Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Lịch sự khi chào hỏi

23/02/201115:19(Xem: 8536)
2. Lịch sự khi chào hỏi

SỐNG ĐẸP GIỮA DÒNG ĐỜI
Nguyên Minh

CHƯƠNG VI: NHỮNG PHÉP LỊCH SỰ CƠ BẢN

Lịch sự khi chào hỏi

Khi gặp gỡ, chào hỏi nhau hàng ngày cũng có một số điểm cần biết. Người thân quen thường chỉ cần cười với nhau hoặc gật đầu chào là đủ. Tuy nhiên, nếu đã lâu quá không gặp, nên dành năm ba phút dừng lại để hỏi han về sức khoẻ, gia đình... Nếu là các mối quan hệ có tính chất trang trọng, nên dừng hẳn lại khi chào hỏi, tránh vừa đi vừa chào. Chào người khác bằng cách hất hàm lên là một thái độ khiếm nhã, ngay cả với những người nhỏ hơn hay thuộc cấp của mình. Không dùng cách đưa tay lên chào với người lớn hơn mình. Nếu người ấy chủ động đưa tay chào khi nhìn thấy mình từ xa, cũng chỉ nên cười và cúi đầu để đáp lại. Nói chung, mọi cách thức chào hỏi đều nên kèm theo một nụ cười tươi. Một khuôn mặt nhăn nhó hoặc lạnh lùng không bao giờ mang lại thiện cảm.

Việc bắt tay nhau khi chào hỏi ngày nay cũng đã trở thành khá quen thuộc, nên cũng có thể dùng mà không bị xem là xa lạ lắm. Tuy nhiên, chỉ dừng lại chào hỏi và bắt tay khi biết là mình có thể dành thêm đôi ba phút để trao đổi, thăm hỏi nhau. Nếu chỉ chào hỏi, bắt tay rồi đi ngay thường là không thích hợp lắm.

Khi bắt tay cũng có một vài phép tắc chung. Chỉ bắt tay bằng tay phải, không dùng tay trái. Người lớn tuổi hoặc có vai vế lớn hơn sẽ chủ động đưa tay ra trước. Người nhỏ hơn đáp lại bằng cả hai tay và khi bắt tay thì người hơi cúi xuống. Tránh không nắm, siết quá chặt. Nếu là bạn bè ngang nhau thì người nào nhìn thấy trước sẽ là người đưa tay ra trước. Nếu đợi người kia đưa tay ra mới đáp lại thì tỏ ra mình kém nhiệt tình. Trong trường hợp này có thể siết chặt tay hoặc lắc tay để tỏ sự thân mật. Nếu một trong hai người là phụ nữ, người ấy sẽ phải đưa tay ra trước. Nam giới bắt tay phụ nữ thì không được siết chặt hoặc lắc quá mạnh. Nếu là chủ khách chào nhau khi đến thăm nhà, thì chủ nhà phải là người đưa tay ra trước. Khi người khác đưa tay cho mình bắt, nếu đang ngồi phải đứng dậy rồi mới bắt tay.

Khi chào hỏi cùng lúc nhiều người, việc bắt tay cũng phải theo trình tự thích hợp. Nguyên tắc chung là bắt tay người lớn trước, người nhỏ sau; phụ nữ trước, nam giới sau; người vợ trước, người chồng sau...

Khi chủ động bắt tay ai cũng cần lưu ý một số điểm. Không cùng lúc dùng hai tay để bắt tay với hai người. Không đứng ở một vị trí cao hơn, chẳng hạn như trên thềm nhà, đưa tay xuống cho người khác bắt. Phải bước xuống vị trí ngang bằng với người ấy trước khi đưa tay ra bắt. Không ngậm thuốc lá trong miệng khi bắt tay, dùng tay trái lấy điếu thuốc xuống rồi mới bắt tay. Không mang găng tay khi bắt tay, trừ ra phụ nữ mang loại găng mỏng thì không sao. Khi bắt tay với một người, không cùng lúc đưa mắt nhìn người khác. Khi bắt tay chào đón khách, không bắt tay ngay nơi ngưỡng cửa ra vào. Có thể bước ra ngoài cửa hoặc đợi cho khách bước hẳn vào trong nhà. Trong đám đông, không bắt tay một người ngay sát trước mặt một người khác.

Cách bắt tay cũng được dùng khi chia tay nhau với cùng những nguyên tắc như trên. Trừ ra khi khách đến chơi nhà về thì khách đưa tay ra trước khi chào về, thay vì là chủ nhà đưa tay ra trước như khi đến. Điều này để tránh tạo ra ấn tượng là chủ nhà nôn nóng muốn tiễn khách.
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/02/2011(Xem: 17794)
Thật là một nghịch lý khi hành tinh này ngày càng có đông người sinh sống hơn nhưng mối quan hệ giữa người với người lại ngày càng trở nên xa cách, nhợt nhạt hơn.
19/02/2011(Xem: 15038)
Phật Giáo hiện hữu trên thế gian nầy từ vô lượng kiếp và Phật Giáo đã được hình thành bằng hình thức khế lý khế cơ qua hơn 2.500 năm lịch sử trên quả địa cầu này...
18/02/2011(Xem: 10210)
Một buổi sáng thức dậy băn khoăn nghe tiếng chim rất lạ. Mỗi một nụ cười, ánh mắt, bước chân đi cũng dường như thay đổi. Lòng dạt dào những cảm xúc khó tả...
11/02/2011(Xem: 34019)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
10/02/2011(Xem: 18353)
Được thân người và gặp được Phật Pháp mà để cho thời gian luống qua vô ích thì quả là uổng cho một kiếp người. Xin hãy lắng nghe và phụng hành theo những lời khuyên dạy của Đức Từ Phụ...
06/02/2011(Xem: 16150)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
25/01/2011(Xem: 13071)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
23/01/2011(Xem: 3543)
Trước đây người Việt đã có mặt trên khắp thế giới – đặc biệt tại Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nga, Đông Âu v.v… là do các chương trình du học hoặc làm việc trong các tòa đại sứ hoặc đi lính cho Pháp từ thời Thế Chiến I, nhưng con số không nhiều. Chỉ từ sau năm 1975 con số bỗng vọt lên tới trên 3 triệu do các đợt “di tản”, “thuyền nhân” (Boat People), “đoàn tụ gia đình” và “hợp tác lao động”.
18/01/2011(Xem: 5573)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
12/01/2011(Xem: 17662)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]