Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Xây dựng cộng đồng

18/02/201111:50(Xem: 6387)
12. Xây dựng cộng đồng

THẮP NGỌN ĐUỐC HỒNG
Tác giả: Nguyên Minh
NXB: Tổng hợp TP Hồ Chí Minh
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 216 trang

Xây dựng cộng đồng

Chúng ta không thể có được hạnh phúc cá nhân khi cộng đồng quanh ta chưa có được sự yên vui, êm ấm. Đây là một sự thật mà chúng ta rất thường không quan tâm đúng mức, hoặc thậm chí có đôi khi chưa từng nghĩ đến. Cho dù vậy, sự thật này vẫn luôn tồn tại.

Hạnh phúc càng lớn lao thì càng có liên quan đến nhiều người khác. Khi chúng ta theo đuổi một lý tưởng, hoài bão lớn, hạnh phúc của chúng ta có thể liên quan đến cả dân tộc, cả nhân loại... Nhưng cho dù ở những mức độ rất nhỏ nhoi, khiêm tốn, chúng ta cũng không bao giờ có thể xây dựng hạnh phúc cá nhân một cách đơn độc mà không liên quan đến cộng đồng quanh ta. Cộng đồng ấy có thể là vài ba người bạn sống chung phòng, là gia đình với vợ chồng con cái hoặc bao gồm cả ông bà, cha mẹ, cho đến rộng hơn nữa là thân tộc, họ hàng, xóm làng, khu phố...

Bạn làm sao có thể có được niềm vui thực sự trong cuộc sống khi những người chung quanh bạn còn có những khó khăn khổ nhọc chưa thể vượt qua, nhất là khi họ cần đến sự chia sẻ hay giúp đỡ của bạn? Bạn làm sao có thể có được niềm vui thực sự trong cuộc sống khi chưa thiết lập được mối quan hệ cảm thông và hài hòa với những người đang sống chung với bạn? Cho dù chúng ta có hiểu được những điều này hay không, chúng ta vẫn có thể trực nhận được một cách dễ dàng bằng vào những gì đã tự mình trải qua trong cuộc sống.

Bạn thử nhớ lại xem và có thể sẽ có ngay những trường hợp cụ thể để minh họa cho vấn đề. Một “không khí nặng nề” trong gia đình làm tiêu tan hết niềm vui bạn có được sau một buổi đi chơi. Một khuôn mặt “sầu khổ” của người bạn sống chung phòng làm bạn có cảm giác như chưa từng biết được thế nào là hạnh phúc trong cuộc đời này... Tất cả những điều đó chúng ta thường xuyên gặp phải trong cuộc sống, nhưng đôi khi chúng ta không đối diện để phân tích thật sâu mối tương quan giữa chúng với hạnh phúc cá nhân của mình, và vì thế mà chúng ta cũng không biết được một phương cách hóa giải thích hợp.

Bạn có thể sẽ đặt ra câu hỏi: Liệu những vấn đề của “người khác” thì có liên quan gì đến tôi? Làm sao tôi lại phải chịu trách nhiệm về những khó khăn hay buồn khổ của ai đó?

Vâng, bạn đã có lý, nhưng chỉ một phần thôi. Bởi vì bạn không thể sống trong một môi trường không có người chung quanh. Như một con cá bao giờ cũng phải bơi lội trong nước, chúng ta bao giờ cũng phải gắn bó với cộng đồng chung quanh. Ngay cả khi có những lúc nào đó bạn muốn được yên tĩnh “một mình”, thì hãy phân tích thật kỹ nội tâm của mình, bạn sẽ thấy là bạn không hề được sống “một mình” bao giờ cả. Mọi tư tưởng, tình cảm của bạn đều phải hướng về ai đó, một hoặc nhiều người, cho đến có thể là cả những người bạn chưa từng quen biết.

Vì thế, cộng đồng chung quanh luôn có ảnh hưởng đến bạn, và bạn phải phụ thuộc vào đó như một quy luật tất yếu. Như con cá phải phụ thuộc vào môi trường nước bao quanh nó. Khi nước bị ô nhiễm, cá có thể mắc bệnh và thậm chí có thể phải chết đi. Khi cộng đồng chung quanh bạn bị ô nhiễm theo nhiều nghĩa khác nhau, bạn cũng không thể sống một cách thoải mái và yên vui trong đó.

Hiểu như vậy, chắc chắn là bạn sẽ muốn có được một cộng đồng tốt đẹp để sống chung. Nhưng thật không may là bạn không có quyền chọn lựa một số cộng đồng chung quanh bạn. Chẳng hạn, bạn không có quyền chọn lựa gia đình mà mình sinh ra, bạn cũng không thể lựa chọn xóm làng, dân tộc, quốc gia... Điều duy nhất bạn làm được chỉ có thể là xây dựng cộng đồng quanh mình cho tốt đẹp hơn mà thôi. Bởi vì bạn không thể tránh né, thay đổi hay từ chối một cộng đồng mà mình đã sinh ra trong đó!

Và bởi vì việc xây dựng cộng đồng cho tốt đẹp hơn là điều tích cực duy nhất mà bạn có thể làm, cho nên đó phải là phần trách nhiệm, là chọn lựa khôn ngoan nhất của bạn. Nếu bạn không bắt tay vào việc ấy thì sẽ không có ai làm thay phần việc ấy cho bạn.

Có thể bạn sẽ lý luận rằng, những người khác cũng phải có trách nhiệm như vậy chứ? Vâng, đúng là như vậy. Nhưng sự khởi đầu bao giờ cũng chỉ có thể là về phía bạn, bởi đơn giản là vì bạn không thể quyết định những gì người khác làm, mà chỉ có thể quyết định những gì bản thân bạn sẽ làm.

Và hơn thế nữa, cộng đồng quanh bạn có thể là còn lâu mới có thể tốt đẹp như bạn mong muốn, nhưng chỉ cần bạn hiểu được và có ý thức xây dựng cộng đồng, ngay lập tức bạn sẽ nhìn thấy tất cả bắt đầu tốt đẹp hơn. Bởi vì bạn sẽ không còn thấy buồn bực hay khó chịu với những gì không tốt đẹp hay khiếm khuyết trong hiện tại, mà đã tự mình nhận ra phần trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng, làm hoàn thiện những điều đó.

Khi bạn có một người chị hay càu nhàu, gắt gỏng, điều đó làm cho tất cả mọi người trong gia đình đều khó chịu. Nhưng sẽ chẳng ích gì nếu bạn cứ bực dọc và chỉ trích, phê phán mãi thói xấu ấy. Điều tích cực hơn là bạn phải tìm hiểu, phân tích những nguyên nhân sâu xa của vấn đề, xem tự mình có thể góp phần làm thay đổi được hay không. Và ngay cả khi bạn không thể làm gì để thay đổi được “cố tật” này, thì sự phân tích tìm hiểu được nguyên nhân cũng sẽ giúp bạn có sự cảm thông cần thiết để có thể chấp nhận tốt hơn điều đó.

Khi con đường đi vào xóm bạn đầy những ổ gà, bạn không thể quy trách nhiệm hoàn toàn cho người khác, mà phải thấy được bản thân mình có một phần trách nhiệm trong đó. Tất nhiên là bạn biết mình đã có bầu chọn những người đại diện, lãnh đạo trong khu phố, và họ có trách nhiệm đứng ra tổ chức việc sửa chữa con đường. Nhưng như vậy không có nghĩa là bạn không có phần trách nhiệm. Vì thế, bạn cần phải tìm hiểu vấn đề. Có thể là vì có quá nhiều công việc khác quan trọng hơn nên con đường chưa được quan tâm đến, và như vậy bạn cần góp một phần tích cực của bản thân mình vào để công việc sớm được thực hiện hơn. Với nhận thức như vậy, điều trước hết là bạn luôn giải tỏa được những sự bực dọc, quy trách vô ích, mà luôn có được sự cảm thông và cái nhìn tích cực để cải thiện vấn đề.

Khi chúng ta đọc báo và thấy đăng tải những tin tức về tội phạm ở khắp đó đây, chúng ta sẽ không quy trách vấn đề cho những người mà ta cho là có trách nhiệm, hoặc đưa ra một nhận xét vô bổ về tình trạng suy thoái đạo đức trong xã hội như nhiều người vẫn thường làm. Thay vì vậy, chúng ta cần thấy được những nguyên nhân sâu xa của vấn đề và đồng thời nhận thức rõ là mình cũng có một phần trách nhiệm trong đó, và cần phải có những đóng góp tích cực hơn để hoàn thiện xã hội. Suy cho cùng, cộng đồng này là của chúng ta, xã hội này là của chúng ta, nếu chúng ta không cùng nhau góp sức cải thiện thì ai sẽ làm điều đó?

Xây dựng cộng đồng theo ý nghĩa như trên không bao giờ là điều vượt quá tầm tay hay khả năng của bạn. Chỉ cần có được một nhận thức đúng, bạn sẽ dễ dàng biết được là nên làm những gì và phải bắt đầu từ đâu. Ngay khi bạn bắt tay vào việc, cuộc sống của bạn sẽ thay đổi theo hướng tích cực hơn, bởi vì cách nhìn nhận vấn đề của bạn đã trở nên tích cực.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 5773)
Đạo Phật có sứ mệnh đem ánh sáng của Trí Tuệ và Tình Thương đến với muôn loài chúng sanh. Ánh sáng của tinh tú, của mặt trời. mặt trăng giúp cho con người thoát khỏi cảnh tối tăm mờ mẫm ...
01/04/2013(Xem: 8019)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
01/04/2013(Xem: 3535)
Thế giới mà chúng ta đang sống luôn luôn nảy sinh những tranh chấp và bất ổn. Trong quá khứ đã từng xảy ra không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh tàn khốc, đẫm máu, làm thiệt hại vô số sinh mạng và tài sản. Hiện nay, tuy tình hình có hơi lắng dịu và hòa hoãn, nhưng chưa phải đã hoàn toàn ổn định.
29/03/2013(Xem: 3942)
Trước đây nhiều học giả Tây phương nghĩ rằng nhân quyền được quy định trong Hiến Pháp của các quốc gia và luật quốc tế của Liên Hiệp Quốc từ sau Thế Chiến II đều bắt nguồn từ truyền thống Âu Mỹ với luật Dân Quyền Anh Quốc năm 1689
20/02/2013(Xem: 5297)
Bertrand Arthur William Russell (1872-1970) là một triết gia, nhà lôgic học, nhà toán học người Anh của thế kỷ 20. Ông sinh trưởng trong một thời đại vừa có nhiều thành tựu rực rỡ từ những phát kiến khoa học kĩ thuật đi đôi với nhận thức ngày càng phong phú và vượt bậc của con người, vừa nhuốm màu đen tối thê lương từ hai cuộc đại thế chiến, bầu khí tôn giáo nặng nề, thảm trạng bất công và nghèo đói…
20/01/2013(Xem: 5726)
Hội đàm Tâm thức và Đời sống (Mind and Life) lần thứ 25 về chủ đề “Tâm thức, Bộ não và Vật chất- các đàm luận giữa tư tưởng Phật giáo và Khoa học” diễn ra tại tự viện Drepung ở Mundgod, karnataka, Ấn Độ từ ngày 17 đến 22
17/01/2013(Xem: 3587)
Khó khăn trong việc phát triển một mô hình lý thuyết cho Phật Giáo trong việc tham gia với các vấn đề xã hội đương đại bắt nguồn từ chính bản chất của Phật giáo như là một luận cứ bản thể học hướng đến sự cứu rỗi cá nhân thông qua sự chuyển đổi bên trong. Đó là luận điểm của tôi, tuy nhiên, khái niệm về lòng vị tha đó có thể trở thành cơ sở của một lý thuyết Phật giáo về sự Công bằng xã hội mà không gây nguy hiểm cho tâm điểm của Phật giáo về việc tự độ.
17/01/2013(Xem: 5251)
Trong hiện đời này, chúng ta phát tâm Bồ-đề hành Bồ-tát đạo nhằm mục tiêu xây dựng tương lai tươi sáng trong Phật pháp, hoặc xây dựng con đường đi về Tịnh độ của chư Phật, hay về Niết-bàn. Còn chúng ta xây dựng tương lai ở trần gian trong cuộc đời giả tạm này thì có sanh có diệt, chúng ta làm gì thì cuối cùng cũng hoàn không. Vì vậy, chúng ta không bận tâm đến xây dựng tương lai trong cuộc đời, mà lo xây dựng tương lai trong Phật pháp và nếu chúng ta thành công, tạo được tương lai tươi sáng trong Phật pháp thì cuộc đời này cũng sẽ tốt đẹp theo, vì chánh báo của chúng ta ở đâu thì y báo ở đó. Cho nên, lo xây dựng tương lai là xây dựng chánh báo, vì chánh báo xấu thì y báo không thể tốt đẹp.
28/12/2012(Xem: 15056)
Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầuthiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinhđiển thiền ngữ” (六十六條經典禪語),có nghĩa là “66 câu thiền ngữ trong Kinhđiển [Phật giáo]”, được phổ biếntrên internet vào khoảng năm 2004. Bản dịch tiếng Việt được phổ biến năm 2010,có tựa đề là “66 cầu làm chấn động thiền ngữ thế giới” hoặc “66 câu Phật họclàm chấn động thiền ngữ” đều không chuẩn với nguyên tác Hoa ngữ, đồng thời, đãthêm cụm từ “chấn động thế giới” và tỉnh lược từ “kinh điển”.
13/12/2012(Xem: 9473)
Chúng tôi nghĩ chúng tôi vừa trả lời điều ấy! Về mặt khác, chúng tôi không có câu trả lời đặc biệt đến câu hỏi của bạn. Tuy thế, chuyển hóa thái độ tinh thần là nhiệm vụ chính của chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể hoàn thành điều này: Làm thế nào chúng ta có thể mang việc làm này về trong gia đình và trường học?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]