Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tương Lai Của Bạn Là Gì?

20/02/201104:08(Xem: 3690)
Tương Lai Của Bạn Là Gì?

TẠI SAO BẠN ĐANG ĐƯỢC GIÁO DỤC?
WHY ARE YOU BEING EDUCATED?
J. KRISHNAMURTI
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 2-2011 –

TƯƠNG LAI CỦA BẠN LÀ GÌ?

Nói chuyện tại Học viện Công nghệ Ấn độ,

Madras, 1970


Vậy là, khi bạn quan sát hiện tượng này quanh chúng ta và trong chúng ta, cái trí con người sẽ làm gì? Bạn sẽ làm gì? Một sinh viên rời trường đại học, anh ấy sẽ làm gì?

T

ôi không hiểu liệu bạn nhận biết được điều gì đang xảy ra khắp thế giới. Có bất mãn, phản kháng, và hỗn loạn vô cùng, không chỉ thuộc chính trị, kinh tế, và xã hội, nhưng còn cả trong chính người ta như một con người. Chúng ta bị hoang mang vô cùng. Và từ sự hoang mang này chúng ta đang cố gắng tìm ra một đáp án mà sẽ không những đủ thỏa mãn để gặp gỡ sự khủng hoảng hiện nay nhưng còn cả dung thứ. Và người ta quan sát ở Châu âu, ở Mỹ, và trong quốc gia này, sự thoái hóa đang xảy ra.

Người nói viếng thăm quốc gia này mỗi mùa hè trong vài tháng, và ông ta đã thực hiện việc này suốt bốn mươi năm hay phỏng chừng như thế. Và người ta thấy sự bùng nổ lạ lùng của dân số, sự nghèo khổ đang gia tăng, và sự hỗn loạn thuộc chính trị. Cũng vậy người ta thấy ở đây, giống như người ta thấy trong phần còn lại của thế giới, rằng những tôn giáo đã hoàn toàn thất bại. Chúng thực sự không có ý nghĩa gì cả – nếu trước kia chúng đã từng có. Khoa học cũng không giải đáp cho vấn đề con người, mặc dù nhiều người tin tưởng rằng nó sẽ giải quyết được sự hoang mang của chúng ta. Và giáo dục đã chuẩn bị cho con người chỉ thêm nhiều hỗn loạn và chiến tranh. Vì vậy tôi hy vọng bạn sẽ không phiền lòng khi tôi nói rằng giáo dục cũng đã thất bại. Bởi vì, rốt cuộc, con người phải sống trong hòa bình, để cho anh ấy có thể suy nghĩ rõ ràng, hành động đúng đắn, sống tốt lành, và sáng tạo một thế giới khác hẳn. Và người ta phải có hòa bình với mục đích để thương yêu. Chắc chắn tất cả điều này không thể xảy ra được. Chúng ta không có hòa bình, chúng ta không có tình yêu, và tất cả sống của chúng ta là một trận chiến từ khoảnh khắc chúng ta được sinh ra đến khi chúng ta chết đi. Và những phản ứng thuộc truyền thống cổ xưa không còn có bất kỳ ý nghĩa nào cả – nếu trước kia chúng đã từng có. Vậy là đó là tình trạng hiện nay của thế giới. Những tôn giáo, khoa học, giáo dục đã thất bại trong thay đổi con người để cho anh ấy có thể sống hạnh phúc cùng một ý thức lạ thường của vẻ đẹp, sống trong một liên hệ không-xung đột.

Nhưng nếu bạn thấy tất cả điều này chỉ bằng trí năng, qua một phần hay một mảnh của cái trí, tự nhiên đáp án sẽ là đáp án tách rời. Vì vậy, mảnh trí năng, dù có khả năng đến chừng nào – và nó là khả năng lạ thường – không giải đáp được vấn đề, cảm tính và cảm xúc cũng không. Thấy điều này, người ta hướng về kỹ thuật. Lúc này người kỹ thuật đã trở nên rất quan trọng, và chúng ta nói anh ấy sẽ lập kế hoạch mọi thứ, xây dựng một thế giới mới mẻ, tạo ra một liên hệ khác hẳn, và vân vân. Nhưng người kỹ thuật cũng sẽ không trả lời được nghi vấn. Bởi vì cái trí và quả tim của con người quá phức tạp không thể được hiểu rõ bởi một mảnh, một miếng thuộc tổng thể của sự tồn tại con người.

Vậy là người ta sẽ làm gì? Bạn và tôi như những con người sẽ làm gì, không phải như những người Ấn giáo, những người Phật giáo, những người cộng sản, hay những người xã hội? Chúng ta sẽ làm gì, đang biết điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới? – những phân chia thuộc ngôn ngữ, quốc gia, chính trị, và tôn giáo, và quân đội đang chuẩn bị cho chiến tranh. Và chủ nghĩa cộng sản, cái chủ nghĩa mà đã hứa hẹn điều gì đó phi thường tại một thời gian xa xôi nào đó, lúc này đã trở thành một uy quyền quan liêu, một độc tài chuyên chế, mặc dù nó sử dụng những từ ngữ như ‘chính thể vô sản’ và mọi chuyện vô lý đó để phù hợp lý thuyết đặc biệt riêng của nó.

Vậy là, đang quan sát hiện tượng lạ lùng này một cách không-từ ngữ, không-trí năng, và thực sự đối diện cùng nó, người ta sẽ làm gì? Đây không là một câu hỏi hoa mỹ. Và muốn tìm ra điều này, người ta phải hiểu rõ những sự việc rõ ràng nào đó giống như từ ngữ ‘hiệp thông’. Nghĩa lý tự điển của từ ngữ ‘hiệp thông’ là ‘cùng nhau làm việc’, ‘cùng nhau sáng tạo’. Không phải rằng bạn chỉ đang lắng nghe cái nguời đang chuyển tải. Thật ra, hiệp thông có nghĩa cùng nhau suy nghĩ, tìm hiểu, thâm nhập, và đó là vẻ đẹp của từ ngữ đó. Không phải là người nói trên bục giảng đang chuyển tải những ý tưởng hay những lý thuyết hay những công thức của ông ta cho bạn mà chỉ đang lắng nghe, hoặc đồng ý hoặc không-đồng ý. Rủi thay, đang ngồi trên một bục giảng thuộc loại này tạo ra một giai cấp nào đó mà bạn làm ơn gạt đi hoàn toàn, bởi vì đối với nguời nói không có uy quyền ở đây. Người nói không đang đặt ra bất kỳ lý thuyết đặc biệt nào hay đang thực hiện loại tuyên truyền nào đó cho một lý tưởng hay một nguyên tắc đạo đức. Điều gì chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện là tìm ra phải làm gì trong thế giới này như những con nguời, đang sống trong một thế giới hoàn toàn hỗn loạn, bạo lực, tàn nhẫn, một thế giới bị phân chia, nơi có sự chuyên chế, nơi những công thức và những ý tưởng lại quan trọng cực kỳ, nơi một triết thuyết phải ưu tiên hơn sống. Vì vậy, khi quan sát điều này, người ta sẽ làm gì, không phải như một cá thể nhưng cùng nhau? Nghĩa lý của từ ngữ ‘cá thể’ là ‘không thể tách rời’: không bị phân chia, không thể phân chia, tách rời. Nhưng chúng ta, những cá thể bị vỡ vụn, bị tách rời, và vì vậy chúng ta không là những cá thể gì cả.

Vậy là, làm thế nào có thể có một thay đổi cơ bản trong toàn cấu trúc của sống của chúng ta? Đó là câu hỏi thực sự, không phải nhiều lý thuyết hơn, nhiều ý tưởng và học thuyết hơn. Làm thế nào chúng ta tạo ra một đột biến, một thay đổi, một cách mạng cơ bản, trong ngay cấu trúc của thân tâm chúng ta? Những tôn giáo đã thất bại, họ đã khôngthay đổi con nguời; họ có thể đã cho anh ấy chút xíu lớp sơn bóng. Khoa học đã không thành công, cũng như bất kỳ chính thể, đảng phái, hay triết thuyết nào. Không điều gì đã thực sự thay đổi con nguời trong hàng triệu năm. Tôi không biết liệu bạn đã trông thấy vài bức tranh ở Lescaux miền Nam nước Pháp, nơi cách đây hai mươi năm hay ba mươi lăm ngàn năm con người đã vẽ những bức tranh về sự đấu tranh của anh ấy với xấu xa. Và những người Ai cập cổ xưa cũng có cùng vấn đề của làm thế nào thay đổi con người, làm thế nào thay đổi cái trí của anh ấy. Nếu chúng ta không tạo ra một cách mạng cơ bản trong chính chúng ta, chúng ta vẫn sẽ sống trong chiến tranh, cùng bạo lực, cùng tàn ác, và vân vân. Chúng ta đã chấp nhận cách sống này. Chúng ta đã chấp nhận chiến tranh, chiến tranh hoặc bằng súng đạn hoặc chiến tranh bên trong chúng ta và thế là với người hàng xóm của chúng ta, với xã hội. Đó là một sự kiện tuyệt đối. Vì vậy nguời ta tự-chất vấn mình, không khoa trương, nhưng bằng sự nghiêm túc sâu thẳm, bằng một ý thức sâu thẳm của cấp bách, bởi vì những cái trí của chúng ta – cái trí của các bạn và cái trí của người nói – là kết quả của hàng triệu năm. Nó không là cái trí của bạn và cái trí của tôi. Nó là cái trí của những con người, mà đã sống được hàng triệu và hàng triệu năm, mà đã bị quy định, mà đã bị nhốt kín trong một khuôn mẫu đặc biệt nào đó, mà đã sống một sống của hành hạ, phiền muộn, đau khổ vô cùng. Và mỗi thế hệ phản kháng thế hệ quá khứ và trao cho thế hệ kế tiếp một hỗn loạn vô bờ bến, của chiến tranh, hận thù, phân chia, tàn ác, bạo lực, tuyệt vọng.

Và nếu bạn là một sinh viên, tương lai của bạn là gì? Chỉ đậu kỳ thi nào đó, kiếm được một việc làm, và rơi vào cái bẫy mà thế hệ quá khứ đã giăng sẵn, lập gia đình, có một ngôi nhà nhỏ với một người vợ và con cái? Và đấu tranh, vật lộn, bị bất mãn, đau khổ hoàn toàn. Liệu đó là điều gì sẽ xảy ra? Chắc chắn, việc đó sẽ xảy ra, mặc dù bạn có lẽ là một chuyên viên kỹ thuật có lương bổng tốt, một chức vụ tốt, và thừa thãi sự quan trọng riêng của bạn. Bạn có lẽ có một mảnh bằng, làm công việc phi thường, giúp đỡ đi đến mặt trăng hay sống dưới biển sâu một tháng. Những việc không thể tin được đã được thực hiện bởi công nghệ. Nhưng như những con người, chúng ta là gì? Chúng ta sống một sống mà những người cổ xưa đã sống, cùng đau khổ, cùng hỗn loạn vô cùng, cùng sợ hãi của chết và sống và, không có bất kỳ vẻ đẹp nào, không bao giờ nhìn ngắm hoàng hôn diệu kỳ, hay bầu trời, hay chiếc lá, hay cái cây tương phản bầu trời, quan tâm đến những hoạt động nhỏ nhen đặc biệt riêng của chúng ta, tự cho mình là trung tâm, bị cô lập trong một gia đình nhỏ xíu, đấu tranh, đấu tranh. Đó là tất cả mà chúng ta biết.

Chúng ta không đang thuyết phục bạn hay đang tuyên truyền; chúng ta chỉ đang vạch rõ ‘cái gì là’, và chắc chắn để thực sự quan sát ‘cái gì là’ là điều khó khăn cực kỳ cho hầu hết chúng ta. Và đó là điều gì chúng ta đang thực hiện lúc này. Chúng ta đang cùng nhau quan sát chính xác ‘cái gì là’. Không phải làm thế nào thay đổi ‘cái gì là’. Một người khoa học giỏi quan sát, theo dõi, thực sự ‘cái gì là’, và ‘cái gì là’ kể câu chuyện riêng của nó. Chúng ta thấy thực sự việc gì đang xảy ra, không phải điều gì đang xảy ra tại mức độ thuộc kinh tế hay khoa học nhưng trong cái trí con người, quả tim con người, cách chúng ta sống. Cùng nhau chúng ta đang quan sát nó, không bằng trí năng, không bằng từ ngữ, bởi vì sự diễn tả không là vật được diễn tả, và sự giải thích của ‘cái gì là’ không là đang thấy thực sự ‘cái gì là’. Từ ngữ, sự diễn tả, sự giải thích không là ‘cái gì là’, vì vậy người ta phải rất nhạy cảm và cảnh giác về những từ ngữ, những giải thích, và những diễn tả. Và khi chúng ta khai quang được những từ ngữ vậy thì chúng ta có thể nhìn ngắm, xóa sạch những quốc tịch của chúng ta, những thành kiến nhỏ nhen tầm thường của chúng ta, và mọi chuyện của nó, quan sát, thực sự thấy điều gì đang xảy ra.

Lúc này, khi thấy ‘cái gì là’, câu hỏi là: Nguời ta sẽ làm gì? Liệu bạn sẽ trả lời nó như một người khoa học, một người kỹ thuật, một người kinh doanh, hay một học giả, hay một người triết lý? Trả lời vấn đề của con người một cách phân chia? Chúng ta đã thử điều đó. Toàn vấn đề phức tạp của sống này, mà là sự liên hệ giữa con người và con người, mà là xã hội, chúng ta đã cố gắng giải đáp trong những mảnh, trong những miếng, trong những phần. Người ta có lẽ là một người khoa học rất giỏi trong phòng thí nghiệm nhưng lại là một người rất nhỏ nhen tầm thường phía bên ngoài nó. Thậm chí con người tôn giáo cũng đang đấu tranh để kiếm được điều gì anh ấy cho là sự thật, nhưng chắc chắn sự thật chỉ có thể được thấy bằng một cái trí rất minh bạch, một cái trí hồn nhiên, không bao giờ bị hành hạ, không bao giờ nhỏ lệ. Chỉ một cái trí như thế có thể thấy sự thật là gì, chân lý là gì, cái gì đó vượt khỏi thời gian, không phải một cái trí đã bị trói buộc, bị trói buộc trong triết thuyết nào đó, giáo điều nào đó, ý tưởng nào đó.

Vậy là, khi bạn nhìn vào hiện tượng này quanh chúng ta và trong chúng ta, cái trí con người sẽ làm gì? Bạn sẽ làm gì? Một sinh viên rời trường đại học, anh ấy sẽ làm gì? Không phải như một người kỹ thuật. Bạn sẽ có một việc làm, điều đó được bảo đảm. Nhưng như một con người, bạn sẽ làm gì? Làm thế nào bạn sẽ tự-thay đổi chính mình để sống một loại sống hoàn toàn khác hẳn, một sống trong đó không-đấu tranh, không-xung đột? Tôi không nghĩ chúng ta nhận ra rằng tất cả việc này nghiêm túc như thế nào. Vì vậy, liệu có thể tạo ra một cách mạng cơ bản? Và đó là cách mạng duy nhất: cách mạng thuộc tâm lý là cách mạngduy nhất. Không phải cách mạng thuộc xã hội, kinh tế, hay chính trị, nhưng cách mạng bên trong, sự thay đổi thuộc tâm lý, để cho chúng ta có thể sống hòa bình, không phải như một ý tưởng nhưng thực sự trong sống hàng ngày. Muốn hiểu rõ điều đó, người ta phải hỏi tại sao có quá nhiều phân chia trong cái trí. Bạn là một người kinh doanh và ở nhà bạn là người nào khác hẳn và vân vân. Thế là, có sự mâu thuẫn. Tại sao chúng ta đã phân chia sống kỳ diệu này cùng vẻ đẹp của nó, cùng chuyển động lạ thường của nó? Tại sao chúng ta đã đập vỡ nó? Và tôi nghĩ trong sự phân chia của cái trí đó có sẵn đáp án, có sẵn đáp án đối với sự thách thức, sự thách thức là rằng bạn đã sống hàng triệu năm trong xung đột, trong đau khổ, trong sợ hãi, và sự thách thức nói bạn phải thay đổi. Bởi vì thế giới đòi hỏi nó; sự khủng hoảng hiện nay cần đến nó.

Vì vậy, cùng nhau chúng ta đang thâm nhập tại sao cái trí con người quá bị quy định, bị vỡ vụn, bị tách rời trong chính nó. Nếu chúng ta có thể trả lời nghi vấn đó, không bằng trí năng hay từ ngữ, nhưng thực sự trong những quả tim của chúng ta, sâu thẳm bên trong chính chúng ta, vậy thì chúng ta sẽ phát giác rằng chúng ta có thể sống một loại sống hoàn toàn khác hẳn, tại một kích thước hoàn toàn khác hẳn. Và đó là điều gì tối nay chúng ta sẽ cùng nhau thâm nhập. Cùng nhau – hiểu rõ điều này rất quan trọng, bởi vì người nói không quan trọng gì cả. Người nói không có uy quyền để chỉ bảo bạn hay yêu cầu bạn thực hiện điều này hay điều kia. Chúng ta đang cùng nhau thực hiện một chuyến hành trình, đang thâm nhập, đang nhìn ngắm, đang dò dẫm.

Câu hỏi đầu tiên là: Tại sao có sự phân chia như thế, mâu thuẫn như thế, quá nhiều sợ hãi như thế trong cái trí? (Cái trí, quả tim, bộ não, và các cơ quan thân thể là một, một đơn vị của cái trí và thân thể; nó không là cái tôi cao hơn, đại ngã, và cái tôi thấp hơn, và tất cả những vớ vẩn được sáng chế bởi con người). Khi bạn được đặt ra nghi vấn đó, không có ai để trả lời nó, không uy quyền, không quyển sách, không đạo sư, không giáo sư. Nhưng bạn phải hỏi nó. Bạn phải tự-trả lời nghi vấn này cho chính bạn. Đó là điều đầu tiên phải nhận ra: không có người nào trong sống sẽ chỉ bảo cho bạn phải làm gì. Những đạo sư, những nguời thầy, những quyển sách, những người triết lý, những người phân tích, tất cả đã chỉ bảo cho bạn phải làm gì. Và thế là, chúng ta vẫn còn là những con người phiên bản suốt hàng triệu năm. Bạn có thể lặp lại hay ho nhất, giải thích hợp lý nhất, tinh tế nhất điều gì những người khác đã gợi ý. Nhưng tại bản thể, sâu thẳm, chúng ta là những phiên bản thứ hai, thứ ba. Vì vậy không có ai để dẫn dắt hay để cho bạn theo sau. Đó là một trong những việc mà trước hết bạn phải nhận ra. Như một con người bạn không thể, và không được, cho phép mình bị dẫn dắt, hoặc bởi những người cộng sản, hoặc những nguời Marxist, hoặc bởi một người triết lý, một người tâm lý, hoặc một người đạo sư. Chúng ta đã làm tất cả việc đó. Bởi vì chúng ta đã theo sau nên chúng ta đã tạo ra một hỗn loạn trong thế giới.

Tôi không nghĩ chúng ta nhận ra điều này quan trọng đến chừng nào. Bởi vì khi bạn theo sau uy quyền nào đó, bạn trở nên mỗi lúc một đờ đẫn, mỗi lúc một vô cảm. Và nếu bạn có thể gạt đi tất cả uy quyền phía bên trong, thuộc tâm lý,vậy là chúng ta đang bắt đầu được tự do để thâm nhập. Và tự do là cốt lõi; tự do tuyệt đối, tổng thể, phía bên trong. Vậy thì, tự do có nghĩa không những tự do khỏi sợ hãi, lo âu, và đau khổ, nhưng còn là tự do để thâm nhập, để đi đến tận cùng, thăm thẳm vào chính bạn, bởi vì đó là tất cả mà bạn có. Bạn là kết quả của xã hội, văn hóa trong đó bạn đã được nuôi dưỡng. Đó là vật duy nhất mà bạn có, và vì vậy bạn phải thâm nhập nó, dò dẫm nó, và thấy liệu bạn có thể hoàn toàn được tự do khỏi tất cả điều đó. Đó là tự-cởi bỏ hoàn toàn tình trạng bị quy định của chính bạn. Đừng nói con người không thể tự-cởi bỏ. Nếu bạn nói có thể hay không thể, bạn đã tự-khóa chặt mình rồi, tự-ngăn cản bạn không thâm nhập rồi. Thế là bạn phải đặt ra nghi vấn không-đáp án, nghi vấn không-đáp án là: Liệu cái trí có thể tổng thể, tuyệt đối không bị quy định? Vậy thì, chỉ đến lúc đó nguời ta mới có thể sống một loại sống hoàn toàn khác hẳn.

Vậy là, hãy gạt bỏ tất cả uy quyền phía bên trong, thuộc tâm lý. Dĩ nhiên, bạn phải có uy quyền của người cảnh sát và mọi chuyện của nó, bởi vì chúng ta đang sống trong một thế giới rồ dại, tàn ác. Nhưng chúng ta đang nói về sự tự do thăm thẳm phía bên trong. Tự do đó không là sự đối nghịch của nô lệ, không là sự đối nghịch của một tẩu thoát khỏi ‘cái gì là’. Vậy là, khi bạn loại bỏ tất cả uy quyền, mà thực hiện nó gian nan lắm – uy quyền không những của một người khác nhưng còn cả của hiểu biết và trải nghiệm riêng của bạn – sau đó bạn có thể đặt ra nghi vấn: Tại sao cái trí, mà là một vật lạ thường nhất và có thể thực hiện những việc phi thường nhất, không thể tự-thay đổi chính nó? Cái trí không phải là cái trí nhỏ nhoi riêng biệt của bạn, không phải là cái trí nhỏ nhoi địa phương hóa của tôi hay của bạn, nhưng cái trí của con người mà đã kiếm được quá nhiều. Và rõ ràng bộ não đó, mà có khả năng vô cùng, đã không giải đáp được nghi vấn của sống không-xung đột, sống cùng thông minh vô hạn, cùng từ bi vô cùng, mà có nghĩa đam mê, không phải là cảm tính. Tại sao bộ não này không thể tạo ra một thay đổi trong chính nó? Đó là nghi vấn thực sự. Bởi vì bộ não, mà là cặn bã của hàng ngàn năm kỷ niệm, đã phân chia thế giới. Bộ não đó sản sinh sự suy nghĩ, suy nghĩ là sự phản hồi của ký ức, ký ức là trải nghiệm, hiểu biết, quá khứ. Tại sao suy nghĩ đó không thể giải đáp vấn đề phức tạp, rắc rối riêng thuộc sống của nó?

Tối hôm nay đẹp quá, phải không? Hãy nhìn ngắm mặt trăng non! Bạn thấy, thưa các bạn, các bạn không bao giờ nhìn ngắm mặt trăng non, các bạn không dành ra thời gian nhìn ngắm nó, thấy vẻ đẹp của nó, sự trong sáng của nó, sự hồn nhiên của nó. Bởi vì, bạn quá bận tâm đến những vấn đề riêng của bạn, và những tham vọng riêng của bạn, và bạn tôn thờ cái việc khủng khiếp này được gọi là sự thành công. Và thế là, mặt trăng đó hiện diện ở đó và bạn không bao giờ thấy nó. Thế là, bạn không bao giờ thấy vẻ đẹp trong sống của bạn. Không bao giờ! Bạn xây dựng những cao ốc ngất trời, sáng chế những cái máy tinh vi, nhưng bạn lại không bao giờ dành ra thời gian thưởng thức khi nhìn thấy một vật đẹp đẽ. Bạn có lẽ đi đến những bảo tàng, nhưng bạn đi đến đó bởi vì bạn đã mất đi sự hiệp thông cùng thiên nhiên. Và thiên nhiên nói, ‘Nhìn ngắm, nhìn ngắm vẻ đẹp của một cái cây, sự kỳ diệu của một hoàng hôn và cái cây cô đơn trong một cánh đồng, vẻ hoành tráng của một hòn núi, và khuôn mặt đẹp đẽ của một người phụ nữ hay một người đàn ông.’

Vậy là, chúng ta đang hỏi tại sao bộ não này, mà đã có hàng triệu năm hiểu biết và trải nghiệm, không thể tự-thay đổi chính nó? Tại sao nó không tạo ra phía bên trong chính nó một đột biến tổng thể? Làm ơn hãy đặt ra nghi vấn này, đặt ra nó cùng quả tim của bạn, không phải cùng cái trí nhỏ nhen tầm thường của bạn. Hãy đặt ra nghi vấn này cùng sự trọn vẹn của quả tim của bạn. Và nếu bạn có đặt ra nó, bạn sẽ thấy rằng suy nghĩ luôn luôn phản ứng. Khi một nghi vấn thuộc loại này – một nghi vấn nghiêm túc – được đặt ra, suy nghĩ xuất hiện ngay tức khắc và trả lời. Và trả lời của nó dường như để thỏa mãn con nguời.

Lúc này, khi người nói hỏi, ‘Tại sao bộ não, mà là một dụng cụ phi thường, đã không thể giải quyết được sự đau khổ của con người?’ Nó được đặt ra như một thách thức đối với bạn. Một thách thức phải là mới mẻ; ngược lại, nó không là thách thức gì cả. Vì vậy ông ta đặt ra nghi vấn, và suy nghĩ sẽ trả lời. Suy nghĩ luôn luôn phân chia, tách rời tôi khỏi bạn, bạn khỏi một người khác – người Ấn giáo, người Phật giáo, người Thiên chúa giáo, nguời cộng sản, và vân vân. Suy nghĩ rất có khả năng, bén nhạy, nhưng nó là quá khứ. Vì vậy, quá khứ luôn luôn phân chia. Thuộc công nghệ nó có lẽ hữu dụng, hiểu biết là cần thiết trong lãnh vực của khoa học, hiểu biết là cần thiết để đi về nhà, đậu những kỳ thi. Nhưng quá khứ luôn luôn phân chia, như quá khứ, hiện tại và tương lai. Vì vậy, quá khứ là vật sáng chế thời gian, mà là suy nghĩ. Và suy nghĩ tạo ra đau khổ. Vì vậy, tại sao bộ não, mà là một dụng cụ siêu hạng, tinh vi, kỳ diệu như thế, lại không thể giải quyết được sự hỗn loạn, sự đau khổ, sự phiền muộn như thế của con người? Bởi vì chúng ta luôn luôn đang trả lời từ suy nghĩ. Làm ơn hãy lắng nghe điều này. Đó là vật duy nhất mà chúng ta có: suy nghĩ, mà là quá khứ. Và thế là chúng ta, những con người, sống trong quá khứ. Mỗi giây phút là quá khứ. Tôi không hiểu liệu bạn có khi nào nhìn vào chính bạn và những suy nghĩ của bạn, cấu trúc của thân tâm riêng của bạn? Nếu bạn nhìn ngắm nó, bạn sẽ thấy rằng bạn không-là gì cả ngoại trừ quá khứ – quá khứ đang chuyển sang hiện tại và đang chiếu rọi tương lai nhưng vẫn còn là quá khứ.

Thế là, suy nghĩ là thời gian, suy nghĩ là đau khổ, suy nghĩ là sợ hãi. Suy nghĩ luôn luôn đang phân chia, gây mâu thuẫn, đang lôi kéo trong một ham muốn hay một phương hướng đối nghịch với một ham muốn hay một phương hướng khác. Vì vậy, liệu bộ não có thể phản ứng mới mẻ lại, trong sáng lại, mặc dù nó đã có hàng triệu năm của trải nghiệm và mặc dù nó đã bị quy định hoàn toàn? Liệu bộ não không thể phản ứng ngay tức khắccùng suy nghĩ, hay sao? Mà có nghĩa, liệu bộ não đó có thể yên lặng và không luôn luôn nhảy đến những kết luận, không luôn luôn đưa ra những quan điểm, những nhận xét, những đánh giá, mà tất cả đều được đặt nền tảng trên quá khứ? Liệu bộ não này, mà đã bị quy định quá sâu đậm, không thể phản ứng cùng suy nghĩ? Mà có nghĩa, liệu chính những tế bào não có thể tuyệt đối yên lặng khi được chất vấn, khi được thách thức?

Và đó là nơi có thiền định. Đó là vẻ đẹp của thiền định. Không phải chỉ tuân theo phương pháp, luyện tập nào đó, và mọi chuyện của nó, nhưng có một cái trí yên lặng và sinh động lạ thường để cho nó phản ứng mãnh liệt đến bất kỳ thách thức nào. Phản ứng phải trọn vẹn đến thách thức; ngược lại có sự mâu thuẫn. Và nếu bạn phản ứng phụ thuộc vào quá khứ, chắc chắn nó phải gây mâu thuẫn, tạo ra một phân chia và thế là xung đột và lãng phí của năng lượng.

Vậy là, suy nghĩ gây phân chia, suy nghĩ tạo ra người quan sát. Người quan sát là quá khứ. Sau đó người quan sát quan sát và tự-tách rời chính anh ấy như nguời quan sát và vật được quan sát. Thế là bắt đầu có toàn bộ sự phân hai, xung đột giữa bạn và người vợ của bạn, người hàng xóm của bạn, con cái của bạn, cộng đồng của bạn, và mọi chuyện của nó. Và nơi nào có xung đột không có tình yêu; bạn có lẽ có vui thú, tình dục hay những hình thức khác của vui thú, nhưng nó không là tình yêu. Tình yêu là vui thú? Tình yêu là ham muốn? Tình yêu là đau khổ?

Tại một mức độ suy nghĩ quan trọng lạ thường, tại mức độ của công nghệ, tại mức độ của truyền đạt bằng từ ngữ. Rất quan trọng phải suy nghĩ hợp lý, khách quan, không cảm tính, không bằng những quan điểm hay những công thức đã sắp đặt. Nhưng thấy rằng suy nghĩ phải yên lặng khi đối diện vấn đề của sống lạ thường của con người này. Bạn biết, tình yêu là việc duy nhất mà yên lặng. Bạn có lẽ cầm tay một người, bạn có lẽ mỉm cười, thực hiện một cử chỉ, nhưng nếu bạn nhìn một cách sâu thẳm, tình yêu, một mình nó tuyệt đối yên lặng và thế là nó phản ứng đến bất kỳ thách thức nào một cách trọn vẹn, và thế là không có xung đột. Và một cái trí như thế là một cái trí tôn giáo thực sự. Một cái trí như thế không cần đi đến một ngôi đền hay một nhà thờ hay một thánh đường. Một cái trí như thế nhận biết, ý thức, quan sát, không phải như một người quan sát đang quan sát. Sự thật là trạng thái lạ thường đó mà không thời gian, không đo lường, tuyệt đối, dù bạn có lẽ cho nó bất kỳ cái tên nào.

Có lẽ sau khi bạn nhìn ngắm mặt trăng đó, bạn có thể đặt ra những câu hỏi, nếu bạn quan tâm. Bạn biết, người ta phải đặt ra những câu hỏi không những về nguời nói nhưng còn về mọi thứ. Nhưng đặt ra những câu hỏi đúng đắn là điều rất quan trọng. Người ta có thể đặt ra những câu hỏi ngờ nghệch, và hầu hết chúng ta đều như thế. Chúng ta không bao giờ đặt ra những nghi vấn cốt lõi. Và khi chúng ta đặt ra nó, chúng ta chờ đợi một đáp án từ người nào đó. Vì vậy, khi bạn hỏi, đang chờ đợi một đáp án từ người nào đó, bạn thực sự không đang đặt ra những nghi vấn gì cả! Bạn chỉ quan tâm đến có được đáp án. Nhưng điều gì quan trọng là hỏi, không phải tìm ra đáp án, bởi vì trong chính nghi vấn là đáp án, nếu bạn biết làm thế nào để đặt ra nghi vấn và làm thế nào để lắng nghe nó. Và bạn không thể lắng nghe nghi vấn nếu bạn đang muốn một đáp án.

Vì vậy, nếu chiều nay bạn đặt ra một nghi vấn, đặt ra nó không phải để tìm ra một đáp án, nhưng để cùng nhau chuyển tải và thâm nhập vào nghi vấn. Và sự thâm nhập trả lời nghi vấn, không phải người nào đó. Điều này không có nghĩa rằng người nói đang ngăn cản bạn không đặt ra những câu hỏi. Trong thâm nhập bạn đang tự-phơi bày chính mình, và bạn có lẽ không muốn tự-phơi bày chính mình bởi vì bạn có lẽ bị sợ hãi. Nhưng người ta phải tự-phơi bày chính mình, giống như bạn phơi bày khuôn mặt của bạn trong cái gương.

Người hỏi: Nếu mọi nguời là phiên bản thứ hai, ai là phiên bản thứ nhất?

Krishnamurti: Một câu hỏi hay! Bạn đã nghe câu hỏi đó? ‘Nếu mọi người là phiên bản thứ hai, ai là phiên bản thứ nhất?’ Lúc này, thưa bạn, bạn đã đặt ra một nghi vấn; liệu nó là một nghi vấn nghiêm túc? Muốn tìm ra ai là phiên bản thứ nhất, đừng là phiên bản thứ hai. Không, làm ơn, đây không là câu trả lời khôn ngoan. Đừng cười hay vỗ tay. Bởi vì nếu câu hỏi đó có ý định nghiêm túc, vậy thì hãy tìm ra liệu cái trí có thể được tự do khỏi tất cả những thông tin thứ hai. Đó là, hãy tìm ra liệu cái trí có thể làm trống không chính nó khỏi cái đã được biết, quá khứ. Vậy thì bạn sẽ tìm được cho chính bạn cái gì không là phiên bản thứ hai hay thứ nhất nhưng cái gì đó hoàn toàn khác hẳn. Nhưng muốn tìm được cái đó, trước hết hãy thấy cái trí là phiên bản thứ hai như thế nào, hãy quan sát nó, thấy những thói quen của nó, những truyền thống của nó, những vui thú lặp lại của nó là gì. Quan sát nó, nhìn ngắm nó, và thế là bằng cách nhìn ngắm và học hành về nó bạn sẽ phát hiện rằng cặn bã thứ hai của những thứ khác có thể được xóa sạch hoàn toàn. Vậy là bạn không còn là phiên bản thứ hai lẫn thứ nhất. Vậy là bạn là một con người.

Người hỏi: Thưa ông, liệu tôi được phép biết đáp án đúng đắn là gì?

Krishnamurti: Trước hết hãy đặt ra nghi vấn đúng đắn. Không có đáp án đúng đắn cho một nghi vấn sai lầm. Nhưng nếu bạn đặt ra nghi vấn đúng đắn, có đáp án đúng đắn. Tôi e rằng, thưa bạn, hỏi một cách trừu tượng đáp án đúng đắn là gì không có ý nghĩa.

Người hỏi: Tôi có ý, thưa ông, nghi vấn đúng đắn là gì?

Krishnamurti: ‘Nghi vấn đúng đắn là gì?’ Làm ơn hãy lắng nghe điều này. Liệu có một nghi vấn đúng đắn hay sai lầm hay chỉ có sự thâm nhập, không hời hợt, không từ tò mò, không từ tranh luận trí năng hay những quan điểm lý luận? Vì vậy có một nghi vấn hay sự tìm hiểu chỉ khi nào bạn hỏi cùng sự nghiêm túc, hỏi với mục đích thâm nhập, phơi bày cấu trúc của thân tâm riêng của bạn. Vậy thì, đó là nghi vấn đúng đắn. Nhưng tôi e rằng hầu hết chúng ta đều không đặt ra những nghi vấn đúng đắn. Chúng ta không bao giờ muốn tự-phơi bày chính chúng ta cho chính chúng ta.

Người hỏi: (Không nghe rõ)

Krishnamurti: ‘Học hành là gì?’ Bạn học một ngôn ngữ; bạn không biết tiếng Ý hay tiếng Pháp hay tiếng Đức, và muốn học nói ngôn ngữ đó bạn phải biết nhiều từ ngữ và cách sắp xếp những từ ngữ đó thành một câu nói. Đó là, bạn học những từ ngữ, cú pháp, và vân vân. Bạn lưu trữ nó, và từ đó bạn nói. Điều đó rõ ràng và đơn giản. Bây giờ, liệu bạn có thể học hành trong cùng ý nghĩa đó về sống, sống mà đang chuyển động, năng động, mãnh liệt? Liệu bạn có thể lưu trữ nó, mà có nghĩa, sau khi học hành xong bạn hành động? Đó là điều gì chúng ta làm. Đó là, người ta đã có một trải nghiệm mà đã lưu lại một dấu vết, một kỷ niệm, và từ đó người ta hành động. Thế là, có một mâu thuẫn, một phân chia giữa quá khứ và hành động. Và đó là học hành? Vì vậy chúng ta đang sử dụng từ ngữ ‘học hành’ hoàn toàn khác hẳn. Học hành là một chuyển động, một chuyển động liên tục. Học hành về chính người ta không bao giờ đứng yên. Chính người ta là một vật đang chuyển động, đang sống, năng động. Bạn không thể nói, ‘Ồ, tôi đã học hành về chính tôi, và cùng điều gì tôi đã học hành tôi sẽ quan sát.’ Điều gì bạn sử dụng khi quan sát sau khi bạn đã học hành xong điều gì, là quá khứ; quá khứ đang nhìn vào hiện tại. Vậy là có một phân chia giữa người quan sát và vật được quan sát. Và đó không là học hành. Vì vậy, điều gì chiều nay chúng ta đã nói là dành cho chúng ta thâm nhập. Trong thâm nhập là học hành, không phải rằng sau khi đã thâm nhập, đã tích lũy, chúng ta hành động. Tôi không hiểu liệu bạn đã nhận thấy rằng trong đang làm không chỉ là hành động của đang làm nhưng còn cả đang học hành. Nếu bạn là một công nhân nhà máy, nếu bạn tiếp tục vặn một con ốc lặp đi và lặp lại, năm này sang năm khác, bạn sẽ mệt mỏi mau, bạn sẽ chán nản. Ngược lại nếu bạn đang học hành, bạn sản xuất nhiều hơn. Điều này đã được thử nghiệm.

Vì vậy, học hành là một việc và tích lũy hiểu biết là một việc khác. Nếu bạn áp dụng hiểu biết vào một vật đang sống – giống như chính bạn, một con người đang sống cùng tất cả những phức tạp của những cảm xúc, những phản ứng, và những đối phó – nếu bạn quan sát về chính bạn bằng hiểu biết, bạn không quan sát gì cả. Bạn đang quan sát nó cùng một hình ảnh, ngược lại nếu bạn không có hình ảnh nhưng chỉ quan sát, vậy thì bạn đang học hành. Khi bạn học hành không có kết thúc. Thưa bạn, hãy theo dõi, nếu bạn không có quyển sách, không người hướng dẫn, không người nào bạn có thể tin tưởng hay trung thành, bạn sẽ làm gì để học hành, không phải về những thứ thuộc công nghệ nhưng về chính bạn? Không ai có thể chỉ bảo cho bạn phải làm gì. Bạn phải học hành về chính bạn, và chính bạn là một vật đang chuyển động, đang sống. Không có quyển sách, không người triết lý, không người tâm lý, sẽ chỉ bảo cho bạn quan sát như thế nào. Vì vậy bạn phải học hành. Khi có học hành, không có phiên bản thứ nhất hay thứ hai. Khi bạn đã ngừng học hành, có phiên bản thứ nhất và thứ hai.

Người hỏi: Thưa ông, có khi nào ông đã bồn chồn một cách bí ẩn?

Krishnamurti: Tôi thực sự không hiểu câu hỏi đó có nghĩa gì. Thuộc thân thể khi bạn mệt mỏi, bạn có lẽ hơi hơi bứt rứt, bồn chồn, căng thẳng, ngọ nguậy bàn chân của bạn, và cũng vậy thuộc tinh thần bạn có lẽ cảm thấy lo lắng. Nhưng người ta không hiểu rõ từ ngữ ‘bí ẩn’. Bạn có ý ‘huyền bí’? Đó là từ ngữ?

Thưa bạn, đừng thâm nhập vào thế giới của huyền bí. Và thế giới của huyền bí lạ thường lắm. Có một huyền bí vô cùng trong sự sống. Muốn thâm nhập vào đó bạn phải thông minh và lành mạnh vô cùng, cái trí của bạn phải rất minh bạch, không bị biến dạng. Một cái trí mà náo động, huyên thuyên, tìm kiếm sẽ không bao giờ bắt gặp huyền bí lạ thường đó của sự sống. Và bắt gặp cái đó là học hành riêng của nó.

Người hỏi: Thưa ông, nếu mỗi người tìm kiếm một đáp án cho một mình anh ấy, có thể có nhiều phân chia, nó có thể dẫn đến những loại khác nhau của . . .

Krishnamurti: Hoàn toàn đúng, hoàn toàn đúng. Nếu mỗi người trả lời một nghi vấn cho chính anh ấy, nó sẽ gây mâu thuẫn và đối nghịch với đáp án được tìm ra bởi một người khác. Thưa bạn, khi bạn nhìn qua một kính hiển vi, một dụng cụ chính xác vô cùng, bạn và người khác phải thấy cùng một sự vật. Nếu bạn mang những thành kiến, những kết luận, những giả thuyết, và những đáp án của bạn, vậy thì cái gì bạn thấy sẽ là cái gì đó hoàn toàn khác hẳn hay mâu thuẫn với cái gì hiện diện ở đó để được thấy qua kính hiển vi. Cái gì được thấy qua kính hiển vi phải được thấy bởi mọi người, không phải bởi bạn hay bởi tôi hay bởi một người khác, như những con người tách rời. Đang thấy là quan trọng, đang hỏi là quan trọng. Và bạn hỏi như thế nào là quan trọng. Nếu thực sự nghiêm túc, bạn đặt ra nghi vấn cơ bản nhất, không phải nghi vấn mơ hồ nào đó, vậy thì đáp án không là đáp án của bạn hay đáp án của người nói: Đáp án sẽ là sự thật và không phụ thuộc vào bất kỳ ai. Khi bạn thấy một nguy hiểm, sự nguy hiểm của một vực thẳm, của một vách đá, của một con thú, của một con rắn, phản ứng của bạn và phản ứng của một người khác sẽ là giống hệt, nếu người ta không bị mù lòa hay loạn thần kinh.

Người hỏi:Việc gì xảy ra khi người ta chết?

Krishnamurti: A, đó là một câu hỏi hay. Đó là một nghi vấn cũ kỹ mà những người Ai cập cổ xưa đã đặt ra. Tôi không đọc sách, cám ơn Thượng đế! Tôi đã không đọc kinh Gita, Upanishads, Koran, hay bất kỳ quyển sách triết lý, tâm lý, tôn giáo là gì. Chúng làm tôi chán ngắt. Tôi thích đọc một quyển truyện trinh thám hơn. Nhưng để trả lời nghi vấn đó: Điều gì xảy ra cho cái trí, cho linh hồn, khi thân thể chết? Bạn đã đặt ra nghi vấn này. Hãy lắng nghe nó, làm ơn. Hãy chú ý nó. Bạn đã đặt ra một nghi vấn. Lúc này, ai sẽ trả lời nó, và bạn muốn loại đáp án nào? Một đáp án mà sẽ gây thỏa mãn và thanh thản, một đáp án có lý trí, hay một đáp án phụ thuộc vào niềm tin của bạn rằng có sự đầu thai? Hay đáp án mà người cộng sản sẽ đưa ra, mà là, nó hoàn toàn vô lý? Vì vậy, bạn đang hỏi ai? Đây là một nghi vấn rất nghiêm túc trong chính nó. Điều gì xảy ra cho cái trí? – cho cái trí, không phải cho cái linh hồn. Nếu bạn nói có một linh hồn, nó có nghĩa có cái gì đó vĩnh cửu, cái gì đó không bị tiếp xúc bởi suy nghĩ, không ở trong lãnh vực của thời gian. Bởi vì nếu suy nghĩ tiếp xúc được nó, nó ở bên trong lãnh vực của thời gian, bên trong lãnh vực của ký ức, và vì vậy nó không vĩnh cửu.

Vì vậy, khi bạn đặt ra nghi vấn, ‘Việc gì xảy ra khi thân thể chết?’ Đầu tiên, tại sao bạn hỏi nó? Bạn sợ hãi chết? Chết là điều không thể tránh khỏi, mặc dù những người khoa học có lẽ trao tặng bạn năm mươi năm khác. Vì vậy, bạn sợ hãi chết, điều đó có nghĩa sợ hãi sống. Nếu bạn sợ hãi chết, điều đó có nghĩa bạn sợ hãi sống, bởi vì chết là sống. Nếu bạn biết sống như thế nào, không có chết. Chết không phải tại khúc cuối của sống của một người – cùng bệnh tật, tuổi già, lão suy, đau khổ, phiền muộn, và khó nhọc. Chết có nghĩa đang chết đi hàng ngày, mà có nghĩa đang sống mới mẻ lại hàng ngày. Nếu bạn không biết làm thế nào để chết đi hàng ngày, bạn không đang sống hồn nhiên hàng ngày. Vậy là, bạn sợ hãi chết bởi vì bạn đã đưa nó xa thật xa, quanh góc đường, và bạn không muốn nhìn ngắm nó, không cho phép nó gần gũi bạn. Thế là có sợ hãi, và từ sợ hãi bạn tin tưởng. Và nếu bạn tin tưởng sự đầu thai, mà có nghĩa sống trong cuộc đời kế tiếp, vậy thì sống này quan trọng cực kỳ, không phải cuộc đời kế tiếp. Bởi vì lúc này bạn làm cái gì, bạn suy nghĩ ra sao, bạn ứng xử thế nào quan trọng lắm bởi vì bạn sẽ phải trả lại nó trong cuộc đời kế tiếp. Nhưng bạn không tin tưởng sự đầu thai; đó chỉ là một ý tưởng dễ thương. Nếu bạn thực sự trao quả tim của bạn cho niềm tin đó, nó có nghĩa sống ngay lúc này; thế là không đặt thành vấn đề điều gì xảy ra vào ngày mai.

Vì vậy, khi có sợ hãi về chết, thế là sợ hãi đó trả lời, không phải ý nghĩa và vẻ đẹp của chết. Thế là sợ hãi muốn một đáp án gây thanh thản. Có sự tự-thương xót: ‘Tôi đã sống rất lâu, đã vật lộn rất khó nhọc, đã leo lên nấc thang của thành công – đó là tất cả?’ Dĩ nhiên, đó là tất cả bởi vì bạn không có bất kỳ thứ gì khác nữa. Bạn có đồ đạc của bạn, bằng cấp của bạn, bạn có lẽ đi đến văn phòng suốt sáu mươi năm sau, bị dọa nạt, và đó là tất cả sống của bạn – thực sự, không phải lý thuyết. Thế là sợ hãi sống theo cách đó, chắc chắn bạn sợ hãi chết. Và sợ hãi không thể trả lời một nghi vấn của sống. Vì vậy tự do khỏi sợ hãi là sự giàu có của sống.

Người hỏi: Nếu không có Thượng đế, ai tạo ra thế giới quỷ quái này?

Krishnamurti: Thưa bạn, Thượng đế đã lại hợp thời trang. Năm ngoái Thượng đế đã lỗi thời. Tôi không hiểu liệu bạn nhận thấy điều này. Thật là vui, đúng chứ? Bây giờ, nó lại đang trở thành một thời trang. Thượng đế chết rồi trong thế giới cộng sản nhưng đang sống trong quốc gia này. Muốn tìm ra Thượng đế là gì và liệu có hay không có một sự việc như thế, đừng là một người vô thần hay một nguời hữu thần. Bởi vì cả hai đều giống hệt nhau; cả những người tin tưởng và những người không-tin tưởng đều bị quy định bởi sợ hãi của họ, xã hội của họ, văn hóa của họ, môi trường của họ, tuyên truyền của họ, và mọi chuyện của nó. Nhưng muốn tìm được sự thật vô hạn đó, muốn khám phá, học hành, thâm nhập, bạn phải được tự do khỏi sợ hãi và vì vậy, khỏi niềm tin. Vì vậy sự tìm hiểu của bạn rằng liệu có một Thượng đế hay không không là sự tìm hiểu gì cả. Nhưng nếu bạn đã hỏi, ‘Liệu cái trí có thể được tự do khỏi sợ hãi, sự tối tăm mà theo cùng sợ hãi, sự lo âu, sự thất vọng mà hiện diện từ sợ hãi?’, vậy thì nghi vấn đó có một đáp án. Và bạn sẽ tìm ra, nếu một cách nghiêm túc bạn đặt ra nghi vấn liệu cái trí có thể được tự do khỏi sợ hãi, bạn sẽ phát giác rằng cái trí có thể hoàn toàn, tuyệt đối được tự do khỏi sợ hãi.

Người hỏi: Ông định nghĩa quá khứ và nói rằng người ta trải qua hiện tại vào tương lai. Tôi nghĩ ông đã khiến cho hiện tại và tương lai thành những khái niệm mơ hồ.

Krishnamurti: Tôi đã nói ‘quá khứ’. Quá khứ đi qua hiện tại đến tương lai. Và bạn đang nói, ‘Tương lai và hiện tại là một khái niệm được sáng chế bởi suy nghĩ, được hình dung, được lập công thức bởi suy nghĩ.’ Đó là như thế hay sao? Bạn không sống cho tương ai à? Bạn không đang vượt qua môt kỳ thi với mục đích kiếm được một việc làm? Và quá khứ là gì, thưa bạn? Truyền thống của bạn, những kỷ niệm của bạn, những trải nghiệm của bạn, hiểu biết tích lũy thuộc chủng tộc của bạn – tất cả điều đó là quá khứ. Quá khứ là trải nghiệm của hiện tại được nhớ lại. Tất cả điều đó là quá khứ. Và đó là cách chúng ta sống. Khi chúng ta nói, ‘Tôi là’, nó là quá khứ rồi.

Người hỏi: (Không nghe rõ)

Krishnamurti: Được rồi, thưa bạn. Nếu bạn thực sự muốn biết ngủ là gì, và liệu nó cần thiết và điều gì được hàm ý trong nó, hãy trao chú ý cho nó. Đừng chỉ đặt ra một câu hỏi rồi đi ngủ. Bởi vì nó là một nghi vấn lạ thường. Ngủ là cần thiết bởi vì thân thể mệt nhoài sau một ngày làm việc. Liệu bạn không nhận thấy rằng bóng tối cũng cần thiết như ánh sáng cho một cái cây, hay sao? Bạn có khi nào nhận thấy nó? Nếu bạn luôn luôn có ánh sáng trên một cái cây, nó không có khả năng phục hồi. Vì vậy ánh sáng và bóng tối đều cần thiết. Vì vậy đối với thân thể ngủ là cần thiết. Nhưng điều gì xảy ra trong suốt giấc ngủ? – đó là câu hỏi. Lúc này, muốn thâm nhập nó, bạn phải thực hiện chuyến hành trình cùng người nói, không phải bạn ở đằng đó và người nói ở đây đang kể cho bạn về giấc ngủ; chúng ta phải chuyển động cùng nhau. Điều gì xảy ra suốt ban ngày khi bạn thức giấc? Bạn có một ngàn suy nghĩ, một ngàn trải nghiệm, một ngàn phản ứng, và nhiều, nhiều bầm dập. Có vô-trật tự trong sống của bạn suốt ban ngày. Và khi bạn đi ngủ, cái trí, bộ não, cố gắng rà soát lại việc gì đã xảy ra suốt ban ngày. Bạn nhận thấy nó? Tại sao? Bởi vì nó muốn tạo ra trật tự. Nó nói, ‘Tôi đã làm việc này’, ‘Tôi ước tôi đã không làm nó’, ‘Nó đã không nên như thế’, và vân vân. Nó cố gắng tạo ra trật tự trong những sự việc đã gây ra vô trật tự suốt ban ngày. Đó là lý do tại sao chúng ta rà soát lại việc gì đã xảy ra. Bây giờ, khi bạn đi ngủ, bộ não đòi hỏi trật tự, đòi hỏi an toàn; ngược lại nó không thể vận hành đúng cách. Vì vậy nó cố gắng tạo ra trật tự trong những giấc mộng – những giấc mộng kinh hãi, xấu xa hay rất đẹp đẽ – mà là những hàm ý của những sự việc bạn đã không hiểu rõ; chúng đã diễn giải thành những giấc mộng. Vậy là suốt giấc ngủ những hoạt động của bộ não tiếp tục. Bởi vì, suốt ban ngày, bộ não luôn luôn vận hành trong vô trật tự, mâu thuẫn, đối nghịch và nỗ lực, suốt giấc ngủ nó cố gắng sắp xếp trật tự nào đó, và trật tự đó có lẽ mang hình thức của một giấc mộng.

Vì vậy nếu bạn rất trật tự, không kỷ luật nhưng trật tự, đang sống, đang nhìn ngắm những phản ứng của bạn, đang quan sát mọi suy nghĩ, đang nhận biết suốt ngày về những suy nghĩ của bạn, về cây cối, về thú vật, đường xá, bẩn thỉu, bụi bặm, vô trật tự trong căn phòng của bạn, vô trật tự trong sự liên hệ của bạn – nếu bạn nhìn ngắm vô trật tự, từ vô trật tự đó trật tự hiện diện, mà không là một bản thiết kế. Bởi vì bạn đã hiểu rõ vô trật tự, từ vô trật tự đó trật tự hiện diện. Vậy thì, khi bạn ngủ, một sự việc hoàn toàn khác hẳn xảy ra. Vậy thì giấc ngủ của bạn là trọn vẹn, không có một giấc mộng nào cả. Bạn đã chưa bao giờ hỏi, ‘Tại sao tôi phải nằm mơ?’ Bạn luôn luôn nói, ‘Tôi đã nằm mơ, chúng cần giải thích.’ Nhưng bạn không bao giờ hỏi, ‘Tại sao tôi phải nằm mơ?’ Chúng ta nói rằng nếu bạn nằm mơ, chính là cái trí vô trật tự mới nằm mơ bởi vì suốt ngày bạn đã không sống cùng sự ân cần, sự chú ý lạ thường, đang nhìn ngắm, đang học hành, đang chuyển động. Khi suốt ban ngày có trật tự, vậy thì suốt giấc ngủ không những cái trí và bộ não tự làm trong sáng chính chúng, tự làm mới mẻ chính chúng, nhưng còn cả cái gì đó xảy ra, cái gì đó hoàn toàn khác hẳn. Và đó là bộ phận của thiền định.

Người hỏi: (Không nghe rõ)

Krishnamurti: Thưa bạn, bạn lắng nghe chứ? Bạn bận tâm bởi những câu hỏi của bạn, và vì vậy bạn không đang lắng nghe câu trả lời về những giấc mơ. Nếu bạn lắng nghe câu hỏi đó mà người nói đã thâm nhập, bạn sẽ trả lời câu hỏi của bạn. Vậy thì không cần tìm kiếm Thượng đế gì cả. Nếu bạn tìm kiếm Thượng đế, bạn sẽ tìm được ảo ảnh của Thượng đế. Bạn sẽ không tìm được sự thật, bạn sẽ tìm được ảo tưởng của sự thật bởi vì cái gì bạn tìm kiếm bạn chiếu rọi. Đó là điều gì bạn muốn tìm ra, và điều gì bạn sẽ tìm được là điều gì bạn mong muốn. Ngược lại để làm trống không mọi thứ đã được biết là thiền định – không phải cái sự việc thoái hóa của luyện tập, nhưng tìm ra, thâm nhập vào nghi vấn của làm trống không cái trí, bộ não, khỏi quá khứ. Vậy thì bạn sẽ biết sự thật là gì.

Ngày 9 tháng giêng năm 1970




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 11294)
Tập sách này là một sự tập hợp các bài biên khảo đã được đăng trong các tạp chí Phật giáo. Các bài : Triết lý quanh đèn, Triết lý chiếc nôi, Cái nhìn, Những vấn đề sáng tạo, . . .
09/04/2013(Xem: 7372)
Có thể nói đây là những bức ký họa chân dung các tôn giáo lớn trong đời sống nhân loại. Nó đã lột tả được cái thần, cái cốt lõi của các tôn giáo -- một vấn đề vô cùng khó khăn, phức tạp và tinh tế.
09/04/2013(Xem: 6851)
Con người là gì? Ðó là câu hỏi không đơn giản mà bao đời nay các nhà triết học và khoa học khác nhau ra công tìm lời giải đáp và đã gây ra không ít sự tranh cãi vì bất đồng quan điểm.
09/04/2013(Xem: 5826)
Hàng nghìn năm trước, các ẩn sĩ tu tập theo nhũng trường phái khác nhau đã xem việc sống tách biệt với môi trường bên ngoài như là một phương cách để rèn luyện tâm thức nhằm đạt được sự hiểu biết sâu xa hơn về thế giới xung quanh.
09/04/2013(Xem: 5472)
Nấc thang cuộc đời là một tác phẩm của hòa thượng tinh Vân. Ngài là một bậc danh tăng của thế kỷ 20. Ngài đã thành tựu nhiều việc lớn lao và đã giáo hóa được nhiều người thuộc các tầng lớp xã hội trải qua nhiều thế hệ.
09/04/2013(Xem: 5186)
Tác phẩm này được phát hành lần thứ nhất vào năm 1983 để kỷ niệm lần thứ 21 Ngày Lễ Thành Lập Hội Truyền Giáo Ðạo Phật. Hội đã thu thập và phổ biến một số bài vở được viết bằng một lối văn bình dị và khúc triết nói lên nhiều khía cạnh khác nhau của Phật Giáo.
09/04/2013(Xem: 5757)
(Pháp Thoại TT Thích Thái Hòa giảng cho hơn 300 trại sinh ngành nữ GĐPT Thừa Thiên, nhân ngày Hạnh 19/6/Giáp Thân, tức ngày 04/8/2004, tại Thiền Đường Trăng Rằm, Chùa Từ Hiếu Huế, do đệ tử Nhuận Hạnh Châu và Mãn Tuệ kính phiên tả).
09/04/2013(Xem: 11433)
Đạo Phật chú trọng ở điểm: thấy - nghe - suy nghĩ và hành trì. Thấy có chính xác mới hiểu đúng không lệch lạc, thiên kiến. Nghe có đúng thật mới không truyền đạt sai sự thật. Suy nghĩ có chín chắn có cân nhắc kỹ càng, phát ngôn mới đúng.
09/04/2013(Xem: 5201)
Chúng ta đang chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin, từ nền văn minh vật chất sang nền văn minh tri thức. Sự chuyển đổi ấy sẽ làm thay đổi căn bản mối quan hệ tăng-tục từ gốc rễ, và điều đó thách thức Tăng già phải đi tìm giải pháp khả thi để gìn giữ sự hài hòa của giáo pháp.
09/04/2013(Xem: 5204)
Chúng ta chỉ có một địa cầu. Người Phật tử và những người có lương tri trên hành tinh này đều giống nhau, đều khát vọng an bình toàn cầu, như cọng cỏ khát ánh mặt trời, như cá khát dòng sông êm dịu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]