Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Dành thời gian cho chính mình

23/02/201115:19(Xem: 6325)
5. Dành thời gian cho chính mình

SỐNG ĐẸP GIỮA DÒNG ĐỜI
Nguyên Minh

CHƯƠNG II: SỐNG ĐẸP VỚI CHÍNH MÌNH

5. Dành thời gian cho chính mình

Trong thời đại này, hầu hết chúng ta đều phải có thời biểu làm việc. Bởi vì khối lượng công việc thường bao giờ cũng nhiều hơn thời gian mà ta có, nên việc sắp xếp, tổ chức công việc theo thời biểu sẽ giúp chúng ta chọn lựa được những việc nên làm để tập trung làm trước, và tạm thời gác lại những việc chưa cần thiết.

Vấn đề là trong thời biểu của mỗi chúng ta thường không có khoảng nào được dành ra cho chính mình. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì với hầu hết chúng ta thì khái niệm về việc dành thời gian cho chính mình có vẻ như khá xa lạ và khó hiểu.

Tuy nhiên, nếu chúng ta suy nghĩ lại vấn đề, chúng ta có thể tự thấy được sự vô lý của chính mình.

Với sự quý giá của thời gian trong thời đại ngày nay, chúng ta thường tính toán, cân nhắc rất kỹ việc dùng từng khoản thời gian vào việc gì. Ngay cả thời gian nghỉ ngơi, giải trí ... cũng cần phải được tính toán trước. Nhưng nếu như công việc, gia đình, bạn bè, xã hội... đều được chia sẻ một phần nhất định nào đó trong quỹ thời gian của chúng ta, thì tại sao bản thân chúng ta lại không được dành cho một phần thời gian thích đáng?

Chúng ta thường bị cuốn hút vào các yêu cầu của công việc, những nhu cầu tất yếu của gia đình, bản thân... Và những gì chúng ta đạt được chẳng bao giờ bằng hoặc vượt hơn những gì ta mong muốn. Vì thế, ta phải liên tục cố gắng và cố gắng... Không chỉ là sự nỗ lực làm việc tích cực hơn, hiệu quả hơn... mà chúng ta cũng thường phải mất thêm nhiều thời gian hơn.

Trong những điều kiện như thế, chúng ta rất ít khi nghĩ lại về chính bản thân mình. Nhưng thật ra, là một con người, chúng ta không thể duy trì mãi mãi các điều kiện thể lực cũng như tinh thần nếu như không có sự khôi phục hợp lý sau một thời gian làm việc nhất định. Vì thế, nếu chúng ta cho rằng việc cắt xén đi khoản thời gian cho chính mình là có lợi, chúng ta đã sai lầm.

Bạn có thể lý luận rằng, ít ra thì khi mệt mỏi tôi đã nghỉ ngơi, hoặc thỉnh thoảng tôi cũng có dành thời gian giải trí... Đó cũng là thời gian dành cho chính mình rồi chứ gì!

Vâng, đúng vậy. Nhưng thường thì những khoản thời gian ấy là do cơ thể bạn ... đòi hỏi mà có được, không phải được bạn dành cho một cách “tự nguyện”. Mà giữa hai việc này vốn có sự khác biệt nhau. Hơn thế nữa, việc dành thời gian cho chính mình không chỉ giới hạn ở việc nghỉ ngơi mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa khác nữa.

Nếu bạn nghỉ làm việc một ngày chỉ vì không sao làm việc được nữa, điều đó không có nghĩa là bạn biết dành thời gian cho chính mình. Người phương Tây có câu ngạn ngữ là “Hãy nghỉ ngơi khi còn chưa mệt mỏi.” Bạn có thể so sánh để thấy được sự khác biệt ở đây.

Chúng ta nỗ lực làm việc, xét cho cùng cũng chỉ là nhắm đến một cuộc sống vui tươi hạnh phúc cho chính mình và cho những người chung quanh. Nhưng những thành quả vật chất mà ta đạt được bằng sự lao động quên mình thường là chỉ cần nhưng chưa đủ cho một cuộc sống hạnh phúc. Chúng ta còn phải biết sống nữa. Và một trong những biểu hiện của sự “biết sống” chính là biết dành thời gian cho chính mình. Điều này thật ra là hợp lý, công bằng và cần thiết.

Cách đây mấy năm, khi tôi lao vào giai đoạn cuối của việc biên soạn bộ Từ điển Báo chí Anh Việt, tôi cũng đã mắc phải sai lầm mà chúng ta đang đề cập ở đây. Lúc đó, tôi làm việc hầu như liên tục mà không còn tính bằng giờ giấc nữa. Suốt ngày căng thẳng với hàng đống tư liệu vây quanh, tôi không còn cảm thấy một nhu cầu nào khác ngoài làm việc và làm việc...

Mặc dù không có những ảnh hưởng tức thời trong giai đoạn ấy, nhưng chỉ ít lâu sau tinh thần tôi sa sút nặng nề. Những niềm vui đơn giản trong cuộc sống trước đây dường như bỗng nhiên biến mất. Tôi không còn giữ được sự vui tươi thoải mái mà trước đây vốn gần như là bản chất tự nhiên của mình.

Thật may mắn là tôi đã nhanh chóng nhận ra điều đó. Và chỉ cần một thời gian ngắn với những điều chỉnh thích hợp trong công việc, tôi đã lấy lại ngay được nếp sống vui tươi ngày trước. Từ đó đến nay, điều này đã trở thành một bài học vô giá trong cuộc sống của tôi.

Việc dành thời gian cho chính mình không chỉ là để nghỉ ngơi, như tôi đã nói. Bạn cần xem đó là một nhu cầu hợp lý và công bằng mà bạn phải dành ra nếu muốn sống đẹp với chính bản thân mình.

Có vẻ như trừu tượng, nhưng nếu bạn thực sự trải qua những gì mà bản thân tôi đã làm, bạn sẽ thấy những điều được trình bày ở đây là hoàn toàn chính xác.

Bằng vào quỹ thời gian cụ thể của mình, bạn hãy dành ra một thời gian hợp lý nhất định cho riêng mình. Và vì đó là một nhu cầu hợp lý và công bằng đối với bản thân, nên chính bạn cũng không bao giờ được phép đưa ra bất cứ lý do gì để xâm phạm vào khoản thời gian đó.

Khi đã xác định như thế rồi, bạn sẽ sử dụng thời gian dành cho chính mình như thế nào? Điều đó tuỳ thuộc sở thích và những nhu cầu riêng tư của bạn, nhưng chỉ cần bạn phân biệt được mục đích của việc sử dụng khoản thời gian này là cho chính bạn chứ không phải vì bất kỳ ai khác.

Một số người không khỏi cho đây là một điều có phần ích kỷ. Riêng tôi không nghĩ thế. Hãy làm một sự so sánh nhỏ. Nếu thời gian bạn dành cho chính mình là quá nhiều so với thời gian dành cho công việc, gia đình, xã hội... Điều đó quả là ích kỷ. Nhưng nếu bạn đã xác định được một tỷ lệ hợp lý, thì đó chỉ là một sự sòng phẳng, công bằng mà thôi.

Thời gian dành cho chính mình nhằm khôi phục lại năng lực thể chất cũng như tinh thần. Vì thế, bạn có thể dành để nghỉ ngơi, chơi thể thao, giải trí theo sở thích... và đôi khi là chẳng làm gì cả.

Bạn cũng có thể khéo léo dành thời gian cho chính mình bằng những cách thức mà không phải mất quá nhiều thời gian cho công việc. Buổi chiều, trên đường về nhà sau giờ làm việc, bạn có thể dừng lại ở một nơi nào đó vắng vẻ thích hợp, hoặc có thể là khi đã về gần đến nhà, và dành ra chừng năm ba phút để ngắm cảnh đẹp thiên nhiên hoặc đơn giản chỉ là những sinh hoạt cuối ngày trên một đường phố. Hãy buông bỏ tất cả lo toan suy nghĩ trong giây phút ấy, và nở một nụ cười với chính mình vì đã vượt qua được một ngày với tất cả những khó khăn bận rộn. Chỉ mấy phút thôi, nhưng tâm trạng của bạn khi bước về nhà sẽ thay đổi rất nhiều theo hướng tích cực hơn. Chỉ cần tập thành thói quen này trong một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy mình không hề lãng phí thời gian chút nào cả.

Bạn cũng có thể dành thời gian để theo học một khoá học nào đó mà hoàn toàn không nhằm mục đích gì cả. Điều này khác hẳn với những khoá học căng thẳng mà bạn thường tự xác định cho mình một mục tiêu ngay từ khi bắt đầu theo học. Phụ nữ có thể học cắm hoa, nấu ăn, may thêu... Nam giới có thể chọn học thêm một ngoại ngữ nào đó, hoặc tham gia một câu lạc bộ thích hợp với mình... Khoản thời gian này sẽ xoa dịu đi những căng thẳng trong đầu óc bạn sau nhiều giờ làm việc. Và hơn thế nữa, nó có thể mang lại cho bạn một niềm say mê lành mạnh hoặc những kiến thức bổ ích giúp bạn có một nhận thức tốt hơn về cuộc sống. Một số người học toạ thiền ở nhà hoặc tham gia các lớp dạy thiền ở các chùa. Ngày nay thiền không còn chỉ mang ý nghĩa thuần tuý tín ngưỡng nữa mà đã trở thành một khoa học được nhiều người thừa nhận là có thể giúp mang lại một cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản. Dành một ít thời gian cho việc tập toạ thiền cũng là một quyết định khôn ngoan có thể mang lại cho bạn nhiều chuyển biến tích cực trong cuộc sống.

Sử dụng thời gian cho chính mình như thế nào cũng có thể là do hoàn cảnh riêng và sự vận dụng sáng tạo của mỗi người. Tuy nhiên, việc dành một khoản thời gian cho chính mình là điều hợp lý nên làm. Suy cho cùng, làm sao bạn có thể sống đẹp với tất cả mọi người nhưng lại không đối xử công bằng với chính bản thân mình kia chứ?


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/10/2011(Xem: 5536)
Từ vụ bộc khởi năm 2008 ở Tây Tạng, khu vực đã bị cô lập với các phóng viên Tây Phương, làm cho những người bên ngoài không thể biết những điều kiện ở đấy. Tuần rồi, tại nơi thường trú ở Hy Mã Lạp Sơn, McLeod Ganj, Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ngồi lại với phóng viên tạp chí Newsweek, Jerry Guo để đàm luận những gì đang xảy ra ở Tây Tạng, chính sách của Bắc Kinh, và chuyển động ở Tây Tạng.
24/10/2011(Xem: 3238)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên đã là cuốn sách làm say mê độc giả một thời, ấy là vì nó là lời tự bạch của một thế hệ, trong số đó có Khái Hưng là đại diện - một thế hệ bị khủng hoảng tinh thần, khủng hoảng niềm tin trước thời cuộc, hoang mang trước cái nguy cơ tự đánh mất mình, tự huỷ hoại và đã tìm thấy niềm tin, sự tế độ trong đạo Phật.
07/10/2011(Xem: 8236)
Chúng ta đã và đang thấy trong kỷ nguyên hiện đại những sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực phát triển vật chất. Như một kết quả, có một sự cải thiện đáng kể trong đời sống của con người. Tuy thế, cùng lúc ấy, chúng ta cũng cảnh giác rằng sự phát triển vật chất đơn thuần không thể trả lời cho tất cả những ước mơ của nhân loại... Tôi nghĩ nhiệm vụ quan trọng nhất của bất cứ một hành giả của một tôn giáo nào là thẩm tra chính họ trong tâm hồn của chính họ và cố gắng để chuyển hóa thân thể, lời nói
03/10/2011(Xem: 7893)
Tại sao ông quá quan tâm? [cười] Không, một cách nghiêm chỉnh, tôi cảm thấy rằng người Hoa Kỳ quan tâm bởi vì họ cởi mở. Họ có một nền giáo dục đã dạy họ tìm kiếm cho chính họ tại sao mọi thứ là như thế, trong một cung cách như thế. Những người cởi mở có khuynh hướng quan tâm đến Đạo Phật bởi vì Đức Phật khuyến khích họ khảo sát mọi vật - Ngài không chỉ ra lệnh họ tin tưởng.
21/09/2011(Xem: 13616)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
15/09/2011(Xem: 3800)
Bài viết này phác thảo những kết quả nghiên cứu được thực hiện vào năm 2000 về những đóng góp của các tổ chức Phật giáo vào phúc lợi xã hội ở Úc. Việc nghiên cứu này minh chứng rằng, Phật giáo Úc rõ ràng là tôn giáo nhập thế, không chỉ ở trong thực tiễn, mà còn xuất phát từ quan điểm các thành viên của những tổ chức Phật giáo, họ cho rằng sự thực hành như vậy luôn là điều quan yếu đối với những tổ chức Phật giáo của họ và không phải là một hiện tượng mới.
13/09/2011(Xem: 6113)
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp...
10/09/2011(Xem: 3161)
Ngày nay nhân loại đang đứng trước vấn đề khủng hoảng môi sinh. Khủng hoảng môi sinh là sự ô nhiễm môi sinh do các phóng xạ, sự phân bạch, bụi bạch của thiên nhiên, nạn khai thác rừng, cháy rừng, giao thông vận tải quá tải, sự thiêu đốt, sự khai thác các nguồn năng lượng vô tội vạ, phục vụ cho nhu cầu phát triển công nghiệp nhẹ và nặng trong một nền kinh tế thị trường đầy lợi nhuận luôn biến động.
16/08/2011(Xem: 8268)
Khi Trung Cộng xâm lăng Tây Tạng năm 1950, người ta hứa hẹn đem hiện đại đến một vương quốc phong kiến cô lập. Thay vì thế, nó đã đến một sự cai trị đè nén tôn giáo và văn hóa đã làm cho chính phủ Tây Tạng đi đến lưu vong, kể cả lĩnh tụ tối cao giáo quyền và thế quyền của Tây Tạng. Được khám phá như hóa thân của tu sĩ cao cấpTây Tạng thứ 14 vào lúc hai tuổi và đăng quang lúc bốn tuổi, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đào thoát đến Ấn Độ năm 1959 và chưa bao giờ trở lại. Sau bốn mươi lăm năm cố gắng bảo tồn một quốc gia không lĩnh thổ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đang phải vật lộn với tương lai của Tây Tạng trong một cung cách thực tiển rất ngạc nhiên, một cách mà có thể có ngu ycơ khiến đồng bào của Ngài sự ủng hộ của quốc tế, và ngay cả gia đình của Ngài xa lánh.
15/08/2011(Xem: 3268)
Đức Phật là người chinh phục vĩ đại nhất. Ngài chinh phục thế giới bằng vũ khí của tình thương và chân lý
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567