Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thay lời kết

23/02/201115:19(Xem: 6138)
Thay lời kết

SỐNG ĐẸP GIỮA DÒNG ĐỜI
Nguyên Minh

Thay lời kết

Đề cập đến một chủ đề quá sâu rộng và phức tạp, đa dạng như việc “sống đẹp” trong phạm vi một tập sách như thế này, bản thân người viết cũng tự biết là việc rất khó khăn, và chắc chắn chưa thể nào đạt đến sự trọn vẹn. Vì thế không dám xem đây là những lời kết luận mà chỉ tạm đưa ra để bày tỏ đôi điều theo suy nghĩ riêng của mình.

Chúng ta đã cùng nhau trao đổi qua một số vấn đề có thể xem là cơ bản nhất trong những sinh hoạt giao tiếp thông thường của mỗi người. Những điều được nêu ra trong sách này có thể là còn có phần nào đó mang tính cách chủ quan của người viết, nhưng tất cả đều được trình bày với một thiện chí nhằm góp phần xây dựng những nét đẹp văn hoá chung cho mọi người – dù biết đó là một phần rất nhỏ.

Trong một thời đại mà tự do cá nhân được đề cao và tôn trọng, ý thức sống đẹp của mỗi người trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Không có một ý thức sống đẹp, người ta có thể sẽ sẵn sàng làm rất nhiều điều “chướng tai gai mắt”, miễn là những điều đó không bị pháp luật ngăn cấm. Thử tưởng tượng bạn nhìn thấy cảnh vài ba thanh niên ngồi cười nói thoải mái trên ghế ngồi của xe buýt mà không để ý gì đến một cụ già run rẩy đứng không vững, nhưng không có chỗ ngồi chỉ vì chậm chân! Quả thật không có gì là vi phạm luật pháp, nhưng ở đây đạo đức xã hội bị thương tổn một cách nghiêm trọng và bất cứ ai nhìn thấy đều không khỏi bất bình. Với một ý thức sống đẹp, hẳn không ai có thể làm được những điều tương tự như thế.

Như đã nói từ đầu, vấn đề nhận thức đúng về các nguyên tắc chung đóng vai trò quan trọng nhất. Khi nhận thức được vấn đề, phép tắc có thể từ đó được nảy sinh hoặc được tuân theo một cách thích hợp. Người ta không ai bỏ công đi học biết các phép lịch sự nếu không tự mình có một ý thức muốn sống đẹp, và càng không thể hiểu được ý nghĩa của các phép tắc quy ước nếu như tự mình không có được nhận thức đúng đắn về vấn đề.

Vì thế, một người sống đẹp không cần thiết phải là người lịch lãm, am tường mọi phép tắc trong giao tiếp. Đó là yếu tố thứ yếu, cần nhưng chưa đủ. Quan trọng hơn, và vì thế phải được nhấn mạnh hơn, chính là một tấm lòng chân thành và một tâm hồn đẹp.

Với lòng chân thành, chúng ta sẵn sàng cảm thông và hoà hợp với tất cả mọi người, sống hài hoà với bất cứ ai và trong bất cứ tình huống nào. Với một tâm hồn đẹp, ta có thể dẹp bỏ đi những ham muốn tự thân để thực sự tôn trọng và mong muốn những điều tốt đẹp cho người khác. Khi mỗi người đều có được một tấm lòng chân thành và một tâm hồn đẹp, cuộc sống của chúng ta trong xã hội này sẽ tốt đẹp biết bao!

Mỗi người quanh ta đều có những đóng góp nhất định cho cuộc đời tươi đẹp này của chúng ta. Mang lại được niềm vui cho người khác trong cuộc sống là một thái độ biết ơn đúng đắn và cũng là nguyên tắc cơ bản đầu tiên để có được niềm vui cho chính mình. Cuộc sống của mỗi chúng ta xét cho cùng đều vô cùng ngắn ngủi. Và chúng ta không có cách nào để kéo dài tuổi thọ như mong muốn. Không bao lâu, sức khoẻ sẽ suy yếu, tuổi già đến và cái chết cận kề. Nhìn thẳng vào sự thật này, ta mới thấy cuộc sống là quý giá biết bao! Tại sao chúng ta không cố gắng sử dụng những năm tháng ít oi của đời mình để sống sao cho thật tốt đẹp, thật ý nghĩa?

Tất nhiên, mỗi người đều đã có chọn cho mình một lý tưởng, một sự nghiệp nhất định để theo đuổi. Nhưng dù là sự nghiệp nào, lý tưởng nào, thì điều trước hết chúng ta cần vẫn là một nếp sống đẹp – hạnh phúc cho bản thân và mang lại niềm vui cho người khác. Một nếp sống đẹp không ngăn cản chúng ta thành công trong sự nghiệp hoặc đạt được lý tưởng của mình. Ngược lại, nó mang đến cho chúng ta niềm vui trong từng giây phút ta đang sống, mà không cần phải chờ đợi đến một tương lai nào đó.

Hy vọng tập sách này có thể mang lại một vài niềm vui nhỏ theo hướng đó. Và ít ra thì đây cũng là một sự gợi mở vấn đề để mỗi người có thể tự suy nghĩ thêm và chọn lấy những giải pháp, những quan điểm trọn vẹn hơn cho một nếp sống đẹp của chính mình.
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2012(Xem: 3504)
Hôn nhân là một quy ước xã hội, một thể chế được tạo nên bởi con người vì sự thiết thực và hạnh phúc của con người, để phân biệt xã hội loài người từ đời sống động vật và duy trì trật tự và hòa hợp trong quá trình sinh sản. Mặc dù các kinh điển Phật giáo không nói gì đến chủ đề của chế độ một vợ một chồng hoặc chế độ đa thê, các Phật tử được khuyên nên giới hạn bản thân để chỉ có một vợ. Đức Phật không đặt quy tắc về cuộc sống hôn nhân nhưng đã đưa ra lời khuyên cần thiết về việc làm thế nào để sống một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.
17/02/2012(Xem: 3954)
Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời, bởi vì Phật giáo bao gồm nhiều tông phái và sự thực hành, hoặc những gì chúng ta gọi là truyền thống. Những truyền thống này đã phát triển trong những thời điểm khác nhau và các nước khác nhau, và trong vài mức độ cách biệt nhau. Mỗi tông phái đã phát triển tính năng đặc biệt mà một người quan sát bình thường có thể nhận ra được sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, những khác biệt này thường xuyên bao phủ văn hóa một cách đơn thuần, và trong các trường hợp khác, chúng nó chỉ khác biệt trong sự chú trọng cách tiếp cận. Trong thực tế, tất cả các truyền thống được củng cố bởi điểm cốt lõi của niềm tin và sự thực hành phổ biến
17/02/2012(Xem: 4113)
Đây là một thời đại trong đó vấn đề tình dục được thảo luận với sự cởi mở lớn. Có rất nhiều người bị bối rối khi tìm hiểu thái độ của Phật giáo đối với tình dục, và vì thế mong rằng các việc hướng dẫn sau đây có thể tìm ra hữu ích hướng tới sự hiểu biết. Dĩ nhiên, đó là đúng để nói rằng Phật giáo, trong việc duy trì nguyên tắc của con đường Trung đạo sẽ không ủng hộ chủ nghĩa đạo đức cực đoan hoặc sự buông thả thái quá, nhưng điều này, như một nguyên tắc hướng dẫn mà không có chi tiết kỹ thuật xa hơn, có thể dường như không có khả năng lợi ích cho hầu hết mọi người
17/02/2012(Xem: 4674)
Trong bài này, tôi tham khảo các loại dược phẩm- ý nghĩa của tất cả các loại thuốc, bất cứ điều gì chúng ta có thể trở nên quen thuộc và rồi chúng ta thích thú tùy theo mức độ phụ thuộc. Điều này có vẻ như những loại dược phẩm bị hiểu lầm. Chúng nó có một lịch sử rất dài. Tất cả mọi người, và trong mọi lúc, cần một cái gì đó để làm cho cuộc sống của họ có ý nghĩa và hầu như luôn luôn có nhu cầu đối với các loại dược phẩm, thức ăn, tình dục, cũng như tôn giáo.
16/02/2012(Xem: 6568)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
15/02/2012(Xem: 6451)
Trường Đại Học Dharma Realm Buddhist và Đại Học San Francisco State. Tài liệu nghiên cứu "Súc Quyền và Sự Quan hệ của Con Người Đối Với Sinh Vật Học-San Francisco State University” (March 29-April 1, 1990). Tôi muốn bàn đến hai ví dụ nổi bật về loài vật hành động với nhiều nhân tính hơn hầu hết con người. Quan điểm của tôi không phải cho rằng động vật nhân đạo hơn con người, nhưng điều này có một bằng chứng rằng động vật có thể hành động theo những cách mà không chứng minh bằng những khuôn mẫu nhất định của phương Tây về năng lực của chúng.
15/02/2012(Xem: 4273)
Một sự phân tích về Phật giáo xác minh rằng nhân quyền có thể bắt đầu ở Ấn Độ, nơi sinh của Phật giáo. Vào năm 1956, BR Ambedkar, người đạo Hindu đã quy y Phật giáo và đưa gần 4.000.000 người giai cấp “hạ tiện” khác cùng quy y.[1] Sangharakshita, một Phật tử đã đóng một vai trò quan trọng trong phong trào cải đạo hàng loạt mà Ambedkar vận động, các ký giả viết về Ambedkar
15/02/2012(Xem: 3055)
Hai nghìn năm trước, nhân loại không có kinh nghiệm với sự đe doạ nghiêm trọng thực sự đối với sự sống còn của mình. Khi bước vào thiên niên kỷ này, chúng ta có một sự khủng hoảng ngày càng tệ hơn về môi trường của trái đất, và điều này đã làm dấy lên một sự đe doạ thực sự đối với sự tồn tại của con người trên quy mô toàn cầu. Hệ sinh thái của trái đất có cơ nguy cơ thoái hóa nếu sự suy thoái của môi trường sẽ không được lùi lại.
15/02/2012(Xem: 3495)
Trong hai thập kỷ qua, tôi đã tiếp xúc liên tục với các cộng đồng Phật giáo, trong cả hai: văn hóa truyền thống và công nghiệp hóa phương Tây. Những kinh nghiệm này đã làm cho tôi nhận thức được rằng sự phát triển công nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến cách sống của chúng ta, nhưng còn là quan điểm thế giới của chúng ta. Tôi cũng đã học được rằng nếu chúng ta muốn tránh một sự hiểu sai đối với giáo lý Phật giáo, chúng ta cần phải xem xét chặt chẽ vào sự khác biệt cơ bản giữa các xã hội là bộ phận của nền kinh tế toàn cầu công nghiệp hóa và điều này phụ thuộc vào nhiều nền kinh tế địa phương.
15/02/2012(Xem: 3472)
Đức Phật xuất thân từ một chiến binh đẳng cấp và ngài được sinh ra trong xã hội với các vị vua, hoàng tử và các quần thần. Mặc dù nguồn gốc và sự liên hệ của Ngài như thế, Ngài không bao giờ viện đến sự ảnh hưởng của quyền lực chính trị để giới thiệu trong sự giảng dạy của Ngài, và cũng không cho phép Giáo pháp của Ngài lạm dụng sự ảnh hưởng này để đạt được quyền lực chính trị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567