Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Bản chất của tâm bi mẫn

13/03/201104:59(Xem: 9123)
5. Bản chất của tâm bi mẫn

ĐIỀUTRỊ BỆNH TẬN GỐC - NĂNG LỰC CHỮA LÀNH CỦA TÂM BI MẪN
Tác giả:Lama Zopa Rinpoche; Nguyễn Văn Điểu - Đỗ Thiết Lập dịch; Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

PHẦN MỘT: TÂM LÝ ĐIỀU TRỊ BỆNH

5. BẢN CHẤT CỦA TÂM BI MẪN

Tâm bi là nguồn gốc của hạnh phúc trong cuộc sống. Nó là phương tiện thiết yếu đảm bảo cho hạnh phúc của riêng ta cũng như hạnh phúc của xã hội. Nếu không có tâm từ và tâm bi thì sẽ không có được sự bình yên và hạnh phúc trong gia đình, xã hội, quốc gia hay cả thế giới. Tâm bi cũng là nguồn gốc của một tinh thần minh mẫn và một thân thể tráng kiện. Pháttriển tâm bi là phương pháp mạnh mẽ nhất để chữa lành bệnh cho chính mình và các chúng sinh hữu tình khác.

Tâm bi mẫn hết sức quan trọng, vì nó là nhân của hạnh phúc, thành công, mãn nguyện và an vui trong cuộc sống. Thực hành tâm bi có nghĩa là khônglàm tổn hại mà chỉ luôn giúp đỡ người khác, và việc giúp người là nhân đưa đến sự thành công của chúng ta. Khi ta sống với tâm từ bi, ta mang hạnh phúc đến cho người khác, như vậy sẽ khiến cho cuộc sống của ta có ýnghĩa. Chúng ta sẽ hạnh phúc khi thấy mình đang làm cho người khác vui sướng. Đức Dalai Lama thường nói rằng, nếu muốn chăm lo cho bản thân, chúng ta nên hành xử với một thái độ khôn ngoan và chăm lo cho bản thân một cách khôn ngoan bằng việc chăm lo cho người khác, cho chúng sinh hữutình khác. Và dù chẳng mong cầu gì cho mình, nhưng bằng cách mang hạnh phúc và thành công đến cho người khác, tự nhiên ta có được kết quả là hạnh phúc và thành công sẽ đến với ta.

Tâm bi sẽ khiến cho người khác trở thành bạn bè ta. Khi ta có tâm từ bi,ta xem mọi người đều như anh em bạn bè của mình, ta cảm thấy gần gũi họ, mặc dù trên thực tế họ ở xa chúng ta. Nếu ta không có tâm từ bi, ta không cảm thấy gần gũi mọi người cho dù họ đang sống trong cùng căn hộ với ta. Nếu ta thiếu tâm bi thì sẽ thấy khó kết bạn, và khi ta cố gắng tìm một người bạn, không chóng thì chầy họ cũng sẽ trở thành kẻ thù của ta. Ngay cả bà con họ hàng cũng có thể trở thành kẻ thù của chúng ta.

Cuộc sống mà không có tâm bi thì thật sự khốn khổ. Những người cả ngày chỉ biết quan tâm đến mình, trong lòng trống vắng sự yêu thương xót xa trước khổ đau của người khác, sẽ không có được sự bình yên và hạnh phúc đích thực. Nếu không có tâm từ bi thì dù cho giàu có bao nhiêu, có quyềnlực hay học thức bao nhiêu, có bạn bè nhiều bao nhiêu, chúng ta cũng không thể có bình yên và hạnh phúc, chúng ta không thể hưởng thụ được cuộc sống. Thiếu tâm từ bi, ta sẽ phải trải qua sự cô đơn, chán nản, và chịu đựng nhiều vấn đề khác nữa.

Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về bệnh trầm cảm, đức Dalai Lama trả lời rằng, bệnh trầm cảm về cơ bản xuất phát từ sự không yêu thương người khác. Nhận xét này thật có ý nghĩa, vì thái độ chỉ biết quan tâm đến riêng bản thân mình sẽ mang lại sự lo âu và sợ hãi.

Nếu chúng ta không có tâm bi, cho dù có bao nhiêu bạn bè, cho dù giàu cóbao nhiêu, chúng ta cũng không thể có sự bình yên và toại nguyện thực sự trong cuộc sống. Cho dù chúng ta là người giàu nhất trên thế giới, tiền bạc sẽ không mang đến cho chúng ta bất kỳ sự thỏa mãn nào nếu ta thiếu mất các phẩm tính quí giá của con người là tâm từ và tâm bi. Chúngta sẽ không thể tận hưởng cuộc sống, lòng ta sẽ như một sa mạc nóng bỏng và khô cằn. Nếu chúng ta thiếu các phẩm tính quí báu này, và với thái độ sống ích kỷ, sự giàu có sẽ đưa tới cho chúng ta rất nhiều lo âu,sợ hãi và thất vọng. Điều này đặc biệt đúng nếu chúng ta thành công trong việc có được tất cả những tiện nghi vật chất sung túc mà ta mong muốn, vì khi ấy ta vẫn không bao giờ có thể tìm thấy sự thỏa mãn, toại nguyện. Chúng ta sẽ lo sợ đối thủ cạnh tranh trở nên giàu có hơn ta. Tàisản tiền bạc thậm chí còn tạo ra các vấn đề bất ổn trong cuộc sống, mang đến với ta những kẻ thù và làm cuộc sống ta bị đe dọa.

Việc ôm lòng vị kỷ và không có tâm từ bi sẽ làm cho cuộc sống của những người giàu trở nên bất hạnh, bất toại nguyện. Họ còn bất hạnh hơn cả những người hành khất đi xin ăn từng bữa, vì mặc dù họ có mọi thứ tiện nghi vật chất nhưng họ vẫn không thấy thỏa mãn. Điều này làm cho các vấnđề tinh thần trở nên trầm trọng hơn và họ phải chịu đựng nhiều thất vọng, nhiều sự bất mãn trong cuộc sống.

Ngược lại, nhiều người sống trong những điều kiện sơ khai thiếu thốn tiện nghi vật chất, nhưng nhờ có tâm bi mẫn, có lòng thương người nên họsống rất hạnh phúc và toại nguyện. Lấy ví dụ về dân làng Solu Khumbu vùng Hy Mã Lạp Sơn nơi tôi đã sinh ra. Nếu so sánh với những người phương Tây thì dân làng tôi chẳng có gì cả; họ sống trong những căn nhà đá trơ trọi, có một hay hai bộ quần áo để thay, vài cái nồi nhỏ và thực phẩm thì chỉ đủ để sống qua ngày. Tuy nhiên, bất chấp các điều kiện sốnggiản dị và sơ khai, những người dân này luôn rất hạnh phúc và an vui nhờ vào tấm lòng ấm áp tử tế của họ.

Thêm nữa, cho dù tri thức và học vấn nhiều đến bao nhiêu, chúng ta cũng không thể có sự bình yên trong lòng nếu ta thiếu tâm từ bi. Ngay cả khi dành hết cả cuộc đời để học hỏi nghiên cứu, thì vốn kiến thức đó cũng chỉ tạo ra các vấn đề bất ổn nếu ta bị thúc đẩy bởi tâm ích kỷ chỉ biết chăm lo cho bản thân mình. Đáng lẽ ra học vấn sẽ mang đến hạnh phúc và toại nguyện, đằng này ngược lại, nó tạo ra nhân của kiêu căng, sân hận và làm cho những tư tưởng bất tịnh khác nữa nổi lên. Chúng ta sẽ không tận hưởng được cuộc sống, ta sẽ không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Nếu ta không có tâm từ bi thì có nguy cơ là ta sẽ dùng kiến thức và học vấn để làm tổn hại người khác, thậm chí tự hủy hoại mình và hủy hoại cả thế giới. Thí dụ, bom nguyên tử có thể bị sử dụng với tính cách hủy hoạinếu thiếu động lực từ bi. Nhưng với tâm từ bi, chúng ta sẽ dùng kiến thức và học vấn để mang hạnh phúc đến cho người khác, đây đích thị là cách tốt nhất để tìm thấy hạnh phúc cho chính bản thân mình.

Vì sao người khác cần đến tâm bi của chúng ta



Tâm bi mẫn của chúng ta là cội nguồn của bình an và hạnh phúc trong cuộcsống bản thân và cuộc sống của những người khác. Nó là nguồn hạnh phúc cho bất kỳ chúng sinh hữu tình nào, bắt đầu từ những người và động vật quanh ta.

Chúng ta có thể hiểu được điều này bằng cách quán xét xem hạnh phúc của ta phụ thuộc như thế nào vào những người và cả những động vật quanh ta trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta chịu ảnh hưởng bởi cách thức, mức độmà những người khác suy nghĩ về ta, cư xử với ta. Những điều đó có thể làm cho ta vui sướng hoặc thất vọng. Chúng ta hoan hỉ khi một ai đó, thậm chí là một người xa lạ, mỉm cười với ta một cách trìu mến hay cư xửtử tế với ta. Ngược lại, ta cảm thấy không vui khi một ai đó khó chịu hay cư xử tệ bạc với ta. Thậm chí một người hoàn toàn xa lạ đang đi trênđường mải miết suy tư về bản thân và về các vấn đề bất ổn, hình ảnh đó cũng sẽ làm chạnh lòng ta. Tâm họ quá ư bận rộn miên man và toàn bộ cơ thể họ căng thẳng.

Tương tự như vậy, cách thức mà chúng ta suy nghĩ và cư xử sẽ gây ảnh hưởng đến những người và động vật quanh ta. Người và động vật quanh ta sẽ cảm thấy thoải mái khi biết rằng ta không có ý định gây tổn hại. Ngaycả loài chuột cũng cảm nhận được sự tử tế tốt bụng. Lần đầu tiên khi con chuột thấy ta, nó do dự không biết có nên tin ta hay không, nhưng sau khi nó nhận biết rằng ta không có ý định hại nó, nó tỏ ra yên tâm, thư thả đi lại quanh ta. Thậm chí ta có thể thấy được một ít thay đổi nơi vẻ ngoài của nó, trông thoải mái điềm tĩnh.

Tôi có nhiều duyên nghiệp với loài chuột. Ngay cả nếu một nơi nào trước đó không có chuột nhưng khi tôi đến ở thì chúng xuất hiện. Khi tôi đang nhập thất ẩn tu ở Adelaide, Úc châu, nhiều con chuột đã xuất hiện vào lúc nửa khuya. Chúng leo lên gần tôi trên giường, chúng khum người xuốngsau chiếc gối như thể chúng muốn làm tổ ở chỗ ấm áp đó. Vào một đêm, một con chuột sau nhiều lần thất bại cuối cùng leo được lên bàn tôi chỉ một lần. Dĩ nhiên, con chuột trèo lên không phải vì tôi tử tế với nó, nhưng vì nó cảm nhận được rằng tôi không có ý định quấy rối nó. Con chuột nhỏ nhắn đó ngồi xuống, ngước lên nhìn vào mặt tôi, gương mặt của nó trông rất thoải mái và có vẻ hạnh phúc. Sau một lúc nó bỏ đi.

Mặc dầu con chuột đó đã không thể trèo được lên bàn thờ trong phòng nhậpthất của tôi, nhưng nó trèo lên được bàn thờ trong phòng kế cận. Nó đã trèo lên khoảng vài lần, uống nước trong các chén nước cúng và gặm một ít bánh cúng. Tôi đã lấy một cái chén, đổ đầy hạt đậu và tsampa vào đó, rồi để cạnh chỗ con chuột trèo lên, ấy thế mà nó lại không ăn nhiều – cólẽ tôi không đủ phước. Nó chỉ ăn một ít rồi bỏ đi.

Có một đêm, toàn bộ những khối tsa-tsa bằng thạch cao trên bàn thờ bị đổsụp xuống, lật ngược ra phía sau. Tôi đoán chừng con chuột có thể bị kẹt giữa hai khối tsa-tsa lớn khi rơi xuống. Nó phải loay hoay một lúc mới thoát ra được; trông bộ dạng của nó, tôi đoán nó phát sợ, thất vọng,như thể bị đánh đau lắm. Khi tôi làm một tiếng động nhỏ, nó liền nhảy xuống sàn và chạy đi mất. Từ đó về sau, nó không bao giờ trở lại chỗ bànthờ nữa.

Điều mà tôi cố gắng nêu ra ở đây là, hạnh phúc của những người và động vật ở quanh ta tùy thuộc vào chúng ta, tùy thuộc việc chúng ta suy nghĩ và cư xử như thế nào với họ. Mỗi người trong chúng ta đều có trách nhiệmđối với hạnh phúc không chỉ riêng của tất cả những người quanh ta hằng ngày, mà còn là của vô số chúng sinh hữu tình; hạnh phúc đó tùy thuộc vào tấm lòng ta, tùy thuộc vào tâm từ bi của ta. Hạnh phúc này hoàn toànở trong tầm tay. Chúng ta có mang bình yên và hạnh phúc đến cho người khác hay không là tùy thuộc việc chúng ta làm được gì với tâm ta. Chúng ta hoàn toàn chịu trách nhiệm về điều đó.

Nếu chúng ta không tu tập tâm từ bi thì với tư tưởng vị kỷ cùng với các vọng tưởng khác nữa, chúng ta sẽ làm hại vô số chúng sinh hữu tình một cách trực tiếp hay gián tiếp, đời này tiếp nối đời khác. Và vì đời sống cùng với hạnh phúc hay khổ đau của những người khác đều tùy thuộc vào chúng ta, nên chúng ta có thể gây nguy hại cho chúng sinh hữu tình. Nếu không có tâm từ bi, một người có thể sử dụng năng lực và ảnh hưởng của mình để gây nguy hại cho cả thế giới.

Lịch sử thế giới đã cho thấy nhiều lần, trong quá khứ xa xưa và ngay cả mới gần đây, hàng triệu người – và cả động vật, sâu bọ – đã bị sát hại chỉ vì một người có quyền lực đã không hành động từ bi. Nếu người nắm giữ quyền lực đó có tâm bi mẫn thì hàng triệu người đã không bị hành hạ và giết hại, cũng như vô số động vật và sâu bọ đã không phải chịu đựng khổ đau. Trong một cuộc chiến tranh hay trong một vụ nổ bom nguyên tử, người ta chỉ thống kê số người chết, còn động vật và sâu bọ thì không được đếm xỉa tới. Người nắm giữ quyền lực đó không cần phải làm gì đặc biệt để giúp người khác mà chỉ cần đừng ra lệnh giết hại thì tất cả vô số chúng sinh ấy đã được sống, được hạnh phúc bình yên. Nhưng thay vì như vậy, họ đã bị hãm hại thật đáng sợ; và thậm chí nhiều năm sau đó nỗikinh hoàng vẫn còn trong lòng họ.

Ngược lại, nhờ có lòng bi mẫn, những người như đức Dalai Lama và MahatmaGandhi đã là suối nguồn chính yếu của hòa bình thế giới. Các sách vở vànhững bài nói chuyện trước công chúng của đức Dalai Lama đã mang lại sựbình yên cho hàng triệu người qua việc giảng dạy cho họ về từ bi và trítuệ. Nếu những người có quyền lực có tâm từ bi, họ sẽ sử dụng quyền lựcđể mang hạnh phúc đến cho hàng triệu người; nhưng nếu thiếu tâm từ bi, họ có thể dùng quyền lực đó để gây nguy hại cho cả thế giới...

... ... Một người có tâm bi mẫn thì dù có bao nhiêu vũ khí cũng không làmối nguy hại cho người khác. Ngược lại, một người không có tâm bi có thể gây nguy hại cho người khác ngay cả khi họ không có vũ khí; vì họ luôn tìm cách để làm hại người khác bằng thân, khẩu và ý của họ.

Như trên vừa nêu, chúng ta đã thấy được rằng một người có quyền lực có thể gánh trách nhiệm lớn lao đối với cuộc sống của nhiều chúng sinh hữu tình; bình yên và hạnh phúc của hàng triệu chúng sinh có thể tùy thuộc vào tâm và mức độ bi mẫn của chỉ một con người này. Và cá nhân mỗi chúngta cũng giống hệt như vậy. Từng thành viên chúng ta đều có trách nhiệm đối với hạnh phúc của mỗi chúng sinh hữu tình khác, cho dù mắt ta có trông thấy chúng sinh đó hay không.

Chúng ta có trách nhiệm đối với hạnh phúc của từng con người, từng con vật, từng côn trùng bé nhỏ, từng sinh linh... Bất kỳ chúng sinh nào cũnggiống nhau ở một điểm là mong muốn được hạnh phúc sung sướng và không muốn chịu đau khổ, và chúng ta có trách nhiệm đối với bất kỳ chúng sinh nào, không chỉ là bạn bè thân quyến, mà kể cả những người xa lạ và kẻ thù ta nữa.

Khi ta thực hành tâm từ bi, việc trước nhất là ta ngưng làm hại các chúng sinh, bắt đầu từ những người và động vật quanh ta. Khi ta làm như vậy, các chúng sinh đó nhận được sự bình yên từ chúng ta. Không gây hại tức là tạo ra sự bình yên. Ví dụ, hôm qua chúng ta bị đau đầu, hôm nay tuy rằng cơn đau đầu chưa biến mất nhưng đã bớt nhiều, chúng ta nói với người khác “Hôm nay tôi cảm thấy khỏe hơn!” Chúng ta thấy vui sướng vì cơn đau gia tăng như hôm qua đã không còn, và vì vậy chúng ta tự cho là “khỏe hơn”.

Một ví dụ khác, có người đe dọa bắn chết ta. Nhờ vào sự thuyết phục có lý có tình, ta đã khiến họ thay đổi ý định và không bắn ta. Như vậy họ đã mang bình yên và hạnh phúc đến cho chúng ta. Bằng sự thay đổi ý định,họ đã giải thoát cho ta khỏi sự sợ hãi và sự hiểm nguy bị bắn, và họ đãcho ta được sống lâu hơn. Thực tế là, người đó đã giúp chúng ta vì họ đã tự kiềm chế, ngưng làm hại chúng ta. Tương tự như vậy, khi chúng ta thực hành tâm từ bi, chúng ta giúp người khác khi ta tự kiềm chế việc gây hại. Khi chúng ta không gây hại như vậy, vô số chúng sinh khác nhận được sự bình yên và hạnh phúc từ chúng ta.

Nhưng trên hết, khi chúng ta có tâm bi mẫn, chúng ta cảm thấy có sự cởi mở rộng lượng, sự cảm thông với người khác, nên chúng ta cố gắng giúp họ. Khi chúng ta có tâm bi mẫn mãnh liệt đối với một chúng sinh, chẳng hạn một con người hay một động vật, chúng ta không chỉ không hãm hại mà còn giúp đỡ chúng sinh đó. Phản ứng tự nhiên là chúng ta đáp ứng yêu cầugiúp đỡ của người đang bị đau ốm, người nghèo khổ, cho dù đó là người xa lạ, hoặc một con vật đang bị thương. Chúng ta sẽ giúp đỡ tùy theo khảnăng của ta và cũng tùy theo việc ta nhận biết tình huống như thế nào. Việc không làm hại chúng sinh, và hơn thế nữa, mang đến lợi lạc cho mọi chúng sinh, chính là đã bao gồm được toàn bộ giáo lý của đạo Phật.

Chúng sinh được giúp đỡ hay bị hãm hại là tùy thuộc việc chúng ta có tâmtừ bi hay không. Rõ ràng, một khi chúng ta có tâm từ bi, chúng ta sẽ giúp đỡ người khác; nếu không giúp được thì ít nhất chúng ta cũng không làm hại họ. Tâm từ bi càng mãnh liệt, chúng ta càng hiến dâng cuộc đời nhiều hơn cho việc làm lợi ích chúng sinh. Và rồi tất cả chúng sinh sẽ nhận được sự bình yên và hạnh phúc từ chúng ta, trực tiếp hoặc gián tiếp. Các chúng sinh khác có nhận được lợi lạc từ chúng ta hay không là tùy thuộc việc ta có thực hành tâm từ bi hay không. Mỗi một chúng ta có trách nhiệm đối với hạnh phúc và sự bình yên của từng chúng sinh hữu tình là như thế đó. Hạnh phúc của tất cả chúng sinh tùy thuộc vào tâm của riêng ta, tùy thuộc việc ta có phát triển tâm bi mẫn hay không.

Nếu ta không sinh khởi tâm từ bi, nếu ta sống với tư tưởng chỉ biết quantâm bản thân, thì sự tham lam, sân hận, ganh tị và các vọng tưởng khác nữa sẽ nổi lên nhanh chóng và quyết liệt. Các tư tưởng bất thiện này sẽ khiến chúng ta gây hại các chúng sinh khác, trực tiếp hay gián tiếp, đờinày nối tiếp đời khác. Thiếu vắng tâm từ bi sẽ mang đến rất nhiều bất hạnh, rất nhiều vấn đề bất ổn cho cuộc sống của ta và của cả những chúngsinh khác.

Bạn chỉ là một con người



Chẳng có gì đáng nói nếu có ai đó tỏ vẻ thông cảm, thương xót bạn. Thậm chí, nếu có ai đó không thích bạn, hoặc hơn thế nữa, chưởi mắng hay làm tổn thương bạn thì cũng chẳng có gì đáng phải buồn phiền, vì bạn chỉ là một người. Sự việc chẳng có gì đáng phải hoảng sợ, vì chỉ có một chúng sinh liên quan và chúng sinh đó chỉ là riêng bạn. Nếu bạn phải sinh vào địa ngục thì cũng chẳng có gì đáng tuyệt vọng, vì bạn chỉ là một chúng sinh. Và nếu bạn đạt giác ngộ thì cũng chẳng có gì quá phấn khởi, vì bạncũng chỉ là một người.

Tuy nhiên, nếu một chúng sinh hữu tình như bạn không thực hành tâm từ bi, thì có nguy cơ là bạn có thể gây hại cho tất cả chúng sinh khác, trực tiếp hoặc gián tiếp, đời này sang đời khác. Như tôi đã nêu ra, ngaycả trong một đời này bạn cũng có khả năng gây hại đến hàng triệu người.Vì lý do này, việc phát khởi tâm từ bi phải là ưu tiên hàng đầu. Đó phải là việc đầu tiên mà bạn nghĩ tới và cố gắng thực hiện. Vô số chúng sinh hữu tình mong muốn bạn khởi tâm từ bi đối với họ, giúp đỡ họ và đừng làm hại họ. Dù cho bản thân bạn cũng muốn mọi người yêu thương và giúp đỡ, nhưng vì bạn chỉ có một mình, bạn hoàn toàn không đáng kể khi so sánh với vô số chúng sinh mà hạnh phúc của họ tùy thuộc vào tâm từ bicủa bạn.

Nếu so sánh với việc những người khác tỏ lòng từ bi đối với bạn, một cá nhân mà thôi, thì việc bạn tỏ lòng từ bi đối với vô số chúng sinh khác là quan trọng hơn. Vì lý do này, bạn phải chủ động thực hành tâm từ bi, dù những người khác có cư xử tốt, có thương mến bạn hay không. Vì nếu bạn thực hành tâm từ bi, bạn sẽ đem lợi lạc đến cho vô số chúng sinh; vànếu bạn không thực hành tâm từ bi, bạn sẽ gây hại cho vô số chúng sinh.Và vì lý do đó, bạn vẫn nên thực hành tâm từ bi dù những người khác có thực hành tâm từ bi hay không.

Chúng ta thường nghĩ rằng: “Tại sao tôi phải thực hành tâm từ bi nếu những người khác không [thực hành tâm từ bi đối với tôi]?” Nhưng lập luận này xuất phát từ tâm vị kỷ chứ không phải từ trí tuệ. Lập luận này không dựa trên sự suy nghĩ thấu đáo, vì nó không tính đến ngay cả sự bình yên và hạnh phúc trong tâm ta. Tâm vị kỷ tranh biện theo cách này vì mong muốn được lợi lạc, nhưng trên thực tế nó chỉ đưa tới sự mất mát,vì nhận thức của nó về lợi lạc là không đúng.

Cách mà tâm vị kỷ nhận thức về lợi lạc là làm cho người khác bị thua thiệt và giành lấy phần lợi về cho mình; người khác phải bị thiệt thòi để cho mình được có lợi, được sung sướng. Ngược lại, trí tuệ theo Chánh pháp hiểu được tiến trình đích thực của hạnh phúc và đau khổ, biết rằng cả hạnh phúc lẫn khổ đau đều đến từ tâm ta. Thái độ và hành động hiền thiện sẽ mang lại hạnh phúc; thái độ và hành động bất thiện mang lại khổđau. Trí tuệ cũng biết rằng việc đánh bại người khác để giành lấy chiếnthắng về mình trên thực tế chỉ đưa đến sự thiệt hại, mất mát, vì chúng ta đang tạo ra nhân để rồi sẽ phải chịu sự thiệt hại, mất mát trong đời này và có thể nối tiếp trong hàng ngàn đời sau.

Khi hãm hại người khác, chúng ta tạo ra những vấn đề bất ổn cho chính ta, dù ta có nhận biết điều đó hay không. Hạnh phúc và các vấn đề bất ổnđều có sự phát triển tự nhiên của chúng. Cũng giống như cây thuốc mọc lên từ hạt giống của cây thuốc, và cây có độc mọc lên từ hạt giống của cây có độc. Hạt giống của một cây thuốc không thể phát triển thành cây có độc, hay hạt giống cây có độc không thể mọc lên thành cây thuốc. Việchãm hại người khác sẽ tạo ra nhân của các vấn đề bất ổn mà chính bản thân ta phải hứng chịu, và không làm hại người sẽ tạo ra nhân của hạnh phúc mà cũng chính ta sẽ được hưởng.

Tâm vị kỷ là tâm chỉ quan tâm đến hạnh phúc tức thời của mình, nhưng cácphương pháp mà tâm này sử dụng để mang lại hạnh phúc là không khéo léo,không thiện xảo. Đánh bại người khác và giành lấy vinh quang lợi lộc cho mình là một điều thực sự ngây ngô, vì kết quả của nó sẽ ngược lại với mục đích. Cũng giống như chúng ta có ý muốn uống thuốc chữa bệnh nhưng hóa ra ta đang uống thuốc độc.

Khi chúng ta hành động với trí tuệ theo Chánh pháp, chúng ta nhường phầnthắng cho người khác và nhận lấy phần thua thiệt về mình. Tuy nhiên, sựthua thiệt, mất mát chỉ là phần hiện ra bên ngoài, mà thực ra chúng ta được lợi lạc vô song từ hành động hiền thiện này, vì trong nhiều ngàn năm sau chúng ta vẫn có thể được tận hưởng vinh quang thắng lợi. Đó là lý do tại sao chúng ta nên tự mình thực hành tâm từ bi, bất kể là người khác có thực hành tâm từ bi hay không.

Vì sao chúng ta có thể phát sinh tâm bi mẫn



Tất cả chúng ta đều sẵn có ít nhiều tâm bi. Chúng ta có thể chưa xót thương bi mẫn đối với hết thảy chúng sinh hữu tình, nhưng chúng ta hẳn phải thật có tâm bi đối với ít nhất là một số người trong đó. Có những người khác có tâm từ bi rộng lớn hơn chúng ta. Thậm chí trên thế giới cónhững người có tâm xót thương bi mẫn với rất nhiều chúng sinh đang khổ đau. Và cứ lần theo dòng lập luận như vậy, chúng ta biết chắc là phải cónhững người mà tâm bi mẫn được phát triển trọn vẹn, bao trùm hết thảy mọi chúng sinh khổ đau.

Điều chủ yếu khiến ta có thể phát sinh tâm bi mẫn là bản chất của tâm ta. Như tôi đã giải thích trước đây, bản chất đích thực của tâm chúng talà sáng suốt, thanh tịnh; nó không đồng nhất và cũng không pha trộn vớicác lỗi lầm của tâm. Vì bản chất đích thực của tâm là không đồng nhất với những vọng tưởng phiền não và những che chướng, nên một số người thậm chí gọi bản chất này của tâm là “Phật” và cho đó là giác ngộ viên mãn.

Bản chất thanh tịnh sáng suốt của tâm được gọi là tánh Phật, đã cho chúng ta khả năng phát triển tâm theo cách mà ta muốn; cho phép ta có khả năng làm sinh khởi và mở rộng tâm bi mẫn. Chúng ta có thể tu luyện tâm và phát triển trọn vẹn lòng bi mẫn xót thương đến tất cả chúng sinh hữu tình.

Tâm bi mẫn không phải là một hiện tượng độc lập. Nó không tự mình hiện hữu; không có tự tánh tự tồn. Những tư tưởng hiền thiện và an hòa, mong muốn mọi chúng sinh khác thoát khỏi khổ đau, được tâm chúng ta gán cho tên gọi là “tâm bi mẫn”. Nói cách khác, tâm bi mẫn là một cái gì đó mà chúng ta dùng tâm mình tạo ra. Tâm bi là một hiện tượng duyên khởi; nó sinh khởi tùy thuộc vào các nguyên nhân và điều kiện. Ví dụ, tâm bi mẫn khởi lên trong sự tùy thuộc vào điều kiện chúng ta nhìn thấy sự đau khổ của một chúng sinh khác, như một em bé Ethiopia đói khổ hay một con thú bị thương, và mong muốn chúng sinh đó thoát được khổ đau. Chính bản chấtcủa tâm đã giúp ta có thể sinh khởi và phát triển tâm bi. Tâm thức tự nó cũng là sự sinh khởi tương thuộc, nó hiện hữu trong sự phụ thuộc vào các nguyên nhân và điều kiện.

Dựa vào kinh nghiệm chúng ta biết rằng, khi ta cảm thấy dù chỉ đôi chút xót thương một người nào đó, ta cũng tự nhiên ước muốn cho người đó thoát khỏi những bất ổn, và ta sẽ làm những gì có thể được để giúp ngườiđó. Khi tâm bi của ta mãnh liệt hơn, ta sẽ nhận lấy trách nhiệm cứu giúp ngày càng nhiều hơn những chúng sinh hữu tình để họ thoát khỏi khổ đau. Khi chúng ta phát triển trọn vẹn tâm bi, chúng ta sẽ hiến dâng cuộcsống của mình cho tất cả chúng sinh hữu tình. Chúng ta sống chỉ để giảithoát cho mỗi một chúng sinh khỏi khổ đau và nhân của khổ đau cũng như để mang hạnh phúc đến cho họ. Khi ấy, chúng ta đã không ngừng tích tụ công đức – là nhân của hạnh phúc và thành công – nhiều như không gian vôbiên.

Làm sao phát khởi tâm bi mẫn?



Giờ đây, chúng ta thấy được rằng việc phát khởi tâm bi là điều quan trọng nhất đối với chúng ta và đặc biệt là cho tất cả chúng sinh hữu tình. Chúng ta cần phát triển tâm bi đối với từng chúng sinh hữu tình, giải phóng họ khỏi khổ đau và nguyên nhân khổ đau, dẫn dắt họ tới không chỉ hạnh phúc tạm thời mà còn là hạnh phúc vĩnh cửu của sự giác ngộ viênmãn.

Tuy nhiên, tâm từ bi không thể từ trên trời rơi xuống một cách thần kỳ hoặc chỉ đơn giản có được bằng cách lặp đi lặp lại rằng: “Tôi cần tâm bi, tôi cần tâm bi...” Cũng giống như ở trường học, chúng ta học từ môn học này sang môn học khác và tiến dần qua các lớp, chúng ta phải phát triển tâm bi từng bước một, bắt đầu với những đề mục thiền định sơ đẳng.Nếu không làm như thế, tâm bi của ta sẽ không ổn định. Chúng ta có thểxót thương một người bạn đang hoạn nạn hay một con vật bị thương, nhưngsau vài ngày thì tâm bi của chúng ta sẽ biến mất.

Chúng ta cần phát triển tâm bi một cách trọn vẹn, tức là có tâm xót thương bi mẫn đối với từng chúng sinh hữu tình như người mẹ xót thương khi đứa con thân yêu đang bị nguy hiểm. Nếu đứa con bị rơi vào lửa, người mẹ chỉ có một suy nghĩ duy nhất là nhảy vào lửa để cứu con. Suy nghĩ của người mẹ nổi lên một cách mãnh liệt và tự nhiên, người mẹ lập tức ngừng ngay công việc đang làm và chạy đến cứu con. Khi chúng ta pháttriển tâm bi trọn vẹn, chúng ta cảm thấy hoàn toàn giống như người mẹ này đối với nỗi đau khổ của từng chúng sinh hữu tình, bất kể là bạn bè, kẻ thù hay người xa lạ.

Với một tâm bi mẫn vĩ đại, chúng ta không chỉ mong muốn từng chúng sinh thoát khỏi khổ đau, mà chúng ta còn tự mình hành động để giải thoát họ khỏi đau khổ. Đây gọi là tâm đại bi, vì chúng ta tự mình nhận lấy trách nhiệm giải thoát họ. Khi chúng ta có được tâm đại bi, chúng ta mang hạnhphúc và an lạc đến không chỉ cho bản thân mình mà còn là cho từng chúngsinh hữu tình. Điều đó làm cho cuộc đời ta có ý nghĩa sâu sắc. Chúng tacần phát triển tâm bi này với tất cả chúng sinh hữu tình – mỗi một chúng sinh trong số đó đều chỉ muốn được sung sướng và không muốn khổ đau. Chúng ta cần có tâm bi không chỉ với những người đau ốm, hoạn nạn, mà còn cả với những người đang giàu sang, khỏe mạnh...

Để phát sinh tâm bi đối với từng chúng sinh hữu tình, chúng ta cần sự hiểu biết sâu sắc về tất cả các loại vấn đề bất ổn mà chúng sinh chịu đựng. Mỗi một vấn đề thuộc về cá nhân hay quốc gia, hay cả thế giới, đềulà lý do khiến chúng ta phát sinh tâm bi. Mỗi người, mỗi động vật mà chúng ta nhìn thấy đang bị khổ đau, dù là thấy trên tivi, đều là lý do để chúng ta phát sinh tâm bi. Mỗi chúng sinh khổ đau đang khẩn cầu chúngta phát sinh tâm bi. Chúng ta thấy các loài vật đang chịu khổ đau khôngthể tưởng tượng được, tràn ngập sự sợ hãi, sự tức giận, tham lam, vô minh. Chúng tấn công lẫn nhau mà không biết rằng, khi gây hại kẻ khác, chúng đang tạo ra nhân để nhận lại sự hãm hại cho chính mình về sau.

Nhiều động vật, đặc biệt là loài chim, không thể thoải mái được một giâyphút nào, vì chúng sống trong nỗi sợ hãi triền miên. Khi chúng ăn, chúng không thể ăn trong tư thế thoải mái, vì chúng phải liên tục lắng nghe động tĩnh chung quanh và phải quan sát canh chừng mọi hướng. Cuộc sống không ổn định, không chắc chắn. Mọi con chim đều có kẻ thù có thể giết chúng bất kỳ lúc nào. Chúng luôn luôn sợ sệt, dù khi chúng đậu trênmặt đất hay khi bay trên bầu trời. Ngược lại chúng ta đã quen với sự antoàn đến nỗi chúng ta không ý thức về nó; và chúng ta được sống một cách thanh thản, thoải mái, tiện nghi. Khi rời nhà đi ra ngoài, chúng tatin rằng chẳng có ai muốn hãm hại hay đe dọa giết chúng ta. Tuy nhiên, thực ra thì sự nguy hiểm có thể xảy ra một giây sau đó. Sự việc đơn giảntùy thuộc vào sự thay đổi thái độ của chỉ một con người. Chỉ cần có một người trở nên thô bạo là cuộc sống của chúng ta lập tức rơi vào nguyhiểm ngay. Như vậy, chúng ta thấy rằng ta tùy thuộc vào người khác như thế nào.

Ba loại khổ đau



Để có tâm bi mẫn với các chúng sinh hữu tình một cách trọn vẹn, chúng taphải biết được ba loại khổ đau mà chúng sinh đang trải qua: khổ khổ, hoại khổ và hành khổ. Và để hiểu rõ khổ đau của chúng sinh, chúng ta trước hết phải biết rõ khổ đau của chính bản thân mình. Chúng ta phải nhận rõ rằng chúng ta đang phải trải qua ba loại khổ đau, từ đó có quyếttâm tự giải thoát mình ra khỏi khổ khổ, hoại khổ và hành khổ.

Ngược lại, nếu bản thân ta không nhận ra được tất cả khổ đau của mình, chúng ta sẽ không có khả năng nhận ra được các khổ đau của những người khác. Và khi hiểu biết của chúng ta về khổ đau bị giới hạn thì sự phát triển tâm từ bi của chúng ta cũng sẽ bị giới hạn. Lúc đó, chúng ta sẽ chỉ có tâm từ bi với những ai có khổ đau giống như khổ đau của chính ta.Ví dụ, chúng ta có thể chỉ nghĩ về khổ đau của một loại bệnh [ta đang mắc phải] mà thôi.

Nếu hiểu biết về khổ đau của chúng ta bị giới hạn thì ý tưởng giải thoátcũng bị giới hạn. Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu biết được rõ ràng về ba mức độ khổ đau, chúng ta sẽ có khả năng phát khởi tâm bi rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, vì lúc đó tâm bi bao trùm tất cả mọi loài chúng sinh. Ngượclại, nếu không có được một sự hiểu biết tốt, tâm bi của ta chỉ giới hạnvới những ai đang bị đau đớn.

Loại khổ thứ nhất là “khổ khổ”, rất dễ nhận diện. Nó liên quan đến sinh,lão, bệnh, tử và tất cả các vấn đề khác thuộc cơ thể và tinh thần. Giống như một nguyên tử đơn lẻ so sánh với tất cả nguyên tử có trên thế giới, bệnh tật chỉ là một trong hàng ngàn vấn đề thuộc loại khổ khổ.

Loại khổ thứ hai là “hoại khổ”, khó nhận biết hơn. Chúng ta chỉ có thể hiểu được loại khổ này qua sự lý luận phân tích. Sự khổ vì biến hoại, ámchỉ đến những niềm vui thích giả tạm mà chúng ta đang có, những vui thích này không tồn tại lâu, và khi chúng ta cố làm cho chúng được tồn tại lâu dài thì chúng chuyển thành [những khổ đau thuộc phạm trù] khổ khổ.

Với những vui thích tạm bợ mà chúng ta đang thụ hưởng, chúng ta gán tên gọi “vui thích” cho một cảm giác vốn thật sự là khổ đau. Vì bản chất khổđau của cảm giác này không dễ nhận biết như những khổ đau dạng thô [thuộc phạm trù khổ khổ], nên chúng ta gán cho nó cái tên gọi là “vui thích” và nó liền xuất hiện trước mắt ta như thể là vui thích. Tuy nhiên, khi sự vui thích giảm xuống thì sự khổ đau tiềm ẩn bắt đầu hiển lộ. Sự tiếp tục một hành động – cho dù đó là ăn uống, đi lại, nằm ngồi hay ngủ nghỉ – chỉ càng làm tăng thêm nỗi khó chịu. Sự khổ đau càng trở nên dễ nhận biết hơn và ta cảm nhận ít hơn những gì ta đã gọi tên là “vui thích”. Sự vui thích không hề tự có, chỉ có những gì mà ta đã gán cho tên gọi là “vui thích”. Chúng ta đặt tên “sự vui thích” trên một nềntảng không thuần túy vui thích mà thực chất chỉ là sự khổ đau không được nhận biết.

Ví dụ, khi chúng ta bị đau, nếu hôm nay ta ít đau hơn hôm qua, ta nói rằng cảm thấy khỏe hơn, nhưng không có nghĩa là ta hoàn toàn không còn đau. Chỉ là cảm giác đau được giảm bớt. Chúng ta gán đặt tên gọi “hạnh phúc” cho cảm giác khó chịu đang được giảm bớt của bất kỳ vấn đề nào mà chúng ta đang phải đương đầu, nhưng nền tảng mà chúng ta dựa vào để gán đặt tên gọi “hạnh phúc” không phải hoàn toàn không có vấn đề. Chúng ta vẫn còn có bất ổn, nhưng đã giảm bớt đi. Những niềm vui thích giả tạm trong cõi luân hồi cũng giống hệt như vậy.

Khi ta ngồi, nếu ngồi càng lâu ta sẽ càng cảm thấy khó chịu hơn, mệt mỏihơn. Sự khó chịu đó không bao lâu sẽ trở nên dễ dàng nhận biết, và đến khi nó trở nên không thể chịu đựng được nữa, ta đứng dậy. Vào lúc này, sự khó chịu không thể kham nổi vì ngồi lâu đó chấm dứt, vì hành động ngồi lâu gây ra nó đã chấm dứt. Nhưng ngay khi ta vừa đứng lên, hành động đứng cũng lập tức khởi sinh sự khó chịu của việc đứng. Mặc dù sự khó chịu của hành vi đứng đã bắt đầu ngay tức thì, nhưng ta không nhận thấy được vì nó còn quá nhỏ nhặt; nhưng khi ta tiếp tục đứng, sự khó chịu dần dần tăng lên. Sau một thời gian, sự khó chịu trở nên hiển nhiên, rõ ràng thì chúng ta bắt đầu nhận biết được nó. Vào lúc đó nó trởthành [sự khổ thuộc phạm trù] khổ khổ. Như vậy, khi vừa đứng lên chúng ta đã gán tên gọi “dễ chịu” lên một cảm giác khó chịu quá yếu ớt đến nỗita không nhận biết là khó chịu, và ta tiếp tục gọi nó là “dễ chịu” cho đến khi sự khó chịu ấy trở nên hiển nhiên rõ ràng.

Khi một cảm giác khổ đau dễ nhận biết trước đây vừa chấm dứt, chúng ta nói rằng ta đang kinh nghiệm sự dễ chịu, nhưng đó không phải là niềm hạnh phúc hoàn toàn hay rốt ráo. Ngay khi chúng ta nói là cảm thấy khỏe hơn khi bớt đau, chính là ta đang gán đặt tên gọi “vui thích” lên một cơsở mà thực chất là đau khổ. Và nó có vẻ như một sự vui thích chỉ vì tađã gán đặt tên gọi “vui thích” lên nó, nhưng thực chất nó không phải làhạnh phúc đích thực. Chúng ta chỉ có thể gán tên “hạnh phúc đích thật” lên một cái gì thoát khỏi được toàn bộ ba loại khổ đau, không phải chỉ là khổ khổ và hoại khổ, mà cả hành khổ nữa.

Loại khổ thứ ba, hành khổ, là loại khổ vi tế nhất và quan trọng nhất cầnphải hiểu rõ. Nó là loại khổ đau cơ bản, vì nếu không có nó thì chúng ta sẽ không phải trải qua khổ khổ và hoại khổ. Chúng ta cần có một quyếttâm mạnh mẽ để thoát khỏi loại khổ này.

Vậy hành khổ là gì? Đó chính là cõi luân hồi này, là sự kết hợp của thânvà tâm này, vốn bị khống chế bởi nghiệp lực và những vọng tưởng phiền não, và bị ô nhiễm bởi những chủng tử của vọng tưởng phiền não. Tất cả chúng sinh trong Ba cõi – Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới – đều phải trải qua loại khổ thứ ba này. Tất cả chúng sinh ở địa ngục, ngạ quỉ, súcsinh, cõi người và chư thiên thuộc Dục giới đều phải trải qua cả ba loại khổ. Chư thiên ở Sắc giới không trải qua khổ khổ nhưng phải chịu hoại khổ và hành khổ. Chư thiên ở Vô sắc giới chỉ có tâm thức mà không có thân vật thể, không trải qua hoại khổ cũng như khổ khổ, nhưng vẫn phải chịu hành khổ, vì họ vẫn bị chi phối bởi nghiệp lực và vọng tưởng.

Vì những hạt giống vọng tưởng phiền não làm ô nhiễm trong tâm thức ta, nên ta phát sinh vọng tưởng phiền não khi tiếp xúc các đối tượng đẹp, xấu hay không đẹp không xấu. Các vọng tưởng phiền não này kích hoạt nghiệp, vốn đã để lại các chủng tử trong tâm thức, và sau đó chính các chủng tử này trở thành nhân của kiếp sống tương lai trong luân hồi, sự kết hợp thân và tâm trong kiếp sống tương lai của chúng ta – tái diễn sựtrải qua đau khổ.

Mỗi một hành vi bị thúc đẩy bởi một vọng tưởng phiền não đều để lại chủng tử bất thiện trong tâm thức, và rồi giống như chồi mầm nảy sinh từhạt giống, chủng tử đó sẽ hiển lộ thành các hợp thể (uẩn) cùng loại trong tương lai, có nghĩa là cùng thuộc về bản chất đau khổ. Như một câybắp không sinh ra lần nữa, nhưng cây bắp non tương tự như nó sẽ mọc lêntừ hạt của nó, các hợp thể (uẩn) cùng loại sẽ khởi sinh từ chủng tử, cónghĩa là các hợp thể (uẩn) mới cũng không thoát khỏi đau khổ. Mặc dù thân chúng ta không chuyển tiếp sang kiếp sau, nhưng tâm thức thì có. Nókết hợp với một thân thể khác để trở thành các uẩn của kiếp sống tương lai, hay luân hồi. Các uẩn đời sau của chúng ta là sự tiếp nối của các uẩn đời này, đó là lý do vì sao chúng ta gọi là vòng luân hồi.

Loại khổ thứ ba này được gọi là “bao trùm” vì sự kết hợp thân và tâm bị chi phối cũng như vây phủ bởi nghiệp lực và vọng tưởng phiền não, và “cấu thành” vì chủng tử [trong tâm thức] tạo thành các uẩn thuộc loại tương tự. Các uẩn hiện tại của ta cấu thành các uẩn tương lai thuộc loạitương tự, tái diễn sự trải qua ba loại khổ đau. Nói cách khác, các uẩn này cấu thành một hợp thể các uẩn khác, các uẩn của đời sống tương lai, vốn có cùng bản chất khổ đau, bằng sự cấu thành từ nhân của chúng, hay chủng tử. Đó là lý do vì sao các uẩn này được gọi là hành khổ.

Nếu chúng ta loại bỏ các hạt giống của vọng tưởng phiền não ra khỏi dòngtương tục tâm thức thì các vọng tưởng phiền não không thể khởi sinh, vàkhông có vọng tưởng thì không có gì tạo ra các hành vi bất thiện, vốn là nguyên nhân để lại các chủng tử trong tâm ta và tạo ra sự luân hồi trong tương lai – cũng giống như không gì có thể mọc lên trên một thửa ruộng khi không có hạt giống được gieo xuống. Không có nhân sẽ không có quả. Đó là cách thức giúp ta có thể giải thoát hoàn toàn khỏi luân hồi.

Bằng sự chuyển hóa tâm qua việc tu tập thiền định, chúng ta có thể tịnh hóa chính mình, không còn các hạt giống của vọng tưởng phiền não và giảithoát hoàn toàn bản thân ta khỏi các nguyên nhân của đau khổ, và do đó giải thoát khỏi đau khổ. Khi đó chúng ta được giải thoát vĩnh viễn khỏi sinh tử và các vấn đề bất ổn trong cuộc sinh tử đó. Một khi tịnh hóa được tất cả các hạt giống vọng tưởng trong tâm, chúng ta sẽ vĩnh viễn thoát khỏi đau khổ. Đây là cách thức giúp chúng ta có thể tự mình hoàn toàn thoát khỏi loại khổ cơ bản thứ ba này: hành khổ.

Khi chúng ta tự mình giải thoát khỏi các uẩn – hay nói cách khác là thoát khỏi hành khổ – chúng ta cũng tự mình giải thoát khỏi khổ khổ và hoại khổ. Sự giải thoát rốt ráo là giải thoát hoàn toàn khỏi tất cả ba loại khổ đau. Vào lúc đó chúng ta không còn tái sinh với các uẩn đau khổnhư vậy nữa. Hạnh phúc của giải thoát sẽ được vĩnh viễn bởi vì chúng tasẽ không thể nào phải trải qua đau khổ lần nữa. Đây là sự giải thoát rốt ráo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/02/2011(Xem: 17399)
Thật là một nghịch lý khi hành tinh này ngày càng có đông người sinh sống hơn nhưng mối quan hệ giữa người với người lại ngày càng trở nên xa cách, nhợt nhạt hơn.
19/02/2011(Xem: 14888)
Phật Giáo hiện hữu trên thế gian nầy từ vô lượng kiếp và Phật Giáo đã được hình thành bằng hình thức khế lý khế cơ qua hơn 2.500 năm lịch sử trên quả địa cầu này...
18/02/2011(Xem: 9852)
Một buổi sáng thức dậy băn khoăn nghe tiếng chim rất lạ. Mỗi một nụ cười, ánh mắt, bước chân đi cũng dường như thay đổi. Lòng dạt dào những cảm xúc khó tả...
11/02/2011(Xem: 33728)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
10/02/2011(Xem: 18129)
Được thân người và gặp được Phật Pháp mà để cho thời gian luống qua vô ích thì quả là uổng cho một kiếp người. Xin hãy lắng nghe và phụng hành theo những lời khuyên dạy của Đức Từ Phụ...
06/02/2011(Xem: 15696)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
25/01/2011(Xem: 12710)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
23/01/2011(Xem: 3508)
Trước đây người Việt đã có mặt trên khắp thế giới – đặc biệt tại Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nga, Đông Âu v.v… là do các chương trình du học hoặc làm việc trong các tòa đại sứ hoặc đi lính cho Pháp từ thời Thế Chiến I, nhưng con số không nhiều. Chỉ từ sau năm 1975 con số bỗng vọt lên tới trên 3 triệu do các đợt “di tản”, “thuyền nhân” (Boat People), “đoàn tụ gia đình” và “hợp tác lao động”.
18/01/2011(Xem: 5518)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
12/01/2011(Xem: 17504)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]