Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chấp Nhận Sự Thay Đổi

19/02/201114:57(Xem: 8114)
Chấp Nhận Sự Thay Đổi

HẠNH PHÚC KHẮP QUANH TA
Nguyên Minh

HẠNH PHÚC VÀ KHỔ ĐAU

CHẤP NHẬN SỰ THAY ĐỔI

Như đã nói, một trong những tính chất cơ bản của cuộc sống này là liên tục thay đổi và không thường tồn. Phật giáo đã chỉ rõ và gọi tên tính chất này là vô thường.

Mặc dù đây là một nguyên tắc tất yếu không thể thay đổi của đời sống quanh ta, nhưng chúng ta lại rất thường có khuynh hướng không hài lòng, không chấp nhận những thay đổi của đời sống. Chúng ta mong muốn hoặc thậm chí làm bất cứ điều gì có thể để chống lại sự thay đổi.

Chúng ta thường nghe kể lại về những ước muốn ngông cuồng của các vị hoàng đế Trung Hoa như Đường Minh Hoàng, Tần Thủy Hoàng... trong việc đi tìm một đời sống trường sinh bất lão. Nhưng thật ra thì mỗi người trong chúng ta vẫn thường có khuynh hướng ước muốn ngông cuồng như thế, chỉ có điều là ta không có điều kiện để bộc lộ ra như họ mà thôi. Thật không may là cái khuynh hướng phổ biến ở nhiều người này lại không ích lợi gì cho chúng ta, mà chỉ có tác dụng tạo thêm những khổ đau chồng chất trong cuộc sống vốn đã quá nhiều đau khổ.

Hiểu được về những thay đổi vốn là tự nhiên trong cuộc sống và chấp nhận chúng, ta sẽ loại trừ được rất nhiều sự lo lắng cũng như những nỗi khổ tâm không cần thiết. Trong thực tế, có rất nhiều hành vi ứng xử sai lầm xuất phát từ việc không hiểu đúng được những thay đổi tất nhiên trong cuộc sống.

Không chỉ mọi sự vật quanh ta thay đổi, mà chính bản thân ta cũng liên tục thay đổi. Từ khi ta sinh ra cho đến lúc chết đi là một chuỗi dài những thay đổi không ngừng. Nếu ta không hiểu và chấp nhận điều này, ta sẽ phải trải qua những tâm trạng âu lo hoặc buồn khổ không đáng có.

Hãy quan sát một em bé. Khi mới sinh ra, em luôn đòi hỏi được bồng bế trên tay, được ôm ấp trong lòng mẹ. Nhưng cùng với thời gian, khi lớn lên đến độ tuổi biết đi, biết chạy, em sẽ không thích được bồng bế nữa, mà muốn được tự do chạy nhảy, chơi đùa cùng những em bé khác. Khi đến độ tuổi dậy thì, em lại thích có những lúc được sống cách biệt ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ để có thể tự khẳng định và hình thành nhân cách riêng của mình. Những thay đổi tâm lý này là có thật và đã được ghi nhận qua những cuộc nghiên cứu khoa học. Nhưng nếu ta không hiểu được, ta sẽ phải lo lắng hoặc buồn khổ mỗi khi những thay đổi như thế xảy ra. Hoặc ta sẽ tìm mọi cách để chống lại. Và trong thực tế rất nhiều bậc cha mẹ đã làm như thế với con mình. Chẳng hạn, vì lo lắng cho con mà nhiều người hạn chế việc cho phép trẻ được tách rời khỏi gia đình để giao tiếp với bạn bè ngoài xã hội. Họ không biết rằng đây là điều cần thiết để trẻ có thể học hỏi và trưởng thành. Một số người lại lo lắng khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu thay đổi tâm lý vào tuổi dậy thì. Nếu hiểu được đó là một tiến trình hoàn toàn tự nhiên, tất nhiên họ sẽ không còn lo lắng nữa.

Hiểu và chấp nhận tính chất vô thường của mọi sự việc cũng giúp ta có một cách nhìn nhận khách quan và đúng thật hơn với những gì diễn ra trong đời sống. Chúng ta hiểu được tính chất tạm bợ của mọi vấn đề và không cần thiết phải quan trọng hóa chúng đến mức quá đáng. Ngay cả những đau khổ của chúng ta cũng thay đổi theo thời gian, và vì thế không cần thiết phải quá lo lắng khi đối mặt với bất cứ nỗi đau khổ nào.

Hiểu được tính chất vô thường của mọi sự việc, ta dễ dàng buông bỏ những gì không hay đã xảy ra trong quá khứ. Chính đây là một trong những nguyên nhân quan trọng đã làm khổ chúng ta trong đời sống. Nếu có thể buông bỏ được những điều không hay đã xảy ra trong quá khứ, chúng ta sẽ cảm thấy thanh thản hơn nhiều và do đó mà có thể sống một cuộc sống hạnh phúc hơn.

Những quan hệ tình cảm của chúng ta cũng không đi ngoài quy luật thay đổi theo thời gian. Tình cảm giữa một cặp vợ chồng mới cưới không thể giống với hai mươi năm sau ngày cưới. Có thể là họ vẫn yêu thương nhau, nhưng sự thay đổi là tất yếu, nên mỗi người không thể cảm thấy tình cảm của người kia “giống hệt” như trước đây. Một số người không hiểu được điều này, và họ đau khổ vì cho rằng sự thay đổi là dấu hiệu xấu đi. Điều đó chưa hẳn đã đúng, bởi sự thay đổi là tất nhiên, nhưng quan hệ tình cảm có xấu đi hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Mức độ nồng nhiệt trong việc biểu lộ tình cảm giữa hai người tất yếu phải thay đổi, nhưng điều đó không có nghĩa là quan hệ giữa họ không còn tốt đẹp nữa.

Chúng ta cũng không thể đòi hỏi một người bạn luôn đối xử với ta theo một cung cách nhất định. Bản thân anh ta cũng là một đối tượng của sự thay đổi. Và có quá nhiều những yếu tố xoay quanh quan hệ giữa hai người cũng liên tục thay đổi, điều đó tất yếu phải tác động tạo ra một thay đổi tương ứng nơi anh ta. Hiểu được điều này, ta dễ dàng cảm thông và không đánh giá sai lệch mức độ tình cảm trong quan hệ.

Hiểu và chấp nhận những đổi thay trong cuộc sống quanh ta là một thái độ tích cực có thể giúp thay đổi hoàn toàn nhận thức về đời sống. Ta sẽ hiểu ra một điều là, mặc dù cuộc sống đầy dẫy những khổ đau, nhưng rất nhiều trong số những khổ đau ấy do chính chúng ta tự chuốc lấy bằng những nhận thức sai lệch của chính mình.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/07/2011(Xem: 6878)
Điều gì cần thiết là một cái trí không bị hành hạ, một cái trí rất rõ ràng. Và một cái trí như thế không thể hiện diện được nếu nó có bất kỳ loại thành kiến nào.
18/07/2011(Xem: 7138)
Để có thể lắng nghe thực sự, người ta nên buông bỏ hay gạt đi tất cả những thành kiến, những định kiến và những hoạt động hàng ngày.
17/07/2011(Xem: 5986)
Tôi có thể hiểu tâm thức và hành động của tôi có thể ảnh hưởng đến nhân duyên của tôi như thế nào. Chúng cũng có thể tác động đến những điều kiện của thế giới như đói kém, nghèo khó, và những khổ đau to lớn khác của con người ở khắp mọi nơi hay không? Như thế nào? Khởi đầu phải đến từ những cá nhân. Ngoại trừ mỗi cá nhân phát triển một ý thức trách nhiệm, bằng không cả cộng đồng không thể chuyển dịch. Vì thế, thật rất cần thiết là chúng ta không nên cảm nhận rằng nổ lực của cá nhân là vô nghĩa.
16/07/2011(Xem: 7867)
Lúc này chúng ta hãy quan sát điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới; có bạo lực thuộc mọi loại; không chỉ phía bên ngoài mà còn cả trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta.
15/07/2011(Xem: 8411)
Một cái trí chuyên biệt hóa không bao giờ là một cái trí sáng tạo. Cái trí mà đã tích lũy, mà đã đắm chìm trong hiểu biết, không thể học hành.
15/07/2011(Xem: 7005)
Khi năng lượng không bị hao tán qua sự tẩu thoát, vậy thì năng lượng đó trở thành ngọn lửa của đam mê. Từ bi có nghĩa đam mê cho tất cả. Từ bi là đam mê cho tất cả.
13/07/2011(Xem: 6624)
Có một khác biệt giữa không gian bên ngoài, mà vô giới hạn, và không gian bên trong chúng ta hay không? Hay không có không gian bên trong chúng ta gì cả và chúng ta chỉ biết không gian bên ngoài mà thôi?
12/07/2011(Xem: 6594)
Chúng ta là kết quả của những hành động và những phản ứng của mỗi người; văn minh này là một kết quả tập thể. Không quốc gia hay con người nào tách rời khỏi một người khác...
07/07/2011(Xem: 4240)
Chủ đề tối nay là quan điểm của Phật giáo đối với vấn đề đạo đức tình dục. Phổ thông mà nói, trong Phật giáo, chúng tôi luôn luôn cố gắng để đi theo con đường trung đạo, và vì thế sự quan tâm đến tình dục, chúng tôi muốn tránh hai cực đoan. Một cực đoan là thể hiện quá nghiêm khắc và khốc liệt. Quan điểm này nhìn tình dục như điều gì ô uế và, một cách căn bản là, xấu xa. Nhưng, rồi thì, chúng tôi cũng muốn tránh một cực đoan khác, đấy là thái độ đối với tình dục là bất cứ điều gì cũng tốt, cũng okay: “Cứ biểu lộ cá tính của bạn.”... Sự lèo lái của sinh lý học, mặc dù là một phần của điều mà phương Tây chúng ta gọi là “tự nhiên,” từ quan điểm Phật giáo, chính là một phần cơ cấu của luân hồi sinh tử.
29/06/2011(Xem: 6862)
Chắc chắn, giáo dục không có ý nghĩa gì cả nếu nó không giúp bạn hiểu rõ sự rộng lớn vô hạn của cuộc sống với tất cả những tinh tế của nó, với vẻ đẹp lạ thường của nó, những đau khổ và hân hoan của nó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]