Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 6: Cõi Ta-bà: Sống, Chết và Tái sinh

18/03/201105:22(Xem: 4621)
Chương 6: Cõi Ta-bà: Sống, Chết và Tái sinh

Chương VI
Cõi Ta-bà: Sống, Chết và Tái sinh

ductin-khoahoc-tongiao-cover-2

Cõi ta-bà(tr. 157)

Ta-bà tượng trưng chu kỳ của sự hiệnhữu (sự sinh, sự sống và cái chết) chi phối bởi nghiệp(karma).Đấy làchiếc bánh xe của khổ đau hình thành từ các hiện tượng của sự hiện hữu.

Bám víu vào sự sốnglà một sự hão huyền(tr. 157)

Thật hoài công khi muốn bám víu vàosự hiện hữu này, dù sống đến trăm tuổi ta cũng phải chết một ngày nào đó. Hơn nữagiây phút ra đi không thể biết trước được, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Dù làngười giàu có, dù được những người chung quanh chăm sóc, sự sống này sớmmuộn cũngchấm dứt, không cứu vãn được. Của cải chẳng giúp được gì, cái chết của một ngườitỉ phú không khác cái chết của một con thú hoang.

Vô thường(tr. 157)

Trong chu kỳ hiện hữu,trên dòng nối tiếp bất tận của vô số kiếp tái sinh và trong khoảng thời gian củamỗi kiếp, bất thần tất cả vụt biến đổi. Tuy không có gì báo trước, thế nhưng hìnhnhư tất cả bỗng nhiên được tháo gỡ, địa vị xã hội sụp đổ, đoàn tụ trở thànhchia ly, sự sống trở thành cái chết. Hạnh phúc trôi nhanh. Tất cả những gì thuộcsở hữu của ta trở nên vô thường. Tấtcả những gì trước đây ta xem là thật cũng chỉ là vô thường.

Sân khấu của vô thường(tr. 157)

Tái sinh không phải là mộtcách tránh né cái chết. Trái lại, mỗi chúng ta trong từng ngày nhích lạigần hơnvới cái chết, tương tợ như những con vật được đưa đến lò sát sinh. Trongvũ trụnày, bất cứ gì đều bị chi phối bởi quy luật vô thường và sẽ tan rã. NgàiĐạt-laiLạt-ma thứ VII có nói như sau : "Những người còn trẻ, cường tráng và khoẻmạnh nhưng chết sớm chính là những vị thầy thuyết giảng cho chúng ta về vô thường.Vô thường tương tợ như một sân khấu, sau một màn trình diễn các diễn viên trở vàohậu trường thay y phục và sau đó lại trở ra ".

Nguồn gốc của sự sống hiện tại và tương lai(tr. 158)

Kinh sách Phật giáo giảngrằng tâm thức (esprit - spirit) không có khởi thủy, do dó sự tái sinh cũngkhông có khởi thủy. Phân tích cẩn thận và nghiêm túc sẽ thấy rằng tri thức(conscience - consciousness) không hề là nguyên nhân thực thể của vật chất, ngượclại vật chất cũng không phải là nguyên nhân thực thể của tri thức. Giả thuyếtduy nhất có thể chấp nhận được là nguyên nhân của tri thức là một tri thức khácđã có từ truớc. Đấy là một cách chứng minh và giải thích nguồn gốc của sự sống trongquá khứ và tương lai [sự tiếp nối của sự sống].

Tái sinh làm người là một sự quý hiếm(tr. 158)

Hãy tưởng tượng một cáiách [dùng cho bò kéo cày]bằng gỗ nạm vàng trôidạt trong một đại dương mênh mông. Có một con rùa già mù lòa sống trong đáy đạidương, cứ cách một trăm năm lại nổi lên mặt nước để thở một lần. Vậy thìcơ maykhiến con rùa chui đầu vào cái ách bằng vàng ấy là bao nhiêu? Đức Phật giảng rằngđược tái sinh dưới thể dạng con người cũng hiếm hoi như thế. [cái ách nạm vàng thật quý giá tượng trưng cho sự tái sinh làmngười, thế nhưng đồng thời nó cũng tượng trưng cho sự trói buộc và nhọc nhằn].

Tái sinh và đầu thai(tr. 158)

Chư Phật bảo rằng táisinh là một sự thật. Chính thế, đây là một sự thật hiển nhiên. Chúng ta tin rằngcó một thứ tri thức (conciuosness) thật tinh tế làm nguồn gốc phát sinh ra đủ mọithứ mà chúng ta gọi là sự sáng tạo. Tri thức tinh tế ấy hiện hữu trong mỗi cáthể từ lúc khởi thủy tiếp tục cho đến khi đạt được Phật tính. Đấy là gì mà ngườita gọi là sự "hiện hữu" (être - being). Nó có thể mang nhiều hình tướngkhác nhau, chẳng hạn như một con thú, một con người hoặc cũng có thể là một vịPhật. Đấy là nguyêntắc căn bản của giả thuyết tái sinh.

Theo dòng thời gian từ thế kỷ nàysang thế kỷ khác, tâm thức tinh tế chuyển đổi từ hình tướng này sang hình tướngkhác và tìm cách đạt được Phật tính. Nếutái sinh là một sự bắt buộc, đầu thai là một sự chọn lựa. Quyền được chọn lựa dànhriêng cho một số cá thể xứng đáng, chủ động được sự tái sinh của mình trong tươnglai, đấy là trường hợp của chư Phật và một số người khác nữa.

Khi tâm thức đạt được mộtcấp bậc phẩmtính nào đó mà chúng ta gọi là tri thức tinh tế, tâm thức không còn chếtnữa, ítnhất là theo ý nghĩa thông thường của chữ này. Tâm thức đó hàm chứa khả năng giúpnó có thể chọn lựa một thân xác khác để đầu thai. Đấy là trường hợp đặc biệt củacác vị bồ-tát (boddhisattva). Dù đangđứng ở ngưỡng cửa của niết-bàn(nirvana), người bồ-tát cũng không bướcvào, vì họ nhất quyết lưu lại trong cõi ta-bà tức là chu kỳ hiện hữu để giúp đỡchúng ta.

Dưới cái nhìn của chúng tôi [những người Phật giáo],tái sinh và đầu thai là một điềuhiển nhiên, một hiện tượng vật lý, có thật như những hạt nguyên tử.

Sự chối bỏ(tr. 160)

Tất cả mọi cảm nhận - thích thú hayhạnh phúc trong chu kỳ hiện hữu - dù mãnh liệt hay tuyệt vời đến đâu đềuchấm dứtmột cách thảm thương. Hãy nghĩ đến bản chất hư ảo của chúng để hiểu rằngnên chấmdứt ngay cái vòng lẩn quẩn đó, dù cố gắng tiếp tục thêm cũng chẳng lợi ích gì.Vì thế hãy phát động trong lòng sự ghê tởm sâu xa về chuỗi dài thử tháchđó [tức chu kỳ hiện hữu] và quyết tâm từ bỏ nó. Vậy chúngta thử tìm hiểu thật chính xác xem đâu là nguyên nhân mang lại các nỗi khốn khổvà đớn đau ấy.

Sự tin tưởng do bảnnăng về một cái tôi độc lập(tr. 160)

Khổ đau không phải vô cớ xảy ra, thếnhưng nó cũng không phải là tác phẩm của một vị Trời toàn năng nào cả. Đấy là sảnphẩm phát sinh từ những lầm lẫn và những hành động thúc đẩy bởi các thể dạngtâm thức không chủ động được của chính mình. Nguyên nhân trước hết của khổ đaulà vô minh, đấy là sự hiểu biết sai lạc về bản chất của mọi hiện tượng, tự xemmình hiện hữu một cách tự tại. Vô minh phóng đại cương vị của các hiện tượng vàtạo ra các ranh giới phân biệt ta với người khác. Tự xem mình quý giá nhấttrong vũ trụ khiến ta đối xử với người khác như chính ta là một vị Phật.Trênthực tế thái độ đó chưa bao giờ mang lại hạnh phúc lâu bền.

Tính cách lừa phỉnhcủa các thể dạng bên ngoài(tr. 160)

Khi nào ý thức được các hiện tượngchỉ là sự lừa phỉnh khi đó ta mới đủ khả năng để hiểu là chúng không hàmchứa mộtsự hiện hữu tự tại nào. Sự phủ nhận đó không có nghĩa là loại bỏ một thứgì đã từnghiện hữu trước đây, đấy chỉ là cách đơn giản thừa nhận những gì chưa baogiờ hiệnhữu sẽ đương nhiên không hiện hữu. Vì lầm lẫn chúng ta xem các thể dạng bên ngoàilà thật. Thế nhưng các thể dạng bên ngoài không tương quan với bất cứ một thựcthể nào.

Ảo giác khiến ta tưởnglầm sợi giây thừng là con rắn(tr. 161)

Hãy lấy thí dụ một cuộn giây thừngvào lúc nhá nhem tối, ta tưởng lầm đấy là một con rắn. Sự nhận biết sai lầm chorằng sợi giây thừng là con rắn gây ra trong tâm thức một số phản ứng chẳng hạnnhư sự sợ hãi, sợ hãi làm phát sinh ra hành động thí dụ như tông cửa phóng chạyhoặc tìm cách giết con rắn. Tất cả các hành động ấy xảy ra chỉ vì một sựlầm lẫnnhỏ nhặt. Cũng thế chúng ta tưởng lầm thân xác và tâm thức của mình hàm chứa mộtcái tôi nào đó, từ đấy sinh ra mọi thứ sai lầm khác chẳng hạn như dục vọng, giậndữ. Từ thái độ ích kỷ tức bám víu vào một cái tôi ta phân biệt mình với ngườikhác.

Tất cả đều thuộc vàomột tổng thể(tr. 161)

Nếu một vật thể nào đó không thể phântách ra nhỏ hơn nhất định vật thể ấy mang tính cách độc lập, thế nhưng chẳng cóbất cứ gì không thể phân chia được. Bất cứ gì lệ thuộc vào các thành phần tạora nó đều được chỉ định dựa vào thể dạng tương kết giữa các thành phần ấy, và sựchỉ định ấy chỉ hiện hữu xuyên qua ý niệm của ta. Nếu như tất cả các thành phầnhiện hữu một cách cụ thể [đúng như chúng đã hiển hiệnra], hiện thực phải được xác nhận một cách minh bạch bằng các phương phápphân giải. Thí dụ, theo quy ước người ta chấp nhận sự hiện hữu của "cái tôi"biết biểu lộ vui thích và cảm nhận được đớn đau, thế nhưng khi sử dụng phép phângiải để khảo sát và tìm kiếm "cái tôi" ấy thì không thấy nó đâu cả. Dùcó xoay chiều đổi hướng phép phân giải ta cũng không thể tìm thấy "cái tôi"ở bất cứ nơi nào. Không có một tổng thể nào khác hơn các thành phần tạo ra nó,[câu này có nghĩa là không tìm thấy một thành phần nàotượng trưng cho "cái tôi" trong một tổng thể, trong số tất cả các thànhphần tạo ra một cá thể (tổng thể) con ngưởi gồm thân xác và tâm thức không tìmđược một thành phần nào gọi là "cái tôi"].

Sự tiếp nối liên tụccủa tri thức(tr. 162)

Dù thân xác chỉ là tổng hợp củanhiêu thành phần hóa học và vật lý, thế nhưng vẫn có một tác nhân tinh tế rạngngời và tinh khiết tạo ra sự sống của các sinh linh. Tác nhân ấy không mang tínhcách vật chất nên không cân đo được, thế nhưng không phải vì thế mà nó không hiệnhữu. Theo quan điểm Phật giáo, tri thức (conciousness) được hiểu là phi-vật-chất.Nhất định phải có một nguyên nhân sinh ra tri thức, nguyên nhân ấy thuộcbản thểtinh anh tạo ra sự sống, do đó tri thức cũng có cùng một bản thể với sự sống. Nếukhông có một khoảnh khắc tri thức xảy ra trước đó sẽ không có một tri thức nào xảyra tiếp theo sau, dù bất cứ dưới hình thức nào, [khinào có một khoảnh khắc tri thức xảy ra trước, sau đó mới có một khoảnh khắc trithức khác tiếp nối theo sau]. Tri thức không phát sinh từ hư vô, nó cũngkhông tan biến để trở thành hư vô. Vật chất cũng không thể trở thành trithức. Khinào hiểu được không có một sự dừng lại [chấm dứt]nào của sự tiếp nối tri thức trong một kiếp sống, khi đó ta mới nhận thấy tínhcách hợp lý (lôgic) của luận cứ cho rằng sau cái chết còn có một sự sốngkhác.[tri thức tiếp nối liên tục hết kiếp nay sang kiếpkhác không ngưng nghỉ, khái niệm đó cho thấy các kiếp sống (chết - tái sinh)thay nhau hiển hiện trên dòng tiếp nối đó, vì thế sự tiếp nối liên tục của trithức không thể đứt đoạn (ngưng nghỉ) trong một kiếp sống]

Tâm thức là gì(tr. 162)

Khảo sát cẩn thận sẽ thấytâm thức (esprit- spirit) là một thứ gì đó tương tợ như một không gian trong suốt, hoàn toàn trốngkhông, trong đó tất cả mọi sự hiển hiện đều đình chỉ [cónghĩa là tất cả mọi tư duy và xúc cảm đều là những sự hiển hiện, do đó chúng khôngphải là các thành phần tự tại của tâm thức, người ta thường lầm tưởng những sựhiển hiện ấy là "cái tôi"].

Tư duy là gì(tr. 162)

Đối với cá nhân tôi, tôi tin chắc tấtcả mọi hiện tượng trước hết đều phát sinh từ tư duy (pensée - thought) [chủ trương của học phái Duy thức].Tư duy tạo ra nhiềutác động hơn hẳn so với vật chất. Theo triết học Phật giáo, tư duy dù kỷcươnghay không đều làm phát sinh ra nghiệp (karma), nghiệp nhấtthiết ảnh hưởng đếncác yếu tố bên trong, các yếu tố này sau đó mới tác động vào các yếu tố bênngoài.

Nghiệp là gì(tr. 163)

Nghiệp(karma)có nghĩa là một"hành động". Nghiệp tác độngbằng ba cách : thân xác, ngôn từ và tâm ý [khái niệm vềba cửa ngõ trong giáo lý Phật giáo : thân, khẩu, ý]. Nghiệp tạo ra ba thứhậu quả : đạo hạnh, không đạo hạnh và trung hòa. Quá trình vận hành của nó gồmhai giai đoạn : thí dụ ta suy tính trong đầu sẽ làm một việc gì đó, đấy là một hànhđộng duy ý ; sau đó sự suy tính chuyển thành hành động trên thân xác hoặc ngôntừ, đấy là hành động thực thi đã được suy tính trước [cốtình]. Những hành động tiêu cực nhất định mang lại khổ đau, các hành độngtích cực đương nhiên mang lại tốt đẹp. Các hành động tạo nghiệp theo đuổi chúngta từ kiếp này sang kiếp khác. Tích lũy được các hành động tích cực sẽ mang lạilợi ích trong tương lai và các kiếp sống về sau, ngược lại nếu liên tiếpphạm vàonhững hành động tai hại nhất định ta sẽ phải nhận lãnh các hậu quả phát sinh từnhững hành động đó.

Quy luật nguyênnhân và hậu quả (tr. 163)

Nếu muốn biết ta đã làm những gì trướcđây chỉ cần nhìn vào thân xác ta hôm nay sẽ rõ [thânxác đó xinh đẹp, khoẻ mạnh, thông minh..., hay xấu xí, bệnh tật, đần độn...?]Nếu muốn biết sau này ta sẽ ra sao, hãy quan sát xem tâm thức ta đang vận hànhnhư thế nào.

Thích thú và đớnđau(tr. 163)

Thích thú và đớn đau là hậu quả. Bảnchất khác biệt và đa dạng của chúng cho thấy chúng lệ thuộc vào nhiều nguyên nhânkhác nhau. Vì thế muốn tìm thấy sự thích thú, ta phải tạo ra các nguyên nhân làmphát sinh ra nó, muốn lẫn tránh khổ đau ta cũng phải tìm cách loại bỏ nguyên nhânlàm phát sinh ra khổ đau. Khi một nguyên nhân mang lại khổ đau được ghi khắc trêndòng tiếp nối liên tục của tri thức, dù thù ghét khổ đau cách mấy ta cũng sẽ phảiđối đầu với nó.

Lầm lỗi kéo theo sựtrừng phạt (tr. 164)

Hậu quả của các hành độngtai hại tùythuộc vào cường độ của ảo giác làm phát sinh ra chúng. Hậu quả tương xứng vớinguyên nhân của nó. Thí dụ, tái sinh trong một cõi thấp hơn vì vi phạm vào hànhđộng sát nhân chẳng hạn, kể cả trường hợp vẫn còn giữ được thể dạng con người đinữa thì sự hiện hữu đó sẽ rất ngắn. Phạm vào hành động trộm cắp sẽ tái sinhtrong cảnh thiếu thốn, phạm vào hành vi dục tính thiếu đạo hạnh sẽ gặp người phốingẫu ngoại tình ; lầm lỗi kéo theo sự trừng phạt, bất hòa đưa đến chia rẽ giữabạn bè, cứ tiếp tục như thế. Quán nhận sai lầm sẽ tạo ra tình trạng hoang mangbất định hướng.

Hanh phúc hay khổ nhọc trong hiện tạilà hậu quả của những hành động mà ta thực thi trong quá khứ, không hơn không kém.

Quy luật chi phối sựtái sinh(tr. 164)

Vô số kiếp tái sinh đang chờ đợi ta,các kiếp ấy có thể tốt hay xấu. Không thể tránh được hậu quả của nghiệp.Khôngthể đảo ngược các hành động. Ta sẽ gặt hái hậu quả một ngày nào đó. Khi một hànhđộng được thực thi, nguyên nhân sẽ sinh ra, nó hiện hữu và tăng trưởng cho đếnkhi nào tạo ra hậu quả. Hành động dù được thực thi từ nhiều kiếp trước, tác độngcủa nó vẫn luôn tiềm tàng, dù trải qua những khoảng thời gian thật lâu dài.

Chìa khoá mang lạisự may mắn và thiếu may mắn(tr. 165)

Các thành phần cá nhân rất khác biệtnhau trong tập thể con người. Nhiều người luôn gặt hái được thành công, một sốkhác chỉ gặp toàn thất bại. Một số người dù không mong muốn nhưng cứ gặpđủ mọithứ bất hạnh, trái lại một số khác tưởng chừng khó tránh khỏi những chuyện tệ hại,thế nhưng chẳng có gì xảy ra. Nêu lên các sự kiện trên đây để thấy rằng không bắtbuộc mọi chuyện phải xảy ra theo như ý mình muốn. Đôi khi ta cố gắng tìmđủ mọicách để mang lại thành công thế nhưng chỉ thấy toàn thất bại. Người ta nghĩ rằngcó người may mắn có người không, thế nhưng may mắn phải có một lý do tứcphải cómột nguyên nhân nào đó tạo ra nó. Theo Phật giáo đấy là hậu quả mang lạitừ cáchành động thực thi trong kiếp trước hay trong kiếp sống hiện tại. Kể cả trườnghợp phải đối đầu với nghịch cảnh, thế nhưng nếu tiềm năng [của nghiệp tích cực mang lại sự "may mắn"]đãchín, sức cố gắng sẽ mang lại thành công.

Trách nhiệm(tr. 165)

Hậu quả phát sinh từ nghiệp thật sự chỉcó ý nghĩa tốt đẹp khi nào chúng mang lại lợi ích góp phần vào sự cải thiện đờisống xã hội và giúp chống lại các kẻ thù nguy hiểm nhất tức vô minh, bámvíu vàhận thù. Dù tin hay không tin, trên thực tế quy luật nhân quả luôn tác động vàocuộc sống thường nhật của ta. Khi tất cả mọi người đều ý thức được tính cách chặtchẽ của quy luật nhân quả, có lẽ khi đó cũng không cần đến cảnh sát vì tâm thứcsẽ giữ vai trò đó. Vì thế, phương pháp hiệu quả nhất ngăn ngừa sát nhân là tự mìnhphải cảnh giác lấy mình. Khi nào ý thức được tương lai hoàn toàn nằm trong taymình, khi đó ta sẽ không phạm vào tội sát nhân [có thểáp dụng cho những người gây ra chiến tranh và điều khiển các cuộc tàn sát].Biến cải nội tâm sẽ giúp tránh được các hành động phạm pháp mang lại sự an bìnhtrong xã hội, thế nhưng muốn biến cải nội tâm phải hiểu được bản chất của chínhmình là gì.

Tất cả đều bắt nguồntừ tâm thức(tr. 166)

Các sự kiện, các biến cố nhất thiếttùy thuộc vào động cơ thúc đẩy làm phát sinh ra chúng. Hãy lấy bối cảnh gia đìnhđể làm thí dụ : nếu mọi người đều cư xử tốt đẹp với nhau không khí gia đình sẽêm ấm, nếu một người bực dọc tức thời căng thẳng sẽ phát sinh. Dù bữa cơm có thịnhsoạn, chương trình truyền hình buổi tối thật lý thú cũng không đủ sức mang lại sựan bình trong gia đình. Bối cảnh tùy thuộc vào thể dạng tâm thức bên trong nhiềuhơn các điều kiện môi trường bên ngoài.

Cộng nghiệp(tr. 166)

Nhiều chúng sinh lệ thuộcvào các bốicảnh thời gian và không gian khác nhau, thế nhưng họ có thể tích lũy mộtthứnghiệp tương tợ nhau. Họ tái sinh chung trong một thời đại và trong cùngmột nơichốn. Khổ đau mà họ gánh chịu là kết quả mang lại từ cộng nghiệpcủa họ [thí dụ nhiều cá thể cùngtái sinh trong một xứ sở nào đó, họ chịu chung những đại nạn xảy ra cho xứ sở ấy,đấy gọi là cộng nghiêp. Trong một mức độ nhỏ hơn chẳng hạn như tai nạn máy bay,hành khách thật đa dạng thế nhưng tất cả gánh chịu một hậu quả giống nhau]

Tác động do mỗi ngườitạo ra đối với môi trường chung(tr. 166)

Một cách tổng quát người ta có thể bảorằng sự tiến hóa của vũ trụ nhất thiết liên hệ với nghiệpcủa chúng sinh. Sự kiện này thật vô cùng phức tạp, thế nhưngta thử lấy thí dụ về sự thay đổi khí hậuchẳng hạn. Hãy tưởng tượng ra một tập thể con người bị chi phối bởi hận thù vàgiận dữ, tôi nghĩ rằng thể dạng xúc cảm tiêu cực đó tác động vào môi trường chungquanh tạo ra nóng bức và khô cằn [Trungđông ?].Nếu sự bám víu và ham muốn của tập thể quá mạnh và lan rộng sẽ tạo ra ẩmthấphoặc ngập lụt [Trung quốc, Nam Mỹ, Áchâu...?].Tôi chỉ muốn nêu lên các suy diễn trên đây thế thôi và không khẳng định gì cả.Dù là một cá thể hay một tập thể, sự sinh hoạt, thái độ và tâm thức của từngngười, ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác, năm này sang năm khácđều góp phần tác động vào môi trường chung.

Ai tạo ra vũ trụ (tr. 167)

Hiên tượng tiến hóa nhất định phải cómột nguyên nhân, thế nhưng sự giải thích nguyên nhân đó lại có hai cách khácnhau. Hoặc ta chấp nhận vũ trụ do Trời sáng tạo, điều đó mang lại nhiều mâu thuẫnvì nhất thiết khổ đau và những gì xấu xa cũng phải do Trời sáng tạo. Hoặc có thểgiải thích là tiềm năng cộng nghiệp của vô tận chúng sinh có giác cảm làm phátsinh ra vũ trụ, tượng trưng cho một môi trường chung thích nghi với sự hiện hữucủa các sinh linh ấy. Vũ trụ mà chúng ta đang sống được tạo dựng từ các hành độngvà tham vọng của chính chúng ta. Và cũng chính vì thế mà chúng ta đang hiện diệntại nơi này. Ít ra điều đó cũng tỏ ra hợp lý (lôgic). [mộtcách giải thích vô cùng cao siêu, cần mở thật rộng tâm thức vượt lên trên địnhkiến và các khái niệm quy ước mới nắm vững được chiều sâu của cách lý luận trênđây, nên liên tưởng đến học thuyết duy thức].

Bản chất không tì vếtcủa tâm thức (tr. 167)

Nếu các thứ nọc độc của tâm thức -như bám víu, hận thù và vô minh - là những thành phần tự tại của tâm thức, sẽ khôngcó cách nào loại bỏ chúng khỏi tâm thức, và nếu đúng như thế hận thù chẳng hạn sẽthường xuyên ngự trị trong ta, nó chỉ chấm dứt khi nào tri thức chấm dứt; đốivới các trường hợp bám víu và dục vọng cũng thế. Thật ra thì không đúng,ta cóthể loại trừ tận gốc bám víu, hận thù và vô minh bởi vì chúng không thuộc vàothành phần tự tại của tri thức, điều đó cho thấy bản thể của tâm thức không hề bịcác khiếm khuyết [bám víu, hận thù và vô minh] làmcho sứt mẻ.

Bản chất rạng ngườicủa tâm thức(tr. 168)

Tâm thức mang bản chất hoàn toàn rạngngời và "sáng suốt", vì thế sự giải thoát có thể thực hiện được. Tìmthấy bản thể đích thật của tâm thức có nghĩa là đạt được sự giải thoát.

Tánh không(tr. 168)

Con người sinh ra và chếtđi. Khổ đau,hạnh phúc đến với họ rồi cũng ra đi. Các biến đổi ấy hiện ra và biến mất. Nếukhổ đau và phúc hạnh đúng là những sự kiện độc lập chúng sẽ bất biến, tức khôngđổi thay. Nếu phúc hạnh, khổ đau và ba thứ nọc độc là bám víu, hận thù và vôminh không lệ thuộc vào những nguyên nhân bên ngoài, chúng sẽ giữ nguyênnhư thếkhông hề biến đổi. Thế nhưng [không đúng như thế]tất cả các hiện tượng ấy chỉ có thể hình dung được bằng thể dạng tánh không vàvô ngã của chúng. Do đó tất cả mọi hiện tượng đều được tạo dựng bởi thựcthể trốngkhông, [nói cách khác] sự tạo dựng đó chỉ là cácbiểu tượng hay cách hiển hiện của thực thể trống không.

Tánh không và con số0 (tr. 168)

Tánh không tương quan vớisự trống không, sự vắng bóng hoàn toàn của bất cứ một sự hiện hữu nội tại nào.Tôi thường giải thích tánh không tương tợ như con số không (0). Con số 0cónghĩa là không có gì cả, thế nhưng nếu không có nó ta không thể tính toán gì được.Vì thế con số 0 là một thứ gì đó, đồng thời cũng không có gì cả. Sự trống khôngcũng tương tợ như thế. Trống không là trống không, thế nhưng đồng thời nó cũnglà nền móng của tất cả.

Không gian và vụ nổ lớn Big Bang(tr. 169)

Rất nhiều triết gia Đôngphương, đặc biệt là các triết gia Phật giáo, nêu lên bốn yếu tố : đất, nước, lửavà khí, kèm theo với chúng là không gian. Bốn yếu tố đầu tiên sở dĩ tồn tại lànhờ vào yếu tố thứ năm tức không gian làm cơ sở chuyển tải cho chúng.

Theo một số kinh sáchPhật giáo chẳng hạn như kinh KalachakraTantra[kinhThời luân], không gian hay không trung (ether) không phải là một sự trốngkhông hoàn toàn hay một sự trống rỗng không có bất cứ gì trong đó. Khônggianđược cấu hợp bởi những "hạt vi tế trống không". Các hạt vi tế trốngkhông làm phát sinh ra bốn yếu tố dưới các thể dạng vật chất tiên khởi thậttinh tế và sau đó mới trở nên thổ thiển hơn (tức là khí, lửa, nước và đất), ngườita gọi đấy là quá trình của sự hình thành. Sau đó chúng tan biến dần, bắt đầu từthể dạng vật chất thô thiển nhất (đất, nước, lửa và khí) chuyển sang cácthể dạngvật chất thật tinh tế để hội nhập trở lại với các hạt vi tế trống không,đấy làquá trình của sự tan biến. Không gian hay tánh không toàn cầu làm cơ sở vận hànhcho cả hai quá trình.

Vụ nổ lớn Big Bang tượngtrưng cho sự hình thành của vũ trụ cho thấy có những điểm tương đồng vớitánhkhông toàn cầu [trong Phật giáo].Các hạt vi thểtinh tế nhất do các ngành khoa học vật lý tân tiến khám phá cho thấy khátương đồngvới những gì mà chúng ta [những người Phật giáo]gọi là các "hạt vi tế trống không". Vì thế tôi thấy hết sức quan trọngphải nghiên cứu về các sự tương đồng trên đây.

Nguồn gốc của vũ trụ(tr. 169)

Phật giáo cho rằng thếkỷ chúng ta đang sống là hậu quả để lại từ các thế kỷ trước, có thể tiếptục sựsuy luận trên đây ngược về khởi thủy của thời gian, tức cách nay khoảng hai mươihay hai mươi lăm tỉ năm. Thế nhưng tại sao và bằng cách nào vụ nổ Big Bang đã xảyra ? Điều đó không ai trả lời được. Đối với tôi có hai cách giải thích tuy cảhai không thể chấp nhận được. Cách thứ nhất cho rằng không có nguyên nhân nào cả,mọi sự vật tự nó xảy ra như thế. Theo tôi thì cách giải thích này không hiểu nổi.Đối với Phật giáo bất cứ một hiện tượng nào cũng phải có một nguyên nhânlàm phátsinh ra nó. Cách giải thích thứ hai mang tính cách thần thánh : vào một ngày đẹptrời nào đó Trời quyết định sáng tạo ra thế giới. Chúng ta cũng không thể chấpnhận sự giải thích này. Theo kinh sách Phật giáo những hạt vi thể tinh tế hiệnhữu từ trước trong không gian, trước khi vũ trụ được hình thành, và hiệnthờichúng vẫn đang hiện hữu. Các hạt vi thể tinh tế mang đặc tính tinh thần cấu tạora các sinh linh và làm phát sinh ra Big Bang. Tại sao ? Bằng cách nào ?Bất cứmột vũ trụ nào sau khi được phát sinh sẽ biến mất sau đó. Vô số chu kỳ [sinh diệt] tiếp nối nhau bất tận.Thế nhưng vũ trụtrong tổng thể của nó tức là "vũ-trụ-tâm-thức" vẫn luôn hiện hữu. Ngườita cũng có thể cho rằng "tâm-thức-tinh-tế" trên đây ["vũ-trụ-tâm-thức"] hàm chứa một sứcmạnh [tiềm năng] vô song, đấy chính là nguyên tắc sáng tạonguyên thủy. Một số chúng sinh vào một lúc nào đó có thể tận hưởng sự hiện hữucủa vũ trụ ấy [khi đã đạt được giácngộ]. Vì thếmà vũ trụ ấy đang hiện hữu. [giác ngộ là khả năng hộinhập với sức mạnh vô song của "vũ-trụ-tâm-thức"].

"Hình tướng là trống không, trống không là hình tướng" (tr.170)

Chúng ta là trốngkhông, hay ít ra các chất liệu cấu tạo ra chúng ta là trống không. Cũng cần nhắclại là chữ trống không không có nghĩa là "hư vô". Một số người hiểusai cho rằng Phật giáo chủ trương chủ nghĩa "hư vô"("nihilism"). Theo Phật giáo, thế giới trong đó gồm có chúng ta là mộtthể chất lưu chuyển, một dòng chảy của các thể dạng. Điều đó không có nghĩa làkhông có gì cả. Tất cả mọi sự vật đều lệ thuộc vào nhau. Không có gì hiện hữuriêng biệt được. Các vật thể này gánh chịu tác động của các vật thể khác, khiến chúng xuất hiện, hiện hữu, biếnmất và lại hiện ra. Thế nhưng tự chúng chúng không thể tự hiện hữu. Vì thế hìnhtướng là "trống không", có nghĩa là hình tướng không thể tách rời mộtcách riêng rẽ ra được, nó không thể độc lập. Hình tướng này lệ thuộc vàovô sốhình tướng khác [để hiện hữu].

Trống không là hình tướngbởi vì bất cứ hình tướng nào cũng bắt buộc hình thành trong cái trống không đó,tức trong thể dạng vắng mặt của sự hiện hữu nội tại. Trống không tham gia vàoviệc hướng dẫn hình tướng, ["Hìnhtướng là trống không, trống không làhình tướng" là một trong những câu nổi tiếng nhất trong Bát nhã Tâm kinh].

Con đường trực tiếp : thuyết thần bí, du-già, thiền định và thể dạng xuấtthần(tr. 171)

Tư duy thuộc lãnh vực kháiniệm mang tính các hạn hẹp, như chúng ta đều biết. Chính vì thế hầu hết các tínngưỡng trên đường dò tìm sự hiểu biết [bằng khái niệm]đều vấp phải thật nhiều khó khăn nan giải, vì thế tất cả đều tìm cách dựa vào một"con đường trực tiếp" hơn. Trên con đường đó người ta thấy xuất hiệnđủ các phương pháp như : thần bí, du-già, một số hình thức thiền định, sự xuấtthần (extaxy) với mục đích mang lại sự giác ngộ. Phương pháp tiếp cận trực tiếpcủa Phật giáo Tây tạng dựa vào "kinh nghiệm" có thể đưa chúng ta trở vềcội nguồn của thế giới, thế nhưng phương pháp này thật vô cùng gay go, đòi hỏi phảicó một tâm thức thật tinh luyện đạt đến cấp bậc cao nhất của sự tinh tế,giúpnó tách rời ra khỏi các chu kỳ thời gian [thời giantheo Phật giáo mang tính cách chu kỳ, chùkỳ thời giannêu lên trong câu trên đây ám chỉ các chu kỳ sinh diệt của cácvũ trụ nối tiếp nhau, xin xem lại mục Nguồngốc của vũ trụtrình bày trên đây]. Một số bạn hữu của tôi hiện cònsống đã đạt được thể dạng ấy [Đức Đạt-lai Lạt-makhông bao giờ tuyên bố là Ngài thực hiện được bất cứ một điều gì "siêunhiên", Ngài chỉ là một nhà tu hành rất bình dị và Ngài chỉ kể ra các phépmầu nhiệm mà người khác làm được].

Sự xuất thần và phúc hạnh (tr.171)

Khi xuất thần (extaxy)ta đạt được một trạng thái tâm linh thật tinh tế ; khi cường độ của nó đạt đến điểmtột đỉnh ta có thể cảm nhận với tất cả niềm hân hoan thể dạng vắng bóng của sựhiện hữu nội tại, tức là tánh không, sự trống không.

Thân xác và chiêm bao(tr. 171)

Thừa hưởng hậu quả từ nghiệpcủa mình trong quá khứ, một sốngười thực hiện được những việc khác thường trong kiếp sống hiện tại. Chẳng hạnnhư các trường hợp tâm thức xuất khỏi thân xác, sở dĩ đạt được khả năng đó lànhờ vào các thành quả tu tập từ các kiếp trước. Các khả năng trên đây phát lộ nhưlà năng khiếu sẵn có. Tuy nhiên trong một số trường hợp đấy là kết quả do sự tutập ngay trong kiếp sống này mang lại. Thiết nghĩ cũng nên xác nhận rõ ràng"thân ảo mộng" [hiện tượng "xuất hồn"]không phải là một sự quán thấy tâm thần nhưng đấy là một thân xác tinh tế thậtsự, có khả năng tách rời khỏi thân xác thông thường và cảm nhận được thếgiới bênngoài đúng như chúng ta cảm nhận trong trạng thái bình thường. Đây là một đườnghướng khảo cứu quan trọng nên quan tâm.

Khoa học và tri thức (tr.172)

Các khảo cứu khoa học sởdĩ tiến hành được là nhờ vào các dụng cụ và máy móc. Các khảo cứu mang tính cáchtâm linh trái lại tiến hành nhờ vào các kinh nghiệm nội tâm và thiền định. Thiếtnghĩ cần phải phân biệt thật minh bạch giữa những gì khoa học bó tay và những gìkhoa học chứng minh là không hiện hữu. Phải hiểu rõ có vô số hiện tượng rất thầnbí. Giác quan của con người có khả năng cảm nhận thật giới hạn, vì thế ta khôngthể bảo rằng bên ngoài khả năng nhận biết của ngũ giác không có gì cả.

Đối với việc tìm hiểutri thức (consciousness), rất nhiều sinh linh [ám chỉcác sinh linh ngoại lệ, các thánh nhân] kể cả một số người, từ thật nhiềuthế kỷ trước đã từng cảm nhận trực tiếp được tri thức, thế nhưng ngày nay chúngta vẫn còn mù tịt không hiểu tri thức là gì [tức khônghiểu phương thức vận hành và bản chất của tri thức là gì]. Các sựnhậnbiết của tri thức không mang hình tướng, không màu sắc, đấy là các hiện tượngkhông thể nhận biết bằng các phương phápthông thường dùng để khảo sát các hiện tượng bên ngoài.

Phật giáo có phải là một khoa học tâm linh hay không ?(tr. 173)

Các tiến bộ khoa học vàkỹ thuật mở rộng thêm không gian cho chúng ta. Thật tuyệt vời ! Từ lúc còn nhỏtôi đã say mê lãnh vực khảo cứu khoa học này ; các khám phá về không gian thậtvô cùng lợi ích cho nhân loại. Thế nhưng các khảo cứu nội tâm cũng đáng cho chúngta chú ý. Trong lãnh vực tâm thức còn nhiều khoảng không gian rộng lớn chờ đượckhám phá.

Nhiều khoa học gia khôngxem Phật giáo như một tôn giáo cứng nhắc mà họ đánh giá Phật giáo như một ngànhkhoa học, và cũng nên hiểu đấy là một ngành khoa học vô cùng phức tạp. Phươngpháp tiếp cận của Phật giáo căn cứ vào thực nghiệm giống như tất cả các ngànhkhoa học khác.

Niết-bàn là gì? (tr. 173)

Niết-bàn là một thứ " phẩm tínhnào đó của tâm thức". Bản chất con người chỉ bị ô nhiễm tạm thời. Sự giao tiếpbình thường giữa chúng ta với cái mà chúng ta gọi là hiện thực hoàn toànbị lệchlạc. Luôn nên nhớ đến sự kiện này. Vì căn cứ trên ảo giác nên sự tương giao đó [giữa ta và hiện thực]sai lầm từ căn bản. Chỉ khinào chúng ta ra thoát được mọi ảo giác khiấy chúng ta mới thấy sự kiện trên đây là một sự thật. Phải loại bỏ sự ô nhiễmđó [tức là sự cảm nhận sai lầm về hiện thực] rakhỏi tâm thức, và điều đó có thể thực hiện được như chúng ta đều biết [tức là đạt được giác ngộ, mục đích tối thượng của Phậtgiáo].

Sau khi thực hiện được sựtinh khiếthóa gọi là giác ngộ trên đây, tâm thức sẽ đạt được thể dạng phẩm hạnh cao nhất gọilà niết-bàn. Trong thể dạng đó tâm thứchóa thành trí tuệ và thoát ra khỏi các chu kỳ hiện hữu. Đã từng có rất nhiều vịhiền triết đạt được niết-bànvà họ chỉcần tu tập trong một kiếp sống duy nhất.

Cái chết và ánhsáng trong suốt(tr. 173)

Cái chết nhất định sẽ đếnvới ta mộtngày nào đó không sai chạy. Nếu phí phạm những giây phút tốt đẹp nhất đời mình vìnhững việc phù phiếm, không chuẩn bị cho cái chết, khi giây phút cuối cùng đã đếnta sẽ mất hết khả năng suy nghĩ vì chỉ biết lo âu. Quá sợ hãi ta không còn đủtrầm tĩnh để tu tập nữa.

Khi giây phút cuối cùng gần kề ta phảitập trung tư duy vào những gì thiết thực. Thể dạng tâm thức đúng vào lúcđó sẽquyết định cho những gì xảy ra sau này. Những giây phút cuối cùng hàm chứa mộtsức mạnh quan trọng hơn cả những gì xứng đáng mà ta thu góp trong suốt cuộc sống.Vì thế phải sử dụng thiền định để tìm hiểu quá trình của cái chết và tậpcho quendần với nó. Chính tôi thường xuyên tu tập theo cách ấy. Mỗi ngày tôi sử dụng thiềnđịnh để vượt qua tám giai đoạn tan biến của cái chết.

Quá trình của cái chết khởi đầu bằngsự tan biến của cấu hợp hình tướng ; các thành phần đất suy yếu, thành phần nướcthay thế và trở thành cơ sở chống đỡ cho sự hiểu biết bình thường. Ngườihấp hốicó cảm giác như thân xác bị lún sâu xuống đất [cảm thấythân xác cứng đơ và rất nặng]. Hai mắt hoa lên [khảnăng thị giác suy yếu]. Người hấp hối có cảm giác nhìn thấy một ảo ảnh nàođó bên trong nội tâm. Sau đó cấu hợp xúc giác tan biến [không còn cảm thấy quần áo mặc trên người, lưng chạm xuống giường cũng khôngbiết, người khác hay vật gì va chạm vào thân xác cũng không hay biết].Tiếptheo đó sức mạnh của thành phần nước giảm xuống, thay vào đó thành phần lửa trởnên lấn lướt hơn. Miệng khô, mắt đờ đẫn. Nội tâm quán thấy những hình ảnh giốngnhư khói.

Trong giai đoạn thứ ba, cấu hợp của khảnăng nhận biết tan biến. Thể dạng lửa không còn chống đỡ được tri thức, thể dạngkhí thay thế vai trò đó và trở nên quan trọng hơn. Đối với môi trường chungquanh người hấp hối không còn nhận biết được người thân. Nội tâm quán thấy nhữnghình ảnh giống như đom đóm, tương tợ như các đốm lửa bắn ra từ một chiếcpháo bông.

Trong giai đoạn thứ tư, các cấu tạotâm thần tan biến. Thể dạng gió (khí) yếu dần không còn chống đỡ được tri thức.Triệu chứng bên ngoài là ngưng thở. Triệu chứng bên trong là cảm giác nhìn thấymột ngọn lửa màu đỏ nhạt.

Thông thường vào giai đoạn này các bácsĩ y khoa xác định quá trình của cái chết đã kết thúc theo tiêu chuẩn y khoa.Thế nhưng theo chúng tôi [những người Phật giáo Tây tạng]quá trình của cái chết chưa chấm dứt, tuy rằng bắt đầu từ thời điểm này khả năngcảm nhận của các giác quan đã mất, thế nhưng tri thức vẫn hoạt động, điều đó khôngcó nghĩa là người hấp hối có thể hồi tỉnh lại được. Bốn cấp bậc thô thiển vàtinh tế vẫn còn tiếp tục tồn tại trong giai đoạn này, chúng chỉ tan biếnsau nàykhi bốn giai đoạn cuối cùng bắt đầu diễn tiến [tất cảlà tám giai đoạn].

Cấp bậc thô thiển nhất [thứ năm, tức giai đoạn một của bốn giai đoạn cuối cùng]tan biến trước nhất, dấu hiệu bên trong là sự quán thấy một màu trắng tương tợnhư bầu trời mùa thu thật tinh khiết chan hòa ánh trăng rạng rỡ. Bên ngoài khôngcòn một dấu hiệu nào phát hiện.

Sự quán thấy màu trắng vàkhí lựchay "gió" chuyển tải nó tan biến [giaiđoạnthứ sáu]. Một sự quán thấy khác tinh tếhơn xuất hiện : đó là một màu đỏ rực rỡ tỏa rộng, tương tợ như bầu trời mùa thutrong suốt chan hòa ánh sáng màu đỏ của mặt trời.

Trong giai đoạn thứ bảy, phát sinh mộtsự quán thấy khác, tinh tế hơn các cấp bậc trước : đó là sự quán thấy một màu đenbóng loáng gần như dầy đặc. Hình ảnh này tương tợ như bầu trời mùa thu thậttinh khiết vào lúc gần nửa đêm. Trong phần đầu của giai đoạn này, người chết vẫncòn ý thức, thế nhưng khả năng yếu dần và cuối cùng lắng vào một trạng thái vôtri.

Khi sự cảm nhận màu đen bóng loángvà dầy đặc cùng với năng lực chuyển tải nó tan biến, một sự cảm nhận tinh tế hơnhết so với tất cả các cảm nhận trước đây hiển hiện : đấy là "ánh sángtrong suốt của cái chết". Thể dạng cảm nhận đó tương tợ như bầu trời bìnhminh vào mùa thu, trong vắt không một gợn mây. Người ta gọi đấy là tri thứcnguyên thủy, bởi vì nó là nguồn gốc làm phát sinh ra tất cả các thể dạngtri thứckhác. Đấy chính là lúc sự sống chấm dứtthật sự.

Đối với những người bình thường ,giai đoạn trên đây hoàn toàn vô thức, tương tợ như bất tỉnh. Đối với những ngườiluyện tập du-già thì đấy lại là giây phút phải đem ra ứng dụng các kết quả tu tậpcủa mình trước khi các tế bào trong cơ thể thoái hóa [tronggiai đoạn này các cơ quan trong cơ thể không còn dùng được để ghép cho các bệnhnhân khác]. Người du-già có khả năng nhận biết được thể dạng tinhtế caonhất trên đây : đấy là "tri thức ánh sáng trong suốt", [người luyện tập ý thức được thể dạng ánh sáng trong suốt vàhội nhập với ánh sáng đó, không chuyển sang quá trình thô thiển của sự tái sinh]

Ba cấp bậc tri thức(tr. 176)

Tri thức được phân chia thành ba cấpbậc tinh tế khác nhau : thể dạng đang trong lúc thức (hay thể dạng thô thiển củatri thức), thể dạng chiêm bao (tinh tế hơn) và thể dạng ngủ thật say (tinh tế hơnhết, hoàn toàn không còn chiêm bao).

Người ta có thể so sánh ba thể dạng ấyvới ba giai đoạn sinh, chết trên phương diện vật chất và thể dạng trung gian gọilà bardo[trungấm hay trung hữu] trước khi xảy ra sự tái sinh [thụthai]. Ba giai đoạn vừa kể [sinh,chết và trunggian] được phân biệt thành ba cấp bậc khác nhau, căn cứ vào ba cấp bậc trithức tinh tế của chúng. Trong khi xảy ra quá trình của cái chết, người đang chếtlắng thật sâu vào tri thức tinh tế. Thế nhưng sau khi đã chết, và sau giai đoạntrung gian hay bardo, cá thể ấy lại bịchi phối trở lại bởi sự tái sinh, theo đó tri thức cũng dần dần trở nên thô thiểnhơn. Tri thức càng lúc càng trở nên dầy đặc trong quá trình diễn tiến của sự táisinh và đầu thai.

Rất nhiều tập sách thuật lại trườnghợp nhiều người nhớ lại kiếp trước của mình. Nghiên cứu thêm về các hiệntượngtrên đây sẽ mang lại nhiều lợi ích và mở rộng thêm kiến thức cho nhân loại.

Phép luyện tậpdu-già(tr. 176)

Đối với một số người phépluyện tậpdu già quá khó, tạo ra đau đớn và chẳng giúp ích được gì cho tâm thức. Đối với mộtsố người khác đó là một phương pháp đơn giản và tự nhiên, giúp mang lại sự thoảimái trên phương diện tổng quát. Tuy nhiên phương tiện dùng để tinh khiếthóa tâmthức vẫn chính là tâm thức. Nếu cảnh giác cẩn thận, theo dõi các quá trình vậnhành của tâm thức, ta sẽ vô cùng sửng sốt nhận thấy tầm quan trọng vô song của nó.Tâm thức chính là trung tâm của tất cả [từ các biến cố và hiện tượng cho đến sự giải thoát và giác ngộ].

Con đường trí tuệ(tr. 177)

Trí tuệ cần thiết cho việc tìm hiểu sựthật sâu xa hay tối thượng, tức là tánh không - trí tuệ dùng để cảm nhậnsự vắngmặt của cái ngã - nó có thể mang tính cách trực tiếp hay gián tiếp. Trí tuệ dựavào sức mạnh duy nhất của nó và được bổ khuyết thêm một số khả năng khác- sựtin tưởng, sự tập trung và cố gắng - có thể phá tan được sức mạnh của ảogiác.

Sự tiếp cận hợp lý(lôgic) đối với hiện thực(tr. 177)

Những người tu tập Phật giáo luôn chútâm vào chủ đích tìm kiếm sự thật hay hiện thực. Thế nhưng đồng thời họ cũng khẳngđịnh không nên hoàn toàn tin tưởng vào sự cảm nhận của mình đối với hiệnthực,bởi vì có một sự cách biệt giữa các thể dạng hiển hiện của các sự vật vàphươngcách hiện hữu của chúng. Tuy nhiên sau đây là các phương pháp tốt nhất có thể sửdụng để tiếp cận và tìm hiểu hiên thực : phương pháp suy luận căn cứ trên sự hợplý (lôgic), phương pháp suy diễn (phân tích), tam đoạn luận mang lại sự hiểnnhiên, đấy là ba thứ khí cụ chính yếu được sử dụng để chứng minh sự hợp lý(lôgic). Đấy là các modus operandi[các chữ này là tiếng La-tinh, tạm dịch là các "phương thức hành động"] giúpchuyển một sự quán nhận sai lầm trở thành một sự cảm nhận vững chắc, [Phật giáo xem các hiện tượng chỉ là ảo giác không phải hiệnthực, bản chất của hiện thực là tánh không, muốn quán nhận được tánh không rấtkhó, phải dựa vào nhiều phương pháp khác nhau].

Sự hợp lý (lôgic)và trí tuệ tự tại(tr. 177)

Trí tuệ dùng để quán nhậnsự vắng mặtcủa cái ngã. Sự quán nhận đó được căn cứ vào sự hợp lý (lôgic) thật vữngchắc vàkhi ta đã quen với quá trình phân tích sự vững chắc của nó [tức sự vắng mặt của cái ngã] trí tuệ tự tại sẽ pháthiện để loại bỏ vô minh. Không những trí tuệ có thể tự hiển hiện mà còn có thể tỏarộng đến vô biên nếu ta biết phát huy nó. Khi trí tuệ nẩy nở sẽ khiến các ý nghĩvề sự hiện hữu tự tại suy yếu dần và sau cùng sẽ hoàn toàn biến mất. Mọisự khổnhọc và lầm lẫn sẽ tan biến khi tiếp xúc với hiện thực. Chúng không còn lưu lạimột dấu vết nào trong bầu không gian của hiện thực tinh khiết, kết quả thực tiễnlà trong trường hợp đó ta không còn tạo nghiệp[phát huy được trí tuệ, quán nhận được tánh không, loạibỏ được vô minh, nhìn thấy được bản chất vô ngã của mọi hiện tượng, ta khôngcòn tạo nghiệp nữa và đấy cũng là thể dạng giải thoát].

Tu tập Đạo Phápmang lại sự thanh thản(tr. 178)

Đạo Pháp giải thích tại sao lại có nhiềucấp bậc khổ đau khác nhau. Theo thuyết nhân quả nghiệpchi phối hành động và hậu quả của nó, dựa vào đó chúng tatin có kiếp sau [nếu không có kiếp sau không thể giảithích sự bất hạnh quá ư khác biệt giữa các cá thể con người]. Sự tin tưởngđó góp phần mang lại cho chúng ta một sự thanh thản trong cuộc sống và giúp chúngta chấp nhận các biến cố tiếp nối nhau xảy ra trong cuộc đời mình. Chúngta hiểurằng mọi sự bồn chồn và xoay sở đều hoàn toàn vô ích, không nên quá lo âu về nhữngnỗi khổ đau của mình, [vì đó là hậuquả do chính mìnhtạo ra].

Sự kiện quán nhận được bản chất tạmthời của khổ đau ngày càng minh bạch hơn sẽ tránh cho chúng tình trạng vô tâm hoặccách suy nghĩ đại loại như : "chẳng có gì quan trọng". Khả năng ý thứcđược sự khổ đau đúng với bản chất của nó [vì đôi khita hiểu lầm khổ đau là hạnh phúc, chẳng hạn như sự thích thú do giác cảmmang lại]là một phẩm tính giúp khơi động niềm khát vọng loại bỏ nó, [vì khổ đau mang tính cách tạm thời không phải tự tại và vĩnhviễn, vì thế phải ý thức được điều đó để loại bỏ nó].

Bốn sự thực cao quý(tr. 178)

Đức Phật dạy như sau : "Đây làkhổ đau đích thực, đây là nguyên nhân đích thực, đây là con đường đích thực".Ngài nói thêm : "Hãy ý thức khổ đau, loại bỏ những nguyên nhân của nó, đạtđược sự chấm dứt khổ đau, bước theo con đường đúng đắn" [tức là bát chánh đạo]. Đức Phật lại giảng thêm :"Hãy ý thức được khổ đau, mặc dù chẳng có gì để ý thức, hãy từ bỏ các nguyênnhân mang lại khổ đau, mặc dù chẳng có gì để từ bỏ, hãy xa lánh thế tục một cáchnghiêm túc, mặc dù chẳng có gì để xa lánh" [cónghĩa tất cả đều là tánh không, nắm vững tánh không của mọi hiện tượng mới cóthể đạt được giác ngộ tối thượng, loại bỏ khổ đau chỉ là sự giải thoát].Đấylà ba thể dạng của bản thể tự tại, của hành động và kết quả tối thượng của Tứ Diệu Đế.

Bures-Sur-Yvette,18.12.10

HoangPhongchuyển ngữ


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 10070)
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
30/08/2010(Xem: 3888)
Trong thời gian gần đây, nhiều sách đã được viết về đề tài kinh tế và lý thuyết kinh tế, tất cả đều từ quan điểm Tư Bản hay Xã Hội chủ nghĩa. Không có một hệ thống nào lưu ý đến hay xét đến sự phát triển nội tâm của con người, một yếu tố quan trọng trong sự phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 62912)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 7451)
Văn hóa và giáo dục Phật giáo là phương tiện để ươm mầm và nuôi dưỡng hạt giống bồ đề tâm trong từng cá thể xã hội. Khi những hạt mầm lớn lên sẽ là những con người đi vào cuộc đời bằng tâm bồ đề, bằng trí giác ngộ, bằng trái tim từ bi để không những thắp sáng lý tưởng cao cả của Phật Đạo, mà còn là những nhân tố hữu ích để góp phần xây dựng và phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 5685)
Ngay cả trong thời đại văn minh khoa học, xã hội phát triển theo xu hướng hội nhập toàn cầu, thì định hướng trung tâm của tính cách con người vẫn có phần thuộc đời sống hướng nội và phần thuộc đời sống hướng ngoại mà Phật giáo Thiền gọi là nội quán và ngoại quán, bao gồm trong Tứ niệm xứ với các đề tài thiền quán về thân, thọ, tâm, và pháp, theo đó, thân thì bất tịnh, thọ mang lại khổ đau, tâm thì vô thường, và pháp vốn vô ngã. Từ các pháp quán, con người có thể đứng về mặt nhận thức luận để biết bản chất cuộc đời, rồi từ đó, đứng về mặt đạo đức học, con người có những hành động phù hợp với nhận thức.
28/08/2010(Xem: 58994)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
28/08/2010(Xem: 10377)
Viết về Thế Tôn, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng Giáo chủ đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại, hoặc đề cập đến Ngài như một nhà đại tư tưởng, một nhà cách mạng xã hội, v.v... Nhưng có rất hiếm những luận văn, công trình đề cập đến Ngài như một nhà giáo dục tư tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
27/08/2010(Xem: 24253)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
17/08/2010(Xem: 8575)
Tôi luôn luôn tự xem mình như một nhà sư Phật Giáo đơn giản. Tôi cảm thấy như thế mới là tôi thật. Tôi cảm thấy rằng Đạt Lai Lạt Ma với cương vị nhà cầm quyền thế gian là một định chế nhân tạo. Khi nào người ta còn chấp nhận Đạt Lai Lạt Ma, họ sẽ chấp nhận tôi. Nhưng, là một vị sư là một điều thuộc về tôi. Không ai có thể thay đổi điều đó. Tận sâu thâm tâm, tôi luôn luôn tự xem mình là một nhà sư, ngay cả trong các giấc mơ của tôi.
22/07/2010(Xem: 13320)
Tôi phải thú nhận rằng hình như có điều gì không ổn khi một người suốt đời sống trong thế tục như tôi lại viết lời giới thiệu cho một quyển sách về giáo lý của Đức Phật về sự thành đạt, trí tuệ và bình an nội tâm. Quan điểm của tôi về tôn giáo đã bị chỉ trích nhiều, vì tôi tin rằng hầu hết các tôn giáo đều là một hình thức tâm bị nhiễm vi-rút (virus) làm lây nhiễm chúng sanh bình thường mạnh khỏe –và thường là có tri thức. Chỉ có Phật giáo dường như tách biệt với các tôn giáo khác vì tính chất cởi mở, uyển chuyển và thực dụng. Do đã sống hơn nữa thể kỷ ở Sri Lanka, tôi đã nhìn thấy giáo lý của Đức Phật đã được áp dụng như thế nào bởi nhiều thành phần xã hội, bằng nhiều phương cách khác nhau. Dầu nghe có vẻ lạ, nhưng những người hoàn toàn có lý trí và những kẻ bảo thủ một cách điên cuống đều cho rằng niềm tin và thái độ củ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]