Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trí Năng Sẽ Không Tìm Được Đáp Án

20/02/201104:08(Xem: 3832)
Trí Năng Sẽ Không Tìm Được Đáp Án

TẠI SAO BẠN ĐANG ĐƯỢC GIÁO DỤC?
WHY ARE YOU BEING EDUCATED?
J. KRISHNAMURTI
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 2-2011 –

TRÍ NĂNG SẼ KHÔNG TÌM ĐƯỢC ĐÁP ÁN

Nói chuyện tại Học viện Công nghệ Ấn độ,

Madras, 1971

Người ta thấy rằng suy nghĩ là thời gian, rằng suy nghĩ nuôi dưỡng sợ hãi và vui thú. Và liệu suy nghĩ, sự vận hành hàng ngày của suy nghĩ, có thể giải quyết vấn đề của con người? Chắc chắn nó không thể. Vậy thì có cái gì ở đó mà có thể giải quyết điều này?

 

D

ường như chúng ta nghĩ rằng khoảnh khắc chúng ta đã thâu lượm hiểu biết công nghệ nào đó tại một trường đại học hay một học viện giống như thế này chúng ta đã hoàn tất mọi trách nhiệm của chúng ta. Nhưng lơ là lãnh vực rộng lớn của sống cùng tất cả những phức tạp của nó và chỉ đang vun đắp một hiểu biết riêng biệt chắc chắn đã không giải quyết bất kỳ những vấn đề nào của con nguời chúng ta. Người ta có thể đi đến mặt trăng, xây dựng những kiến trúc thượng tầng, sống dưới đại dương, và vân vân, nhưng vấn đề của sự liên hệ con người đã không được giải quyết. Người ta đã hy vọng rằng giáo dục sẽ không những xây dựng một thế giới công nghệ nơi con người sẽ được tự do nhờ vào máy móc để làm những công việc khác nhưng còn cả giúp đỡ anh ấy theo một loại sống khác hẳn và tạo ra một xã hội khác hẳn, một văn hóa khác hẳn, một tôn giáo hoàn toàn khác hẳn. Nhưng giáo dục đã không thực hiện được việc đó, cũng như khoa học hay chủ nghĩa cộng sản hay bất kỳ loại triết thuyết không tưởng thuộc học thuyết, thuộc lý thuyết nào. Vậy là chúng ta đối diện với vấn đề của sự liên hệ con người: làm thế nào trong sự liên hệ tạo ra một thay đổi cơ bản, lạ thường. Bởi vì sự liên hệ của con người là xã hội; nó là cấu trúc và bản chất của xã hội. Nếu người ta có nghiêm túc – và người ta phải nghiêm túc trong một thế giới quá hỗn loạn, điên khùng, tàn nhẫn, vô nghĩa – người ta phải thay đổi không chỉ cấu trúc phía bên ngoài mà còn cả những trạng thái tâm lý, phía bên trong của cái trí mà tạo ra ý thức của chúng ta.

Bởi vì, chúng ta là bộ phận của thế giới; chúng ta không tách khỏi thế giới. Chúng ta thế giới. Chúng ta đã tạo ra, thế hệ quá khứ đã tạo ra thế giới điên khùng, dốt nát này. Và thế hệ trẻ hơn, nếu nó không cẩn thận, cảnh giác, canh chừng, sẽ nhập vào thế hệ cũ hơn trong một vài năm nữa và cũng tạo ra một xã hội điên khùng, dốt nát. Vì vậy đó là một trách nhiệm nghiêm túc cho người giáo dục cũng như em học sinh phải suy nghĩ về loại thế giới nào chúng ta sẽ sống trong nó – không phải một thế giới học thuyết, không phải một thế giới không tưởng hay một thế giới công nghệ hoàn hảo, nhưng một thế giới của sự liên hệ con người nơi chúng ta có thể sống và vận hành trong hòa bình cùng nhau. Tôi nghĩ đó là một vấn đề quan trọng cực kỳ khi đang đối diện thế giới tại thời điểm hiện nay. Người ta thấy điều gì đang thực sự xảy ra: chống đối, phá hoại, tàn ác, chiến tranh, hỗn loạn. Bạn biết tất cả điều đó, nếu bạn có quan sát, nhận biết tất cả mọi điều đang xảy ra, sự hỗn loạn hoàn toàn.

Và vì vậy, như những con nguời chúng ta phải có trách nhiệm để thấy chúng ta có thể làm gì cho sự thay đổi này của cái trí con người. Những người triết lý đã không làm nó. Những người triết lý đã quay cuồng quanh vô số những lý thuyết, những lý thuyết tôn giáo hay xã hội tuyệt vời, nhưng họ đã không thực sự thay đổi xã hội. Không triết lý nào đã từng thay đổi thế giới. Triết lý có nghĩa tình yêu sự thật, không phải sự thật của bạn hay sự thật của người nói, nhưng tình yêu của ‘cái gì là’ thực sự và cũng tìm ra liệu ‘cái gì là’, cái thực sự, có thể hoàn toàn được thay đổi. Đó là điều gì chúng ta quan tâm hay nên quan tâm và không nói về những lý thuyết của sự đốt cháy khi ngôi nhà đang cháy. Chúng ta đối diện với một thế giới rực lửa, hỗn loạn, tàn ác, giống như những con người. Vì vậy mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm để tìm ra: người ta, như một con người có thể làm gì trong sự hỗn loạn này. Và không còn nghi ngờ gì cả về sự hỗn loạn này: những phân chia chính trị, những phân chia quốc gia, những phân chia vùng đất, và cũng cả những phân chia khác nhau mà những tôn giáo có tổ chức khắp thế giới đã tạo ra – Thiên chúa giáo, Tin lành giáo, Ấn giáo, Hồi giáo, Phật giáo.

Nếu bạn đã quan sát tất cả điều này, không phải từ một tờ báo, không phải khi đang ngả người thoải mái trong một chiếc ghế bành, không quan sát như một giáo sư đang lý thuyết về nó, nhưng thực sự đối diện vấn đề, vậy là bạn đối diện với trách nhiệm của con người liên quan đến vấn đề này. Mà là: Làm thế nào cái trí con người, mà đã sắp xếp vào chung qua một thiên niên kỷ của tạm gọi là tiến hóa, cái trí mà bị quy định quá nặng nề như một người Ấn giáo, một người Phật giáo, một người cộng sản, và vân vân, có khi nào tạo ra một cách mạng cơ bản? Cái trí, mà là mảnh trí năng, có thể tạo ra một cách mạng vật chất; trước kia mảnh trí năng đã thực hiện việc đó: cách mạng cộng sản, cách mạng Pháp và những hình thức khác của cách mạng. Mảnh trí năng có thể lý thuyết và ép buộc con người phải tuân phục vào một khuôn mẫu đặc biệt của xã hội, mà là điều gì đang xảy ra trong những vùng đất nào đó của thế giới.

Vì vậy, khi bạn quan sát tất cả điều này, bạn, một con người đang sống trong vùng đất này của thế giới, sẽ làm gì? Chúng ta không thể tẩu thoát khỏi nó hay rút lui vào phía bên trong. Chúng ta không thể tẩu thoát khỏi sự hỗn loạn này bởi vì chúng ta liên quan đến nó, chúng ta đã nuôi dưỡng sự hỗn loạn này, chúng ta đã khiến cho nó hiện diện bằng sống hàng ngày của chúng ta. Vì vậy, khi thấy điều này, người ta có thể làm gì? Không phải như một cá thể. Bởi vì từ ngữ ‘cá thể’ có nghĩa không thể phân chia, đó là, một con người mà trọn vẹn, tổng thể, không bị vỡ vụn. Đó là điều gì từ ngữ ‘cá thể’ có nghĩa. Như một con người, anh ấy đối diện vấn đề to tát này, liên quan đến vấn đề đó, không phải như người quan sát nhưng như một con người đang tham gia trong nó, đang đóng góp vào nó. Vì vậy, làm thế nào anh ấy có thể tạo ra một thay đổi cả phía bên ngoài lẫn phía bên trong, cả xã hội lẫn tâm lý? Anh ấy có thể làm gì?

Tôi không hiểu liệu bạn hứng thú nghi vấn này. Hầu hết chúng ta đều không hứng thú, bởi vì chúng ta có những công thức nào đó, những lý tưởng và những khái niệm nào đó mà qua đó chúng ta hy vọng giải quyết được những vấn đề này. Và chúng ta hy vọng rằng qua một hệ thống đặc biệt, dù nó là cộng sản hay bất kỳ hệ thống nào khác, chúng ta sẽ thay đổi thế giới. Những hệ thống được tạo ra bởi những con người, bởi bạn. Và chúng ta hy vọng rằng qua một hệ thống một thay đổi đặc biệt có thể được tạo ra. Nhưng để vận hành một hệ thống, bạn và tôi, là cần thiết. Và bởi vì chúng ta như những con người vẫn còn y nguyên như chúng ta là, khi chúng ta cố gắng vận hành hệ thống, chúng ta không chỉ là những người nô lệ cho hệ thống nhưng còn tìm kiếm quyền hành qua hệ thống đó. Việc này, lại nữa, chắc chắn là điều gì đang xảy ra trong thế giới.

Vì vậy, người ta sẽ làm gì? Bạn hiểu rõ câu hỏi của tôi? Bạn mà đã được giáo dục trong nơi này hay nơi nào khác, bạn mà đã nhận được những bằng cấp nào đó và có một việc làm và đã ổn định một cách thoải mái trong một ngôi nhà nhỏ cùng một người vợ, con cái, và tất cả mọi chuyện của nó; bạn cùng những cá tánh đặc biệt, những tín điều tôn giáo, và những niềm tin của bạn, bị trói buộc trong một góc nhỏ xíu, đang vun đắp một phần rất nhỏ trong lãnh vực rộng lớn của sự tồn tại – bạn có thể làm gì? Bạn biết, câu hỏi này không phải là một câu hỏi hoa mỹ; nó được đặt ra bởi vì chúng ta phải chia sẻ vấn đề cùng nhau, bởi vì nó là vấn đề của bạn. Nó là vấn đề hàng ngày của bạn, dù bạn có một nghề nghiệp hay thất nghiệp, dù bạn là một người cộng sản hay bạn là người nào, nó là vấn đề của bạn.

Và để bàn luận, để nói chuyện cùng nhau về một vấn đề chung là để tìm được một đáp án, không phải một đáp án khoa trương, không phải một đáp án lý thuyết, nhưng một đáp án thiết thực, thực dụng, thực sự. Để bàn luận, nói chuyện cùng nhau, như chúng ta đang thực hiện lúc này, về một vấn đề chung, là chuyển tải lẫn nhau. Từ ngữ ‘chuyển tải’ có gốc rễ từ từ ngữ ‘chung’. Chúng ta đang chia sẻ một vấn đề chung đối với tất cả chúng ta, đang hiểu rõ vấn đề đó để thấy liệu nó có thể được giải quyết. Đó là trách nhệm của chúng ta. Và đó là điều gì chúng ta sắp sửa thực hiện: chia sẻ, không phải bằng trí năng hay từ ngữ nhưng thực sự, vấn đề và thấy liệu nó có thể tạo ra một thay đổi, một cách mạng thuộc tâm lý. Nếu bạn tạo ra một cách mạng thuộc tâm lý qua bạo lực, chắc chắn bạn sẽ kết thúc, như lịch sử đã chứng minh, bằng cách có một chế độ độc tài – hay độc tài của một hệ thống quan liêu. Vì vậy, cách mạng vật chất là cách mạng vô nghĩa, sơ khai nhất bởi vì trong nó có cùng khuôn mẫu, có lẽ được bổ sung, được lặp lại và lặp lại. Vì vậy, điều gì cần thiết là một cách mạng thuộc tâm lý, một cách mạng phía bên trong. Bởi vì chúng ta là thế giới. Văn hóa, luân lý xã hội – mà là vô-luân lý – khuôn mẫu xã hội trong đó chúng ta sống, tất cả điều đó được tạo ra bởi mỗi người chúng ta, và muốn thay đổi cấu trúc đó chúng ta phải thay đổi. Tôi nghĩ điều này là hợp lý.

Tiếp theo, nghi vấn là: Làm thế nào điều này xảy ra được? Làm thế nào cái trí, cùng những tế bào não của nó mà đã bị quy định như một người Ấn giáo, một người Tin lành, và vân vân, sẽ trải qua một thay đổi cơ bản – không phải lặp lại cùng khuôn mẫu tại một mức độ khác nhưng tạo ra một cách mạng thuộc tâm lý trong chính chúng ta và vì vậy tạo ra một loại thế giới hoàn toàn khác hẳn? Bởi vì, nếu chúng ta không thể thực hiện điều đó, tất cả giáo dục của chúng ta chẳng có ý nghĩa gì cả. Nó có lẽ cho bạn một việc làm trong thế giới ganh đua, nhưng bạn đã không giải quyết được bất kỳ vấn đề nào cả. Vấn đề quá to tát đến độ nguời ta phải vận dụng không chỉ khả năng của mảnh trí năng nhưng cũng còn cả tất cả những khả năng khác mà người ta có. Khả năng của mảnh trí năng là thâu lượm những dữ kiện như máy tính làm, lý luận một cách khách quan, và tìm hiểu một cách thông minh. Và một mảnh trí năng tốt lành không đến một kết luận; nó tìm hiểu, thâm nhập. Nhưng nếu mảnh trí năng bị quy định bởi những đòi hỏi cá nhân, bởi những thành kiến cá nhân, bởi văn hóa trong đó người ta sống, nó không thể thâm nhập, hiểu rõ. Và hầu hết chúng ta, những con người có giáo dục, uyên bác, đều bị quy định.

Mảnh trí năng sẽ không tìm được đáp án. Điều đó rõ ràng, đúng chứ? Mảnh trí năng dư thừa hiệu quả để làm những việc tuyệt vời như đi đến mặt trăng. Nhưng mảnh trí năng phân chia con người. Nếu bạn quan sát, bạn sẽ thấy làm thế nào thế giới bị phân chia theo địa dư và làm thế nào sự phân chia này bị tạo ra bởi trí năng, mà là khả năng của suy nghĩ. Những hình thức khác nhau của phân chia – sự phân chia của những quốc tịch, những phân chia ngôn ngữ, sự phân chia giữa sống riêng tư và sống công chúng – tất cả đều bị tạo ra bởi mảnh trí năng. Một trong những chức năng của mảnh trí năng, có thể chức năng chính của nó, là suy nghĩ. Và khắp thế giới, suy nghĩ, cả suy nghĩ trần tục lẫn suy nghĩ tôn giáo, đã tạo ra sự phân chia này, và sau đó suy nghĩ lại cố gắng giải quyết vấn đề của con người này, vấn đề của sự liên hệ.

Bạn thấy suy nghĩ đã làm gì khắp thế giới. Tuy nhiên, suy nghĩ cố gắng giải quyết vấn đề của con người này mà nó đã tạo ra. Vì vậy, bạn phải hiểu rõ toàn cấu trúc và bản chất của suy nghĩ, không phụ thuộc vào bất kỳ người triết lý hay người tâm lý nào nhưng bằng cách thực sự đang quan sát suy nghĩ riêng của bạn. Có lẽ điều gì tôi đang trình bày nghe có vẻ là dị giáo. Bởi vì bạn đã đọc quá nhiều sách, bạn nhét đầy hiểu biết – về điều gì những người khác đã nói, về kinh Gita, kinh Upanishads và mọi chuyện của nó. Nhưng bạn không biết bạn suy nghĩ cái gì, suy nghĩ khởi nguồn riêng của bạn là gì – nếu bạn có bất kỳ suy nghĩ nào. Bởi vì bạn là những con người phiên bản thứ hai, bị nhét đầy hiểu biết của những người khác, bạn không biết một sự việc nào cho riêng chính bạn.

Vì vậy, đây là một vấn đề mà cả hai chúng ta đều phải cùng nhau chia sẻ để tìm ra sự thật của nó. Người ta thấy điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới: sự phân chia, sự xung đột, sự mâu thuẫn, sự thoái hóa chính trị; bạn biết tất cả điều đó đang xảy ra, chúng ta không phải thâm nhập tất cả điều đó. Suy nghĩ đã tạo ra việc này, suy nghĩ mà là sự phản hồi của ký ức, trải nghiệm, hiểu biết, mà là quá khứ. Suy nghĩ là sự phản hồi của ký ức, ký ức mà bạn, chủng tộc của bạn, tổ tiên của bạn đã tích lũy qua hàng thiên niên kỷ. Nó được lưu trữ ở đó một cách có ý thức hay không-ý thức, và kho lưu trữ đó là bộ não. Nếu bạn quan sát về chính bạn, cách bạn nói chuyện, những từ ngữ bạn sử dụng, thái độ của bạn, vậy thì bạn sẽ thấy rằng cái trí của bạn – mà cũng là những tế bào não – là một kho chứa của tất cả những trải nghiệm, không chỉ là những trải nghiệm lập tức, cá nhân riêng của bạn, nhưng còn cả tất cả những trải nghiệm thuộc chủng tộc, quá khứ. Những tế bào não đó chứa đựng tất cả ký ức, giấu giếm hay lộ liễu. Và bất kỳ phản ứng nào từ ký ức đó là suy nghĩ. Nếu bạn không có ký ức, bạn sẽ không phải suy nghĩ gì cả. (Có lẽ đó lại là điều may mắn.) Vì vậy, suy nghĩ là sự phản hồi của quá khứ, mà là hiểu biết, và vì vậy suy nghĩ không bao giờ có thể tự do; suy nghĩ luôn luôn cũ kỹ. Lại nữa đây là một sự kiện tuyệt đối.

Và chúng ta cố gắng giải quyết tất cả những vấn đề con người của chúng ta qua dụng cụ duy nhất mà chúng ta nghĩ rằng chúng ta có, mà là mảnh trí năng, mà là suy nghĩ. Chúng ta cũng thấy rằng suy nghĩ đã phân chia con người. Và suy nghĩ, bởi vì đã không thể giải quyết vấn đề của con người này, đã sáng chế một siêu ngã hay đại ngã, mà nó hy vọng sẽ giải quyết những vấn đề của chúng ta. Nhưng ý tưởng của siêu ngã đó là bộ phận của suy nghĩ. Suy nghĩ là thời gian, kết quả của thời gian, và thế là siêu ngã, Brahman, linh hồn hay bất kỳ cái tên nào bạn thích gọi nó đều là bộ phận của thời gian và thế là không thực sự. Nó chỉ thực sự trong ý nghĩa rằng suy nghĩ đã sáng chế ra nó. Vì vậy, thế giới này, xã hội, văn hóa, những liên hệ con người, những phân chia, tất cả đều đã được tạo ra bởi suy nghĩ, bởi suy nghĩ của bạn. Tôi nghĩ điều này rõ ràng; nó không chỉ là một kết luận. Khi người ta quan sát, thâm nhập vấn đề này sâu thẳm, người ta có thể thấy rằng suy nghĩ đã tạo ra sự phân chia, xung đột, và đau khổ này.

Vậy là suy nghĩ như trí năng, dù có khả năng lý luận như thế nào, không thể giải quyết được vấn đề này. Suy nghĩ của bạn, dù tinh tế hay nông cạn, là kết quả của quá khứ. Quá khứ đã được sắp xếp vào chung, và cái gì đã được sắp xếp vào chung, ngang hay dọc, là thời gian. Bất kỳ thứ gì đã được sắp xếp vào chung, đòi hỏi thời gian; những tế bào não, tất cả bộ sưu tập của những kỷ niệm là kết quả của thời gian. Và chúng ta hy vọng rằng thời gian, mà là suy nghĩ, sẽ giải quyết được những vấn đề con người của chúng ta. Nhưng người ta có thể thấy rằng chúng không bao giờcó thể giải quyết được qua suy nghĩ. Đúng chứ? Người ta thấy rằng suy nghĩ là thời gian, rằng suy nghĩ nuôi dưỡng sợ hãi và vui thú. Và liệu suy nghĩ, sự vận hành hàng ngày của suy nghĩ, có thể giải quyết được vấn đề con người? Chắc chắn, nó không thể. Vậy thì có cái gì mà có thể giải quyết được vấn đề này?

Muốn trả lời nghi vấn này, người ta phải thâm nhập vào vấn đề của nhận biết, đang thấy. Một cái trí không thể thấy rõ ràng khi nó có bất kỳ hình thức nào của kết luận hay thành kiến. Khi bạn quan sát thế giới như một người Ấn giáo hay một người Hồi giáo, quan sát qua một cái lỗ tí ti đặc biệt được gọi là Hồi giáo, cộng sản, hay bất kỳ thứ gì, làm thế nào bạn có thể thấy tổng thể của mọi thứ? Vì vậy người ta phải được tự do khỏi tình trạng bị quy định này để hiểu rõ sự liên hệ phức tạp của con người.

Và người ta cũng phải hiểu rõ nguyên tắc của vui thú bởi vì hầu hết luân lý và hoạt động của chúng ta, sự tìm kiếm và nỗ lực của chúng ta đều được đặt nền tảng trên nguyên tắc của vui thú. Hãy quan sát nó, bạn có thể thấy nó cho chính bạn. Những tham vọng của chúng ta, sự ham muốn cho thành công, sự theo đuổi ganh đua, sự hung hăng, sự bạo lực, sự liên hệ giữa con người đều được đặt nền tảng trên nguyên tắc của vui thú. Và nếu không hiểu rõ vui thú và sợ hãi, chúng ta sẽ không bao giờ biết tình yêu là gì. Vì vậy người ta phải hiểu rõ vui thú là gì, sợ hãi là gì, tình yêu là gì, và cũng hiểu rõ vấn đề tinh tế của chết, và liệu có một sự thật không bị sáng chế bởi suy nghĩ. Muốn hiểu rõ tất cả điều đó chúng ta phải có thể nhận biết, nhìn ngắm, không qua hai mắt của một người khác, nhìn ngắm không phải điều gì những người phân tích, những người tâm lý, những người giảng viên, hay những người triết lý nói, nhưng nhìn ngắm bằng hai mắt riêng của chúng ta. Vì vậy chúng ta phải tìm hiểu vui thú là gì, và đó là một nghi vấn rất quan trọng bởi vì, trong hiểu rõ điều đó, bạn sẽ hiểu rõ tình yêu là gì. Vậy thì bạn cũng sẽ hiểu rõ liệu có hay không có cái gì đó vượt khỏi những sự việc mà suy nghĩ đã sắp xếp vào chung. Vì vậy chúng ta hãy vắn tắt tìm hiểu cùng nhau vui thú là gì. Vui thú là tình yêu? Vui thú là ham muốn?

Làm ơn, bạn không chỉ đang lắng nghe người nói, nhưng thực sự đang nhìn ngắm về chính bạn, những vui thú riêng của bạn, những đòi hỏi riêng của bạn, những theo đuổi riêng của bạn. Hãy nhìn ngắm chúng và tìm ra. Mặc dù người nói sẽ trình bày, hãy nhận ra rằng điều diễn tả không bao giờ là vật được diễn tả. Vì vậy vui thú là gì, mà mỗi con ngườiđều theo đuổi một cách tinh tế nhất hay một cách thô thiển nhất, tình dục, và trong quá nhiều cách? Cái việc mà con người theo đuổi vô tận đó là gì? Khi bạn thấy một hoàng hôn diễm ảo, khi nguyên bầu trời phủ kín bởi những tia sáng màu sắc hồng sẫm, như lúc này ở phương tây cùng mặt trời hoàng hôn, bạn trải nghiệm một hài lòng vô bờ bến. Đó là một trải nghiệm. Trải nghiệm đó trao tặng bạn sự hài lòng vô bờ bến, và bạn chuyển sang những vấn đề khác. Nhưng cái trí, những tế bào não đã ghi lại sự hài lòng đó, và có sự khao khát được lặp lại trải nghiệm đó. Làm ơn hãy nhìn ngắm nó trong chính bạn: bạn ao ước lặp lại sự hài lòng mà bạn đã trải nghiệm khi bạn thấy mặt trời hoàng hôn. Đó là, ký ức của mặt trời hoàng hôn đã được ghi lại, và suy nghĩ về sự kiện đó, trải nghiệm đó, xảy ra đó, tạo cho nó một tiếp tục như vui thú. Bạn đã có một trải nghiệm tình dục hay những loại trải nghiệm khác. Bạn suy nghĩ về nó, bạn nghiền ngẫm nó – hình ảnh sang hình ảnh – đó là, suy nghĩ đang suy nghĩ về một sự kiện quá khứ, nuôi dưỡng và tạo ra sự tiếp tục cho vui thú.

Vì vậy suy nghĩ tạo ra và thúc đẩy sự tiếp tục, sự nuôi dưỡng cho cả vui thú lẫn sợ hãi. Đó là, bạn đã có một đau đớn, một khó chịu thuộc thân thể, phải chịu đựng, cả thân thể lẫn tâm lý. Điều này xảy ra cách đây vài ngày, tuần qua hay tháng qua, và bạn suy nghĩ về nó, hy vọng rằng nó không xảy ra lại. Vì vậy suy nghĩ về điều gì đó mà bạn không muốn xảy ra nhưng có lẽ xảy ra là bắt đầu của sợ hãi. Vì vậy suy nghĩ duy trì vui thú và sợ hãi.

Nhưng hân hoan, ngây ngất, hay một ý thức của hài lòng, không liên quan gì đến suy nghĩ. Nó xảy ra. Nó xảy ra khi bạn không bị bận tâm, khi cái trí của bạn không đang huyên thuyên. Bỗng nhiên bạn bắt gặp một ý thức lạ thường của hài lòng, vẻ đẹp, và hân hoan. Sau đó suy nghĩ xuất hiện và nói, ‘Tôi thích hân hoan đó được lặp lại.’ Tiếp theo hân hoan đó, mà quá tự nhiên, không mong đợi, trở thành vui thú. Vì vậy suy nghĩ là sự phản hồi của ký ức quá khứ, mà có nghĩa suy nghĩ là sự phản hồi của hiểu biết. Và có sự phản ứng, sự thách thức của chết. Và bạn phản ứng tùy theo ký ức của cái đã được biết. Cái đã được biết là của ngày hôm qua: bạn biết cái gì, những trải nghiệm của bạn, những hình ảnh của gia đình bạn, hiểu biết mà bạn đã tích lũy, tất cả điều đó bạn đã thâu lượm. Đó là quá khứ, và cái trí, bộ não là một nô lệ của điều đó. Vì vậy nó bị sợ hãi về điều gì có lẽ xảy ra vào ngày mai, về cái không biết được, về chết.

Người ta thấy làm thế nào suy nghĩ đã phân chia thế giới theo địa dư vì những lý do kinh tế, đã phân chia con người theo ngôn ngữ, quốc gia, và chủng tộc, và cũng vậy làm thế nào suy nghĩ luôn luôn theo đuổi vui thú và luôn luôn lẩn tránh sợ hãi. Sợ hãi là kết quả của suy nghĩ về điều gì có lẽ xảy ra – rằng bạn có lẽ mất việc làm – và vì vậy sợ hãi có bạo lực. Tất cả điều này là cả thông minh có lý trí lẫn thông minh không-lý trí. Mảnh trí năng, mà có lý trí, có khả năng, hiệu quả và cũng không-lý trí, loạn thần kinh, bị quy định, và vô lý, đã tạo ra không những cấu trúc xã hội cùng tất cả luân lý của nó, những phân chia kinh tế cùng sự bất công của nó, nhưng còn cả sự xung đột, trận chiến liên tục bên trong chúng ta. Vì vậy, khi thấy tất cả điều này, không phải trừu tượng, không phải bằng từ ngữ, bởi vì nếu bạn thấy nó bằng từ ngữ, qua một tờ báo, qua một quyển sách, qua điều gì một người khác nói, vậy thì bạn sẽ sống một sống máy móc; vậy thì bạn sẽ không thể hiệp thông cùng sự sống một cách trực tiếp. Khi thấy điều này và nhận ra việc gì suy nghĩ đã làm, bạn sẽ làm gì? Bạn hiểu rõ câu hỏi? Bạn là gì? Bạn được giáo dục – dù từ ngữ đó có nghĩa như thế nào – mà chỉ là đang vun đắp một góc nhỏ xíu của cánh đồng rộng lớn của sự tồn tại. Và từ góc nhỏ xíu đó, bạn nghĩ rằng bạn sẽ giải đáp được tất cả những vấn đề, và thế là bạn bỏ quên toàn bộ phận còn lại của cánh đồng. Tôi không hiểu liệu bạn đã quan sát điều này trong chính bạn. Nếu bạn không, làm ơn hãy quan sát nó lúc này. Nếu bạn sống và vận hành từ một góc nhỏ xíu và hy vọng hiểu rõ toàn cánh đồng, chắc chắn bạn phải sống một sống của xung đột, một sống của nỗ lực, hành hạ, đau khổ.

Vì vậy, người ta phải nhìn sống bằng hai mắt không bị quy định. Và có vấn đề liệu cái trí cùng những tế bào não của nó có thể tự làm tự do chính nó khỏi quá khứ và nhìn mới mẻ lại. Hiểu biết là cần thiết. Ngược lại bạn không thể đi từ đây đến đó, bạn không thể vận hành, bạn không thể là một người kỹ thuật giỏi, bạn sẽ không thể nói tiếng Anh hay Tamil, bạn sẽ không thể nhận ra người vợ của bạn hay những người bạn của bạn. Vì vậy hiểu biết là cần thiết, nhưng nó trở thành một cản trở hoàn toàn khi suy nghĩ, đang hoạt động từ quá khứ mà là hiểu biết, vận hành. Bạn không thể gạt đi hiểu biết và trở thành một người sơ khai, quay lại thời bộ lạc. Hiểu biết là cần thiết, nhưng tuy nhiên bạn thấy rằng hiểu biết trong sự liên hệ của con người tạo ra sự xung đột.

Hãy quan sát, thưa bạn, nó rất đơn giản. Nếu bạn lập gia đình hay nếu bạn có một người bạn mà bạn đã sống trong nhiều năm hay một vài ngày hay một vài tuần lễ, bạn sẽ dựng lên một hình ảnh về lẫn nhau. Bạn đã sắp xếp một hình ảnh về anh ấy hay cô ấy. Hình ảnh đó đã được sắp xếp vào chung qua vô số lăng mạ, càu nhàu, thống trị, bỏ bê – bạn biết sự liên hệ là gì, đặc biệt giữa một người chồng và một người vợ. Hình ảnh đó là quá khứ, và sự qua lại giữa hai hình ảnh đó bạn gọi là sự liên hệ. Bạn đang theo sống riêng tư của bạn và cô ấy đang theo sống riêng tư của cô ấy, bạn cùng những tham vọng của bạn và cô ấy cùng những tham vọng của cô ấy – những điều này ngăn cản sự liên hệ thực sự. Tôi không hiểu liệu bạn nhận ra tất cả điều này. Đó là, quá khứ, mà là thời gian, hủy diệt tất cả liên hệ. Lúc này, câu hỏi là: Khi biết rằng suy nghĩ có chức năng bị giới hạn riêng của nó, làm thế nào có thể có một thay đổi cơ bản thuộc tâm lý mà không bị tiếp xúc bởi suy nghĩ? Bạn đã hiểu rõ câu hỏi của tôi? Chắc chắn suy nghĩ không thể thay đổi khuôn mẫu mà nó đã dựng lên hay sẽ dựng lên, bởi vì suy nghĩ là quá khứ. Vì vậy, liệu có một chuyển động, một chuyển động thuộc tâm lý, mà không thuộc về quá khứ?

Bạn thấy, thưa bạn, muốn tìm ra liệu có Thượng đế hay không có Thượng đế – không phải liệu bạn tin tưởng Thượng đế hay không-tin tưởng – bạn phải gạt đi tất cả niềm tin, gạt đi tất cả, gạt đi hoàn toàn mọi hình thức của sợ hãi, mọi hình thức của xung đột. Bạn phải hoàn toàn hiểu rõ vui thú là gì bởi vì, nếu bạn không, bạn không có nền tảng cho trật tự. Trật tự là đạo đức, không phải cái gì đó mà bạn vun đắp, không phải cái gì đó mà bạn rèn luyện. Trật tự hiện diện chỉ khi nào có một hiểu rõ về vô trật tự, vô trật tự thực sự mà trong đó bạn sống: đạo đức giả, xung đột, phiền muộn, thất vọng, hoang mang. Khi bạn bắt đầu hiểu rõ vô trật tự đó, không đang sửa đổi nó, không đang nói, ‘Nó không được’ hay ‘Nó bắt buộc’, nhưng thực sự đang quan sát nó trong sống hàng ngày của bạn, vậy thì từ đó trật tự hiện diện mà là đang sống. Nếu bạn có trật tự tuyệt đối này, mà là đúng đắn, mà là hành động trong đó có ý thức của không-phân chia, vậy là bạn có nền tảng cho thiền định. Và sau đó có khả năng tìm được liệu có hay không có cái gì đó vượt khỏi thời gian.

Tôi không biết liệu bạn muốn đặt ra những câu hỏi hay không.

Người hỏi: (Không nghe rõ)

Krishnamurti: Chờ đã, chờ đã. Bạn thấy, thưa bạn, quý ông đó đã không lắng nghe một từ ngữ của điều gì đã được nói. Ông ấy chất đầy những vấn đề riêng của ông ấy, và khi bạn chất đầy những vấn đề riêng của bạn, bạn không muốn nghe một đáp án bởi vì bạn có sẵn đáp án riêng của bạn rồi. Vì vậy, nếu bạn sắp sửa đặt ra một câu hỏi, đặt ra nó không phải để tìm được một đáp án từ người nói, đặt ra nó để cho bạn tự-tìm được đáp án cho chính bạn. Bởi vì trong đang hỏi bạn sẽ khám phá bạn nghiêm túc đến múc độ nào, liệu bạn đang chờ đợi đáp án tùy theo Marx hay Mao, hay người triết lý Ấn độ hay vị thánh nào đó. Bằng cách đặt ra những nghi vấn bạn sẽ tìm được, và bằng cách hỏi và lắng nghe điều gì người nói phải trình bày, bạn trở nên có thể thâm nhập cho chính bạn. Vì vậy, bạn không phải phụ thuộc vào bất kỳ người nào; bạn được tự do để tìm ra. Vậy thì bạn không cần một đạo sư; vậy thì bạn không cần người thầy riêng của bạn và người đệ tử riêng của bạn. Vì vậy, người ta phải đặt ra những nghi vấn, người ta phải nghi ngờ, nhưng nghi ngờ là một việc nguy hiểm. Nó phải luôn luôn được kiểm soát chặt chẽ; ngược lại bạn cứ tiếp tục nghi ngờ, và điều đó chẳng có ý nghĩa gì cả. Và muốn đặt ra một câu hỏi, bạn phải lắng nghe không chỉ điều gì người nói phải giải thích nhưng còn cả phải lắng nghe những câu hỏi khác mà sẽ được đặt ra. Mà có nghĩa bạn phải có khả năng lắng nghe một cách tổng thể, không phải thuộc trí năng hay trong trừu tượng nhưng thực sự, cùng hai tai của bạn, cùng quả tim của bạn, cùng cái trí của bạn. Vậy thì bạn học hành, nhưng bạn không còn học hành nếu bạn chỉ đang lý thuyết, đang mong muốn sự khẳng định của những kết luận hay những niềm tin nhỏ nhen tầm thường riêng của bạn. Và nếu bạn lắng nghe trọn vẹn những câu hỏi của bạn và những câu hỏi của những người khác và cũng cả những đáp án, bạn sẽ không đặt ra những câu hỏi thêm nữa bởi vì bạn sẽ có một cái trí và quả tim mà có thể học hành. Tất cả điều này được nói ra không phải để ngăn cản bạn không đặt ra những câu hỏi. Ngược lại, mục đích của nó là vạch rõ vẻ đẹp của nghi vấn và vẻ đẹp của lắng nghe đáp án mà bạn có lẽ tự-tìm ra cho chính bạn hay từ một người khác.

Người hỏi: (Không nghe rõ)

Krishnamurti: ‘Liệu có thể quan sát chuyển động thuộc tâm lý mà không suy nghĩ, mà không có chuyển động của suy nghĩ?’ Câu hỏi đó đúng chứ, thưa bạn?

Hãy theo dõi, tôi muốn biết về chính tôi, tôi muốn biết tôi là gì, không phải tùy theo bất kỳ tôn giáo, bất kỳ người thầy, bất kỳ người triết lý, bất kỳ người phân tích, hay người tâm lý. Tôi muốn biết về chính tôi như tôi là, không phải như tôi nên là. Vì vậy tôi phải quan sát về chính tôi, nhìn ngắm về chính tôi như tôi là, mà không diễn giải, mà không nói, ‘Nó tốt lành’, ‘Nó xấu xa’, ‘Nó tội lỗi’, ‘Tôi phải thay đổi’, ‘Tôi không được thay đổi’. Bạn không thể thay đổi mặt trời lặn, bạn không thể làm bất kỳ điều gì về nó. Bạn chỉ nhìn ngắm. Trong cùng cách, bạn chỉ nhìn ngắm, quan sát về chính bạn.

Bây giờ, sự quan sát đó là một chuyển động của suy nghĩ? Đó là, liệu suy nghĩ có thể nhìn ngắm chuyển động mà nó đã tạo ra, mà là ‘cái tôi’? ‘Cái tôi’ là một mớ những kỷ niệm, bị quy định, bị sắp xếp cùng nhau qua thời gian, qua trải nghiệm, qua hiểu biết. ‘Cái tôi’ đó là kết quả của thời gian, của suy nghĩ, dù rằng ‘cái tôi’ đó là siêu ngã, đại ngã hay nó vẫn còn là bộ phận của suy nghĩ. Tất cả điều đó là ‘cái tôi’, ‘cái ngã’, cái vị kỷ, hoạt động tự cho mình là trung tâm. Bây giờ, liệu cái mà suy nghĩ đã tạo ra có thể được quan sát bởi suy nghĩ, bởi chuyển động của suy nghĩ? Hãy theo dõi, thưa bạn, diễn tả nó một cách khác: Tôi là tất cả cái mớ này mà được lượm lặt từ hàng thế kỷ qua hàng thế kỷ, qua môi trường, qua chủng tộc, qua hiểu biết, qua thời gian. ‘Cái tôi’ đó là người quan sát, người kiểm duyệt mà nói, ‘Điều này đúng’, ‘Điều này sai’, ‘Điều này nên được làm’, ‘Điều này không nên được làm’. Người quan sát nhìn ngắm, và cái gì anh ấy nhìn ngắm là chuyển động thuộc tâm lý của cái mà anh ấy là một bộ phận. Chúng ta hãy giải thích nó đơn giản hơn một chút. Bạn ganh tị. Bạn biết ganh tị có nghĩa gì: đang so sánh chính bạn vởi một người khác mà có nhiều hơn, hay ít hơn. Bây giờ, có phản ứng đó mà được diễn đạt bằng từ ngữ, được đặt tên như ganh tị. Tại ngay khoảnh khắc của phản ứng đó, khi bạn ganh tị, không có người quan sát gì cả; chỉ có một trạng thái của ganh tị. Một vài giây sau người quan sát, mà là người suy nghĩ, xuất hiện và nói ‘Tôi không nên ganh tị’, hay đưa ra những giải thích hay những lý do vì sao anh ấy không nên ganh tị. Vậy là anh ấy tự-tách rời chính anh ấy khỏi ganh tị, anh ấy trở thành người kiểm duyệt, người quan sát, và sau đó kiểm soát hay chế ngự hay vượt khỏi sự ganh tị. Thế là có người quan sát và vật được quan sát, và trong đó có sự phân chia. Phân chia đó là cái nguồn của tất cả xung đột, không chỉ phía bên ngoài mà còn cả phía bên trong.

Bây giờ, liệu bạn có thể quan sát, hay liệu có một quan sát mà không có người quan sát? Có cây dừa đó. Liệu bạn có thể nhìn ngắm nó mà không có người quan sát, người quan sát mà đặt tên nó là một cây dừa, mà nhìn bằng ưa thích hay không-ưa thích. Bạn có thể nhìn cây dừa đó một cách khách quan bởi vì nó không ảnh hưởng bạn. Nhưng liệu bạn có thể nhìn người vợ của bạn hay người chồng của bạn hay người lăng mạ bạn, mà không người kiểm duyệt, quan sát mà không có những ghi lại của quá khứ? Nếu bạn có thể quan sát như thế, vậy thì quan sát đó không là chuyển động của suy nghĩ.

Người hỏi: Ông nói rằng xã hội hiện đại bị thoái hóa và cũng nói rằng một cái trí hoang mang không vận hành một cách minh bạch. Làm thế nào ông cảm thấy rằng xã hội hiện đại có thể dẫn đến một cách mạng?

Krishnamurti: Người hỏi nói rằng xã hội hiện đại bị thoái hóa và rằng một cái trí bị hoang mang bởi những kết luận, bởi vô vàn hình thức của quy định không thể tạo ra một cách mạng thực sự, phía bên trong hay phía bên ngoài. Và anh ấy tiếp tục hỏi: Làm thế nào một cái trí như thế, mà quá bị trói buộc bởi những kết luận, những công thức, và những khẩu hiệu, có thể tạo ra một cách mạng? Đó là câu hỏi, thưa bạn? Cũng vậy, khi tôi nói rằng xã hội hiện đại bị thoái hóa, người hỏi nói, cái trí riêng của tôi đã đến được một kết luận và thế là nó nhận xét.

Người hỏi: Ông không có quyền có một quan niệm như thế ...

Krishnamurti: ‘Ông không có quyền có một quan niệm như thế.’ Thưa bạn, tôi không nghĩ nó là một quan niệm hay một kết luận, tôi không nghĩ nó là cái gì đó mà tôi đã sắp xếp vào chung trong cái trí riêng của tôi. Bạn có thể quan sát điều này. Bạn quan sát làm thế nào con người bị hoang mang, bạn có thể quan sát sự phân chia trong thế giới, sự phân chia giữa những người cộng sản và những người tư bản, những người Thiên chúa giáo và những người Tin lành, những người Ấn giáo và những người Hồi giáo. Sự phân chia này có nuôi dưỡng xung đột, và nói rằng sự phân chia tạo ra xung đột không là một kết luận. Nó là một sự kiện, cũng thực sự như cái micro ở đây. Bạn đang có những chiến tranh giữa những người Hồi giáo và những người Ấn giáo; đó là một sự kiện. Sự phân chia nuôi dưỡng thù hận, chống đối, xung đột. Và khi bạn quan sát điều này, bạn nói sự phân chia tạo ra xung đột. Đó không là một kết luận. Bạn chỉ đang phát biểu một sự kiện.

Người hỏi:Tại sao ông lại nói?

Krishanmurti: Ồ, tại sao tôi nói? Tôi thực sự không biết. Bạn hỏi một bông hoa, ‘Tại sao bạn nở hoa?’ Đừng vỗ tay, thưa các bạn, hãy lắng nghe điều này. Đây không là khôn ngoan. Khi bạn thấy cái gì đó đẹp đẽ, liệu bạn hỏi, ‘Tại sao nó đẹp đẽ thế?’ Người ta thường thường nói bằng một động cơ: thay đổi người nào đó, hay bằng cách giảng thuyết cho một số khán giả đông như thế này, để cảm thấy quan trọng cực kỳ, hay kiếm được nhiều khuyến khích và năng lượng, như những người chính trị đều làm. Nếu có một động cơ cho nói chuyện, vậy thì nó là sự trục lợi. Tôi không có động cơ trong nói chuyện. Nếu bạn muốn lắng nghe, lắng nghe; nếu bạn không muốn, thì thôi. Bạn không khuyến khích người nói và cũng không làm nản chí ông ta. Thâu nhận nó hay từ bỏ nó. Chính là sống của bạn, đau khổ của bạn, phiền muộn của bạn mà chúng ta quan tâm. Và nếu bạn không muốn kết thúc đau khổ của bạn, hoang mang của bạn, sự khó nhọc và sự hành hạ của sống của bạn, đừng lắng nghe. Không ai đang yêu cầu bạn, đang ép buộc bạn, phải lắng nghe. Đây không là tuyên truyền. Tuyên truyền luôn luôn có nghĩa đang nói dối. Chúng ta quan tâm đến thay đổi ‘cái gì là’. Và giống như bạn không hỏi một bông hoa tại sao nó nở hoa, đừng hỏi người nói tại sao ông ta nói chuyện.

Người hỏi: (Không nghe rõ)

Krishnamurti: ‘Ông làm ơn nói hay giải thích tại sao có quá nhiều khó khăn trong sự hiệp thông giữa những cá thể?’

Như từ đầu chúng ta đã giải thích, chúng ta không là những cá thể gì cả. Chúng ta nghĩ chúng ta là những cá thể, nhưng đó chỉ là những từ ngữ mà chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Khi bạn tra cứu từ ngữ đó trong tự điển, bạn thấy rằng nó rút ra từ từ ngữ Latin ‘không thể phân chia’ – individere– mà có nghĩa ‘không thể bị phân chia, không thể bị vỡ vụn’. Làm thế nào hai con người mà bị vỡ vụn trong chính họ lại có thể hiệp thông lẫn nhau, hiệp thông là cùng nhau đang chia sẻ, đang đồng hợp tác, đang làm việc, đang sáng tạo? Có thể hiệp thông chỉ khi nào hai con người có một vấn đề chung và quan tâm thăm thẳm để giải quyết hay hiểu rõ vấn đề đó. Khi bạn quan tâm thăm thẳm bạn có thể hiệp thông cả bằng từ ngữ lẫn bằng không-từ ngữ, nhưng nếu một con người có những quan điểm, những kết luận, những ý tưởng nào đó, và người còn lại có những ý tưởng đối nghịch, làm thế nào có thể có sự hiệp thông giữa hai người. Nếu bạn là một người Ấn giáo và tôi là một người Hồi giáo, làm thế nào chúng ta có thể hiệp thông? Có một khả năng của hiệp thông chỉ khi nào cả bạn và tôi được tự do khỏi những tham vọng tầm thường nhỏ nhen của chúng ta. Điều đó có nghĩa, khi chúng ta thực sự là những cá thể – không thể phân chia – vậy thì sự hiệp thông giữa chúng ta có thể xảy ra được. Điều đó có nghĩa, khi có tình yêu giữa chúng ta, không phải những quan điểm hay những kết luận, khi chúng ta thực sự ân cần không-thiên vị, mãnh liệt, có khả năng có sự hiệp thông.

Người hỏi: (Không nghe rõ)

Krishnamurti: ‘Làm thế nào ông sáng tạo trật tự khi có quá nhiều vô trật tự?’

Người hỏi: Và sáng tạo một thái độ không thể phân chia.

Krishnamurti: Trước hết, liệu chúng ta biết chúng ta đang sống vô trật tự – một sống công chúng và một sống riêng tư, đang mong muốn điều này và đang mong muốn điều kia, đang có những lý tưởng và đang sống một sống không liên quan đến bất kỳ những lý tưởng nào? Bạn có lý tưởng của không-bạo lực, đúng chứ? Nhưng thật ra bạn sống một sống bạo lực. Vì vậy, mâu thuẫn này, sự tồn tại phân chia này, mà tạo ra xung đột, là vô trật tự. Liệu bạn nhận biết được sống của bạn như vô trật tự? Hãy quan sát sống riêng của bạn và tìm ra. Bạn suy nghĩ một điều, nói ra một điều khác, và làm một điều khác nữa. Sự tồn tại đạo đức giả này – có một lý tưởng và sống hoàn toàn khác hẳn lý tưởng đó – dẫn đến đạo đức giả. Đó là vô trật tự, đúng chứ? Bạn thấy bạn lặng yên làm sao đâu. Và bạn hỏi làm thế nào trật tự có thể hiện diện từ vô trật tự khủng khiếp này. Lúc này, chỉ lắng nghe. Đừng đồng ý nhưng lắng nghe để tự-tìm ra cho chính bạn sự thật hay sự giả dối của điều gì đang được trình bày.

Nếu bạn nhận biết được vô trật tự của sống của bạn, không chỉ phía bên ngoài nhưng còn cả phía bên trong, bạn hỏi điều gì đã tạo ra vô trật tự này. Khi bạn hỏi bạn đang tìm kiếm một nguyên nhân, phải không? Và cả phân tích lẫn tìm ra nguyên nhân là gì phải mất thời gian, đúng chứ? Bạn có thể dễ dàng tìm ra lý do tại sao: văn hóa, xã hội, gia đình, truyền thống, sự thừa kế thuộc chủng tộc – đó là những nguyên nhân. Bây giờ, muốn tìm hiểu tất cả những nguyên nhân mà đã tạo ra vô trật tự này đòi hỏi thời gian, đòi hỏi ngày tháng. Và trong khi bạn đang tìm hiểu, đang mất thời gian để tìm ra nguyên nhân, sống của bạn vẫn còn trong vô trật tự. Vì vậy nó là một lãng phí của thời gian, lãng phí của năng lượng để tìm ra điều gì đã gây ra việc này. Điều gì bạn có thể làm là quan sát vô trật tự đó, quan sát mà không cố gắng tạo ra trật tự, mà không nói với chính mình, ‘Tôi phải mang lại trật tự’ hay tôi đang cố gắng kiềm chế vô trật tự này.’ Chỉ quan sát nó như bạn quan sát mặt trời hoàng hôn đó. Và bạn không thể làm bất kỳ điều gì về mặt trời hoàng hôn đó. Trong cùng cách, quan sát vô trật tự đó mà không có bất kỳ chọn lựa nào, nhận biết được vô trật tự đó, và bạn sẽ thấy rằng nếu bạn thực sự nhận biết, từ nhận biết đó một trật tự hiện diện mà là một việc đang sống lạ thường. Trật tự đó không phụ thuộc vào bất kỳ bản thiết kế nào, nó không là một trật tự máy móc. Vì vậy hãy nhìn ngắm vô trật tự, lắng nghe nó, quan sát nó trong chính bạn. Và người quan sát là nguyên nhân của vô trật tự, bộ phận của vô trật tự đó. Vì vậy bạn phải quan sát mà không có người quan sát, và sau đó bạn sẽ thấy cái gì hiện diện từ nó.

Ngày 17 tháng giêng năm 1971


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/02/2011(Xem: 17796)
Thật là một nghịch lý khi hành tinh này ngày càng có đông người sinh sống hơn nhưng mối quan hệ giữa người với người lại ngày càng trở nên xa cách, nhợt nhạt hơn.
19/02/2011(Xem: 15039)
Phật Giáo hiện hữu trên thế gian nầy từ vô lượng kiếp và Phật Giáo đã được hình thành bằng hình thức khế lý khế cơ qua hơn 2.500 năm lịch sử trên quả địa cầu này...
18/02/2011(Xem: 10210)
Một buổi sáng thức dậy băn khoăn nghe tiếng chim rất lạ. Mỗi một nụ cười, ánh mắt, bước chân đi cũng dường như thay đổi. Lòng dạt dào những cảm xúc khó tả...
11/02/2011(Xem: 34019)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
10/02/2011(Xem: 18353)
Được thân người và gặp được Phật Pháp mà để cho thời gian luống qua vô ích thì quả là uổng cho một kiếp người. Xin hãy lắng nghe và phụng hành theo những lời khuyên dạy của Đức Từ Phụ...
06/02/2011(Xem: 16150)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
25/01/2011(Xem: 13071)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
23/01/2011(Xem: 3543)
Trước đây người Việt đã có mặt trên khắp thế giới – đặc biệt tại Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nga, Đông Âu v.v… là do các chương trình du học hoặc làm việc trong các tòa đại sứ hoặc đi lính cho Pháp từ thời Thế Chiến I, nhưng con số không nhiều. Chỉ từ sau năm 1975 con số bỗng vọt lên tới trên 3 triệu do các đợt “di tản”, “thuyền nhân” (Boat People), “đoàn tụ gia đình” và “hợp tác lao động”.
18/01/2011(Xem: 5573)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
12/01/2011(Xem: 17662)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]