Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Những điều tai hại của truyện Tây Du

20/03/201110:34(Xem: 7359)
1. Những điều tai hại của truyện Tây Du

VĂN MiNH NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Những điều tai hại của truyện Tây Du

Trong quý vị độc giả, có lẽ phần đông đều biết bộ Tây Du diễn nghĩa rồi. Tôi cũng đã có xem lúc nhỏ. Có xem, là vì chung quanh mình người ta đều có sẵn, thì mình làm sao tránh đi cho được? Ảnh hưởng truyện Tây du và các thứ truyện nhảm nhí khác, gần đây tuy đã bị các nhà thức giả công kích, nhưng vẫn còn bám chặt trong đầu óc của nhiều người. Những sự hại của truyện đã nhiều, mà lại còn có thêm những người chuyên lợi dụng cái ý thích sai lầm của chúng ta mà cổ động thêm, hoặc trên tuồng hát, hoặc trong bài họa. Lại nhiều nhà xuất bản mạnh ai nấy in ra mà bán đủ các nơi để thu lợi.

Ai đã xem bộ truyện Tây du rồi, thật cũng chẳng hiểu đạo Phật là gì. Vì trong đó chỉ toàn là những chuyện hoang đường, tà mị, làm cho người thêm mê muội tối tăm. Dẫy đầy những hung thần, ác quỷ, làm cho người thêm hèn nhát tánh tình.

Đối với người có học thức thì có thể dễ dàng nhận ra ngay, chẳng qua thì là một mớ hỗn độn cả Lão giáo, Khổng giáo, Phật giáo... mà chẳng có nghĩa lý gì được diễn cho rành rẽ, chỉ toàn là những mối dị đoan. Nhưng đối với người bình dân hoặc đàn bà, con nít, thì lại dễ nhiễm vào mà càng ngu muội thêm. Đọc xong bộ sách, cũng chẳng biết ngài Huyền Trang sinh vào thế kỷ nào, chẳng biết Phật Thích-ca gốc ở xứ nào, mà chỉ thấy toàn những lối phỏng định mơ hồ.

Ta thử đi hỏi những người quen biết, trong mười người ắt có bảy tám người sẽ nói với ta rằng: Tây Du nào phải là chuyện bịa, mà là một pho lịch sử, trong ấy Tề thiên Đại thánh với Bát Giới, Sa Tăng cùng đưa Tam Tạng đi thỉnh kinh! Thậm chí có nhiều tăng sĩ cũng nghĩ như vậy. Và có một tu sĩ kia, viết sách cũng có kể chuyện nằm chiêm bao thấy Phật Quan Âm chỉ cho xem cây cầu lúc trước Đại Thánh khi thỉnh kinh có đi qua!

Người viết sách này lấy làm vui mà đưa ra đây nhiều chứng cứ để đánh đổ những lối dị đoan kia. Cuốn Văn minh nhà Phật này muốn nêu cao gương học Phật để phá hủy những sự tin tưởng hoang đường.

Độc giả xem sách này thì sẽ thấy ngài Huyền Trang, tức là Tam Tạng Pháp Sư, quả thật có đi thỉnh kinh, trải qua lắm nổi gian nguy thật, nhưng không có yêu tinh, quỷ quái gì toan ăn thịt. Độc giả cũng sẽ được biết ngài Huyền Trang sống vào thế kỷ nào, và Ngài đến viếng các nơi có dấu tích của Phật tổ như thế nào.

Đạo Phật suy đồi một phần là bởi con người thích tin vào các sự bày vẽ bên ngoài mà không tưởng đến chân lý bên trong. Thật người học Phật thì trước hết nên thông hiểu đạo lý và cách cư xử nhân từ. Bấy giờ sẽ nhờ ánh sáng đạo Phật mà ngày càng được cao thượng thêm. Điều rất đơn giản là hãy cứ chuyên tâm ăn ở hiền lành, cứu giúp và nâng đỡ người khác. Tâm tánh mình không để cho nhơ bợn, tham ác, thì tự mình sẽ lướt nhanh lên trên con đường đạo, chứ chẳng cần gì phải theo những thói dị đoan, cầu khẩn mãi các vị thánh thần!

Giả sử không có ngài Huyền Trang cùng các vị cao tăng khác qua Ấn Độ mà học đạo, thỉnh kinh, thì Phật giáo ở nước Trung Hoa hẳn ngày càng lộn xộn thêm, chắc rằng trong cõi Á Đông sẽ không mấy chỗ được hiểu đạo Phật cho rõ ràng. Thế nhưng có mấy người biết nghĩ đến kẻ đào giếng lấy nước xưa kia đâu! Người ta chỉ thường xem truyện Tây Du mà hiểu sai lệch về Ngài Huyền Trang, chẳng qua chỉ là một nhà sư muốn đi thỉnh kinh, nhưng phải nhờ có Tề Thiên, Bát Giới và Sa Tăng dẫn đường và trừ yêu quái cho, lại chẳng qua chỉ là một ông thầy tăng hay sợ sệt, lo lắng và trăm việc đều ỷ lại vào kẻ dẫn đường.

Thực tế thì Ngài Huyền Trang là một vị đại cao tăng. Cả Trung Quốc không có mấy người tinh thông đạo lý bằng Ngài. Thật là một bậc chân tài muốn chấn chỉnh Phật pháp và trừ đi những lối dị đoan, mơ hồ. Ngài là một người ham học, vì thấy đạo đức trong nước còn nhiều khiếm khuyết, nên dốc lòng qua Tây Trúc mà khảo cứu thêm, và sưu tầm những kinh quý về để lưu truyền. Chứ thật không phải muốn qua xứ Phật để thành Phật.

Ngài cũng là một người dày công chịu cực khổ không hề nản chí, ngã lòng. Cho đến thấy cái chết trước mắt mà chân vẫn bước tới luôn. Như lúc qua đồng cát mênh mông không còn một chút nước, nhưng Ngài vẫn cứ vững lòng đi!

Còn nói về tài trí thì tưởng cũng không còn chỗ nào chê trách được. Đi đến đâu Ngài cũng thuyết pháp, giảng kinh. Hàng vua chúa với các bậc cao tăng nơi nơi đều lấy làm tâm phục. Ngài nói chuyện người ta nghe không chán và khiến cho người phải đem lòng mến thương. Cho nên Ngài ra khỏi nước Trung Hoa một thân đơn độc, không có phép vua, không người bảo bọc, thế mà đến xứ lạ ai cũng yêu mến và trợ giúp cho một cách nhiệt thành.

Ngài là một người có tài về ngôn ngữ, biện luận chính đáng, rành mạch. Ngài lại có tài ngoại giao, giá như làm sứ đi lo việc hòa ước bang giao thì thật là hoàn toàn. Lại là một người trọng lẽ phải, cho nên đến những nước tuy theo đạo Phật mà tông phái có khác thì Ngài cũng chỉ thẳng ra. Những chỗ họ không chính đáng Ngài cũng sửa ngay cho, chứ không chịu lặng thinh vì sợ mích lòng. Bởi vậy, cho dù là bậc cao tăng mà hành đạo có sai lệch, tư tưởng chưa chính đính, thì Ngài cũng dám chỉ rõ ra. Có vài lần Ngài cùng với nhiều người khác luận đạo với nhau, họ bị Ngài đánh đổ, nhưng đó là những người có học, biết trọng chân lý, nên họ nhận Ngài là giỏi mà phục tài, chứ họ không có sự hờn oán.

Độc giả xem quyển sách này, sẽ thấy rõ tâm tánh, đức độ của ngài Huyền Trang, thì những sách làm cho ta hiểu lầm kia, phải kịp đính chánh ngay đi vậy.

Ngài Huyền Trang thật có qua Tây Thiên mà học đạo và thỉnh ba tạng kinh, nhưng không có những tích hoang đường yêu mỵ, rất hại đến tinh thần tôn giáo.

Tuy là một vị tăng đi cầu đạo, nhưng Ngài Huyền Trang chẳng kém những nhà thông thái du lịch đời nay. Mỗi khi đến một xứ sở nào, vào chầu một nhà vua, viếng thăm một bộ lạc, vào một đền chùa, dự một cuộc thuyết pháp hay tranh biện, cùng trải qua núi cao, vực thẳm, ao hồ, sa mạc, Ngài đều có ghi chép vào tập nhật ký của mình một cách tỉ mỉ. Những khi gặp rủi ro hay được may mắn, Ngài cũng ghi vào.

Khi về lại Trung Quốc, Ngài duyệt các bài nhật ký trong 17 năm du hành, in thành sách nhan đề Tây du ký. Thật là pho sách rất quý báu về nhiều phương diện: đạo đức, phong tục, địa dư, sử ký. Cuốn Tây du ký trước khi xuất bản lại được cái vinh hạnh này: chính tay Hoàng Đế Đường Thái Tông Đề-bài ngự chế. Đó là sách Tây du ký chân thật vậy.

Sáu, bảy trăm năm sau, vào đời nhà Nguyên (12771370) có một đạo sĩ tên là Khâu Xử Cơ nương theo bộ Tây du ký của Ngài mà đặt ra một bộ tiểu thuyết, trong ấy vai chánh lại là ngài Huyền Trang, đi thỉnh kinh trải qua 81 tai nạn, may nhờ ba người đệ tử có phép thuật là Tôn Ngộ Không, Sa Tăng và Bát Giới hộ vệ và trừ yêu quái cho. Nhưng tiếc thay, Khâu Xử Cơ cũng đề tựa sách mình là Tây du ký. Người Trung Hoa đọc bộ sách ấy phần đông đều lầm tưởng là chuyện thật. Lúc sau này, người ta lại còn trích lấy những việc lạ lùng ghê gớm trong sách ấy mà đưa lên phim ảnh, làm cho công chúng càng thêm mê hoặc.

Chính quyển Tây du ký của Khâu Xử Cơ được phiên dịch ra tiếng Việt, nhan đề Tây du diễn nghĩa hay Truyện Tây du, đã in ra hằng muôn bộ, mà dịch giả và nhà xuất bản chẳng hề cho biết đó là tiểu thuyết. Thành ra dân chúng Việt Nam ta hiểu sai, tin lầm, rất có hại cho tinh thần đạo dức nước nhà.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/12/2012(Xem: 14108)
Bát chánh đạo là con đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
12/12/2012(Xem: 10346)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
19/11/2012(Xem: 6922)
Tuy đức Phật không bàn chuyên vấn đề kinh tế, thế nhưng những ý kiến của Ngài phát biểu trong một số trường hợp cá biệt về vấn đề kinh tế, rất đáng được chúng ta lưu tâm, suy ngẫm. Đức Phật hết sức quan tâm đến động cơ và nội dung đạo đức của mọi chính sách và thực tiễn phát triển kinh tế, trong khi các nhà kinh tế học hiện đại lại rất coi nhẹ các vấn đề này.
19/11/2012(Xem: 10315)
Trước hết, Phật giáo không bác bỏ linh hồn, nếu linh hồn được hiểu đơn giản như là phần phi vật chất trong mỗi con người. Trong thuyết cơ bản của Phật giáo, như thuyết năm uẩn, phân tích người là một tập hợp năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Trong 5 uẩn thì chỉ có sắc uẩn là vật chất, còn 4 uẩn còn lại đều là phi vật chất, hay là thuộc phạm trù tinh thần.
16/11/2012(Xem: 5211)
Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống cung kính tùy thuận bậc Ðạo Sư; sống cung kính tùy thuận pháp; sống cung kính tùy thuận chúng Tăng; sống cung kính tùy thuận học pháp; sống cung kính tùy thuận không phóng dật; sống cung kính tùy thuận tiếp đón. Ðây là nhân, đây là duyên, sau khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp được tồn tại lâu dài
30/10/2012(Xem: 4076)
Một điều hiển nhiên là chiến tranh và các cơ sở quân sự lớn là nguồn bạo lực lớn nhất trên thế giới. Cho dù mục đích của chúng là phòng thủ hay tấn công, các tổ chức bạo lực mạnh mẽ này tồn tại chỉ để giết người. Chúng ta nên suy nghĩ cẩn trọng về thực tế của chiến tranh.
23/10/2012(Xem: 8097)
Sau khi Trưởng lão Mahinda, con trai của vua A Dục, truyền bá Phật pháp đến Srilanka và thực hiện một số việc liên quan đến việc truyền bá Phật pháp, vị vua trị vì đảo quốc này đã hỏi Trưởng lão rằng, có phải Tăng đoàn đã được thiết lập vững chắc ở đảo quốc này rồi không.
20/10/2012(Xem: 4897)
Nghiệp báo của sự tàn phá môi trường được phản ánh trong cuộc thảm sát đẫm máu bạo tàn dòng họ Thích Ca (Sakyā) bởi lòng hiềm thù mê muội của vua Tỳ Lưu Ly (Vidūdabha), được ghi lại một cách chi tiết trong kinh Tăng Nhất A Hàm.
10/10/2012(Xem: 9369)
Tôi muốn nói một vài điều về sự hòa hợp tôn giáo. Đôi khi, sự xung đột liên quan đến niềm tin tôn giáo. Thí dụ, trước đây ở Bắc Ái Nhĩ Lan, mặc dù sự xung đột đơn giản chỉ là vấn đề chính trị, nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một vấn đề tôn giáo... Tất cả chúng ta đều có tiềm năng của sự thiện hảo. Thế nên, hãy nhìn lại chính mình để thấy tất cả những tiềm năng tích cực ở trong ta.
08/10/2012(Xem: 9643)
Buông bỏ có nghĩa là “Nếu tôi có được những thức ăn mà tôi thích thì rất tốt. Nếu không có nó thì cũng không sao...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]