Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

I. Mẹ Ðất

25/01/201111:21(Xem: 5634)
I. Mẹ Ðất

Xin Cứu Độ Mẹ Đất
Thích Trí Siêu

Mẹ Đất

Trong khoảng thập niên 60, khi các phi thuyền gia rời trái đất, ngồi trong phi thuyền, họ đã có cơ hội nhìn trở lại trái đất, chụp hình trái đất và họ đã cho chúng ta thấy rằng trái đất là một thực thể sống động, một hành tinh xanh chứ không phải chỉ toàn là đất đá ù lì khô cằn như ở Hỏa Tinh (Mars). Trên trái đất có nào là biển cả, sông hồ, rừng xanh, đồng lúa, núi non, sa mạc, v.v... Khi nói đến trái đất chúng ta cũng phải kể luôn cả vùng khí quyển bao quanh nó, vì nhờ vùng khí quyển này mà sự sống trên trái đất mới có mặt, nếu không thì trái đất này sẽ trở thành một hành tinh chết như mặt trăng vậy.

Thầy Nhất Hạnh, khi nói đến trái đất đã nhiều lần gọi đó là Mẹ Đất (Mother Earth), quả thật là một cái nhìn bao la và biết ơn đối với trái đất. Ngoài việc dẫm đi trên mặt đất hàng ngày, lái xe trên đường xá hoặc đào đất trồng cây, v.v... nếu nhìn kỹ và xa hơn một chút, chúng ta sẽ thấy rằng trái đất chẳng khác gì một bà Mẹ, vì bà Mẹ là người cho con sự sống và nuôi dưỡng con lớn khôn. Con ở đây là tất cả loài sinh vật đang lúc nhúc bám vào Mẹ Đất để mà sống, trong đó có loài người chúng ta. Hiện nay Mẹ Đất đang nuôi hơn 5 tỷ con người và không biết bao nhiêu trăm ngàn tỷ các loài con khác (côn trùng, thú vật, thủy tộc v.v...)

Tất cả sự vật trên trái đất đều có sự sống, vì trái đất là một hành tinh sống (planète vivante). Không những động vật như loài người, thú vật, côn trùng có sự sống mà các loài thảo vật, thực vật cũng có sự sống của chúng. Một cây táo, nếu ta không chăm phân tưới nước thì cây táo sẽ chết. Ngay cả đất cũng có sự sống, nếu ta không cầy cấy, không gìn giữ mà lại phá hoại, rải bừa bãi những chất hóa học sát trùng, thì đất đó lâu ngày sẽ chết, không thể trồng trọt gì được.

Tất cả môi trường thiên nhiên trên mặt đất đều góp phần vào việc tiếp nối sự sống, sự sống của muôn loài. Vì thế môi trường thiên nhiên chính là Mẹ Đất vậy.

Khi một em bé sơ sinh mở mắt chào đời, khóc oa oa thì ô hay, mầu nhiệm thay, bên em đã có bà Mẹ ôm ấp em vào lòng cho em bú. Khi loài người mở mắt chào đời trên trái đất này, không biết từ thuở xa xôi nào, thì Mẹ Đất cũng ôm ấp lấy, không vứt ra ngoài vòng quỹ đạo rơi vào không gian vô tận. Mẹ Đất cũng đã sửa soạn chu đáo những gì cần thiết cho sự sống của chúng ta. Đói thì có rừng cây, chỉ việc leo lên hái quả mà ăn. Khát thì có sông, có suối, chỉ việc vốc nước mà uống. Mệt thì chui vào hang đá mà ngủ.

Rừng cây, sông hồ, núi biển, không ai bảo ai, không ai điều khiển ai mà vẫn làm việc hòa điệu với nhau một cách kỳ diệu để bảo đảm sự sống cho con người. Có người nhân đây sẽ bảo tất cả đều do Ông Trời làm ra và điều khiển. Nhưng ai đã thấy Ông Trời ra sao ? Ông ta mập hay gầy ? Da trắng hay da đen ? Ông Trời có hay không, việc đó không quan trọng, vì khi đói chúng ta vẫn phải ăn, khát vẫn phải uống. Có một điều mà chúng ta có thể quả quyết chắc chắn, đó là nếu không có rừng cây, sông hồ, núi biển, không khí, mặt trời, v.v... thì tất cả mọi loài sinh vật đều sẽ chết hết, trong đó có loài người chúng ta.

Con sinh ra mà không có Mẹ bú mớm thì con sẽ chết. Con người sinh ra mà không có Mẹ Đất nuôi dưỡng thì con người cũng sẽ chết. Mẹ Đất ở đây, chính là môi trường thiên nhiên cần thiết cho sự sống.

Con người thường tự hào rằng mình là giống vật khôn lớn hơn các loài khác, có trí khôn biết phải biết trái, biết luân thường đạo lý, biết tiến bộ văn minh, biết điều khiển khai thác thiên nhiên, biết thám hiểm không gian, biết đủ thứ khoa học kỹ nghệ, không như các loài trâu, bò, heo, ngựa. Nhưng có một điều mà con người không biết, đó là con người rất tham lam, độc ác, u mê. Cũng vì tham lam, độc ác, u mê mà con người trở thành vong ân bội nghĩa. Hiện nay con người đang tàn phá các loài khác và cũng tàn phá luôn cả Mẹ Đất. Chúng ta sống nhờ Mẹ Đất, ăn uống mỗi mỗi đều rút tỉa từ Mẹ Đất, vậy mà không biết ơn lại đi phá hoại. Ôi! Còn gì điên rồ, ngu xuẩn và vô ơn bạc nghĩa hơn? Nếu Mẹ Đất bị tàn hoại và chết thì thử hỏi chúng ta có thể tiếp tục sống được không? Tiếp tục ăn chơi, hưởng thụ phung phí không?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/12/2010(Xem: 4655)
Phật giáo nhìn tính dục dưới khía cạnh của sự thèm khát và đau đớn : đó là một mối hiểm nguy xô đẩy con người vào cảnh đọa đày của dục vọng và khổ đau.
30/11/2010(Xem: 2735)
Lời Phật dạy: “Tất cả chỉ là phương tiện.” Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay xuất phát từ việc con người đã quên đi sự thật này.
28/11/2010(Xem: 7377)
Mùa thu vừa rồi, tôi đã tiến hành một loạt phỏng vấn với Đức Đạt Lai Lạt Ma qua những buổi giải lao hiếm hoi trong thời khóa biểu của ngài khi ngài chính thức trong một khóa thuyết giảng. Tôi thật may mắn có đủ nhân duyên để có thể viếng thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn tại tịnh thất khiêm tốn, đầy màu sắc sống động của ngài ở Dharamsala lần đầu tiên năm vào năm 1974, khi tôi là một thiếu niên.
27/11/2010(Xem: 8907)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
17/11/2010(Xem: 3609)
Những lời thống thiết xuất phát từ lòng từ bi vô lượng của chư Phật, chư tổ chính là kim chỉ nam cho chúng ta cứu vãn, khôi phục và làm rực rỡ nền văn hoá đạo đức truyền thống của dân tộc. Ý nghĩa văn hoá và phương pháp tu trì của Tịnh độ tông chẳng những có thể đáp ứng mong muốn của con người hiện đại ở trình độ cao mà còn có khả năng chữa trị có hiệu quả những căn bệnh của xã hội ngày nay.
16/11/2010(Xem: 14422)
Trên thế giới đã có nhiều tôn giáo, tại sao lại còn cần thiết cho chúng ta có một đạo khác nữa gọi là Đạo Phật? Phải chăng có cái gì thật đặc sắc...
13/11/2010(Xem: 8078)
Học Phật là tìm biết vai trò của đạo Phật trong suốt lịch sử của sự sống nhân loại, những đóng góp của đạo Phật trong văn hóa nhân loại, những luồng sinh khí mà đạo Phật đã thổi vào...
13/11/2010(Xem: 4446)
Nếu toàn thể nhân loại kể từ đời thượng cổ cho đến ngày nay đều có cùng một thói quen sống "ai sao tôi vậy" hoặc "xưa sao nay vậy" thì giờ này chúng ta vẫn còn phải vác rìu bằng đá để đi săn thú đem về ăn sống nuốt tươi, chứ không thể có được nền văn minh điện toán như ngày nay.
12/11/2010(Xem: 18480)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
04/11/2010(Xem: 6666)
Có nhiều loại giác ngộ, nhưng bản chất của giác ngộ thì chỉ có một, đó là phá vỡ bức tường ngăn ngại của vô minh để ánh sáng của tự tánh, Phật tánh được dịp bùng lên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567