Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Trở thành Phật tử

11/02/201112:07(Xem: 15388)
10. Trở thành Phật tử

HỎI HAY, ĐÁP ĐÚNG
(GOOD QUESTION, GOOD ANSWER)
Các câu hỏi thông thường của người phương Tây đối với Ðạo Phật
Nguyên tác: Bhikkhu Shravasti Dhammika- Việt dịch: Ðại đức Thích Nguyên Tạng
Tu viện Quảng Ðức, Melbourne, Australia 2000

Trở thành Phật tử

Hỏi: Những điều bạn nói thật là thú vị đối với tôi. Làm thế nào để tôi trở thành một Phật tử?

Ðáp: Ngày xưa có một người tên là Ưu-Ba-Ly. Ông là tín đồ của một đạo khác đến gặp Ðức Phật để tranh luận với Ngài, cố gắng làm Ngài cải đạo. Nhưng sau khi nói chuyện với Ðức Phật, ông quá cảm kích đến nỗi đã quyết định trở thành đệ tử của Phật, nhưng Ðức Phật khuyên rằng:

- "Trước hết ông hãy dò xét cho kỹ. Tìm hiểu kỹ lưỡng như vậy là tốt cho một người nổi tiếng như ông".

Ưu-Ba-Ly nói:

- "Bây giờ tôi rất vui và hài lòng hơn khi Ðức Thế Tôn dạy:"Trước tiên hãy dò xét kỹ". Vì nếu là thành viên của một tôn giáo khác bảo đảm là khi tôi là một tín đồ, họ tuyên bố cho cả thành phố biết rằng: "Upali đã theo đạo của chúng tôi". Nhưng Ðức Thế Tôn đã nói với tôi rằng:"Trước tiên ông hãy dò xét cho kỹ. Tìm hiểu kỹ lưỡng như vậy là tốt cho một người nổi tiếng như ông." (M II 379)

Trong Phật giáo, sự hiểu biết là điều tối quan trọng và đòi hỏi có thời gian để tìm hiểu. Vì vậy đừng vội vàng đến với Phật giáo. Hãy dành thời gian để tìm hiểu và suy xét cẩn thận, rồi mới đi đến quyết định. Ðức Phật không quan tâm đến số lượng lớn của người tín đồ. Ngài chỉ lưu ý mọi người nên thực hành theo lời dạy của ngài như là một kết quả từ việc tìm hiểu và suy xét cẩn thận

Hỏi: Nếu tôi đã tìm hiểu và tôi chấp nhận lời Phật dạy, tôi phải làm gì nếu tôi muốn trở thành một người Phật tử?

Ðáp:Tốt nhất là tham gia sinh hoạt ở một ngôi chùa đàng hoàng hoặc gia nhập vào các nhóm Phật tử, hỗ trợ họ và bạn sẽ được họ giúp đỡ, rồi tiếp tục học hỏi nhiều hơn về giáo lý. Khi bạn đã sẵn sàng chính thức trở thành một Phật tử là phải Quy Y Tam Bảo.

Hỏi: Quy y Tam Bảo là gì?

Ðáp: Quy y là chỗ nương tựa nơi người ta tìm đến khi họ buồn phiền hay họ cần sự yên tỉnh và an ổn. Có nhiều cách nương tựa. Khi không hạnh phúc, họ nương tựa nơi bạn bè, khi họ lo âu và sợ hãi họ có thể nương tựa vào niềm tin và những hy vọng hão huyền. Khi họ gần kề với cái chết, họ có thể nương tựa vào đức tin ở cõi thiên đàng vĩnh cửu. Nhưng Ðức Phật lại dạy rằng không có chỗ nào kể trên là chỗ nương tựa thật sự cả vì thực tế nó không đem đến sự thoải mái và an toàn.

Những thứ ấy không là nơi nương tựa an toàn, không là nơi nương tựa cao vời, Nương tựa nơi ấy không thể thoát khỏi mọi khổ đau.
Mà hãy nương tựa vào Phật Pháp Tăng để có hiểu biết thật sự về bốn chân lý mầu nhiệm.

Khổ đau, nguyên nhân của khổ đau, vượt qua khổ đau và con đường Bát Chánh Ðạo, đưa đến sự diệt khổ.
Ðây quả thật là chỗ nương tựa an toàn, là nơi nương tựa siêu việt, nương tựa nơi đây, người ta thoát khỏi mọi khổ đau. (Dp 189-192)

Quy y Phật là chấp nhận niềm tin rằng con người có thể giác ngộ và hoàn thiện như Ðức Phật. Quy y Pháp có nghĩa là hiểu được Bốn Chân Lý Mầu Nhiệm và cuộc sống của mình nương theo Bát Chánh Ðạo. Quy y Tăng tức là tìm sự hổ trợ, khuyến tấn, và hướng dẫn từ những ai đã thực hành Bát Chánh Ðạo. Thực hiện được như thế sẽ trở thành một Phật tử và là bước khởi đầu để đến Niết bàn.

Hỏi: Những thay đổi gì xảy ra trong đời khi bạn thọ giới Tam quy?

Ðáp:Như hàng triệu người khác hơn 2500 năm qua, tôi nhận thấy giáo lý của Phật đã cho biết tri giác của ta vượt thoát thế gian đau khổ, Ðạo Phật cũng chỉ rõ cuộc sống này là vô nghĩa, Ðạo Phật cũng đã cho tôi những giá trị nhân bản và từ bi để dẫn dắt đời tôi, chỉ cho tôi phương pháp để có thể đạt được trạng thái an tịnh và hoàn thiện trong đời sau. Một nhà thơ Ấn Ðộ cổ đại đã viết về Ðức Phật như sau:

Ðến với Ngài để nương tựa, để tán dương Ngài, để tôn kính Ngài và thực hành theo giáo pháp của Ngài là một việc làm thông minh.

Tôi hoàn toàn đồng ý lời phát biểu này.

Hỏi: Tôi có một người bạn luôn cố gắng thuyết phục tôi theo đạo anh ta. Tôi thật sự không thích đạo ấy, tôi đã nói lên điều này nhưng anh ta vẫn không để tôi yên. Tôi có thể làm gì đây?

Ðáp: Trước tiên bạn phải hiểu rằng người ấy thật sự không phải là người bạn. Một người bạn chân thành phải chấp nhận bạn và tôn trọng nguyện vọng của bạn. Tôi cho là người này đang chỉ giả vờ làm bạn để có thể cải đạo bạn mà thôi. Khi người ta muốn đánh tráo ý đồ của họ với bạn thì chắc chắn người ấy không phải là bạn.

Hỏi: Nhưng anh ta nói là muốn chia sẻ đạo của mình với tôi.

Ðáp: Chia sẻ tín ngưỡng của mình với người khác là một điều tốt. Nhưng tôi thấy người bạn của bạn không nhận ra sự khác nhau giữa việc chia sẻ và áp đặt. Nếu tôi có một trái táo, tôi tặng bạn một nửa và bạn chấp nhận, đó là tôi đã chia sẻ với bạn. Nhưng nếu bạn nói với tôi "cám ơn tôi đã ăn rồi" mà tôi vẫn tiếp tục nài bạn lấy nửa trái đến khi bạn chịu thua trước sức ép của tôi, điều này khó gọi là chia sẻ. Người giống như "bạn" của bạn cố che dấu hành vi xấu bằng cách gọi đó là "chia sẻ", "thương yêu" hay "rộng lượng" nhưng cho dù tên gọi của nó là gì, hành vi của họ vẫn là khiếm nhã, thô lỗ, và ích kỷ.

Hỏi: Làm sao tôi có thể ngăn cản anh ta?

Ðáp:Ðơn giản thôi. Trước hết, phải biết rõ bạn muốn làm gì. Thứ hai là nói rõ ràng, ngắn gọn với người ấy. Cuối cùng, người ấy sẽ hỏi bạn những câu hỏi như sau "Niềm tin của anh là về vấn đề này là gì?" hay "Tại sao anh không muốn đến cuộc họp với tôi? ", câu trả lời đầu tiên của bạn phải rõ ràng, lịch sự và nhắc lại một cách kiên định:

- "Cám ơn lời mời của anh nhưng tôi không đến thì hơn".

- "Tại sao không?"

- "Ðó thật sự là chuyện riêng của tôi. Tôi không đến thì tốt hơn."

- "Nhưng có nhiều người vui thích ở đó mà."

- "Tôi chắc là có, nhưng tôi không muốn đến."

- "Tôi mời anh vì tôi quan tâm đến anh."

- "Tôi mừng là anh quan tâm đến tôi nhưng tôi không muốn đến."

Nếu bạn lập lại lời mình một cách rõ ràng, kiên nhẫn, liên tục và từ chối để bạn không còn dính líu vào cuộc bàn cải đó nữa, cuối cùng người ấy sẽ chịu thua. Thật là hổ thẹn mà anh phải làm thế, nhưng lại rất quan trọng để người ta hiểu rằng họ không thể áp đặt đức tin hay ý muốn của họ lên người khác được.

Hỏi: Người Phật tử có cố gắng chia sẻ giáo lý với người khác không?

Ðáp: Có chứ, người Phật tử nên làm. Và tôi nghĩ hầu hết các Phật tử đều hiểu sự khác nhau giữa sự chia sẻ và áp đặt. Nếu người ta hỏi bạn về Ðạo Phật, hãy nói cho họ biết. Thậm chí bạn có thể chia sẻ giáo pháp của Phật mà không cần họ hỏi. Nhưng nếu họ có lời nói hay hành động cho thấy họ không quan tâm và không chấp nhận, thì bạn nên tôn trọng sự ý muốn của họ. Ðiều quan trọng khác nên nhớ rằng bạn chia sẻ với họ về giáo lý một cách có hiệu quả qua sinh hoạt của mình hơn là chỉ thuyết giảng suông. Chỉ dẫn giáo lý cho họ với sự luôn quan tâm, từ ái, khoan dung, chánh trực và chân thành. Hãy để đạo lý tỏa sáng qua lời nói và hành động của bạn. Nếu mỗi người chúng ta, bạn và tôi, hiểu chân lý rốt ráo, thực hành chân lý đầy đủ và chia sẻ nó một cách rộng rãi với người khác, chúng ta có thể là nguồn lợi ích to lớn cho chính mình và người khác./.

Xin xem thêm nguyên tác Anh ngữ: Good Question, Good Answer (1,5MB)
và bản dịch Việt ngữ của CS. Bình Anson: Phật Pháp Vấn Đáp







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/01/2014(Xem: 16852)
Bài viết này là của Tiến Sĩ Pinit Ratanakul. Ông tốt nghiệp Cao Học tại Đại Học Chulalongkom, Thái Lan và lấy bằng Tiến Sĩ tại Đại Học Yale, Tiểu Bang Connecticut, Hoa Kỳ. Ông là giáo sư triết và là giám đốc Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo tại Đại Học Mahidol, Thái Lan. Ông là tác giả của cuốn sách “Bioethics: An Introduction to the Ethics of Medicine and Life
30/01/2014(Xem: 11498)
Trong cuộc sống hằng ngày đôi khi tâm con người trở nên giận dữ, không kiềm chế được nên đã biến thành thù hận, từ đó thường xảy ra những sự xung đột, ấu đả và có thể đi đến chỗ gây thương tích hay giết người không chút xót thương. Báo chí thường đăng quá nhiều tin tức về hậu quả xảy ra bắt nguồn từ những cơn giận dữ đủ loại.
25/12/2013(Xem: 11269)
Thật là một hân hạnh lớn cho chúng tôi hôm nay được về tham dự Đại hội kỳ V của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Thật vậy, từ ngàn dặm xa xôi mà được về thăm quê hương đã là một điều hạnh phúc, lại được phép trình bày một số thao thức của một người con Phật trước những người đồng đạo mà cũng là đồng bào cùng chung một ước mơ, thì thật là một cơ duyên hiếm có.
20/12/2013(Xem: 36464)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
17/12/2013(Xem: 16241)
Khi mới thành đạo, đức Phật đã nói: “Lạ thay tất cả chúng sanh đều có đức tính trí huệ của Như Lai mà bị vô minh che lấp nên không phát hiện ra được”. Và bản nguyện của Phật là muốn khai thị cho chúng sanh ngộ nhập được tri kiến Phật của
17/12/2013(Xem: 15037)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp.
16/12/2013(Xem: 18100)
Dân tộc ta thừa hưởng nhiều tư tưởng triết lý tôn giáo cũng như chính trị và văn học của nhân loại; khởi đầu là tư tưởng Nho gia, Đạo giáo rồi đến Phật học. Suốt thời kỳ dài, "Tam giáo đồng nguyên" đã hòa hợp khá nhuần nhuyễn để dân tộc ta có một nếp sống hài hòa từ văn hóa đến kiến trúc, nghi lễ, chính trị, giáo dục, giao tế... Vì thế, những di tích còn để lại ngày nay ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung, mỗi làng đều có Đình, Miếu và chùa trong một quần thể mỗi xã, huyện.
16/12/2013(Xem: 11321)
Có một lần, đức Phật đi ngang qua bộ lạc của người Kalama. Nghe danh tiếng của Phật, người dân của bộ lạc này tìm đến đảnh lễ và hỏi Phật, Có một số đạo sư khác đi ngang qua đây. Nhưng người nào cũng làm sáng tỏ, và ca tụng quan điểm của chính mình, nhưng lại bài xích, khinh miệt, chê bai, và xuyên tạc quan điểm người khác. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân: "Trong những vị đạo sư này, ai nói sự thật, ai nói dối?"
16/12/2013(Xem: 14070)
Giới là sự khác biệt căn bản giữa người nam và người nữ, liên quan đến giới tính, đến vai trò và vị trí xã hội của họ. Vấn đề bình đẳng giới được nêu lên nhằm giải quyết sự thiệt thòi của phụ nữ vì bị đối xử phân biệt
14/12/2013(Xem: 35161)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]