Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Thẳng mực tàu, đau lòng gỗ

19/02/201106:49(Xem: 11340)
10. Thẳng mực tàu, đau lòng gỗ

NHỮNG TÂM TÌNH CÔ ĐƠN
Nguyên Minh

Thẳng mực tàu, đau lòng gỗ

Mỗi khi có dịp, tôi thường rất thích được xem những người thợ mộc làm việc. Công việc của họ vừa có tính chất kiên trì, thận trọng, vừa mang tính mẫu mực, khuôn thước. Để tạo ra một món đồ, họ không bao giờ dựa vào sự ngắm nghía, ước tính chủ quan của mình, mà luôn tuân theo những khuôn mẫu khách quan.

Chẳng hạn, khi muốn có một thanh gỗ thẳng, họ dùng dây mực để tạo ra những đường thẳng ở vị trí cần thiết trên cây gỗ, sau đó căn cứ vào những đường mực ấy mà bào chuốt, đẽo gọt để tạo thành một thanh gỗ thẳng. Quan sát công việc này của họ thật hết sức thú vị, khi nhìn thấy những chỗ cong trên cây gỗ cứ từng chút từng chút bị mất dần đi, và cuối cùng trở thành một thanh gỗ thẳng băng, hoàn toàn khác hẳn với hình dạng ban đầu của nó.

Hết thảy những cây gỗ khi đưa vào sử dụng đều ít nhiều có những độ cong nhất định. Nhờ vào sự bào chuốt, đẽo gọt theo đường mực mà chúng mới có thể trở thành ngay thẳng, hữu dụng. Tục ngữ có câu: “Thẳng mực tàu, đau lòng gỗ”, nhưng chính nhờ có những chỗ “đau lòng” ấy mà giá trị của thanh gỗ mới được nâng lên, mới có thể được dùng vào những công việc hữu ích, tốt đẹp.

Mỗi chúng ta đều mang trong mình ít nhiều những thói hư, tật xấu, những chỗ cong vạy... Để trở thành người tốt, chúng ta không thể dựa vào những cảm nhận chủ quan của bản thân mình, mà cũng cần có những “đường mực” thẳng để noi theo trong việc “bào chuốt, đẽo gọt” bản thân.

Nhờ vào kinh nghiệm để lại của những người đi trước, quanh ta luôn sẵn có những “đường mực” rất thẳng để ta noi theo. Vấn đề là chúng ta có biết nhận ra tầm quan trọng của những “đường mực” ấy để cố gắng noi theo hay không mà thôi.

Từ khi chúng ta bắt đầu khôn lớn trong môi trường gia đình, ông bà, cha mẹ, anh chị... đã dạy cho ta rất nhiều điều nên làm và không nên làm. Những “đường mực thẳng” này thường giúp ta bước đầu hình thành nhân cách sau này của mình. Nếu đứa trẻ nào biết chấp nhận những chỗ “đau lòng gỗ” để vâng theo đúng những lời khuyên dạy này, nó sẽ sớm trở thành một đứa trẻ ngoan hiền, dễ mến. Ngược lại, nếu đứa trẻ nào luôn ngỗ nghịch, đi ngược lại những lời khuyên dạy ấy, thì nguy cơ trở thành một người xấu trong tương lai là có thể thấy được. Những gia đình nào có sự dạy dỗ con cái một cách nghiêm túc và đúng đắn theo những chuẩn mực đạo đức của gia đình mình - thường gọi là gia phong - sẽ có khả năng đào tạo và đóng góp cho xã hội những con người mẫu mực, đạo đức.

Trong môi trường xã hội, bất cứ nơi đâu cũng đều có những “đường mực thẳng”, những khuôn thước để mọi người tuân theo. Bước vào một cơ quan, công sở, mọi người đều phải tuân thủ nội quy; tham gia một tổ chức, đoàn thể, mọi người đều phải tuân thủ điều lệ... Nói rộng ra trong phạm vi của toàn xã hội là những quy định pháp luật, đảm bảo cho tất cả mọi người đều được bảo vệ những quyền lợi cơ bản nhất, cũng như phải sống theo những chuẩn mực nhất định nào đó mà xã hội chấp nhận...

Đó chỉ là lược nêu những điểm tiêu biểu nhất, nếu kể chi tiết ra thì còn rất nhiều khuôn thước, chuẩn mực mà mỗi người phải tuân theo. Từ những quy định cụ thể về hành vi, lời nói, cho đến những chuẩn mực về tinh thần, đạo đức. Tất cả những khuôn thước, chuẩn mực ấy luôn giúp ta loại bỏ được những “chỗ cong” để tự mình trở thành những “thanh gỗ thẳng”. Mặc dù vậy, trong thực tế là chúng ta đôi khi rất ngại chuyện “đau lòng gỗ”, và vì thế mà thường tránh né, không tuân thủ một cách nghiêm ngặt những “đường mực thẳng” rất quý giá kia!

Khi so sánh theo cách này, chúng ta mới có thể thấy được giá trị tích cực của việc khép mình vào khuôn thước, chuẩn mực. Bởi vì không ai trong chúng ta có thể tự xem mình là hoàn thiện. Mỗi chúng ta đều có những khuyết điểm, những tính xấu nhất định, nên việc khép mình tuân theo những khuôn thước, chuẩn mực luôn là cách tốt nhất để tu dưỡng bản thân, hoàn thiện chính mình. Điều này cũng tương tự như người thợ mộc biết noi theo những đường mực thẳng để bào chuốt, đẽo gọt, biến một cây gỗ cong trở thành một thanh gỗ thẳng!

Trong mỗi một hoàn cảnh, môi trường sống khác nhau, chúng ta đều có những khuôn thước quanh mình để tuân theo, và điều này luôn là điểm chung giữa bản thân ta với những người sống trong cùng một môi trường, hoàn cảnh đó. Một người lính phải tuân theo những kỷ luật trong quân đội, và điều này là điểm chung giữa anh ta với tất cả những người lính khác. Một vị tỳ-kheo phải trọn đời vâng giữ theo giới luật mà đức Phật đã chế định, và điều này là điểm chung giữa vị này với tất cả những vị tỳ-kheo khác. Tương tự, khi chúng ta sống chung với những người khác trong một môi trường, hoàn cảnh nào đó, chúng ta phải cùng với mọi người quanh ta tuân thủ theo những quy định, những khuôn thước mà tập thể ấy đã đặt ra, như lời người xưa vẫn thường nói: “Nhập gia tùy tục.”

Chính việc cùng nhau tuân thủ những quy định chung trong một tập thể là điều kiện trước hết để tạo ra sự hòa hợp và gắn bó của tập thể đó. Ai đã từng sống trong quân đội đều biết rõ rằng “kỷ luật là sức mạnh của quân đội.” Bất cứ đội quân nào, dù có quân số hùng mạnh đến đâu, được trang bị vũ khí hiện đại đến đâu, mà thiếu đi tính kỷ luật thì chắc chắn sẽ không bao giờ phát huy được sức mạnh. Hơn thế nữa, khả năng thất bại và tan rã của một đội quân như thế chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi.

Không chỉ là quân đội, mà đối với bất cứ tập thể nào cũng vậy. Đối với một công ty kinh doanh, nếu tất cả nhân viên đều tuân thủ một cách nghiêm túc mọi quy định chung, công ty ấy nhất định sẽ nhanh chóng gặt hái được thành công. Đối với một lớp học, nếu tất cả học sinh đều học tập nghiêm túc theo hướng dẫn của thầy cô giáo, đều chấp hành tốt mọi quy định của nhà trường và nội quy lớp học, chắc chắn thành tích học tập của lớp học ấy sẽ nhanh chóng được cải thiện. Đối với một gia đình, nếu mọi thành viên đều biết tôn trọng và sống theo đúng với nền nếp gia phong, gia đình ấy chắc chắn sẽ ngập tràn hạnh phúc...

Khi sáng lập Tăng đoàn, đức Phật đã chỉ dạy sáu pháp hòa kính để giúp mọi người cùng sống chung hòa hợp trong Tăng đoàn. Trong sáu pháp hòa kính đó, pháp thứ tư khuyến khích tất cả mọi người vâng giữ theo giới luật để cùng nhau tu tập, xem giới luật là khuôn thước, chuẩn mực chung để mọi người cùng noi theo. Chính sự chỉ dạy này của đức Phật đã giúp cho Tăng đoàn trong nhiều thế kỷ qua luôn duy trì được sự hòa hợp, gắn bó.

Đối với những người chưa xuất gia, việc vận dụng lời khuyên “giới hòa đồng tu” chính là biết cùng với mọi người quanh mình vâng giữ theo những khuôn thước, chuẩn mực của môi trường, hoàn cảnh mà mình đang sống, cùng nhau tạo ra sự hòa hợp, gắn bó trong gia đình cũng như trong cả cộng đồng xã hội. Để làm được điều đó, mỗi người phải nghiêm khắc với chính mình, luôn tôn trọng những quy định của tập thể cũng như biết tự khép mình vào khuôn thước, không ngại cả những khi phải “thẳng mực tàu, đau lòng gỗ”!


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/09/2011(Xem: 3616)
Ngày nay nhân loại đang đứng trước vấn đề khủng hoảng môi sinh. Khủng hoảng môi sinh là sự ô nhiễm môi sinh do các phóng xạ, sự phân bạch, bụi bạch của thiên nhiên, nạn khai thác rừng, cháy rừng, giao thông vận tải quá tải, sự thiêu đốt, sự khai thác các nguồn năng lượng vô tội vạ, phục vụ cho nhu cầu phát triển công nghiệp nhẹ và nặng trong một nền kinh tế thị trường đầy lợi nhuận luôn biến động.
16/08/2011(Xem: 9130)
Khi Trung Cộng xâm lăng Tây Tạng năm 1950, người ta hứa hẹn đem hiện đại đến một vương quốc phong kiến cô lập. Thay vì thế, nó đã đến một sự cai trị đè nén tôn giáo và văn hóa đã làm cho chính phủ Tây Tạng đi đến lưu vong, kể cả lĩnh tụ tối cao giáo quyền và thế quyền của Tây Tạng. Được khám phá như hóa thân của tu sĩ cao cấpTây Tạng thứ 14 vào lúc hai tuổi và đăng quang lúc bốn tuổi, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đào thoát đến Ấn Độ năm 1959 và chưa bao giờ trở lại. Sau bốn mươi lăm năm cố gắng bảo tồn một quốc gia không lĩnh thổ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đang phải vật lộn với tương lai của Tây Tạng trong một cung cách thực tiển rất ngạc nhiên, một cách mà có thể có ngu ycơ khiến đồng bào của Ngài sự ủng hộ của quốc tế, và ngay cả gia đình của Ngài xa lánh.
15/08/2011(Xem: 3890)
Đức Phật là người chinh phục vĩ đại nhất. Ngài chinh phục thế giới bằng vũ khí của tình thương và chân lý
11/08/2011(Xem: 6173)
Tôi thích nhìn ngắm những sự việc như chúng là và đối diện những sự kiện; thuộc cá nhân tôi không có cảm tính của bất kỳ loại nào, tôi xóa sạch tất cả điều đó.
05/08/2011(Xem: 7627)
Mặt trời đang chiếu sáng trên chùa Tsuglakhang, trên đồi núi của Hy mã lạp sơn Ấn Độ, hàng trăm người Tây Tạng đang tập trung trong sân cho buổi lễ hội. Khi những thầy tu xới cơm trắng và rau cải hầm ra, những tiếng kèn và chập chỏa vang lên. Những lễ lược như vậy là thông thường ở đây - tu sĩ thường cung cấp thức ăn cho những dân làng địa phương như một hành động phục vụ để tích tập phước đức- nhưng không khí lễ hội dường như thu hút được tình cảm của vị hiền nhân sống bên cạnh ngôi chùa.
03/08/2011(Xem: 8140)
Thưa các vị Thanh thiếu niên: Mấy hôm trước một cơn mưa to ập đến, con đê vừa mới đắp để ngăn chặn dòng suối ở phía Tây đã sạt lỡ rất nguy hiểm, các vị pháp sư trong học viện đích thân dẫn đại chúng đến đó để sửa sang lại. Việc công quả trong Phật giáo cũng là một pháp tu, cũng là một thời khóa, tham gia công việc khiến cho chúng ta có thể hiểu rõ sự thánh thiện của việc làm, sự vĩ đại của việc phục vụ, từ công việc chúng ta có thể nhận thức được mình là người hữu dụng.
01/08/2011(Xem: 3933)
Khi chúng ta nhìn vào những kinh luận truyền thống của Đạo Phật dường như có rất ít liên hệ trực tiếp với những gì ngày nay gọi là khái niệm môi trường hay sinh thái học. Khi chúng ta thể nhập một cách thông minh vào thế giới mà Đức Phật đã sống và hành đạo, lý do của điều này sẽ trở nên rõ ràng hơn. Khung cảnh nổi bật lên là một nền văn hóa sống trong sự hòa hiệp vô cùng sâu xa với môi trường, nếu đôi khi phải nói là trong sự thông cảm của lối sống Phật Giáo, và một cuộc “Vận Động Môi Trường” đơn giản là không cần đến.
27/07/2011(Xem: 7128)
Dallas, Texas, USA,10 tháng Năm, 2011 - Đức Thánh Thiện đã bắt đầu vào hôm nay với cuộc gặp gở với cựu Điều hợp viên Đặc biệt của Hoa Kỳ cho những vấn đề của Tây Tạng, bà Paula Dobriansky. Sau đấy, ngài đã đi đến tư gia của Nguyên Tổng thống George W. Bush và phu nhân để gặp gở họ. Đức Thánh Thiện đã ở đấy khoảng một giờ đồng hồ. Tổng thống Bush đã nói rằng ông vinh hạnh được đón tiếp Đức Thánh Thiện.
20/07/2011(Xem: 6422)
Từ khi ngài tuyên bố từ bỏ trách nhiệm của một vị nguyên thủ chính quyền lưu vong Tây Tạng, đời sống của ngài đã thay đổi thế nào? Không có thay đổi gì nhiều, bởi vì trong thập niên vừa qua, từ năm 2001, chúng tôi đã có đội ngũ lĩnh đạo qua bầu cử. Tôi sẽ diễn tả vị trí của tôi là giống như vậy từ lúc ấy. Do vậy, những quyết định chính yếu là trong tay của những người dân cử.
19/07/2011(Xem: 5126)
Hiện nay câu hỏi này là một quan tâm chính đối với mọi người, bởi vì khoa học và công nghệ hiện đại đã phơi bày rõ ràng những khả năng xảy ra sự hủy diệt to tát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]