Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Mục đích của cuộc đời

13/03/201104:59(Xem: 8516)
4. Mục đích của cuộc đời

ĐIỀUTRỊ BỆNH TẬN GỐC - NĂNG LỰC CHỮA LÀNH CỦA TÂM BI MẪN
Tác giả:Lama Zopa Rinpoche; Nguyễn Văn Điểu - Đỗ Thiết Lập dịch; Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

PHẦN MỘT: TÂM LÝ ĐIỀU TRỊ BỆNH

4 . MỤC ĐÍCH CỦA CUỘC ĐỜI

Mục đích của cuộc đời chúng ta không chỉ đơn giản là được khỏe mạnh, sống lâu, trở nên giàu sang, có học vị hoặc có nhiều bạn bè. Với những mục đích như thế thì chẳng có cái nào là mục đích tối thượng của cuộc đời. Dù có được khỏe mạnh hay không, giàu hay nghèo, có học vị hay không... mục tiêu tối thượng của ta chính là đem lại lợi ích cho những chúng sinh khác. Mục đích của con người đang sống này, của hợp thể thân và tâm này, là đem lại lợi ích cho người khác, sử dụng thân, khẩu, ý củamình để đem hạnh phúc đến cho những người khác.

Tất cả những hạnh phúc của quá khứ, hiện tại và tương lai của chúng ta có được là nhờ lòng tử tế của những chúng sinh hữu tình khác. Và tâm vị kỷ là nguồn gốc tất cả các vấn đề bất ổn của chúng ta, kể cả bệnh tật. Cho nên, thay vì bỏ mặc người khác để chăm lo bản thân, chúng ta cần chăm lo người khác và phớt lờ đi bản thân mình. Thay vì làm [điều gì đó]vì mình và cho bản thân mình, chúng ta phải sống và chỉ sống để [làm điều gì đó] mang hạnh phúc đến cho người khác. Sự hoán đổi mình cho người khác là tâm lý căn bản để nhổ bỏ tận gốc rễ tất cả những vấn đề bất ổn của chúng ta. Đó cũng là cội nguồn của sự điều trị bệnh tật.

Sự yêu thương chăm lo các chúng sinh hữu tình khác sẽ chữa trị tâm bệnh của chúng ta ngay lập tức, vì nó giúp loại bỏ tâm vị kỷ - nhân tố chính tạo ra các vấn đề bất ổn của ta. Yêu thương chăm lo cho người khác cũng chữa lành bệnh tật cho ta bằng cách chuyển hóa tâm tham luyến của ta đốivới cuộc sống này, cùng với các tâm si mê, sân hận, ganh tị, kiêu mạn và các tư tưởng không lành mạnh khác, vốn là nguyên nhân không chỉ tạo ra bệnh tật mà còn là tất cả các vấn đề bất ổn của chúng ta. Những tư tưởng không lành mạnh này làm cho tâm chúng ta bất an. Ngay khi chúng taphát Bồ-đề tâm – tâm lành mạnh nhất – ta sẽ tìm thấy sự mãn nguyện và sự bình an của tâm. Khi đó chúng ta chuyển hóa tâm mình từ chỗ tạo ra khổ đau trở thành nhân tố tạo ra hạnh phúc.

Mục đích cuộc sống không chỉ là giải quyết những vấn đề bất ổn của riêngta và tìm hạnh phúc cho chính mình, mà còn là giải thoát tất cả chúng sinh hữu tình khỏi đau khổ và nguyên nhân gây đau khổ, đem lại cho họ không những hạnh phúc tạm thời mà còn là hạnh phúc tối thượng. Và để đạthạnh phúc tối thượng, chúng ta cần dẫn dắt người khác không chỉ đến sự giải thoát mà còn là đạt được hạnh phúc tối thượng của giác ngộ viên mãn. Mục đích của chúng ta trong từng hơi thở mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút giây cũng rộng lớn như hư không vô tận, vì chúng sinh hữu tình nhiều vô số và mục đích cuộc sống chúng ta là đem hạnh phúc tới cho mỗi một chúng sinh trong số đó.

Với mục tiêu này duy trì không gián đoạn trong tâm, mọi sự buồn chán và bất ổn sẽ chấm dứt, hạnh phúc và sự mãn nguyện đến một cách tự nhiên. Hạnh phúc thật sự trong cuộc sống sẽ đến khi chúng ta hiến dâng cuộc đờimình cho lợi lạc của các chúng sinh hữu tình khác. Làm lợi lạc cho những người khác sẽ đem lại cho ta sự bình yên thực sự trong tâm và sự mãn nguyện. Đó là cách tốt nhất để vui hưởng cuộc sống.

Chúng ta trải qua nhiều thất vọng chán nản trong cuộc sống căn bản là vìchúng ta đã không chịu thay đổi sang một thái độ sống vì người khác. Sựchuyển đổi mục tiêu tìm kiếm hạnh phúc cho chính mình thành mục tiêu mang hạnh phúc đến cho người khác sẽ lập tức làm giảm thiểu những vấn đềbất ổn trong cuộc sống chúng ta. Thái độ mới này sẽ chuyển hóa tất cả những điều không mong muốn trong cuộc sống trở thành niềm hạnh phúc. Thay vì xem các vấn đề như là tác nhân gây phiền não, ta có thể thấy chúng trở nên có lợi ích.

Nhiều vấn đề bất ổn của ta có liên quan mật thiết đến những mong ước thuộc về mục đích đời sống. Sức khỏe, tiền bạc, học vấn, tiếng tăm và quyền lực là những mục tiêu rất giới hạn. Đang khi mang bệnh thì mục tiêu của mình không gì hơn là được khỏe mạnh trở lại. Mục tiêu như vậy không có gì đặc biệt. Sự mong muốn giới hạn này thực sự tạo ra những vấnđề bất ổn qua việc làm cho ta âu lo, sợ hãi và thất vọng, bởi vì nếu mục đích của ta chỉ đơn giản là được khỏe mạnh thì một khi bị bệnh chúngta sẽ trở nên âu lo và sợ hãi.

Được khỏe mạnh không phải là điều quan tâm chính. Điều quan tâm chính làlàm sao để mọi chuyện xảy ra cho chúng ta sẽ trở thành lợi lạc cho các chúng sinh hữu tình khác. Nếu được khỏe mạnh, chúng ta nên sử dụng sức khỏe đó để đem lại lợi lạc cho những người khác; và nếu bị đau ốm, chúngta vẫn sử dụng kinh nghiệm bị bệnh đó để làm lợi lạc cho người khác.

Khi chúng ta tập trung nỗ lực vào mục tiêu đích thật của cuộc đời – làm lợi lạc cho chúng sinh hữu tình – thì việc được khỏe mạnh chỉ là thứ yếu. Thậm chí việc mắc phải ung thư hay AIDS cũng không còn khiến ta bậntâm nữa, vì ta có thể chịu đựng bệnh tật thay cho tất cả chúng sinh hữutình. Dù khỏe mạnh hay bệnh tật, giàu hoặc nghèo, còn sống hay sắp chết, mục tiêu chính của ta là đem lại lợi lạc cho các chúng sinh hữu tình khác. Đó chính là cội nguồn thiết yếu của hạnh phúc trong cuộc đời.Với thái độ sống này chúng ta sẽ vui hưởng mọi điều xảy ra trong cuộc sống. Với thái độ này chúng ta sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta trở nêncó ý nghĩa trong suốt hai mươi bốn giờ của mỗi ngày.

Nền văn hóa phương Tây nhấn mạnh vào sự thành công vật chất như là cội nguồn của hạnh phúc. Hạnh phúc được cho là đến từ sự giàu có, sống trongnhững ngôi nhà lộng lẫy xa hoa, sở hữu nhiều tài sản v.v... Tuy nhiên, chỉ riêng sự giàu có [như thế] không thể đem lại hạnh phúc và sự mãn nguyện. Dù cho có trở thành triệu phú với tiền bạc đủ sống đến năm mươi đời, sự giàu có đó vẫn không thể đem lại cho ta sự bình yên trong tâm. Và dù có nhiều bè bạn đến đâu, họ cũng không đem lại cho ta sự bình yên trong tâm. Sự thành công trên con đường học vấn cũng không phải là nguồnhạnh phúc. Trong thực tế nó còn có thể mang đến cho ta sự bất mãn triềnmiên, sân hận, kiêu mạn v.v... Chẳng những không đem lại cho ta sự mãn nguyện và bình an trong tâm, tiền bạc, bạn bè và học vấn còn có thể thựcsự trở thành những vấn đề bất ổn cho chúng ta.

Nếu xem sức khỏe, tiền bạc, học vấn, tiếng tăm hoặc quyền lực như là mụctiêu của mình, chúng ta sẽ hoàn toàn bám víu vào cái hạnh phúc và sự hưởng thụ tiện nghi thoải mái của cuộc đời này. Ngay cả khi đạt được mụctiêu này, chúng ta cũng sẽ không bao giờ thấy thỏa mãn, vì thái độ của chúng ta là thái độ tham đắm cuộc sống này. Chúng ta đã theo đuổi sự tham đắm này suốt từ vô thỉ cho tới ngày nay và chưa bao giờ có được sự mãn nguyện. Dù ta theo đuổi sự ham muốn đến bao lâu đi chăng nữa, ta cũng không bao giờ có thể tìm thấy sự thỏa mãn, và thực sự không bao giờchấm dứt được phiền não. Theo đuổi ham muốn không phải là cách để chấm dứt sự bất toại nguyện.

Tuy nhiên, nếu mục tiêu của chúng ta là đem lại lợi lạc cho người khác, thì việc được giàu có sẽ trở nên có giá trị, bởi vì chúng ta có thể sử dụng sự giàu có để giúp đỡ người khác. Cũng với thái độ tích cực đó, nếucó càng nhiều quyền lực và tiếng tăm, chúng ta sẽ đem lại càng nhiều lợi lạc cho người khác.Với mục đích như vậy trong cuộc sống, tất cả mọi việc chúng ta làm sẽ trở nên lợi lạc cho người khác, và khi ta đem lại lợi lạc cho người khác thì rõ ràng là ta cũng làm lợi lạc cho chính mình.

Khỏe mạnh hay không khỏe mạnh cũng đều như nhau đối với chúng ta nếu ta sử dụng tất cả những gì mình trải qua để làm lợi lạc cho các chúng sinh hữu tình khác. Khi ta có những vấn đề bất ổn, ta sử dụng chính những bấtổn đó để đem lại lợi lạc cho người khác. Điều này đem lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta. Ngay cả khi ta không gặp bất ổn nào, ta vẫn làm cho cuộc sống của mình trở nên có ích cho người khác.

Những suy nghĩ không lành mạnh, chẳng hạn như vị kỷ và tham luyến... là nguồn gốc mọi vấn đề bất ổn, ta cần thay đổi chúng, chuyển hóa chúng thành những suy nghĩ lành mạnh, chẳng hạn như ý nguyện đem lại hạnh phúccho người khác.

Sự chuyển hóa, hay chữa trị tâm, là giải pháp chung cho mọi vấn đề bất ổn trong cuộc sống. Chẳng hạn, nó sẽ giúp giảm ngay tức thì nỗi lo sợ khi có kết quả chẩn đoán xác định bị ung thư hay AIDS. Với thái độ này, không một vấn đề bất ổn nào có thể làm ta bối rối, và ta có thể sử dụng bất kỳ vấn đề bất ổn nào để đem lại lợi lạc cho người khác.

Việc xác định rõ ràng mục tiêu cuối cùng của cuộc đời ta là cực kỳ quan trọng. Nếu xem sự chữa khỏi một căn bệnh nào đó là mục tiêu cuối cùng, đó là ta đã hiểu sai vấn đề, bởi vì ngay cả khi ta đã khỏi bệnh thì cũngkhông có gì thay đổi cả. Chúng ta vẫn giữ thái độ sống như cũ và thực hiện những hành vi như trước. Chúng ta sẽ tiếp tục tạo nhân cho những vấn đề bất ổn, bởi vì các hành vi của ta sẽ tạo nghiệp bất thiện. Nói cách khác, chúng ta lại tiếp tục tạo ra nhân của bệnh.

Việc thay đổi thái độ sống thực sự quan trọng hơn nhiều so với việc chữatrị bệnh tật. Nếu mục tiêu tối thượng của ta là đem lại lợi ích cho người khác, thái độ tích cực này sẽ ngăn cản việc tạo thêm các nghiệp bất thiện, vốn là nhân của bệnh tật, và giúp chúng ta có khả năng tạo ranhững nghiệp thiện, là nhân của hạnh phúc.

Khi ước nguyện sử dụng cuộc sống của mình để đem lại hạnh phúc cho các chúng sinh hữu tình khác, lẽ tự nhiên là ta chắc chắn sẽ không làm tổn hại người khác. Khi hạnh phúc của người khác là mục tiêu tối thượng của ta, chúng ta sẽ đạt được thành công ngoài sức tưởng tượng, vì thái độ sống này đem lại tất cả hạnh phúc, bao gồm cả hạnh phúc vô song của sự giác ngộ, và chấm dứt mọi khổ đau. Định nghĩa chân chính nhất của sự thành công trong cuộc sống là có khả năng làm lợi ích cho người khác.

Ngay cả khi ta không thể chữa lành bệnh của mình bằng thuốc men hay thiền định, chúng ta vẫn đạt được sự chữa trị sâu sắc nhất nếu ta chuyểnhóa được quan niệm sống của mình thành nguyện ước trong sáng là làm lợilạc người khác. Điều này đem lại sự chữa trị sâu sắc bởi vì nó tạo nhâncho thân tâm lành mạnh bằng cách loại bỏ những quan niệm sai lầm vốn lànguyên nhân gây bệnh tật và tạo ra những thái độ hiền thiện vốn là nguyên nhân của hạnh phúc.

Khi phân tích những lợi lạc có được từ nguyện ước giúp đỡ người khác, tasẽ thấy việc không chữa lành được bệnh của mình không phải là một thất bại lớn. Mặt khác, việc phục hồi bệnh một cách thần kỳ cũng chưa chắc đãcó ý nghĩa gì lớn lao, nếu ta không thay đổi được quan niệm sống của mình, vì một khi vẫn còn đó những quan niệm sai lầm, chúng ta sẽ lại tạora nhân của bệnh. Dù có thể đứng dậy sau hai mươi năm ngồi trên xe lăn cũng không có mấy ý nghĩa nếu không có sự thay đổi về thái độ tinh thần.Phép lạ thật sự là khi một người có thể chấm dứt nhân của khổ đau và tạo ra nhân của hạnh phúc bằng cách nhận biết được tâm thức là cội nguồncủa hạnh phúc cũng như khổ đau. Phép lạ thật sự là phải chuyển hóa tâm mình, vì sự chuyển hóa này sẽ bảo vệ chúng ta trong nhiều kiếp sống. Thái độ tích cực sẽ giúp ta chấm dứt việc tạo ra nhân của các vấn đề bấtổn, nhờ đó sẽ đảm bảo hạnh phúc không chỉ trong đời này mà còn cho hàngtrăm, thậm chí đến hàng ngàn kiếp sống tương lai, cho tới khi đạt được giác ngộ. Đây mới là sự thành công vĩ đại nhất.

Tại sao chúng ta cần giác ngộ?



Để hoàn tất sự nghiệp lớn lao là mang hạnh phúc đến cho tất cả chúng sinh hữu tình, đặc biệt là hạnh phúc vô song của giác ngộ viên mãn, chúng ta cần phải giác ngộ. Để dẫn dắt các người khác một cách hoàn hảo,ta cần phát triển các phẩm chất bên trong tâm mình, đặc biệt là trí tuệtoàn giác, tâm bi mẫn với tất cả chúng sinh hữu tình và năng lực hoàn thiện để đưa ra được những phương pháp thích hợp giúp đỡ người khác. Cácphẩm chất này là vô cùng thiết yếu trong việc chữa lành bệnh cho chính mình và tất cả chúng sinh hữu tình.

Giác ngộ có nghĩa là chấm dứt vô minh, sân hận, tham lam và tất cả các suy nghĩ bất tịnh khác, cũng như dứt trừ cả những tập khí vi tế và chứngngộ hoàn toàn. Sự giác ngộ đạt được thông qua phát triển tâm linh. Chúng ta cần phát triển cả từ bi và trí tuệ. Chúng ta không chỉ phát triển trí tuệ nhận biết thực tại tương đối (theo quy ước), đặc biệt là những nguyên nhân của hạnh phúc và khổ đau, mà còn phải phát triển trí tuệ nhận biết thực tại tối hậu, vì chỉ với trí tuệ này chúng ta mới loạibỏ được vô minh, vốn là cội gốc của tất cả khổ đau và nguyên nhân khổ đau, và thành tựu giải thoát.

Thông thường, trước khi có thể dạy người khác văn chương, triết học, khoa học hay các nghề thủ công mỹ nghệ, bản thân chúng ta cần có đủ nănglực trình độ chuyên môn để dạy. Chẳng hạn, trước khi các giáo sư bác sĩgiảng dạy cho các sinh viên y khoa, họ phải có kiến thức và kỹ năng chữa bệnh cần thiết để chẩn đoán cả những căn bệnh khó phát hiện. Tương tự như vậy, chúng ta không thể dẫn dắt tất cả chúng sinh hữu tình đến được bến bờ giác ngộ viên mãn trừ phi bản thân ta có năng lực trình độ hoàn hảo thông qua sự phát triển các phẩm chất tích cực của tâm, đặc biệt là tâm bi mẫn và trí tuệ. Chỉ khi đó ta mới thực sự giúp được ngườikhác.

Mục đích cuộc đời ta là giúp cho thân tâm của mỗi một chúng sinh hữu tình thoát khỏi mọi khổ đau và nguyên nhân khổ đau, và đưa tất cả chúng sinh đến với hạnh phúc tối thượng vĩnh viễn của giác ngộ viên mãn. Phát triển các phẩm chất nội tại của trí tuệ và bi mẫn là phương pháp chữa lành thân tâm của chúng ta, và thông qua điều này, chúng ta sẽ có khả năng chữa lành bệnh cho người khác.

Hãy làm cho mỗi ngày trở nên có ý nghĩa



Buổi sáng, việc đầu tiên ngay khi thức dậy là bạn hãy nhớ đến mục đích cuộc đời bạn, đó là giải thoát tất cả chúng sinh hữu tình khỏi mọi khổ đau và mang hạnh phúc đến cho họ. Chúng ta phải thấy rằng hạnh phúc của tất cả chúng sinh hữu tình là trách nhiệm cá nhân của ta. Để có khả nănggiúp đỡ người khác, chúng ta phải khỏe mạnh và sống lâu, và chính vì lýdo này mà chúng ta làm vệ sinh cá nhân, ăn uống và làm những việc hằng ngày khác nữa. Mỗi khi ăn uống trong ngày, chúng ta luôn nhớ đến mục đích của cuộc đời mình. Và khi đi ngủ cũng vậy. Để hoàn thành trách nhiệm lớn lao phổ quát của mình, chúng ta cần có sức khỏe tốt và sống lâu, và vì lý do này mà chúng ta ngủ. Bằng cách này, chúng ta đã dùng tất cả hoạt động hằng ngày của mình để phụng sự tất cả chúng sinh hữu tình.

Trước khi đi làm, một lần nữa chúng ta nên nhớ đến mục đích của cuộc đời, đó là trách nhiệm mang hạnh phúc đến cho tất cả chúng sinh hữu tình. Đơn giản chỉ là việc chúng ta thay đổi thái độ, trước đây chúng tađi làm là để tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân, nay ta đi làm là để tìm kiếm hạnh phúc cho người khác. Thậm chí, nếu không thể nói đến hạnh phúccủa tất cả chúng sinh hữu tình thì ít nhất chúng ta cũng phải lưu ý tớihạnh phúc của những người chủ thuê, những người cần đến người khác để làm công việc cho họ. Qua việc thực hiện công việc của mình, chúng ta phục vụ những người chủ thuê một cách thiết thực, mang đến cho họ lợi nhuận và hạnh phúc mà họ mong đợi. Ít nhất chúng ta nên nhớ rằng, thông qua những nỗ lực của chúng ta mà các người chủ được thỏa nguyện. Chúng ta đang hiến tặng những người chủ thuê tất cả những lợi tức, tiện nghi thoải mái và hạnh phúc mà họ có được nhờ vào việc làm của chúng ta.

Trong khi làm việc, chúng ta nên nhớ đến mục đích cuộc đời chúng ta trong mối quan hệ với tất cả những người xung quanh, ngay cả với súc vật. Chúng ta có mặt ở đó là để phục vụ cho mọi người, kể cả những ngườixa lạ; sự tồn tại của chúng ta là vì lợi ích của tất cả chúng sinh hữu tình. Việc nhớ đến mục đích của cuộc đời sẽ tức thời mang đến cho chúng ta hạnh phúc. Ngay khi chúng ta thay đổi thái độ sống, chúng ta sẽ có được sự bình an và mãn nguyện. Và chúng ta đột nhiên thấy rằng mình đangvui thích tận hưởng cả cuộc sống và công việc.

Một khi chỉ biết nghĩ đến riêng mình, chúng ta sẽ trở nên căng thẳng, vàsự căng thẳng kéo dài càng gây căng thẳng. Chúng ta trở nên thất vọng chán nản với các vấn đề bất ổn của mình và ý nghĩ này luôn quanh quẩn trong đầu ta: “Tôi gặp bất ổn này. Tôi bị rắc rối kia... Biết bao giờ tôi mới được sung sướng?” Biểu hiện vật lý của tâm vị kỷ là gương mặt luôn căng thẳng và đau khổ.

Tuy nhiên, sự căng thẳng của ta sẽ giảm nhẹ ngay khi ta chấm dứt thái độchỉ nghĩ đến bản thân mình và bắt đầu quan tâm đến người khác. Chúng tahãy suy đi nghĩ lại thật nhiều lần giống như tụng niệm thần chú, rằng: “Tôi ở đây là để phụng sự người khác. Tôi ở đây là để phụng sự người khác...” Hoặc là: “Tôi đến đây để mang hạnh phúc cho người khác. Tôi đếnđây để mang hạnh phúc cho người khác...” Những câu thần chú mạnh mẽ nàysẽ làm cho ta hạnh phúc và giúp ta thấy được cuộc đời ta tràn đầy ý nghĩa. Hãy ngồi một nơi nào đó và tụng đọc những câu trên trong khoảng mười phút, hay thậm chí trong một giờ. Pháp thiền định này sẽ lập tức làm giảm nhẹ căng thẳng trong lòng ta và mang hạnh phúc đến cho cuộc đờita.

Chúng ta tự giam mình trong ngục tù của tâm vị kỷ, nhưng sự quan tâm chăm sóc người khác sẽ là chiếc chìa khóa giải thoát chúng ta. Chúng ta có thể tức thì cảm nhận được sự tự do. Tâm chúng ta sẽ không còn bén nhọn dễ gây thương tích như một cây gai hay thô nhám và cứng rắn như đá,nhưng sẽ mềm mại, ngọt mát như kem. Tâm ta sẽ rộng mở và thênh thang, và chúng ta tức thì trải nghiệm được bình yên và hạnh phúc. Đây là kết quả có được từ sự quan tâm chăm sóc người khác.

Có được thái độ sống này, tất cả những gì ta làm trong suốt một ngày làmviệc sẽ trở nên tốt đẹp, tích cực, là nhân tạo thành hạnh phúc, vì độngcơ làm việc của chúng ta không bị ô nhiễm bởi tâm vị kỷ. Với thái độ sống tích cực này, tất cả các hành vi hằng ngày của chúng ta như làm việc, đi lại, đứng ngồi, ăn ngủ... đều trở thành nguyên nhân tạo ra thành công và hạnh phúc, và không có hành vi nào của ta là nhân tạo ra khổ đau. Hành vi của chúng ta cũng sẽ trở thành nhân đưa đến hạnh phúc tối thượng của giác ngộ viên mãn.

Từ lúc thức dậy vào buổi sáng cho đến khi đi ngủ, chúng ta nên làm tất cả mọi việc vì người khác. Với một nếp sống vì người khác, chúng ta trở nên hạnh phúc, và niềm hạnh phúc vui sướng này không là sự phấn khởi nhất thời mà là sự bình an sâu thẳm trong tâm. Cách tốt nhất để tận hưởng cuộc sống là tự nguyện hiến dâng cuộc đời cho người khác, không phải vì bị ai ép buộc, mà vì tâm từ bi và trí tuệ đã ban cho chúng ta sựtự do tự nguyện. Hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống bất ngờ có được. Cuộc đời thật đáng sống. Chúng ta có sự tự do lạ thường [trong việc] sử dụng tâm ta để chấm dứt các vấn đề bất ổn và đạt được hạnh phúc. Bất cứ việc gì xảy ra cho chúng ta, ta đều có khả năng làm cho chúng có ý nghĩa, và ta không lãng phí thân người quí báu này. Nếu không, thì cho dù chúng tacó sức khỏe và sống đến hàng ngàn năm, đó cũng chỉ là một cuộc sống vô nghĩa, trống rỗng.

Khi mục đích cuộc đời chúng ta là mang hạnh phúc đến cho người khác, điều đó sẽ tạo ra một sự thay đổi lớn, vì khi ấy thì việc có bệnh hay khỏe mạnh đều không còn quan trọng đối với ta. Ngay cả cho dù ta có bị bệnh ung thư, vì sức khỏe không phải là mục tiêu chính của đời ta nên chúng ta chỉ quan tâm đến việc sử dụng kinh nghiệm bị ung thư để mang hạnh phúc đến cho người khác. Điều này tạo ra sự khác biệt rất lớn về phương diện tâm lý và mang đến cho ta nhiều hạnh phúc.

Sự hy sinh bản thân để mang lại điều gì đó cho người khác thay vì lúc nào cũng lấy mất của người khác điều gì đó và dùng họ cho hạnh phúc của riêng mình sẽ mang lại ý nghĩa lớn lao cho cuộc đời ta. Cách suy nghĩ mới này sẽ chuyển hóa cuộc đời chúng ta.

Dù bản thân ta đang hạnh phúc hay đau khổ, khỏe mạnh hay đau ốm... ta nên vận dụng bất cứ kinh nghiệm nào mình đang trải qua để làm lợi lạc cho người khác. Ngay cả khi sắp chết, ta cũng nên làm cho kinh nghiệm vềcái chết của ta trở nên lợi ích cho tất cả chúng sinh hữu tình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2019(Xem: 111907)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 12935)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
25/11/2018(Xem: 6261)
Tứ Ân hay là Tứ Trọng Ân, bốn ơn nặng mà người Phật tử phải cố gắng đền đáp, cho vuông tròn. Đó là: 1) Ơn Cha Mẹ: Chín tháng cưu mang, sinh thành dưỡng dục. Cha mẹ luôn vì con mà phải mất ăn mất ngủ, suốt đời làm lụng vất vả, chịu đủ thứ lao tâm khổ trí, có thể đến hy sinh tất cả, để nuôi nấng và dạy dỗ con cho nên người. Ơn nầy, thật là như biển rộng trời cao. Nên ca dao ta có câu: "Ơn cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con"
28/06/2018(Xem: 6331)
Kính thưa Chư tôn thiền đức Ni, Hôm nay Cali trời đẹp nắng ấm của ngày 26 tháng 06 năm 2018 tại Trường Hạ Điều Ngự, Đại tăng và Sư bà TN Nguyên Thanh sai con là TKN Giới Hương vì đại tăng mà nêu lên vài ý về Ni giới trong buổi thuyết trình hôm nay. Con xin y giáo phụng hành và mạn phép chia sẻ với đề tài: Tương lai- Cơ hội - Thách thức cho Ni giới Việt Nam tại Hải ngoại. Nam Mô A Đi Đà Phật
25/06/2018(Xem: 6789)
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chúng ta ngày càng tiếp thu được nhiều thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng, biết được hàng ngày hàng giờ có nhiều bạn trẻ tự tử mà nguyên do bị ức chế tình cảm, phiền não gia đình, thất vọng công danh, tự ti bản thân, buồn khổ cô đơn, trầm cảm bi khổ, bế tắc tiền tài, lo sợ bị đe dọa...
18/06/2018(Xem: 7872)
Đầu tiên Hiệp Hội Tương Trợ Người Đông Dương vùng Springvale được thành lập vào tháng 7/1983 nhằm phục vụ và giúp đỡ cộng đồng người Đông Dương trong vùng sớm hội nhập thành công vào xã hội mới với những sinh hoạt hoàn toàn khác lạ so với cuộc sống tại quê nhà của chúng ta. Song song với các hoạt động xã hội nhằm giúp đỡ đồng bào tị nạn trong vùng, Hiệp Hội nhận thấy nhu cầu cần thiết cho con em chúng ta lại tiếp tục duy trì tiếng Việt. Vì nhu cầu đó, trường Việt Ngữ Springvale được thành lập vào đầu năm 1983 do anh Trần Thiên Chưởng điều hành.
03/06/2018(Xem: 25354)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
03/03/2018(Xem: 28027)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
07/01/2018(Xem: 6727)
Hôm nay là ngày 28 tháng 11 năm 2017 tại chùa Bình Quang, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, chúng tôi thay mặt cho Phái đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, xin trân trọng cảm ơn HT Viện chủ Tự Viện Bình Quang; cảm ơn quý vị đại diện Chính quyền sở tại; cảm ơn tất cả các Anh Chị Em BHDGĐPT Bình Định cũng như Bà con trong Xã nhà của chúng ta đã có mặt hôm nay, trong buổi lễ tặng quà bị thiệt hại do cơn bão số 12 đã gây ra cho Bà con chúng ta, và nhân nơi đây chúng tôi cũng xin chia sẻ đến Bà con một vài điều trước khi Bà con nhận món quà, bằng tất cả tấm lòng của Phái đoàn chúng tôi
15/12/2017(Xem: 87952)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]