội? Bạn có thể làm việc này, vì vậy tại sao bạn không sử dụng thông minh của bạn để tìm ra điều gì là sự thật và tạo ra một xã hội mới? Con người nghèo khổ sẽ không phản kháng, bởi vì anh ấy không có năng lượng hay thời gian để suy nghĩ; anh ấy hoàn toàn bị bận rộn, anh ấy muốn có thức ăn, công việc làm. Nhưng bạn là người có nhàn rỗi, một ít thời gian rảnh rỗi để sử dụng thông minh của bạn, tại sao bạn không phản kháng đi? Tại sao bạn không tìm ra cái gì là một xã hội đúng đắn, một xã hội thực sự, và xây dựng một nền văn minh mới mẻ? Nếu nó không bắt đầu với bạn, rõ ràng nó sẽ không thể nào bắt đầu với những người nghèo khổ.

Người hỏi:Liệu những người giàu sang có sẵn sàng trao tặng nhiều thứ của họ vì lợi ích của những người nghèo khổ hay không?

Krishnamurti: Chúng ta không đang nói về cái gì người giàu sang nên trao tặng vì lợi ích của những người nghèo khổ. Dù họ có trao tặng nhiều bao nhiêu chăng nữa, nó vẫn không thỏa mãn cho những người nghèo khổ – nhưng điều đó không là vấn đề. Bạn là người giàu sang, và vì vậy là người có cơ hội để vun quén thông minh, bạn không thể thông qua cách mạng tạo ra một xã hội mới hay sao? Nó tùy thuộc vào bạn, không phải vào bất kỳ người nào khác; nó phụ thuộc vào mỗi người trong chúng ta, không phụ thuộc vào những người giàu sang hay những người nghèo khổ, hay những người cộng sản. Bạn thấy không, hầu hết chúng ta không có cái tinh thần phản kháng này, sự thôi thúc để phá vỡ này, để tìm ra này; và chính cái tinh thần này mới quan trọng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/09/2011(Xem: 3622)
Ngày nay nhân loại đang đứng trước vấn đề khủng hoảng môi sinh. Khủng hoảng môi sinh là sự ô nhiễm môi sinh do các phóng xạ, sự phân bạch, bụi bạch của thiên nhiên, nạn khai thác rừng, cháy rừng, giao thông vận tải quá tải, sự thiêu đốt, sự khai thác các nguồn năng lượng vô tội vạ, phục vụ cho nhu cầu phát triển công nghiệp nhẹ và nặng trong một nền kinh tế thị trường đầy lợi nhuận luôn biến động.
16/08/2011(Xem: 9138)
Khi Trung Cộng xâm lăng Tây Tạng năm 1950, người ta hứa hẹn đem hiện đại đến một vương quốc phong kiến cô lập. Thay vì thế, nó đã đến một sự cai trị đè nén tôn giáo và văn hóa đã làm cho chính phủ Tây Tạng đi đến lưu vong, kể cả lĩnh tụ tối cao giáo quyền và thế quyền của Tây Tạng. Được khám phá như hóa thân của tu sĩ cao cấpTây Tạng thứ 14 vào lúc hai tuổi và đăng quang lúc bốn tuổi, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đào thoát đến Ấn Độ năm 1959 và chưa bao giờ trở lại. Sau bốn mươi lăm năm cố gắng bảo tồn một quốc gia không lĩnh thổ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đang phải vật lộn với tương lai của Tây Tạng trong một cung cách thực tiển rất ngạc nhiên, một cách mà có thể có ngu ycơ khiến đồng bào của Ngài sự ủng hộ của quốc tế, và ngay cả gia đình của Ngài xa lánh.
15/08/2011(Xem: 3903)
Đức Phật là người chinh phục vĩ đại nhất. Ngài chinh phục thế giới bằng vũ khí của tình thương và chân lý
11/08/2011(Xem: 6183)
Tôi thích nhìn ngắm những sự việc như chúng là và đối diện những sự kiện; thuộc cá nhân tôi không có cảm tính của bất kỳ loại nào, tôi xóa sạch tất cả điều đó.
05/08/2011(Xem: 7636)
Mặt trời đang chiếu sáng trên chùa Tsuglakhang, trên đồi núi của Hy mã lạp sơn Ấn Độ, hàng trăm người Tây Tạng đang tập trung trong sân cho buổi lễ hội. Khi những thầy tu xới cơm trắng và rau cải hầm ra, những tiếng kèn và chập chỏa vang lên. Những lễ lược như vậy là thông thường ở đây - tu sĩ thường cung cấp thức ăn cho những dân làng địa phương như một hành động phục vụ để tích tập phước đức- nhưng không khí lễ hội dường như thu hút được tình cảm của vị hiền nhân sống bên cạnh ngôi chùa.
03/08/2011(Xem: 8163)
Thưa các vị Thanh thiếu niên: Mấy hôm trước một cơn mưa to ập đến, con đê vừa mới đắp để ngăn chặn dòng suối ở phía Tây đã sạt lỡ rất nguy hiểm, các vị pháp sư trong học viện đích thân dẫn đại chúng đến đó để sửa sang lại. Việc công quả trong Phật giáo cũng là một pháp tu, cũng là một thời khóa, tham gia công việc khiến cho chúng ta có thể hiểu rõ sự thánh thiện của việc làm, sự vĩ đại của việc phục vụ, từ công việc chúng ta có thể nhận thức được mình là người hữu dụng.
01/08/2011(Xem: 3944)
Khi chúng ta nhìn vào những kinh luận truyền thống của Đạo Phật dường như có rất ít liên hệ trực tiếp với những gì ngày nay gọi là khái niệm môi trường hay sinh thái học. Khi chúng ta thể nhập một cách thông minh vào thế giới mà Đức Phật đã sống và hành đạo, lý do của điều này sẽ trở nên rõ ràng hơn. Khung cảnh nổi bật lên là một nền văn hóa sống trong sự hòa hiệp vô cùng sâu xa với môi trường, nếu đôi khi phải nói là trong sự thông cảm của lối sống Phật Giáo, và một cuộc “Vận Động Môi Trường” đơn giản là không cần đến.
27/07/2011(Xem: 7132)
Dallas, Texas, USA,10 tháng Năm, 2011 - Đức Thánh Thiện đã bắt đầu vào hôm nay với cuộc gặp gở với cựu Điều hợp viên Đặc biệt của Hoa Kỳ cho những vấn đề của Tây Tạng, bà Paula Dobriansky. Sau đấy, ngài đã đi đến tư gia của Nguyên Tổng thống George W. Bush và phu nhân để gặp gở họ. Đức Thánh Thiện đã ở đấy khoảng một giờ đồng hồ. Tổng thống Bush đã nói rằng ông vinh hạnh được đón tiếp Đức Thánh Thiện.
20/07/2011(Xem: 6430)
Từ khi ngài tuyên bố từ bỏ trách nhiệm của một vị nguyên thủ chính quyền lưu vong Tây Tạng, đời sống của ngài đã thay đổi thế nào? Không có thay đổi gì nhiều, bởi vì trong thập niên vừa qua, từ năm 2001, chúng tôi đã có đội ngũ lĩnh đạo qua bầu cử. Tôi sẽ diễn tả vị trí của tôi là giống như vậy từ lúc ấy. Do vậy, những quyết định chính yếu là trong tay của những người dân cử.
19/07/2011(Xem: 5128)
Hiện nay câu hỏi này là một quan tâm chính đối với mọi người, bởi vì khoa học và công nghệ hiện đại đã phơi bày rõ ràng những khả năng xảy ra sự hủy diệt to tát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]