Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

B. Đức Phật Dược Sư

13/03/201104:59(Xem: 9301)
B. Đức Phật Dược Sư

ĐIỀUTRỊ BỆNH TẬN GỐC - NĂNG LỰC CHỮA LÀNH CỦA TÂM BI MẪN
Tác giả:Lama Zopa Rinpoche; Nguyễn Văn Điểu - Đỗ Thiết Lập dịch; Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

PHẦN HAI: THỰC HÀNH ĐIỀU TRỊ BỆNH

16. PHÁP THIỀN ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ

B. ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ

Pháp tu tập tuy đơn giản nhưng sâu sắc này thiền định về Đức Phật Dược Sư và bốn thiên nữ dược sư được ngài Liên Hoa Sinh, một vị đại sư Ấn Độ giảng dạy. Pháp thiền này giúp chữa lành bất kỳ bệnh nào mà chúngta đã mắc phải và bảo vệ chúng ta không bị bệnh trong tương lai. Dĩ nhiên, dù áp dụng pháp thiền định hay kỹ thuật nào khác đi chăng nữa thìphương pháp chữa lành bệnh rốt ráo nhất thiết phải liên quan đến tâm chúng ta, đến thiện tâm của ta. Trên tất cả, chúng ta nhất định phải cầnđến sự quán sát tâm và bảo vệ tâm khỏi bị những suy nghĩ phiền não gây rối. Trong khi các pháp thiền định về Bổn tôn có thể giúp chúng ta nhận được sự gia trì, thì cách quan trọng nhất vẫn là thực hành bảo vệ tâm trong đời sống hằng ngày.

ĐỘNG CƠ

Dù bạn làm bất cứ việc gì thì chủ yếu vẫn là phải phát sinh một động cơ tốt lành. Do đó, bạn hãy phát tâm như sau:“Mục đích của đời con là giải phóng tất cả chúng sinh hữu tình thoát khỏi các vấn đề và nhân của các vấn đề đó đang nằm trong tâm, đồng thời mang tất cả chúng sinh đến bến bờ hạnh phúc và bình yên, đặc biệt là hạnh phúc vô thượng của giác ngộ viên mãn, và điều này vô cùng cần thiết. Đối với con, để làm được như vậy thì tâm và thân của con phải được khỏe mạnh, thanh tịnh và hoàn hảo. Cho nên, vì mục đích đem lợi lạc đến cho chúng sinh hữu tình vô lượng như không gian bao la, con sắp sửa thực hành pháp thiền định chữa bệnh này.”

THIỀN ĐỊNH

Hãy quán tưởng chính mình trong thân thể bình thường của bạn, với quả tim nằm giữa lồng ngực nhưng ở tư thế đảo ngược, quay đỉnh lên phía trên. Bên trong quả tim có một đóa sen trắng với tám cánh hoa. Ở giữa đóa sen là một dĩa mặt trăng, trên đó Đức Phật Dược Sư đang ngồi, Ngài mang hình tướng hóa sanh siêu việt nhất. Thân thiêng liêng của Ngài trong suốt mà bản chất là ánh sáng màu xanh đậm, tay phải của Ngài cầm một nhánh cây arura, tay trái cầm một bình bát.

Phía trước mặt Đức Phật Dược Sư là thiên nữ dược sư màu trắng tên là TríTuệ Hiện Tiền (Actualized Wisdom), phía bên phải là thiên nữ dược sư màu vàng, tên là Tài Lộc Tức Thời (Simultaneous Wealth); phía sau lưng là thiên nữ rừng (forest goddess) màu đỏ có tên là Cổ Họng Chim Công (Peacock’s Throat); phía bên trái là thiên nữ cây (tree goddess) màu xanh lá cây có tên là Thiên Nữ Lộng Lẫy (Radiant One). Mỗi thiên nữ đều có bản chất là ánh sáng tỏa chiếu hỷ lạc, có một mặt và hai tay. Một cành cây arura ở trên tay phải và một cái chén trang trí bằng nhiều trang sức khác nhau ở trên tay trái các thiên nữ. Bốn thiên nữ ngồi kiếtgià, nhưng không giống tư thế kiết già kim cang trọn vẹn, mà trong tư thế kính cẩn dâng phẩm vật cúng dường lên Đức Phật Dược Sư.

Sau khi quán tưởng, bạn đọc lời khẩn cầu như sau:

Con thành tâm đảnh lễ Đức Như Lai, Bậc Tịch Tĩnh, Bậc Minh Hạnh Túc, BậcThiện Thệ và bốn thiên nữ dược sư của Ngài Con khẩn cầu Ngài lập tức trừ dứt cơn bệnh đang gây đau khổ cho con ngay bây giờ và giúp con tránhđược mọi bệnh tật trong tương lai.

Các tia sáng có màu tương ứng (với màu thân của từng vị) chiếu tỏa ra từnăm vị Bổn tôn ở tim bạn (Đức Phật và bốn thiên nữ). Tim bạn và khắp toàn thân bạn đều tràn ngập ánh sáng hỷ lạc, tịnh hóa mọi bệnh tật, ma quỉ ám, và các hành vi bất thiện cùng với chủng tử của chúng. Các chùm tia sáng ngũ sắc chiếu ra từ các lỗ chân lông trên thân thể bạn, nước cam lồ màu trắng từ bình bát của Đức Phật Dược Sư và từ bốn cái chén củabốn thiên nữ chảy xuống làm ngập tràn thân và tim bạn. Bạn hãy khởi lênmột niềm tin mãnh liệt và xác quyết rằng bạn đã chế ngự được mãi mãi tất cả bệnh tật và bạn không bao giờ bị ốm đau nữa.

Trong khi thiền định tập trung nhất tâm vào sự quán tưởng này, bạn hãy trì tụng mật chú Phật Dược Sư, bản dài hoặc bản ngắn, bảy biến, hai mươimốt biến, một trăm lẻ tám biến hoặc nhiều hơn nữa.

MẬT CHÚ PHẬT DƯỢC SƯ, BẢN NGẮN:

(TAYATHA) / OM BEKANDZE BEKANDZE / MAHA BEKANDZE RANDZE / SAMUNGATE SOHA.

MẬT CHÚ PHẬT DƯỢC SƯ, BẢN DÀI:

OM NAMO BHAGAWATE BEKANDZE / GURU BENDURYA PRABHA RANDZARA / TATHAGATAYA/ ARHATE SAMYAKSAM BUDDHAYA / TAYATHA / OM BEKANDZE BEKANDZE / MAHA BEKANDZE RANDZE / SAMUNGATE SOHA.

Nếu bạn đang bị bệnh thì sau khi đọc xong mật chú bạn hãy nhổ một ít nước bọt lên lòng bàn tay trái, rồi lấy đầu ngón tay đeo nhẫn của bàn tay phải chà lên chỗ nước bọt đó, rồi đặt đầu ngón tay đeo nhẫn vừa thấmnước bọt lên chỗ vách ngăn ở giữa hai lỗ mũi, nơi được cho là nơi có dây thần kinh Vua Tất Cả Các Hạnh (All-Doing King Nerve), rồi bôi chỗ nước miếng đó vào chỗ bị đau trên cơ thể. Sau đó, hãy trì tụng càng nhiều lần càng tốt ba mật chú theo âm Sanskrit như dưới đây, nhớ đọc đầyđủ cả ba mật chú:

1. Các nguyên âm tiếng Phạn (Sanskrit vowels):

OM A AA I II U UU RI RII LI LII E AI O AU AM AH SVAHA.

2. Các phụ âm tiếng Phạn ( Sanskrit consonants):

OM KA KHA GA GHA NGA / TSA TSHA DZA DZHA NYA / TA THA DA DHA NA / TA THADA DHA NA / PA PHA BA BHA MA / YA RA LA VA / SA SHA SA HA KSHA SVAHA.

3. Tâm yếu duyên khởi (The Heart of Dependent Arising)

OM YE DHARMA HETU-PRABHAVA HETUN TESHAN TATHAGATO HYA VADAT / TESHAN CA YO NIRODHA / EVAM-VADI / MAHA-SRAMANAH YE SVAHA.

Pháp thực hành này là một Pháp bảo (terma) của Ngài Liên Hoa Sinh, giúp che chở bạn tránh được những bệnh gây khổ đau trong hiện tại và cả nhữngbệnh mà bạn chưa mắc phải.

HỒI HƯỚNG

Nhờ vào tất cả thiện hạnh mang đến hạnh phúc mà con đã làm trong quákhứ, hiện tại và kể cả tương lai, cầu mong sao thiện tâm tối thượng – là tâm chăm sóc tất cả chúng sinh hữu tình và là nguồn hạnh phúc trong ba đời của chính con và của những người khác – sẽ được khởi sinh trong tâm của những ai chưa có thiện tâm đó, và sẽ được tăng trưởng trong tâm của những ai đã sẵn có.

Nhờ vào thiện hạnh trong ba đời của con và của tất cả các bậc thánh giả với tâm hoàn toàn thanh tịnh, cầu mong sao tất cả chúng sinh hữu tình từng là cha, mẹ của con đều có được hạnh phúc. Cầu mong sao chỉ riêng mình con tạo ra được điều đó, và cầu mong sao cả ba cõi xấu ác đều vĩnh viễn trống không.

Cầu mong sao các đại nguyện của tất cả các vị thánh giả – những người đãhiến dâng cuộc đời cho hạnh phúc của các chúng sinh khác – được thành tựu tức thì, và cầu mong sao chỉ riêng mình con tạo ra được điều đó.

Nhờ vào các thiện hạnh trong ba đời của con và của tất cả các bậc thánh giả, cầu mong sao con đạt được hạnh phúc vô thượng của giác ngộ viên mãn– trạng thái tâm thoát khỏi mọi lỗi lầm và hoàn tất mọi thiện hạnh – vàdẫn dắt tất cả chúng khác đạt được trạng thái đó.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 9390)
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
30/08/2010(Xem: 3857)
Trong thời gian gần đây, nhiều sách đã được viết về đề tài kinh tế và lý thuyết kinh tế, tất cả đều từ quan điểm Tư Bản hay Xã Hội chủ nghĩa. Không có một hệ thống nào lưu ý đến hay xét đến sự phát triển nội tâm của con người, một yếu tố quan trọng trong sự phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 61356)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 7361)
Văn hóa và giáo dục Phật giáo là phương tiện để ươm mầm và nuôi dưỡng hạt giống bồ đề tâm trong từng cá thể xã hội. Khi những hạt mầm lớn lên sẽ là những con người đi vào cuộc đời bằng tâm bồ đề, bằng trí giác ngộ, bằng trái tim từ bi để không những thắp sáng lý tưởng cao cả của Phật Đạo, mà còn là những nhân tố hữu ích để góp phần xây dựng và phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 5642)
Ngay cả trong thời đại văn minh khoa học, xã hội phát triển theo xu hướng hội nhập toàn cầu, thì định hướng trung tâm của tính cách con người vẫn có phần thuộc đời sống hướng nội và phần thuộc đời sống hướng ngoại mà Phật giáo Thiền gọi là nội quán và ngoại quán, bao gồm trong Tứ niệm xứ với các đề tài thiền quán về thân, thọ, tâm, và pháp, theo đó, thân thì bất tịnh, thọ mang lại khổ đau, tâm thì vô thường, và pháp vốn vô ngã. Từ các pháp quán, con người có thể đứng về mặt nhận thức luận để biết bản chất cuộc đời, rồi từ đó, đứng về mặt đạo đức học, con người có những hành động phù hợp với nhận thức.
28/08/2010(Xem: 58093)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
28/08/2010(Xem: 10297)
Viết về Thế Tôn, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng Giáo chủ đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại, hoặc đề cập đến Ngài như một nhà đại tư tưởng, một nhà cách mạng xã hội, v.v... Nhưng có rất hiếm những luận văn, công trình đề cập đến Ngài như một nhà giáo dục tư tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
27/08/2010(Xem: 23568)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
17/08/2010(Xem: 8527)
Tôi luôn luôn tự xem mình như một nhà sư Phật Giáo đơn giản. Tôi cảm thấy như thế mới là tôi thật. Tôi cảm thấy rằng Đạt Lai Lạt Ma với cương vị nhà cầm quyền thế gian là một định chế nhân tạo. Khi nào người ta còn chấp nhận Đạt Lai Lạt Ma, họ sẽ chấp nhận tôi. Nhưng, là một vị sư là một điều thuộc về tôi. Không ai có thể thay đổi điều đó. Tận sâu thâm tâm, tôi luôn luôn tự xem mình là một nhà sư, ngay cả trong các giấc mơ của tôi.
22/07/2010(Xem: 13196)
Tôi phải thú nhận rằng hình như có điều gì không ổn khi một người suốt đời sống trong thế tục như tôi lại viết lời giới thiệu cho một quyển sách về giáo lý của Đức Phật về sự thành đạt, trí tuệ và bình an nội tâm. Quan điểm của tôi về tôn giáo đã bị chỉ trích nhiều, vì tôi tin rằng hầu hết các tôn giáo đều là một hình thức tâm bị nhiễm vi-rút (virus) làm lây nhiễm chúng sanh bình thường mạnh khỏe –và thường là có tri thức. Chỉ có Phật giáo dường như tách biệt với các tôn giáo khác vì tính chất cởi mở, uyển chuyển và thực dụng. Do đã sống hơn nữa thể kỷ ở Sri Lanka, tôi đã nhìn thấy giáo lý của Đức Phật đã được áp dụng như thế nào bởi nhiều thành phần xã hội, bằng nhiều phương cách khác nhau. Dầu nghe có vẻ lạ, nhưng những người hoàn toàn có lý trí và những kẻ bảo thủ một cách điên cuống đều cho rằng niềm tin và thái độ củ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]