Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 2: Quê hương Tây Tạng và cuộc sống Lưu vong

18/03/201105:22(Xem: 3440)
Chương 2: Quê hương Tây Tạng và cuộc sống Lưu vong

Chương II

QUÊ HƯƠNG TÂY TẠNG VÀ CUỘC SỐNG LƯU VONG

Sự thật mạnh hơn đầu mũisúng

Từ khi rời khỏi Tây tạng, tôi xin tịnạn tại Ấn độ. Vào các năm 1949-1950 nước Cộng hòa Nhân dân Trung quốc xua quânxâm lược quê hương tôi. Suốt mười năm, tôi giữ chức vụ lãnh đạo chính trị vàtinh thần cho dân tộc tôi và tôi đã cố gắng hết sức để tái lập một nền bang giaohòa bình giữa hai quốc gia ; thế nhưng việc đó tỏ ra không thể nào thực hiện được.Mặc dù không muốn rời bỏ quê hương thế nhưng phải thú nhận rằng tôi chỉ có thểphục vụ hữu hiệu cho quê hương tôi từ bên ngoài.

Tôi phải chịu sống xa quê hương suốtbốn mươi năm qua, từ lúc Trung quốc khởi binh xâm lăng Tây tạng cho đến bây giờ.Từ đó đến nay chúng tôi vỏn vẹn chỉ có lòng quyết tâm - tức là sự thật -đểthương thảo với người Trung quốc. Mặc dù chính sách tẩy não cùng đủ mọi hình thứckhủng bố và tuyên truyền đã được mang ra sử dụng, thế nhưng sự thật vẫn hoàn toànlà sự thật. Về phía chúng tôi, chúng tôi chẳng có tiền nong lại cũng chẳng biếttuyên truyền là gì, và thật thế chúng tôi chẳng có gì cả ngoài tiếng kêugọi yếuớt của mình. Thế nhưng phần đông mọi người không mấy ai tin vào những lời oangoang của người Trung quốc mà chỉ tin vào tiếng nói thật thấp bé của chúng tôi. Sứcmạnh phát sinh từ ý chí của những con người bình dị biết đâu cũng có thểthaycho đầu mũi súng.

Nguyên nhân của sự hunghăng nằm trong các kiếp sống quá khứ

Điều đó rất đúng đối với một cá thể- trong một kiếp sống nào đó một cá thể cảm nhận được tác động phát sinhtừ nghiệpcủa chính mình - thế nhưng điều đó cũng đúng đối với một nhóm người, mộtgiađình, một dân tộc. Sự thật hiển nhiên đó gắn liền một cách chặt chẽ với giáo lýPhật giáo của chúng tôi.

Chúng tôi tự hỏi có phải cộng nghiệpđã đưa đẩy chúng tôi lâm vào hoàn cảnh kháng cự mang lại các thảm họa này haykhông ? Giáo lý Phậtgiáo cho biết luôn luôn phải phân biệt thật rõ đâu là nguyên nhân và đâulà hoàncảnh (tức cơ duyên). Muốn tìm hiểu nguyên nhân chính yếu đưa đến sự xâm lănggây ra cảnh khổ đau mênh mông này thì phải nhìn vào các kiếp sống trước,và đấykhông nhất thiết là do người Tây tạng mà ra. Biết đâu nguyên nhân là do nhữnghành tinh khác, những thiên hà khác ? Tất cả đều có lý. Không có một biến cốnào có thể xem là độc lập, không liên hệ gì với các biến cố khác. Cái chuỗi dàivô tận của nguyên nhân và hậu quả gần như không thể nào phân tích nổi , thếnhưng nó vẫn thật sự hiện hữu.

Đối với hoàn cảnh (cơ duyên), thì nhấtđịnh người Tây tạng phải nhận lấy trách nhiệm về phần mình. Vì bị vô minh chiphối nên họ bất cần phần còn lại của thế giới, không quan tâm đến Trung quốc, Ấnđộ, tình trạng căng thẳng chính trị trên thế giới, những biến động do thế chiếnthứ hai mang lại... Nhiều người Tây tạng nghĩ rằng xứ sở của họ là một xứ sởtuyệt vời, thoát ra ngoài quy luật chung và cả dòng chảy của thời gian. Một dântộc ngay thẳng biết tuân thủ luật pháp, thực hành nghi lễ đều đặn, nhất định phảiđược an toàn. Một số chức sắc mang trọng trách bảo vệ xứ sở tin tưởng vào các vịbảo hộ siêu hình. Tất cả những thứ ấy là những gì hoàn toàn sai lầm không thể mangra để đối đầu với định mệnh. Khi quân cộng sản tràn sang biên giới của đất nướcchúng tôi, các vị quan chức cao cấp chỉ biết giao phó bổn phận chống giữbờ cõicho thần linh. Có một vị chức sắc trấn an tôi là không có gì phải e ngại, thánhthần sẽ bảo vệ chúng tôi trước sự tấn công của người Trung quốc. Tất cả mọichuyện xảy ra hình như đều mang chủ đích muốn tôi phải tin vào đấy, tin vào nhữnglời người ta nói với tôi, vào tuổi trẻ của tôi, vào sự kiện người ta đã chọn lựatôi, sự giáo dục cẩn thận từng li từng tí dành cho tôi, đời sống của tôitronglâu đài Potala, tuổi thanh niên của tôi... May mắn thay, tôi đã biết mở mắt thậtsớm. Quý vị có thể tưởng tượng được không ? Giữa thế kỷ XX này, người tacầunguyện để chống lại súng đại bác ? Chính phủ tin vào thần linh, bất chấpnhữnglời tiên tri và sấm truyền. Các vị chức sắc nào có chịu trách nhiệm gì đâu !

Một trong những sai lầmcủa xã hội Tây tạng

Không nên xem Phật giáo Tây tạng caosiêu hơn các Phật giáo khác. Không như các nhà sư Tây tạng, các nhà sư tại TháiLan, Miến Điện, Tích Lan tu hành thật nghiêm túc, và cho đến ngày nay họvẫn giữđược truyền thống khất thực đã có từ hai ngàn năm trăm năm trước, khi Đức Phậtvà các đệ tử của Ngài còn tại thế.

Các vị lạt-ma Tây tạng của chúng tôimang những tên thật dài và rỗng tuếch, đôi khi thật khó đọc. Những ngườituhành Tây tạng không quan tâm gì đến chiếc áo cà-sa màu vàng mà chính ĐứcPhậtđã mặc mà chỉ nghĩ đến những chiếc áo mang các dấu hiệu cho thấy cấp bậccủa nhữngvị khoác những chiếc áo ấy. Về sau này khi các vị thầy Ấn độ bắt đầu độimũ màuđỏ thì trên Tây tạng các đệ tử của các vị ấy cũng quay ra chú ý đến cái mũ màu đỏmà quên đi những gì thiết thực hơn. Đấy là một lỗi lầm rất nghiêm trọng trong xãhội Tây tạng.

Niềm tin của tôi

Mặc dù quốc gia Tây tạng ngày nayđang phải trải qua một giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử lâu dài của mình vàquả thật đấy là những gì hết sức và hết sức đáng buồn, thế nhưng tôi vẫnvững tinrồi sẽ vượt thoát được tình trạng đó.

Người Trung quốc di dân đếnTây tạng

Đối với tình trạng hiện nay, mộttrong các vấn đề gay go hơn hết, trầm trọng hơn hết là việc di dân Trungquốcvào Tây tạng, tình trạng này sẽ còn kéo dài thêm từ mười đến mười lăm năm nữa.Người dân Tây tạng trở thành thiểu số trên quê hương của họ, cũng giống như tìnhtrạng xảy ra ở Nội Mông (Mông cổ đàng trong), tại nơi này dân chúng địa phươngchỉ vỏn vẹn có ba triệu, trong khi đó người Trung quốc di dân đến đây làmườitriệu. Trong vùng Đông Turkestan (tức Tân cương, một vùng tự trị của Trung quốcgồm dân địa phương là Duy Ngô Nhĩ và người Hán di dân đến đây, ghi chú thêm của người dịch), số dânchúng người Trung quốc gia tăng mỗi ngày. Tại Tây tạng dân địa phương gồm sáutriệu, trong khi số người Trung quốc di dân lên đến bảy triệu rưởi. Thậtlà mộtvấn đề vô cùng nghiêm trọng.

Kiên nhẫn và bao dung thếnhưng không thể nào chấp nhận ách cai trị của Trung quốc

Thiết nghĩ muốn xét đoán một trườnghợp nào đó cũng nên căn cứ vào các đặc tính cá biệt của trường hợp ấy. Tha thứhay kiên nhẫn không có nghĩa là phải chấp nhận bất cứ gì và bất cứ ai. Trongtrường hợp Tây tạng, danh từ "giải phóng" bao hàm cả ý nghĩa của mộtsự khổ đau mênh mông. Tuy nhiên, tôi vẫn xem các nhà lãnh đạo Trung quốclà nhữngcon người, những người láng giềng thuộc một dân tộc từng có một lịch sử lâu đời,đã đạt được một nền văn minh cao độ. Tôi kính trọng họ và không hề oán hận họ.

Biết suy nghĩ như thế sẽ giúp chúng taxóa bỏ những cảm tính tiêu cực và phát huy được sự kiên nhẫn.

Nói như thế không có nghĩa là tôi chấpnhận ách cai trị của Trung quốc. Tôi sẽ làm tất cả những gì có thể làm được đểchống lại mọi áp bức, thế nhưng hành động của tôi không mang một mảy mayhậnthù nào. Tôi nghĩ rằng người Tây tạng phản ứng trước nghịch cảnh bằng phương cáchtrên đây là một chuyện tự nhiên không ai có quyền cấm họ. Nếu cố gắng với tất cảkhả năng của mình và nhất là thành thật với chính mình thì rồi đây ta sẽtìm thấyniềm vui sướng khi gặt hái được kết quả. Nếu không thì cũng chẳng có gì để hốitiếc cả.

Phát lộ lòng từ bi đối vớingười Trung quốc

Trước cảnh người Trung quốc thực thichính sách diệt chủng mang lại đau thương, thì những người Tây tạng chúng tôi đánglý ra phải nổi giận thế nhưng chúng tôi đã cố gắng phát động thật mãnh liệt lòngtừ bi hướng vào họ vì chúng tôi nghĩ rằng chẳng qua họ làm như thế chỉ vì họ bịchi phối bởi vô minh. Dù trong lúc này họ không gánh chịu những khổ đau hiển nhiênvà ngay tức thời thế nhưng đấy chỉ là vấnđề thời gian, sớm hay muộn họ sẽ phải gánh chịu hậu quả phát sinh từ những hànhđộng của họ.

Sự chống đối của ngườiTây tạng

Ngay cả trường hợp nếu như những thiệthại mà người cộng sản Trung quốc gây ra cho Tây tạng và cả Trung quốc được đềnbù xứng đáng bằng các kết quả tích cực ngang hàng với sự tàn phá, thì nhất địnhtôi phải tin chắc là họ cũng sẽ có đầy đủ khả năng góp phần xây dựng mộtxã hộitốt đẹp hơn, dù cho họ không cần đến lòng từ bi thúc đẩy họ đi nữa. Thế nhưng trênđất nước Tây tạng, người Trung quốc chỉ biết tra tấn và tàn phá triệt để- đóngcửa chùa, giam cầm các vị đại sư, cấm đoán tín ngưỡng Phật giáo, giam giữ hoặc xửtử hình những người tu tập - thế nhưng người dân không hề đánh mất niềm hy vọngvà sự quyết tâm của họ. Tôi nghĩ rằng đấy là nhờ vào tinh thần Phật giáo.

Chúng tôi chỉ mong đượctự trị và không còn dám mơ ước tái lập một nền độc lập

Đất nước Tây tạng đã từng độc lậphàng bao thế kỷ. Ngày nay nền độc lập đó không còn nữa. Chúng tôi đành phảinhìn mọi sự trước mặt. Chúng tôi chỉ xin được tự trị, không còn dám ước mơ mộtnền độc lập. Chúng tôi chỉ mong được thương thảo dựa trên sự tương kính.Các điềukiện không còn giống như trước, chúng tôi sẵn sàng chấp nhận những gì màĐặngTiểu Bình đã nêu lên : "Một quốc gia hai chính thể" .

Thế nhưng người Trung quốc lại khônghành động theo chiều hướng đó. Ít nhất là trong lúc này. Áp lực quốc tế thật hếtsức cần thiết. Nhất là áp lực đó không nên suy giảm vì người Trung quốc rất nhạycảm về vấn đề này. Mỗi lần tôi phát biểu trước công chúng hoặc du hành trên thếgiới, luôn luôn có người Trung quốc đến tham dự. Đôi khi tôi cũng đàm thoại vớihọ và họ tỏ ra rất khả ái. Thái độ đó cho thấy họ từng tán đồng những hành độngcủa tôi, tuy rằng trên báo chí thì họ lại kết án tôi mang tham vọng cá nhân, nuôidưỡng tinh thần chống-cách-mạng hoặc muốn tái lập một nền chính trị thầnquyền.Tôi rất lạc quan vì chính nghĩa Tây tạng rất chính đáng và Trung quốc sẽkhôngthể nào tự tách rời mình ra khỏi thể chế tự do mãi mãi được.

Không thể bịt miệng Sựthật

Chúng tôi là người Tây tạng, chúngtôi yêu thương quê hương chúng tôi, văn hóa của chúng tôi, và chúng tôi có quyềnbảo vệ những thứ ấy. Chúng tôi hy vọng rất nhiều vào sự thay đổi thái độcủa ngườiláng giềng vĩ đại của chúng tôi là nước Cộng hòa Nhân dân Trung quốc. Thế nhưngquá khứ dạy chúng tôi phải thận trọng. Tuy nhiên tôi cho rằng sự quyết tâm và ýchí con người biết đâu cũng đủ sức để đương đầu với mọi hình thức áp bứcvà sựxâm lăng từ bên ngoài.

Chương trình tái lập hòabình của tôi

Để có thể phát huy sự hiểu biết tốtđẹp và nối lại mối bang giao hài hòa giữa người Trung quốc và người Tây tạng -người Trung quốc gọi đấy là sự thống nhất đất mẹ quê hương - tức là những gì thậtcần thiết để phát huy sự tương kính và táilập tình trạng phi quân sự, thì trước hết phải giảm bớt số quân lính Trung quốc,sau đó rút toàn bộ quân đội ra khỏi Tây tạng. Điều ấy thật tiên quyết.

Nếu muốn duy trì nền hòa bình trongvùng và đồng thời phát huy tình hữu nghị giữa hai quốc gia đông dân nhấtlà Ấnđộ và Trung quốc, thì nhất thiết phải giảm bớt sức mạnh quân sự cả hai bên dãyHy-mã-lạp sơn. Vì lý do đó, một trong những giải pháp mà tôi đề nghị là nướcTây tạng sẽ trở thành một vùng bất-bạo-động. Mọi người đều biết là trên đất Tâytạng có những nơi chất chứa cặn bã phóng xạ và những xưởng chế tạo vũ khí hạtnhân. Đây là một vấn đề thật trầm trọng. Tây tạng cũng bị nạn phá rừng tạo ra mốinguy hại trầm trọng cho môi sinh. Sau hết là sự tôn trọng nhân quyền vì đấy cũnglà một vấn đề không thể tránh né được. Trên đây là những biện pháp mà tôi nêulên trong chương trình tái lập hòa bình của tôi. Quả thật đấy là những vấn đềthiết yếu.

Người Trung quốc điếc đặckhông nghe thấy tiếng nói của chúng tôi thế nhưng họ rất nhạy cảm trước áp lựcquốc tế

Khi các đề nghị hòa bình của tôi đượccông bố vào cuối tháng 9 năm 1987, thì người Trung quốc phản ứng một cách bấtthuận lợi và kết án tôi là tên-phản-động. Chuyện đó gây ra nhiều cuộc biểu tìnhtại Tây tạng, kéo theo các cuộc đàn áp.

Tôi nghĩ rằng người Trung quốc đạidiện cho một Quốc gia thật văn minh ít nhất là theo cách của họ. Thế nhưng họ đơnthuần chỉ biết có vũ lực. Họ không hề biết đến sự thực là gì. Trong một vài trườnghợp họ nói thẳng thừng với chúng tôi : "Qúy vị ở bên ngoài Tây tạng, vàcho đến khi nào quý vị vẫn còn bên ngoài thì quý vị không có một quyền hạn gìđưa ra những đề nghị trong các lãnh vực ấy".

Quý vị có thấy không, người Trung quốclà những người điếc đặc ; họ điếc ngay cả với tiếng nói của họ. Trong thế giớibên ngoài, số người ý thức được vấn đề Tây tạng ngày càng đông hơn. Chỉ vì lỗ taicủa các người bạn Trung quốc của tôi hơi nặng cho nên mỗi khi chúng tôi hét tolên những chuyện ấy thì chỉ tội làm khàn tiếng chúng tôi mà thôi. Chính vì thếmà những đề nghị trên đây tôi không đưa ra tại Bắc kinh mà chỉ nêu lên cho toànthế giới biết. Tóm lại thái độ của người Trung quốc chỉ có thể trở nên tích cựchơn với áp lực của thế giới bên ngoài.

Người Trung quốc và Phậtgiáo

Trung quốc là một xứ sở tuyệt đẹp.Trong tâm hồn người Trung quốc Phật giáo thật gần gũi, không mới lạ như trườnghợp đối với người phương Tây. Người Trung quốc có truyền thống theo Phậtgiáo, đấtnước Trung quốc có nhiều thánh địa thiêng liêng, nhiều chùa chiền. Tôi cũng tinrằng nếu người Trung quốc được tự do theo về với Phật giáo, và nhờ đó thế hệ trẻđược thừa hưởng những lợi ích mà Phật giáo mang lại, và khi đã hội đủ được các điềukiện thuận lợi thì tôi sẽ sẵn sàng góp phần của tôi.

Quyền sống còn của ngườiTây tạng

Chúng tôi người Tây tạng cũng tươngtợ như người Trung quốc, chúng tôi có một gia tài văn hóa độc nhất. Sáu triệu dânTây tạng chúng tôi sống còn đến ngày hôm nay thiết nghĩ cũng xứng đáng được xemngang hàng với người dân Trung quốc trong quyền hạn được phép bảo tồn cátính củamình, nhất là chúng tôi không hề làm gì sai trái đối với bất cứ ai.

Kiến tạo lại những gì đãbị người Trung quốc tàn phá

Mặc dù sự hủy diệt Phật giáo dướichính thể Trung quốc không kéo dài như dưới triều đại của vua Lang-Dat-Ma(hoàng đế Tây tạng) vào thế kỷ XI, thế nhưng sức tàn phá rộng lớn hơn nhiều. Dùđủ sức hay không thì rồi đây chúng tôi cũng phải tự gánh vác lấy trách nhiệm táithiết lại những gì đã bị người Trung quốc triệt để tàn phá.

Biến cao nguyên Tây tạngthành một thánh địa của hòa bình

Chúng tôi không phải là một dân tộcđông người và hùng mạnh, thế nhưng lối sống của chúng tôi, văn hóa của chúngtôi và tôn giáo của chúng tôi đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều. Nhờ đó trong nhữngthời kỳ khó khăn và khổ đau lớn lao chúng tôi vẫn luôn giữ vững được conđườnghòa bình và tự tìm lấy cho mình sự can đảm cần thiết dựa trên tình thương yêu vàlòng từ bi.

Dân tộc Tây tạng luôn thiết tha mongmỏi khi hoàn cảnh cho phép sẽ nhận lấy trách nhiệm biến căn nhà của mìnhlà caonguyên Tây tạng trở thành một thánh địa của hòa bình, nơi đó con người và thiênnhiên cùng sống với nhau trong sự hài hòa và trong sáng.

Vì lý tưởng bất-bạo-động

Thí dụ trường hợp chẳng may tôi phátlộ một cảm tính oán hận, giận dữ hay hận thù nào đó đối với người Trung quốcthì ai thua thiệt đây ? Nhất định tôi sẽ là người thua thiệt, tôi đánh mất hạnhphúc của tôi, tôi ngủ không yên, ăn không ngon, trong khi đó sự oán giậncủatôi nào có chạm gì được đến người Trung quốc. Càng tự dày vò mình quá đáng càngkhiến cho mình mất đi khả năng mang lại hạnh phúc cho những người chung quanh.

Mặc cho người ta cứ chỉ trích tôi :riêng tôi lúc nào cũng cố gắng giữ lấy niềm hân hoan cho mình. Nếu muốn xả thânvì tự do và công lý một cách hữu hiệu thì không được giận dữ và có ác ý.Nếu biếtgiữ sự trong sáng và hành động với một tấm lòng chân thật thì ta sẽ hoàntất đượckhối việc trong khoảng thời gian ba mươi hay năm mươi năm còn lại của đời mình.Nếu như tôi đã đạt được một vài kết quả tích cực nào đó trong tinh thần trênđây, thì tôi nghĩ rằng đấy chẳng qua một phần cũng nhờ vào quyết tâm củatôi đãchọn con đường bất-bạo-động, con đường đó được thúc đẩy bởi một niềm tinvữngchắc, đấy là sự tin tưởng vào tình huynh đệ giữa con người với nhau.

Sự tin tưởng của tôi đốivới truyền thống ngàn năm của dân tộc Tây tạng

Tôi tin vào công lý và sự quyết tâmcủa con người. Lịch sử lâu dài của toàn thể nhân loại đã chứng minh cho thấy ýchí con người mạnh hơn là một khẩu súng. Chẳng phải lịch sử của dân tộc Tây tạngđã chứng minh cho thấy quốc gia của họ đã đứng vững từ hai mươi thế kỷ nay nhờvào sự hòa giải với Trung quốc, Ấn độ, Nepal, Mông cổ và các tập thể conngườikhác hay sao ? Dù cho giai đoạn hiện nay là một trong những giai đoạn khó khănnhất, thế nhưng niềm tin sâu xa của tôi luôn giúp tôi hy vọng dân tộc Tây tạng,văn hóa và tín ngưỡng của dân tộc đó sẽ sống còn và sẽ tìm thấy một sự phồnvinh mới. Không một giây phút nào tôi đánh mất lòng tin ấy.

Người phát ngôn của dântộc tôi bị giam hãm giữa cảnh núi non

Người Tây tạng nào lại chẳng muốntôi quay về với họ trên quê hương Tây tạng, thế nhưng tôi thường nhận được nhữngthông điệp gửi đi từ Tây tạng khuyên tôi không nên trở về trong tình trạng hiệnnay. Họ không muốn tôi trở thành một kẻ múa rối để cho người Trung quốc giậtdây, tương tợ như trường hợp của ngài Pan-chen Lạt-Ma. Ngoại trừ những lúc ngủngoài ra không một giây phút nào trong ngày tôi lại không nghĩ đến hoàn cảnh củadân tộc tôi đang bị giam hãm giữa bối cảnh im lặng của núi non. Khi lên giường vànếu đêm hôm ấy là một đêm trăng sáng thì tôi không khỏi liên tưởng đến vòm trăngtrên bầu trời nhìn xuống dân tộc tôi đang bị giam hãm giữa núi đồi Tây tạng. Dùchỉ là một người tỵ nạn, thế nhưng tôi được tự do, tự do cất lên tiếng nói của dântộc tôi. Trong thế giới tự do, tôi cảm thấy hữu ích hơn trong vai trò của mộtphát ngôn viên. Tôi hoạt động hữu hiệu hơn từ bên ngoài quê hương tôi.

Những người Tây tạngchúng tôi nào khác gì những kẻ du lịch

Những người Tây tạng chúng tôi nàokhác gì những kẻ du lịch trên địa cầu này, giống như những người từ một hànhtinh khác đến đây ! Và nếu đã là một kẻ du lịch thì những gì quan trọng khi viếngthăm một xứ sở khác là phải biết giữ mình là một người tốt, không xúi giục ngườichung quanh gây ra những chuyện rối rắm.

Mộtngày trong đời tôi

Thức dậy vào bốn giờ sáng, tức khắctôi tụng ngay bài kinh Ngagk-djinlap, tức là bài kinh hồi hướng tất cả những gìtôi thực hiện được bằng ngôn từ, bằng tư duy và hành động kể cả sự sinh hoạttrong ngày hôm nay của tôi để hiến dâng cho người khác trong mục đích giúp đỡ họ.Sau đó, để tránh cái rét tôi làm một vài động tác thể dục, tôi tắm rửa và nhanhnhẹn mặc quần áo. Tôi thiền định đến bốn giờ rưỡi sáng. Sau đó nếu trời đẹp tôira vườn. Những giây phút đầu tiên trong ngày mang rất nhiều ý nghĩa đối với tôi.Ngước lên cao, bầu trời thật rạng rỡ, tôi trông thấy từng vì sao và cảm thấy sựvô nghĩa của tôi trong vũ trụ này. Đấy là sự cảm nhận mà người Phật giáochúngtôi gọi là "vô thường". Sựcảm nhận ấy giúp tôi tìm thấy sự thư giãn. Lắm khi tôi cũng chẳng suy nghĩ gì cả,giữa buổi hừng đông tôi lắng nghe chim hót để tìm thấy niềm hân hoan tronglòng.

Sau đó tôi vừa nghe tin tức trên đàiBBC World Service vừa ăn sáng.

Từ sáu đến chín giờ sáng tôi ngồithiền. Trong lúc ngồi thiền, người Phật giáo chúng tôi cố gắng phát độngnhữngước vọng chân chính mang lại sức mạnh cho chúng tôi : đấy là lòng từ bi,sự thathứ và lòng bao dung. Tôi thiền định từ sáu đến bảy lần mỗi ngày.

Từ chín giờ cho đến trước khi ăntrưa, tôi học hỏi và nghiên cứu kinh sách. Phật giáo rất thâm sâu, dù đãnghiêncứu suốt đời thế nhưng vẫn còn rất nhiều điều tôi còn phải học. Ngoài ratôicũng cố gắng đọc thêm các sách của các vị thầy Tây phương. Tôi muốn học hỏithêm thật nhiều về triết học và khoa học phương Tây.

Đôi khi tôi cũng ngưng đọc để làm nhữngviệc vặt, từ ngày nhỏ tôi rất say mê các vật dụng cơ khí, tôi sửa được đồng hồtay, đồng hồ treo tường, hoặc đôi khi tôi mang cây đã ương sẳn trong nhàkính đểtrồng xuống đất. Tôi thích nhất là hoa phi yến (delphidium) và hoa tulip, tôi rấtthích nhìn chúng mọc.

Khoảng 12 giờ đến 12 giờ 30 tôi dùngbữa trưa, đôi khi không phải hoàn toàn là rau trái thế nhưng tôi vẫn thích ănchay hơn.

Sau đó là các sinh hoạt chính thức, tôitiếp xúc với hội đồng Kashag (hội đồng bộ trưởng), các thành viên của Hội đồngnghị sĩ đại diện cho dân chúng, hoặc tiếp những người từ Tây tạng đến đây với giấyphép đi lại do người Trung quốc cấp hoặc đi chui. Thật quá buồn thảm chotôikhi nghe họ kể chuyện, hầu như tất cả đều gặp những chuyện đau buồn và họ đãkhóc với tôi.

Sáu giờ chiều là giờ uống trà. Là ngườitu hành tôi không dùng cơm chiều . Bảy giờ tối là giờ xem truyền hình. Tôithích xem các chương trình về văn minh Tây phương và các phóng sự thật tuyệt vờivề cảnh vật thiên nhiên của đài BBC (Anh quốc).

Sau đó đến giờ ngủ và trước khi lêngiường tôi thiền định và tụng niệm, chủ yếu là cầu khẩn Quán-Thế-Âm Bồ-tát (Avalokiteshvara) vị thánh hộ mệnh của xứTây tạng, tôi cầu xin Ngài hãy bảo trợ cho dân tộc tôi. Khoảng 8 giờ hay8 giờ30 tối thì tôi lên giường.

Chiếcáo của người tu hành

Tôi mặc chiếc áo màu nâu đỏ của nhữngngười tu hành. Chiếc áo không thuộc loại tốt và đã được vá. Nếu như chiếc áomay bằng vải tốt và nguyên một mảnh thì còn bán lại được và may ra còn vớt vátđược đồng nào. Đằng này với chiếc áo của tôi thì đành chịu. Sự nghèo nànđó làmgia tăng thêm ý nghĩa của sự khinh thường của cải tạm bợ trong thế gian này.

Tuổi thọcủa tôi

Theo các giấc mơ của tôi thì tôi cóthể sống tối đa 110 hay 113 tuổi. Thế nhưng làm gì tôi sống được đến đấy. Tuythế tôi cũng có thể sống đến chín mươi tuổi, giữa tám mươi và chín mươi.Sau cáituổi đó tôi sẽ trở nên vô dụng, một vị Đạt-Lai Lạt-Ma già nua nào còn cógiá trịgì nữa.

Đức tincủa tôi thật đơn giản

Bất cứ một hành động ý thức và cânnhắc nào đều cần đến một động cơ thúc đẩy. Đối với trường hợp của tôi thì đứctin của tôi thật đơn giản : động cơ quan trọng hơn hết thúc đẩy hành động củalà tình thương, và lòng tốt là triết lý của đức tin ấy.

Phải bảotồn sức mạnh để chống chỏi với khổ đau

Động cơ thúc đẩy tôi là sự an lành củatất cả chúng sinh, thế nhưng trên một bình diện thứ yếu hơn tôi cũng phải cố gắnghướng vào sự cứu giúp người Tây tạng. Khi năm mươi ngàn người thuộc bộ tộcShâkya bị giết hại, Đức Phật Thích-ca Mâu-ni tuy là người thuộc bộ tộc ấy thếnhưng không phát lộ sự đau đớn. Ngài chỉ tựa người vào một gốc cây rồi thốt lênrằng : "Hôm nay tôi cảm thấy khá buồn vì năm mươi ngàn người thuộc bộ tộccủa tôi bị giết hại". Riêng Ngài thì không hề hấn gì. Sự thể là như thế.Ngàithừa hưởng nguyên nhân và hậu quả phát sinh từ nghiệp của chính Ngài. Không thểlàm gì khác hơn được. Đấy là cách suy nghĩ đã giúp tôi trở nên can đảm hơn và tíchcực hơn, thế nhưng đấy tuyệt nhiên không phải là cách làm mất đi sức phấn đấu vàlòng quyết tâm đương đầu với bản chất toàn cầu của khổ đau.

Đặctính của người Tây tạng

Chính vì quyết tâm phụng sự nhân loạimà tôi đứng ra bênh vực cho chính nghĩa Tây tạng. Cho đến thế kỷ vừa quaquêhương chúng tôi vẫn còn là một quê hương an bình với một nền văn hóa thật độcđáo. Nếu như chúng tôi có chậm tiến trên phương diện vật chất đi nữa, thì trênphương diện tâm linh hay nói theo một số người thì đấy là sự nẩy nở tinhthần,chúng tôi rất phong phú. Chúng tôi là người Phật giáo và nền Phật giáo mà chúngtôi hằng tu tập là một trong các nền Phật giáo toàn diện nhất. Hơn nữa chúngtôi đã duy trì được sự tích cực và sinh động cho nền Phật giáo đó xuyên qua nhiềuthế kỷ. Không phải chỉ nhân danh một người Tây tạng mà đúng hơn với tư cách mộtcon người, tôi mạn phép nghĩ rằng chúng ta cũng nên bảo tồn nền văn hóa đó và xứsở đó vì những cống hiến mà nền văn hóa và xứ sở đó đã từng mang lại chothế giớinày.

Lòngnhân từ khác thường của người dân Tây tạng

Một cuộc sống an bình và tiến bộ vàmột tinh thần đạo đức xây dựng trên các giá trị tâm linh phải luôn đi đôi vớinhau. Từ lâu trước khi có cuộc xâm lăng của người Trung quốc vào năm 1950, vuachúa Tây tạng đã soạn thảo luật pháp căn cứ vào nền đạo đức Phật giáo. Nhiều ngườitrên thế giới thường cho rằng người Tây tạng nhân từ và khả ái một cách lạ thường.Tôi không thấy một nguyên nhân nào khác hơn để giải thích cho khía cạnh đặc biệtđó của người Tây tạng ngoài tinh thần bất-bạo-động của Phật giáo đã in sâu vào nềnvăn hóa của họ đã từ ngàn năm.

Sự ônhòa trong tánh khí của người Tây tạng

Tây tạng là một quốc gia mênh mông,dân số lại thưa thớt. Sống trong bối cảnh đó đòi hỏi con người phải có một tinhthần tương trợ thật cao. Trong một lãnh thổ đông dân, người ta thường cóxu hướngngờ vực những người láng giềng, xem lánggiềng như những đối thủ phải tránh xa. Trên Tây tạng, chúng tôi luôn cảmthấy sựbao la của không gian, nếu triết lý Phật giáo còn tác động thêm vào sự cảm nhậnấy thì nhất định đấy là những lý do có thể giải thích tại sao người dân Tây tạnglại mang một tính khí ôn hòa như thế.

Sự hàihòa trong gia đình người Tây tạng

Tôi không muốn nói là không có chuyệnhung bạo xảy ra trong gia đình Tây tạng. Tuy nhiên, nếu có một sự hung bạo nào xảyra nhất định sẽ làm cho mọi người kinh ngạc vì không mấy khi họ trông thấy.Chuyện ly dị cũng hiếm hoi. Mỗi khi chuyện ấy xảy ra thì mọi người chungquanh đềucảm thấy bối rối và bất an.

Trong khung cảnh truyền thống của xãhội Á châu, sự liên hệ trong gia đình có vẻ tốt đẹp hơn so với xã hội Tâyphương. Chúng tôi đặt nặng sự hiếu thảo và quan tâm nhiều hơn đến các mối liênhệ họ hàng cũng như sự hài hòa trong gia đình.

NgườiTây tạng hiền hòa từ bản chất

Mặc dù chịu ảnh hưởng của lịch sử vàmang ít nhiều tánh khí của người chiến sĩ, thế nhưng từ bản chất người Tây tạnglại rất hiền hòa. Đối với họ không có gì tồi tệ hơn là vai trò của ngườilính :dưới mắt họ người lính chẳng khác gì một một tên đồ tể.

Nghệthuật tranh luận

Phép biện chứng (dialectic) hay nghệthuật tranh luận giữ một vị thế quan trọng trong nền giáo huấn nơi chùa chiền Tâytạng. Hai đối thủ luân phiên nêu lên câu hỏi, họ sử dụng cử chỉ tay chânđể phụhọa và nhấn mạnh thêm cách trình bày các luận cứ của họ. Sự linh hoạt tâm thần giữmột vai trò quan trọng trong cuộc đấu trí, bên nào dồn đối thủ vào chỗ không trảlời được sẽ làm cho mọi người chung quanh cười ồ và sẽ được họ kính phục. Tròchơi tranh luận trên đây rất được ưa chuộng ngay cả đối với những người Tây tạngkhông được học hành nhiều. Ngày xưa không phải là một chuyện hiếm hoi khi thấycác đoàn người du mục hay các người nông dân từ xa lên tận Lhassa để suốt ngày ngồixem mê mải các nhà bác học trổ tài tranh biện với nhau trong sân các tu viện.

Tánhtình vui vẻ của người Tây tạng

Nói chung người Tây tạng nổi tiếnglà vui vẻ. Đấy là một trong các nét đặc thù của tánh tình người Tây tạng."Thế sự bí mật của bạn là gì ?", đấy là loại câu hỏi thường được nghethấy, câu hỏi biểu lộ bản tính vui nhộn của người Tây tạng. Dù thuộc giới học rộnghay mù chữ người Tây tạng chúng tôi có thói quen khi gặp nhau hay gọi nhau là "má"hay là "bố". Cứ đến Tây tạng sẽ nghe thấy họ gọi nhau như thế. Tôi nhậnthấy sự đồng hóa người khác với một lý tưởng từ bi (cha hay mẹ của mình)nhưtrên đây là một cách mang lại sự vui sống cho chúng tôi.

Sự quyếttâm của người Tây tạng

Bất chấp sự đàn áp tàn bạo của ngườiTrung quốc, toàn dân Tây tạng lúc nào cũng tỏ ra kiên quyết. Tất nhiên đôi khichúng tôi cũng cảm thấy buồn. Lại càng buồn hơn khi chúng tôi nghe kể lại là nhiềungười Tây tạng dù phải sống trong cảnh cơ hàn và thường xuyên bị khủng bố thếnhưng lúc nào họ cũng một lòng tin tưởng vào chúng tôi và trông chờ chúng tôi.Điều đó thúc dục chúng tôi phải gánh vác một trọng trách thật nặng nề. Đôi khi chúngtôi cảm thấy buồn. Họ quá tin tưởng và quá trông chờ nơi chúng tôi. Thế nhưng nhữnggì chúng tôi thực hiện được thật là vô nghĩa. Hành động của chúng tôi cógiới hạn.Chúng tôi cố gắng tối đa và làm bất cứ gì có thể làm được để cố duy trì một sựthúc đẩy trong sáng. Thế nhưng thành công hay không lại là chuyện khác.

Sự lợiích của giải Nobel về hòa bình

Năm 1989 tôi đoạt giải Nobel hòabình, nhờ biến cố đó nhiều người biết đến vấn đề Tây tạng. Họ lấy bản đồra xemvà thắc mắc : "Nước Tây tạng ở vào chỗ nào ?"

Tất nhiên là giải Nobel giúp tôi dịpmay đến gần với nhiều vị lãnh đạo Quốc gia. Một số vị chính thức tiếp đón tôi.Một số khác, chẳng hạn như Tổng thống Mittérand chỉ tiếp tôi với tư cáchcánhân - chẳng qua thì cũng vì áp lực ngoại giao cả. Dù sao đi nữa, mọi sựtrở nêndễ dàng hơn trước khi tôi cần tiếp xúc hay đàm thoại với những người có trọngtrách. Thật vậy, giải Nobel đã giữ một vai trò tích cực trong các cuộc thươngthảo với người Trung quốc.

Vấn đềtrở về Tây tạng

Tôi không nghĩ rằng có thể trở vềTây tạng trong kiếp sống này. Thế nhưng không hề gì. Vấn đề quan trọng hơn chínhlà sự tự do hành động. Dù với tư cách Đạt-Lai Lạt-Ma hay vị thế của một ngườitu hành mang tên là Tenzin Gyatso thì tôi vẫn luôn ước mong được tự do hành độnghầu góp phần giúp đỡ tối đa dù bằng cách này hay cách khác cho dân tộc Tây tạngcũng như cho tất cả các dân tộc khác.

Căn cứ vào khía cạnh đó nếu tôi thấycó nhiều may mắn thực hiện được hoài bão của tôi bên ngoài Tây tạng, thìtôi sẽlưu lại bên ngoài. Nếu dịp may thành công ngang nhau thì tôi sẽ chọn giải pháptrở về, trở về Tây tạng mà cũng có thể là trở về Trung quốc. Mối quan tâm củatôi là làm thế nào mang lại kết quả tốt nhất thế thôi. Tất nhiên không nên quayvề Tây tạng hay Trung quốc nếu như sự trở về ấy chỉ mang lại thiệt hại mà khônggiúp được gì thiết thực.

Các khíacạnh tích cực của tình trạng lưu vong

Một trong các khía cạnh tích cựctrong hoàn cảnh lưu vong là chúng ta có thể nhìn về xứ sở của mình dưới một góccạnh khác hơn. Chẳng hạn, đối với trường hợp Tây tạng, tất cả những nghilễdành cho tôi trước đây trong thời kỳ tôi còn trẻ nay đã mất hết ý nghĩa.Ngàynào cũng thế từ đầu năm đến cuối năm nghi lễ cầu kỳ kéo dài bất tận và các ngườichung quanh thì xem các nghi lễ ấy thật nghiêm trọng. Các nghi thức chi tiết đóchi phối cuộc sống của chúng tôi trong từng ngày, mọi người phải thận trọngtrong từng lời nói và cử chỉ.

Sự bỏ chạy và sau đó là những gì phảilàm - các cuộc đấu tranh để lôi kéo sự chú ý của các quốc gia khác, các cuộc duhành và các buổi phát biểu - đã lôi tôi trở về với thực tế. Cũng phải thú nhậnlà cuộc sống lưu vong đã giúp tôi khám phá ra phần còn lại của thế giới này, giúptôi tiếp xúc với các dân tộc khác, biết thêm các tín ngưỡng khác. Quả thật khôngcó gì hữu ích bằng.

Nước Ấn đã đón nhận chúng tôi. Chúngtôi thiết lập một cuộc sống mới tại Dharamsala trong một xứ tự do, điều đó manglại những điều kiện thuận lợi cho những sự tiếp xúc trên đây. Thật vậy khó có thểthực hiện được những việc ấy trên đất nước Tây tạng vào những năm của thập niênnăm mươi. Thật vậy chính những khó khăn trong giai đoạn chuyển tiếp trêndòng lịchsử lâu dài của Tây tạng đã làm nảy sinh cả một ngành nghiên cứu mới mà người tagọi là "Tây tạng học".

Không biết bao nhiêu thế kỷ đã bám rễquá sâu vào quê hương xứ sở và có thể đó là lý do đã làm lu mờ cái cảm tính tựnhiên về dân tộc tính của chúng ta. Những mối dây buộc chặt chúng ta vàomảnh đấtquê hương trở thành những gì quá hiển nhiên, hình như không ai có thể tước đoạtđược. Thế nhưng bỗng một thứ gì đó vụt hiển hiện ra và đặt trở lại vấn đề cho cácmối dây liên hệ đó, chúng ta chợt nhận thấy một sự tàn nhẫn vô liêm sỉ, đấy là việcsử dụng sức mạnh tàn bạo trước sự mong manh của chúng ta. Thế rồi chúng ta phảira đi và chỉ còn nhìn thấy quê hương từ xa, quê hương đó bị chiếm đóng, bị tànphá. Thế nhưng cũng lạ, chúng ta lại nhận thấy quê hương nào có biến mấtđâu,nó vẫn còn nguyên trong lòng chúng ta, và chúng ta cảm thấy mình vẫn là ngườiTây tạng. Thế rồi chúng ta lại tự hỏi : là người Tây tạng là thế nào ?

TenzinGyatso, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma XIV, có phải là vị Đạt-Lai Lạt-Ma cuối cùng ?

Đôi khi người ta hỏi tôi rằng có phảitôi là vị Đạt-Lai Lạt-Ma cuối cùng hay không ? Rất có thể. Vì hai lý do sauđây. Lý do thứ nhất thuộc lãnh vực chính trị. Người Trung quốc từ ba mươi lămnăm nay vẫn lập đi lập lại là tôi mang tham vọng tái lập một đế quốc giànua củathời xa xưa, vớt vát lại một số người hầu cận, một số ưu đãi nào đó và nhiềungàn gian phòng trong lâu đài Potala. Tôi trả lời với họ là thể chế Đạt-Lai Lạt-Mađâu còn thuộc thẩm quyền của tôi nữa. Đấy là chuyện củanhững người Tây tạng. Tôi đã khẳng định nhiều lần với họ như thế. Nếu một ngàynào đó xứ Tây tạng phục hồi lại được nền độc lập của mình, hay chỉ đơn giản làmột nền tự trị - đấy cũng là sự mong mỏi chân thành của tôi - thì chuyệnấycũng sẽ phải xảy ra một cách dân chủ. Trong trường hợp đó người dân Tây tạng sẽcòn muốn tiếp tục thể chế Đạt-Lai Lạt-Ma nữa hay không ? Họ sẽ tự trả lời cho câuhỏi ấy. Nếu đa số biểu quyết chống lại, tôi sẽ rút lui. Trong trường hợpnày tấtnhiên tôi sẽ là vị Đạt-Lai Lạt-Ma cuối cùng.

Lý do thứ hai mang tính cách lịch sửnhiều hơn. Nếu nhiều người cho rằng không thể tách rời thể chế Đạt-Lai Lạt-Mara khỏi dân tộc Tây tạng thì chuyện ấy nhất định hoàn toàn sai. Trước thế kỷXV, đất nước Tây tạng vẫn trường tồn không cần phải có Đạt-Lai Lạt-Ma. Tình trạngđó biết đâu cũng có thể xảy ra ngày mai. Tôi xin long trọng tuyên bố điều này :chính quyền tương lai của Tây tạng phải được bầu cử một cách dân chủ.

Bures-Sur-Yvette,13.03.11
HoangPhongchuyển ngữ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/02/2011(Xem: 17390)
Thật là một nghịch lý khi hành tinh này ngày càng có đông người sinh sống hơn nhưng mối quan hệ giữa người với người lại ngày càng trở nên xa cách, nhợt nhạt hơn.
19/02/2011(Xem: 14883)
Phật Giáo hiện hữu trên thế gian nầy từ vô lượng kiếp và Phật Giáo đã được hình thành bằng hình thức khế lý khế cơ qua hơn 2.500 năm lịch sử trên quả địa cầu này...
18/02/2011(Xem: 9851)
Một buổi sáng thức dậy băn khoăn nghe tiếng chim rất lạ. Mỗi một nụ cười, ánh mắt, bước chân đi cũng dường như thay đổi. Lòng dạt dào những cảm xúc khó tả...
11/02/2011(Xem: 33702)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
10/02/2011(Xem: 18129)
Được thân người và gặp được Phật Pháp mà để cho thời gian luống qua vô ích thì quả là uổng cho một kiếp người. Xin hãy lắng nghe và phụng hành theo những lời khuyên dạy của Đức Từ Phụ...
06/02/2011(Xem: 15692)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
25/01/2011(Xem: 12708)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
23/01/2011(Xem: 3501)
Trước đây người Việt đã có mặt trên khắp thế giới – đặc biệt tại Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nga, Đông Âu v.v… là do các chương trình du học hoặc làm việc trong các tòa đại sứ hoặc đi lính cho Pháp từ thời Thế Chiến I, nhưng con số không nhiều. Chỉ từ sau năm 1975 con số bỗng vọt lên tới trên 3 triệu do các đợt “di tản”, “thuyền nhân” (Boat People), “đoàn tụ gia đình” và “hợp tác lao động”.
18/01/2011(Xem: 5516)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
12/01/2011(Xem: 17496)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]