Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nói chuyện với học sinh

18/01/201108:24(Xem: 3145)
Nói chuyện với học sinh

 

J. Krishnamurti
KRISHNAMURTI BÀN VỀ GIÁO DỤC

(KRISHNAMURTI ON EDUCATION)
Lời dịch: Ông Không -2007

NHỮNG CUỘC NÓI CHUYỆN VỚI HỌC SINH

1- GIÁO DỤC

Bạn biết chứ, bạn sống tại một trong những thung lũng đẹp nhất mà tôi đã từng được nhìn thấy. Nó có một bầu không khí kỳ lạ. Bạn có nhận thấy không, đặc biệt vào những buổi chiều tối và những buổi sớm mai, một chất lượng yên lặng nhưng lan tràn, xuyên thấu thung lũng này? Có quanh đây, tôi tin là như vậy, những ngọn đồi cổ xưa nhất trên thế giới và con người vẫn chưa làm hư hỏng chúng; và bất kỳ nơi nào bạn đi, trong những thành phố hay trong những nơi khác, con người đang hủy diệt thiên nhiên, đang chặt phá cây cối để xây dựng nhiều nhà cửa hơn, đang gây ô nhiễm không khí bởi xe cộ và nền công nghiệp. Con người đang làm tuyệt chủng thú vật; chẳng còn sót lại bao nhiêu con cọp. Con người đang hủy diệt mọi thứ bởi vì càng ngày càng có nhiều người được sinh ra và họ phải có nhiều không gian hơn. Dần dần con người đang lan rộng sự hủy diệt khắp thế giới. Và khi người ta đến một thung lũng như thế này – nơi có rất ít người, nơi thiên nhiên vẫn chưa bị hủy hoại, nơi vẫn còn tĩnh lặng, thanh bình, vẻ đẹp – người ta thực sự bị kinh ngạc. Mỗi lần đến đây người ta cảm thấy vẻ lạ thường của mảnh đất này, nhưng có thể bạn quá quen thuộc với nó rồi. Bạn không nhìn ngắm những ngọn đồi nữa, bạn không lắng nghe tiếng chim hót và làn gió len lỏi giữa những lá cây nữa. Vì vậy bạn dần dần trở nên dửng dưng, khô cằn.

Giáo dục không chỉ là học hỏi từ những quyển sách, thuộc lòng vài dữ kiện, mà còn cả học hỏi cách theo dõi, cách lắng nghe quyển sách đang nói gì, dù rằng chúng đang nói một điều gì đó đúng hay là sai. Tất cả việc đó là bộ phận của giáo dục. Giáo dục không chỉ là đậu những kỳ thi, có được mảnh bằng và công ăn việc làm, lập gia đình rồi ổn định cuộc sống, nhưng còn phải biết lắng nghe tiếng chim hót, quan sát bầu trời, nhìn ngắm vẻ đẹp tuyệt vời của một cái cây, và hình thể của những ngọn đồi, và cảm thấy cùng chúng, thực sự, trực tiếp hiệp thông cùng chúng. Khi bạn lớn lên, cái ý thức lắng nghe, nhìn thấy đó, rủi thay bị biến mất bởi vì bạn có những lo âu, bạn muốn nhiều tiền bạc hơn, một chiếc xe hơi tốt hơn, nhiều con cái hay ít con cái hơn. Bạn bắt đầu ganh tị, tham vọng, tham lam, đố kỵ; vì vậy bạn mất đi cái ý thức về vẻ đẹp của quả đất. Bạn cần biết điều gì đang xảy ra trên thế giới. Bạn phải học hỏi những sự kiện hàng ngày. Có những cuộc chiến tranh, những cuộc cách mạng, quốc gia bị phân chia chống lại quốc gia. Trong quốc gia này cũng phân chia, tách rời, càng ngày càng nhiều người được sinh ra, nghèo đói, sống trong những căn nhà ổ chuột và dửng dưng hoàn toàn. Con người không thèm lưu tâm điều gì xảy ra cho người khác chừng nào anh ta còn cảm thấy rất an toàn. Vì vậy bạn đang được giáo dục để phù hợp vào tất cả việc này. Bạn có biết rằng thế giới là điên khùng, rằng tất cả việc này là điên khùng – đánh nhau, cãi cọ, dọa nạt, xé nát lẫn nhau này, hay không? Và bạn sẽ lớn lên để phù hợp vào việc này. Điều này đúng phải không, điều này là cái gì mà giáo dục muốn hướng về phải không, rằng bạn một cách tự nguyện hay ép buộc nên phù hợp vào cái cấu trúc điên khùng này được gọi là xã hội? Và bạn có biết điều gì đang xảy ra cho những tôn giáo khắp thế giới hay không? Ở đây con người cũng đang phân hóa, không còn ai tin tưởng vào bất kỳ điều gì nữa. Con người không còn lòng trung thành và những tôn giáo chỉ là kết quả của một cơ cấu truyền bá rộng lớn.

Vì bạn còn nhỏ, trong sáng, ngây thơ, liệu bạn có thể nhìn ngắm mọi vẻ đẹp của quả đất, liệu bạn có chất lượng của tình yêu hay không? Và bạn có thể ở nguyên đó không? Vì nếu không ở nguyên đó, khi lớn lên, bạn sẽ tuân phục, bởi vì đó là cách dễ dàng nhất để sống. Khi lớn lên, một ít người trong các bạn sẽ phản kháng, nhưng cũng vậy phản kháng đó sẽ không trả lời được vấn đề. Một số người trong các bạn sẽ cố gắng chạy trốn khỏi xã hội, nhưng sự chạy trốn đó sẽ không có ý nghĩa gì cả. Bạn phải thay đổi xã hội, nhưng không phải bằng cách giết chết con người. Xã hội là bạn và tôi. Bạn và tôi tạo ra cái xã hội trong đó chúng ta đang sống. Vì vậy bạn phải thay đổi. Bạn không thể phù hợp vào cái xã hội khủng khiếp này. Vì vậy bạn sẽ làm gì đây?

Và bạn, đang sống trong thung lũng tuyệt vời này, bạn sắp sửa bị quăng vào cái thế giới của ganh đua, hoang mang, chiến tranh, hận thù này phải không? Bạn sẽ tuân phục, phù hợp, chấp nhận tất cả những giá trị cũ kỹ phải không? Bạn biết những giá trị này là gì rồi – tiền bạc, chức vụ, thanh danh, quyền hành. Tất cả mọi người và xã hội đều muốn bạn phải phù hợp vào cái khuôn mẫu của những giá trị đó. Nhưng bây giờ nếu bạn bắt đầu suy nghĩ, quan sát, học hỏi, không phải từ những quyển sách, nhưng học hỏi cho chính mình bằng cách quan sát, lắng nghe mọi thứ đang xảy ra quanh bạn, bạn sẽ lớn lên để là một con người hoàn toàn khác hẳn – một người ân cần, một người có tình yêu, một người biết yêu thương mọi người. Có lẽ nếu bạn sống theo lối đó, bạn sẽ tìm ra một cuộc sống tôn giáo thật sự.

Vì vậy hãy nhìn ngắm thiên nhiên, cây me, cây xoài đang nở hoa, và lắng nghe chim chóc vào buổi sớm mai và chiều tối. Hãy nhìn ngắm bầu trời trong xanh, các vì sao, mặt trời lặn sau những ngọn đồi kia đẹp làm sao đâu. Hãy nhìn ngắm tất cả những màu sắc, ánh sáng trên những chiếc lá, vẻ đẹp của đất đai, quả đất màu mỡ. Rồi thì khi đã nhìn thấy tất cả những việc đó và cũng nhìn thấy thế giới là gì, với tất cả hung bạo, bạo lực, xấu xa của nó, bạn sẽ làm gì đây?

Bạn biết chú ý có nghĩa là gì hay không? Khi bạn chú ý, bạn nhìn thấy những sự vật rõ ràng hơn nhiều. Bạn phân biệt được vô số âm thanh khác nhau. Khi bạn nhìn vào một cái cây bằng nhiều chú ý, bạn nhận được vẻ đẹp tổng thể của cái cây. Bạn thấy được những chiếc lá, cái cành, bạn nhìn thấy làn gió đang chơi đùa với nó. Khi bạn chú ý, bạn thấy rõ ràng một cách lạ thường. Bạn có khi nào làm việc đó hay không? Chú ý là một cái gì đó hoàn toàn khác hẳn tập trung. Khi bạn tập trung, bạn không thấy mọi thứ. Nhưng khi bạn chú ý, bạn thấy nhiều lắm. Bây giờ, hãy chú ý đi. Hãy nhìn cái cây đó và thấy những cái bóng, cơn gió nhè nhẹ len lỏi giữa những chiếc lá. Thấy hình thể của cái cây. Thấy sự cân đối của cái cây với những cây khác. Thấy được chất lượng của ánh sáng xuyên thấu những chiếc lá, ánh sáng trên những cành và thân cây. Thấy tổng thể cái cây. Hãy nhìn ngắm nó bằng cách đó, bởi vì tôi sẽ nói về một điều gì đó mà bạn phải chú ý. Chú ý rất quan trọng trong lớp học, cũng như khi bạn ở phía bên ngoài, khi bạn đang ăn, khi bạn đang đi bộ. Chú ý là một sự việc lạ lùng.

Tôi sẽ hỏi bạn một câu. Tại sao bạn được giáo dục? Bạn có hiểu câu hỏi của tôi không? Cha mẹ gửi bạn đến trường học. Bạn theo học những lớp học, bạn học toán, bạn học địa lý, bạn học lịch sử. Tại sao vậy? Bạn có khi nào hỏi tại sao bạn muốn được giáo dục, mục đích của việc được giáo dục là gì hay không? Mục đích của việc đậu những kỳ thi và nhận được những mảnh bằng là gì? Nó có phải là để lập gia đình, có một việc làm và ổn định cuộc sống như hàng triệu và hàng triệu người hay không? Đó là điều gì bạn sẽ làm, nó là ý nghĩa của giáo dục phải không? Bạn có hiểu tôi đang nói gì hay không? Đây là một câu hỏi rất nghiêm túc. Toàn bộ thế giới này đang đặt câu hỏi về nền tảng căn bản của giáo dục. Chúng ta hiểu giáo dục đã được sử dụng cho việc gì. Con người khắp thế giới – dù ở Nga, Trung quốc, Mỹ, Châu âu hay ở trong quốc gia này – đang được giáo dục để tuân theo, để phù hợp vào xã hội và vào nền văn hóa của họ, để phù hợp vào dòng chảy của hoạt đông kinh tế và xã hội, để bị nuốt trọn vào dòng suối rộng lớn đó mà đang trôi chảy hàng ngàn năm. Đó là giáo dục, hay giáo dục là một điều gì đó hoàn toàn khác hẳn? Liệu giáo dục có thể chắc chắn rằng cái trí của con người không bị cuốn vào dòng suối rộng lớn đó và vì thế bị hủy diệt; chắc chắn rằng cái trí không bao giờ bị nuốt trọn trong dòng suối đó; để cho với một cái trí như thế, bạn có thể là một con người hoàn toàn khác hẳn với một chất lượng sống hoàn toàn khác hẳn hay không? Bạn sẽ được giáo dục theo cách đó phải không? Hay là bạn sẽ buông trôi cho cha mẹ, xã hội, sai khiến bạn để cho bạn trở thành bộ phận của dòng suối xã hội? Giáo dục thực sự có nghĩa rằng một cái trí con người, cái trí của bạn, không chỉ có năng lực xuất sắc trong môn toán, địa lý hay lịch sử, nhưng cũng có thể dù bất kỳ hoàn cảnh nào, không bao giờ bị cuốn vào dòng suối xã hội. Bởi vì dòng suối đó mà chúng ta gọi là cuộc sống, rất là phân hóa, rất là vô luân lý, rất là bạo lực, rất là tham lam. Dòng suối đó là nền văn hóa của chúng ta. Vì vậy vấn đề là làm thế nào tạo ra một loại giáo dục đúng đắn để cho cái trí có thể chống cự lại tất cả những quyến rũ, tất cả những ảnh hưởng, những thú tính của nền văn minh này và nền văn hóa này. Chúng ta đã đến được thời điểm trong lịch sử khi chúng ta phải tạo ra một nền văn hóa mới, một loại tồn tại hoàn toàn khác hẳn, không phải dựa vào chủ nghĩa tiêu thụ và công nghiệp hóa, nhưng một nền văn hóa được đặt nền tảng trên chất lượng thực sự của tôn giáo. Bây giờ, làm thế nào, người ta tạo ra được, qua giáo dục, một cái trí hoàn toàn khác hẳn, một cái trí không còn tham lam, không còn ganh tị? Làm thế nào người ta tạo ra một cái trí không còn tham vọng, nhưng năng động, hiệu quả cực kỳ; mà có một sự trực nhận thực sự của cái gì là sự thật trong cuộc sống hàng ngày, mà chính là tôn giáo.

Bây giờ, chúng ta hãy tìm ra ý nghĩa và mục đích thực sự của giáo dục là gì. Liệu rằng cái trí của bạn, đã bị quy định bởi xã hội, nền văn hóa bạn đang sống, có thể được thay đổi qua giáo dục để cho, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, bạn sẽ không bao giờ nhập vào dòng suối xã hội, hay không? Liệu có thể giáo dục bạn một cách khác hẳn hay không? “Giáo dục” trong ý nghĩa thực sự của từ ngữ đó; không phải truyền đạt từ giáo viên sang những em học sinh một số thông tin nào đó về toán học, lịch sử hay là địa lý, nhưng trong khi tiến hành giảng dạy những môn học này phải tạo ra một thay đổi trong cái trí của bạn. Mà có nghĩa rằng bạn phải nhạy bén cực kỳ. Bạn phải học không bao giờ chấp nhận bất kỳ điều gì mà chính bạn không hiểu rõ, không bao giờ lặp lại điều gì người khác đã nói.

Tôi nghĩ bạn nên đặt những câu hỏi này cho chính bạn, không phải thỉnh thoảng, nhưng mỗi ngày. Hãy tìm ra. Hãy lắng nghe mọi thứ, tiếng chim hót, tiếng con bò kia đang rống. Học về mọi thứ trong chính bạn, bởi vì nếu bạn tự học về chính bạn, vậy thì bạn sẽ không phải là những con người thứ hai gián tiếp. Vì vậy bạn nên, nếu tôi được phép đề nghị, từ bây giờ trở đi, hãy tìm ra làm thế nào để sống hoàn toàn khác hẳn và công việc đó sẽ khó khăn lắm, vì tôi sợ rằng hầu hết chúng ta đều thích tìm một lối sống dễ dàng. Chúng ta thích lặp lại và tuân theo cái gì người khác nói, cái gì người khác làm, bởi vì nó là cách dễ dàng nhất để sống – tuân phục cái khuôn mẫu cũ kỹ hay là một khuôn mẫu mới mẻ. Chúng ta phải tìm ra không bao giờ tuân phục có nghĩa là gì và sống không sợ hãi có nghĩa là gì. Đây là cuộc sống của bạn, và không một ai sẽ dạy bạn, không quyển sách, không vị đạo sư. Bạn phải học từ chính bạn, không phải từ những quyển sách. Có nhiều điều để học từ chính mình. Nó là một sự việc vô tận, nó là một sự việc đầy cuốn hút, và khi bạn tự học về chính bạn, từ học hỏi đó thông minh đến. Rồi thì bạn có thể sống một cuộc sống vui vẻ, đẹp đẽ lạ thường. Đúng chứ? Bây giờ, bạn sẽ đặt những câu hỏi cho tôi chứ?

Học sinh: Thế giới quá nhiều những con người lãnh đạm, những con người dửng dưng, những con người hung bạo, và làm thế nào ông có thể thay đổi những con người kia?

Krishnamurti: Thế giới quá nhiều những con người lãnh đạm, những con người dửng dưng, những con người hung bạo và làm thế nào bạn có thể thay đổi những con người kia? Câu hỏi là như thế phải không? Tại sao bạn lại lo nghĩ về chuyện thay đổi những người khác? Hãy thay đổi chính bạn đi. Nếu không khi lớn lên bạn cũng sẽ trở thành lãnh đạm. Bạn cũng sẽ trở thành dửng dưng. Bạn cũng sẽ trở thành hung bạo. Thế hệ quá khứ đang biến mất, nó đang trôi qua, và bạn đang đến, và nếu bạn cũng tỏ ra lãnh đạm, dửng dưng, hung bạo, bạn cũng sẽ xây dựng cùng cái xã hội đó. Điều gì quan trọng là bạn thay đổi, bạn không còn lãnh đạm, bạn không còn dửng dưng. Khi bạn nói tất cả những công việc này là công việc của thế hệ lớn hơn, bạn có nhìn thấy họ hay không, bạn có quan sát họ hay không, bạn có cảm thấy họ hay không? Nếu có, bạn sẽ làm một điều gì đó. Hãy thay đổi chính bạn và thử nghiệm nó qua hành động. Hành động như thế là một trong những sự việc tuyệt vời nhất. Nhưng chúng ta lại muốn thay đổi mọi người ngoại trừ chính chúng ta, mà thực sự có nghĩa là, chúng ta không muốn thay đổi, chúng ta muốn những người khác thay đổi, và vì thế chúng ta vẫn còn lãnh đạm, dửng dưng, hung bạo, hy vọng hoàn cảnh sống sẽ thay đổi để cho chúng ta có thể tiếp tục trong cách riêng của chúng ta. Bạn hiểu rõ điều gì tôi đang nói không?

Học sinh: Ông yêu cầu chúng tôi thay đổi, chúng tôi thay đổi thành cái gì đây?

Krishnamurti: Ông yêu cầu chúng em thay đổi, chúng em thay đổi thành cái gì đây? Bạn không thể thay đổi thành một con khỉ, có thể bạn muốn, nhưng bạn không thể. Bây giờ khi bạn nói rằng, “Tôi muốn thay đổi thành một cái gì đó” – hãy lắng nghe câu hỏi này cẩn thận – nếu bạn nói với chính mình, “Tôi phải thay đổi, tôi phải thay đổi chính tôi thành một cái gì đó”, “thành một cái gì đó” là một khuôn mẫu mà bạn đã tạo ra, phải không? Bạn có nhận thấy điều đó không? Hãy quan sát, bạn bạo hành hay là tham lam và muốn thay đổi chính bạn thành một con người không tham lam? Không tham lam là một hình thức khác của tham lam, phải không? Bạn có hiểu việc đó không? Nhưng nếu bạn nói rằng, “Tôi tham lam, tôi sẽ tìm ra tham lam có nghĩa là gì, tại sao tôi tham lam, điều gì bao hàm trong nó”, vậy thì, khi bạn hiểu rõ tham lam, bạn sẽ được tự do khỏi tham lam. Bạn có hiểu điều gì tôi đang nói không?

Hãy cho phép tôi giải thích. Tôi tham lam và tôi tranh đấu, chiến đấu, thực hiện những nỗ lực khủng khiếp để không tham lam. Tôi đã có sẵn rồi một ý tưởng, một hình ảnh, một bức tranh về điều gì có nghĩa là không tham lam. Vì vậy tôi đang tuân phục vào một lý tưởng mà tôi nghĩ là không-tham lam. Bạn hiểu rõ không? Trái lại nếu tôi quan sát tham lam của tôi, nếu tôi hiểu rõ tại sao tôi tham lam, bản chất tham lam của tôi, cấu trúc của tham lam, vậy thì, khi tôi bắt đầu hiểu rõ tất cả việc đó, tôi được tự do khỏi tham lam. Vì vậy, tự do khỏi tham lam là một điều gì đó hoàn toàn khác biệt với cố gắng trở thành không-tham lam. Bạn có thấy sự khác nhau không? Tự do khỏi tham lam là một điều gì đó hoàn toàn khác hẳn câu nói, “Tôi phải là một người vĩ đại vì vậy tôi không được tham lam”. Bạn có hiểu rõ không?

Tối qua tôi đã suy nghĩ rằng tôi đã đến thung lũng này, tới lui nhiều lần, trong khoảng bốn mươi năm. Người ta đã đến và đã đi. Cây cối đã chết và những cây mới đã mọc lên. Những em bé khác nhau đã đến, đã tốt nghiệp nơi này, đã trở thành những kỹ sư, những người nội trợ và cùng biến mất vào những đám đông. Thỉnh thoảng tôi gặp lại họ, tại một phi trường hay tại một cuộc gặp gỡ, những con người rất bình thường. Và nếu không cẩn thận, bạn cũng chấm dứt theo lối đó.

Học sinh: Ông có ý nói gì qua từ ngữ bình thường?

Krishnamurti: Khi giống như những người khác, với những lo âu của họ, với phân hóa, bạo lực, hung tợn, dửng dưng, lãnh đạm của họ. Khi muốn một công việc làm, khi muốn bám chặt vào một công việc làm, dù rằng bạn có hiệu quả hay không, khi chết trong công việc làm. Đó là điều gì được gọi là bình thường – không có gì mới mẻ, không có gì trong sáng, không niềm vui trong cuộc sống, không bao giờ tò mò, mãnh liệt, đam mê, không bao giờ tìm ra, nhưng chỉ tuân phục. Đó là điều gì tôi có ý nói qua từ ngữ bình thường. Nó gọi là tư sản. Nó là một lối sống máy móc, một lề thói, một nhàm chán.

Học sinh: Làm thế nào chúng em có thể loại bỏ lối sống bình thường?

Krishnamurti: Không có “làm thế nào”. Bạn hiểu rằng đó là một trong những câu hỏi hủy hoại nhất: “Hãy bảo cho tôi làm thế nào”. Khắp thế giới con người đã luôn luôn nói rằng, “Hãy bảo cho tôi biết làm thế nào”. Nếu bạn thấy một con rắn, một con rắn hổ mang cực độc, bạn không nói rằng “Làm ơn hãy bảo cho tôi làm thế nào thoát khỏi nó”. Bạn chạy thoát khỏi nó. Vì vậy cũng cùng một cách như thế, nếu nhận thấy rằng mình tầm thường, hãy chạy đi, hãy bỏ nó lại, không phải ngày mai, nhưng ngay lúc này.

Vì bạn không hỏi thêm bất kỳ câu hỏi nào nữa. Tôi sẽ đề nghị một điều. Bạn biết người ta nói nhiều về thiền định. Phải vậy không?

Học sinh: Vâng, họ có nói.

Krishnamurti: Bạn không biết gì về nó cả. Tôi rất vui mừng. Bởi vì bạn không biết gì về nó cả, bạn có thể học hỏi về nó. Nó giống như là không biết tiếng Pháp, tiếng La tinh, hay tiếng Ý. Bởi vì bạn không biết, bạn có thể học hỏi, như là lần đầu tiên. Những người kia đã biết rõ thiền định là gì rồi, họ phải quên hết đi rồi sau đó mới học hỏi lại. Bạn thấy sự khác biệt không? Vì không biết thiền định là gì, chúng ta hãy học hỏi nó. Muốn học hỏi về thiền định, bạn phải nhìn thấy cái trí của bạn đang vận hành như thế nào. Bạn phải nhìn ngắm, như bạn nhìn ngắm một con thằn lằn đang bò ngang qua, đang bò băng qua bức tường. Bạn thấy cả bốn cái chân của nó, làm thế nào nó dính chặt vào tường, và khi bạn nhìn ngắm, bạn thấy tất cả những chuyển động. Cùng cách như vậy, hãy nhìn ngắm tư tưởng của bạn. Đừng sửa đổi nó. Đừng đè nén nó. Đừng nói rằng, “Tất cả việc này khó khăn quá”. Chỉ cần nhìn ngắm, ngay lúc này, buổi sáng nay.

Trước hết hãy ngồi yên lặng hoàn toàn không động đậy. Ngồi một cách thoải mái, bắt chéo hai chân của bạn, không cựa quậy, nhắm mắt của bạn lại, và xem thử liệu rằng bạn có thể giữ được hai con ngươi không chuyển động hay không. Bạn hiểu rõ chứ? Hai con ngươi của bạn luôn luôn muốn chuyển động, hãy giữ chúng hoàn toàn tĩnh, chỉ để cho vui thôi. Rồi thì, vì bạn ngồi rất yên lặng, hãy tìm ra tư tưởng của bạn đang làm gì. Hãy quan sát nó như bạn đã quan sát con thằn lằn. Hãy quan sát tư tưởng, cách nó rượt đuổi, một tư tưởng này sau một tư tưởng khác. Thế là bạn bắt đầu học hỏi, quan sát.

Bạn có đang quan sát những tư tưởng của bạn không – làm thế nào một tư tưởng đuổi theo một tư tưởng khác, tư tưởng đang nói rằng, “Đây là một tư tưởng tốt, đây là một tư tưởng xấu”? Khi bạn đi ngủ vào ban đêm, và khi bạn đi dạo, hãy quan sát tư tưởng của bạn. Chỉ quan sát tư tưởng, đừng sửa đổi nó, và bạn sẽ học hỏi sự khởi đầu của thiền định. Bây giờ hãy ngồi rất yên lặng. Nhắm mắt bạn lại và chắc chắn rằng hai nhãn cầu không chuyển động gì cả. Sau đó hãy quan sát những tư tưởng của bạn để cho bạn học hỏi. Khi bạn khởi đầu học hỏi không có kết thúc học hỏi.


2- Tinh thần tôn giáo và cái trí khoa học.

Vào sáng sớm nay tôi thấy một con chim đẹp, một con chim màu đen có cái cổ đỏ. Tôi không biết con chim đó được gọi là gì. Nó bay từ cây này sang cây khác và có một bài hát trong quả tim của nó, và thật vui vẻ khi nhìn ngắm một con vật dễ thương như thế. Sáng nay tôi muốn nói chuyện với bạn về một vấn đề khá nghiêm túc. Bạn nên lắng nghe cẩn thận và có lẽ sau đó, nếu bạn muốn, có thể thảo luận với những giáo viên của bạn. Tôi muốn nói về một vấn đề liên quan đến toàn thế giới, về một vấn đề mà toàn thể thế giới bị mất ổn định vì nó. Đó là vấn đề tinh thần tôn giáo và cái trí khoa học. Có hai thái độ này trong thế giới. Đây là hai trạng thái duy nhất có giá trị của cái trí, tinh thần tôn giáo thực sự và cái trí khoa học thực sự. Mọi hoạt động khác đều là hủy hoại, dẫn đến nhiều đau khổ, hoang mang và tuyệt vọng.

Cái trí khoa học rất thực tế. Khám phá là nhiệm vụ của nó, trực nhận của nó. Nó quan sát những sự vật qua một kính hiển vi, qua một kính viễn vọng; mọi sự vật đều được quan sát thực sự như nó là; từ trực nhận đó, khoa học rút ra những kết luận, dựng lên những lý thuyết. Cái trí như thế đó chuyển động từ sự kiện đến sự kiện. Tinh thần của khoa học không liên quan gì đến những quy định cá nhân, chủ nghĩa quốc gia, chủng tộc, thành kiến. Những nhà khoa học ở đó để tìm hiểu những vật chất, để dò xét cấu trúc của quả đất, của các vì sao và của những hành tinh, để tìm ra làm thế nào chữa trị những bệnh tật của con người, làm thế nào kéo dài được cuộc sống của con người, để giải thích thời gian, cả quá khứ và tương lai. Nhưng cái trí khoa học và những khám phá của nó được sử dụng và bị trục lợi bởi cái trí thuộc quốc gia, bởi cái trí của nước Ấn độ, bởi cái trí của nước Nga, bởi cái trí của nước Mỹ. Khám phá khoa học được sử dụng và bị trục lợi bởi những chính thể cai trị và những châu lục.

Và có cái trí tôn giáo, cái trí tôn giáo thực sự không lệ thuộc vào bất kỳ lễ nghi nào, bất kỳ nhóm nào, bất kỳ tôn giáo nào, bất kỳ nhà thờ có tổ chức nào. Cái trí tôn giáo không là cái trí của Ấn độ giáo, cái trí của Thiên chúa giáo, cái trí của Phật giáo, hay là cái trí của Hồi giáo. Cái trí tôn giáo không lệ thuộc vào bất kỳ nhóm nào mà gọi nó là tôn giáo. Cái trí tôn giáo không là cái trí đi đến nhà thờ, đền chùa, thánh đường. Nó cũng không là cái trí tôn giáo bám chặt vào những hình thức của những niềm tin, giáo điều nào đó. Cái trí tôn giáo hoàn toàn cô đơn. Nó là một cái trí đã thông suốt sự giả dối của những nhà thờ, những giáo điều, những niềm tin, những truyền thống. Không lệ thuộc quốc gia, không bị điều kiện bởi môi trường của nó, một cái trí như thế không có những đường chân trời, không có những giới hạn. Nó nổ tung, mới mẻ, tươi trẻ, trong sáng, ngây thơ. Cái trí hồn nhiên, cái trí trẻ trung, cái trí rất mềm dẻo, tinh tế, không có những trói buộc. Chỉ có một cái trí như thế mới có thể trải nghiệm cái đó mà bạn gọi là Chúa, cái đó mà không thể đo lường được.

Một con người là một con người thực sự khi tinh thần khoa học và tinh thần tôn giáo thực sự hòa chung cùng nhau. Vậy thì những con người sẽ tạo ra một thế giới tốt lành – không phải thế giới của người cộng sản hay người tư bản, của người Bà la môn hay của người Thiên chúa giáo La mã. Thực ra người Bà la môn thực sự là người không lệ thuộc vào bất kỳ tín điều tôn giáo, không có giai cấp, không có uy quyền, không có vị trí trong xã hội. Anh ta là người Bà la môn thực sự, một con người mới mẻ, có sự kết hợp cả cái trí khoa học lẫn tôn giáo, và vì vậy hòa hợp mà không có bất kỳ mâu thuẫn trong chính anh ta. Và tôi nghĩ mục đích của giáo dục là tạo ra cái trí mới mẻ này, nổ tung, và không tuân phục vào một khuôn mẫu mà xã hội đã thiết lập.

Một cái trí tôn giáo là một cái trí sáng tạo. Nó không chỉ kết thúc quá khứ mà còn nổ tung trong hiện tại. Và cái trí này – không phải là cái trí thông ngôn cho những quyển sách, kinh Gita, kinh Upanishads, kinh Bible – cái trí này có thể tìm hiểu và cũng có thể tạo ra một sự thật nổ tung. Ở đây không có thông ngôn cũng không có tín điều.

Khó khăn cực kỳ khi có một tinh thần tôn giáo và có một cái trí khoa học, chính xác và rõ ràng, có một cái trí không sợ hãi, không quan tâm đến an toàn riêng rẽ của nó, những sợ hãi riêng rẽ của nó. Bạn không thể nào có một cái trí tôn giáo mà không tự hiểu rõ, không hiểu rõ mọi điều về chính bạn – thân thể của bạn, cái trí của bạn, những cảm xúc của bạn, cái trí làm việc như thế nào, tư tưởng vận hành như thế nào. Và muốn thoát khỏi tất cả việc đó, cởi bỏ tất cả việc đó, bạn phải tiếp cận nó bằng một cái trí khoa học, chính xác, rõ ràng, không thành kiến, không chỉ trích, nhưng quan sát, và nhìn thấy. Khi bạn có một cái trí như thế đó bạn thực sự là một con người có văn hóa, một con người biết nhân từ. Một con người như thế đó hiểu rõ sống là gì.

Làm thế nào người ta tạo ra được việc này. Bởi vì vấn đề khẩn cấp là giúp đỡ em học sinh có tính khoa học, suy nghĩ rất rõ ràng, chính xác, nhạy bén và cùng lúc giúp đỡ em cởi bỏ những chiều sâu của cái trí, vượt khỏi những từ ngữ, những nhãn hiệu khác nhau của em như là người Ấn độ giáo, người Hồi giáo, người Thiên chúa giáo. Liệu rằng có thể giáo dục em học sinh thoát khỏi tất cả những nhãn hiệu và tìm ra, trải nghiệm một cái gì đó mà không đo lường được bởi cái trí, không quyển sách nào chứa đựng, không vị đạo sư nào có thể dẫn dắt bạn, hay không? Nếu một nền giáo dục như thế thực hiện được trong một ngôi trường giống như thế này nó sẽ phi thường lắm. Tất cả các bạn phải thấy rằng rất xứng đáng khi tạo ra một trường học như thế. Đó là điều gì những giáo viên và tôi đã thảo luận suốt nhiều ngày. Chúng tôi đã nói về rất nhiều sự việc – về uy quyền, về kỷ luật, dạy học như thế nào, dạy cái gì, lắng nghe cái gì, giáo dục là gì, văn hóa là gì, ngồi yên lặng bằng cách nào. Chỉ chú ý đến nhảy múa, đến ca hát, đến số học, đến những bài học, không là tổng thể của cuộc sống. Nó cũng là bộ phận của cuộc sống khi ngồi yên lặng và nhìn vào chính mình, khi có thấu triệt, khi nhìn thấy. Nó cũng cần thiết phải theo dõi suy nghĩ như thế nào, suy nghĩ cái gì, và tại sao bạn đang suy nghĩ. Nó cũng là bộ phận của cuộc sống khi nhìn ngắm chim chóc, khi quan sát người dân làng, nỗi cơ cực của họ – mà mỗi người trong chúng ta đã tạo ra, mà xã hội nuôi dưỡng. Tất cả việc này là bộ phận của giáo dục.


3-Hiểu biết và thông minh.

Bạn ở đây để thâu lượm hiểu biết – thuộc về lịch sử, thuộc về sinh học, thuộc về ngôn ngữ, thuộc về toán học, thuộc về khoa học, thuộc về địa lý và vân vân. Ngoại trừ hiểu biết mà bạn thâu lượm ở đây, còn có hiểu biết tập thể, hiểu biết của chủng tộc, của ông bà của bạn, của những thế hệ quá khứ của bạn. Họ đều có nhiều trải nghiệm, nhiều sự việc xảy ra cho họ, và trải nghiệm tập hợp của họ đã trở thành hiểu biết. Rồi thì có hiểu biết của những trải nghiệm cá nhân riêng rẽ của bạn, những phản ứng, những ấn tượng riêng rẽ của bạn, những khuynh hướng và ý thích riêng rẽ của bạn, mà đã tạo ra những hình thức đặc trưng riêng của chúng. Vì vậy có hiểu biết thuộc về lịch sử, địa lý, toán học, vật lý, sinh học và khoa học; cũng có hiểu biết tập thể của quá khứ mà là truyền thống của cộng đồng, chủng tộc; rồi thì có hiểu biết cá nhân mà chính bạn đã trải nghiệm. Có ba loại hiểu biết này – khoa học, tập thể, cá nhân. Chúng ta có tập hợp lại để được gọi là thông minh hay không?

Bây giờ, hiểu biết là gì? Hiểu biết có liên quan đến thông minh hay không? Thông minh sử dụng hiểu biết, thông minh là khả năng suy nghĩ rõ ràng, khách quan, lành mạnh, sáng suốt. Thông minh là một trạng thái không có cảm xúc cá nhân tham dự vào, không có quan điểm, thành kiến hay là ý thích cá nhân. Thông minh là khả năng hiểu rõ trực tiếp. Tôi sợ rằng đây là việc khá khó khăn, nhưng nó quan trọng, nó rất tốt cho bạn khi sử dụng bộ não của bạn. Vì vậy có hiểu biết, mà là quá khứ đang được liên tục thêm vào, và có thông minh. Thông minh là chất lượng của cái trí mà rất nhạy cảm, rất cảnh giác, rất tỉnh thức. Thông minh không bám chặt vào bất kỳ những nhận xét hay là đánh giá riêng biệt nào, nhưng có khả năng suy nghĩ rất rõ ràng, khách quan. Thông minh không gồm có hiểu biết của nhân loại và trải nghiệm của bạn. Bạn có theo kịp không? Bây giờ, làm thế nào vun quén được thông minh này? Năng lực của thông minh này là gì? Bạn đang sống ở đây, đang được giáo dục tất cả những môn học khác nhau, tất cả mọi ngành hiểu biết. Có phải bạn cũng đang được giáo dục để cho thông minh hiện hữu cùng lúc hay không? Bạn hiểu rõ vấn đề mấu chốt chưa? Bạn có lẽ có một hiểu biết rất giỏi về toán học hay là kỹ thuật. Bạn có thể có một mảnh bằng, vào cao đẳng và là một kỹ sư hạng nhất. Nhưng cùng lúc đó, bạn cũng đang trở nên nhạy cảm, tỉnh thức chứ? Bạn có đang suy nghĩ khách quan, rõ ràng, cùng với thông minh, hiểu rõ hay không? Có một sự hòa hợp giữa hiểu biết và thông minh, một sự thăng bằng giữa hai trạng thái này hay không? Bạn không thể suy nghĩ rõ ràng nếu có thành kiến, nếu có những quan điểm. Bạn không thể suy nghĩ rõ ràng nếu bạn không nhạy cảm: nhạy cảm đến thiên nhiên, nhạy cảm đến tất cả sự vật sự việc đang xảy ra quanh bạn, nhạy cảm không chỉ đến cái gì xảy ra phía bên ngoài nhưng còn xảy ra phía bên trong bạn. Nếu bạn không nhạy cảm, nếu bạn không tỉnh thức, bạn không thể suy nghĩ rõ ràng. Thông minh ngụ ý rằng bạn thấy vẻ đẹp của quả đất, vẻ đẹp của cây cối, vẻ đẹp của những bầu trời, hoàng hôn dễ thương, các vì sao, vẻ đẹp của sự tinh tế.

Bây giờ, thông minh này có phải đang được bạn vun quén ở đây trong ngôi trường này hay không? Có phải bạn đang vun quén nó hay chỉ thâu lượm hiểu biết qua những quyển sách? Nếu bạn không thông minh, không nhạy cảm, vậy thì hiểu biết có thể trở nên rất nguy hiểm. Nó có thể được sử dụng cho những mục đích hủy diệt. Đây là điều gì toàn thể thế giới đang làm. Liệu bạn có trạng thái thông minh mà nghi vấn, cố gắng tìm ra, hay không? Những giáo viên và bạn đang làm gì để tạo ra chất lượng thông minh này, mà nhìn thấy vẻ đẹp của quả đất, sự bẩn thỉu, những ngôi nhà ổ chuột, và cũng ý thức được những sự việc xảy ra phía bên trong, người ta suy nghĩ như thế nào, người ta quan sát sự tinh tế của tư tưởng ra sao? Các bạn đang làm tất cả việc này phải không? Nếu không, vậy thì nền tảng giáo dục hiện nay của bạn là gì?

Bây giờ, chức năng của một người giáo dục là gì? Có phải nó chỉ trao cho bạn thông tin, hiểu biết, hay nó phải tạo ra thông minh này trong bạn? Nếu tôi là một giáo viên ở đây, bạn có biết tôi sẽ làm gì không? Trước hết, tôi muốn bạn đặt cho tôi những câu hỏi về mọi thứ – không phải về hiểu biết, mà rất đơn giản, nhưng hãy hỏi tôi cách quan sát như thế nào, cách nhìn ngắm những ngọn đồi này, cách nhìn ngắm cây me kia, cách lắng nghe một con chim đang hót, cách dõi theo một dòng suối chảy. Tôi sẽ giúp bạn thưởng thức quả đất và thiên nhiên tuyệt vời, vẻ đẹp của mảnh đất, màu đỏ của đất. Rồi thì tôi sẽ nói, hãy quan sát những người nông dân, những người dân làng. Hãy quan sát họ, đừng phê bình, chỉ quan sát sự rách nát của họ, nỗi cơ cực của họ, không phải là cái cách bạn nhìn vào họ bây giờ, với sự dửng dưng hoàn toàn. Có những túp lều tranh ở đó, bạn đã đến chưa? Những giáo viên đã xuống đó và nhìn thấy những túp lều kia hay chưa, và nếu tất cả họ nhìn thấy, họ đã làm việc gì? Vì vậy tôi sẽ bảo bạn nhìn, mà có nghĩa là bảo bạn nhạy cảm, và bạn không thể nhạy cảm nếu bạn cẩu thả, dửng dưng đến mọi thứ đang xảy ra quanh bạn. Rồi thì tôi nói rằng, “Muốn thông minh, bạn phải biết bạn đang làm cái gì, cách bạn đi đứng ra sao, bạn nói chuyện như thế nào, bạn ăn uống làm sao.” Bạn hiểu không? Tôi sẽ nói với bạn về thức ăn của bạn. Tôi sẽ nói rằng, “Hãy quan sát, hãy thảo luận đi, đừng sợ hãi khi đặt bất kỳ câu hỏi nào, hãy tìm ra, hãy học hỏi”, và trong lớp học của bạn, tôi sẽ thảo luận một chủ đề với bạn, đọc như thế nào, học như thế nào, chú ý có nghĩa là gì. Nếu bạn nói rằng bạn muốn nhìn ra ngoài cửa sổ, tôi sẽ nói hãy nhìn ra cửa sổ đó, nhìn mọi thứ mà bạn muốn nhìn ngoài cửa sổ, và sau khi bạn đã thấy nó, hãy nhìn vào quyển sách của bạn với thích thú và quan tâm bằng với nó. Sau đó tôi sẽ nói rằng, “Qua những quyển sách, qua những cuộc thảo luận tôi đã giúp bạn được thông minh; hãy cho phép tôi giúp bạn tìm ra cách sống trong thế giới này một cách thông minh, một cách lành mạnh, không phải lờ đờ ngủ gục.” Đó là chức năng của một người giáo viên, của một người giáo dục, không phải chỉ cho bạn nhiều dữ kiện, hiểu biết, nhưng còn chỉ cho bạn cái bao la tổng thể của cuộc sống, vẻ đẹp của nó, xấu xa của nó, hài lòng, hân hoan, sợ hãi, thống khổ. Để cho khi bạn rời nơi này, bạn là một con người phi thường mà có thể sử dụng thông minh của bạn trong cuộc sống, không phải chỉ là một con người dửng dưng, phá hoại, thiếu suy xét.

Bây giờ, các bạn đã lắng nghe – những giáo viên, vị hiệu trưởng, và những em học sinh, tất cả các bạn đã lắng nghe. Các bạn sẽ làm gì cho nó đây? Bạn biết không, chính là trách nhiệm của bạn, như những học sinh, và cũng là trách nhiệm của những giáo viên. Nó là trách nhiệm của những học sinh để đòi hỏi, để yêu cầu, không phải chỉ nói rằng “Tôi sẽ ngồi đây, dạy tôi đi”. Điều đó có nghĩa rằng bạn phải cực kỳ thông minh, nhạy cảm, sinh động, không thành kiến. Người giáo viên cũng được yêu cầu phải nhận thấy rằng bạn thông minh để cho khi bạn rời Rishi Valley bạn rời nó bằng một nụ cười, bằng vinh quang trong tâm hồn của bạn, để cho bạn được nhạy cảm, sẳn sàng để khóc để cười.

Học sinh: Nếu ông rất nhạy cảm, ông không nghĩ rằng ông có khuynh hướng trở thành xúc cảm hay sao?

Krishnamurti: Có điều gì sai trái với trạng thái xúc cảm hay sao? Khi tôi nhìn thấy những con người nghèo kia đang sống trong cơ cực, tôi cảm thấy rất mạnh mẽ. Điều đó sai trái à? Không có gì sai trái trong cảm thấy xúc cảm khi bạn trông thấy rách rưới, bẩn thỉu, nghèo đói quanh bạn. Nhưng bạn cũng xúc cảm mạnh mẽ nếu một người khác nói điều gì đó xấu xa về bạn. Khi việc này xảy ra bạn sẽ làm gì? Vì xúc cảm của bạn, bạn sẽ đáp trả lại anh ta mạnh mẽ phải không? Hay bởi vì bạn nhạy cảm, xúc cảm, bạn sẽ ý thức được việc gì bạn sắp làm? Nếu có một khoảng trống trước đáp trả của bạn và bạn nhìn ngắm, nhạy cảm vào khoảng trống đó, vậy thì trong khoảng trống đó thông minh len vào. Hãy cho phép khoảng trống đó; trong nó bắt đầu nhìn ngắm. Nếu bạn tỉnh táo cực độ về cái vấn đề đó, có hành động ngay tức khắc và hành động ngay tức khắc đó là hành động đúng đắn của thông minh.

Học sinh: Tại sao chúng ta lại bị quy định?

Krishnamurti: Tại sao bạn nghĩ rằng chúng ta bị quy định? Nó rất đơn giản. Bạn đã đặt câu hỏi. Bây giờ, hãy vận dụng bộ não của bạn. hãy tìm ra tại sao bạn bị quy định. Bạn được sinh ra trong quốc gia này, bạn sống trong một môi trường, trong một nền văn hóa, bạn lớn lên thành một cậu bé trẻ tuổi, và sau đó điều gì xảy ra? Hãy nhìn ngắm những em bé quanh bạn. Hãy nhìn những bà mẹ, những người cha, nếu họ là người Ấn độ giáo, người Hồi giáo, người cộng sản, hay người tư bản; họ nói với em bé rằng, “Làm điều này, làm điều kia”. Em bé thấy người bà đến ngôi đền, thực hiện những nghi lễ, và em bé dần dần chấp nhận tất cả việc đó. Hay cha mẹ có lẽ nói rằng “Tôi không tin tưởng vào những lễ nghi” và đứa bé cũng chấp nhận như thế. Đơn giản rằng là cái trí, bộ não của em bé giống như là miếng bột mát-tít hay là đất sét và trên miếng mát-tít đó, những ý tưởng và ấn tượng được thực hiện, giống như những khe rảnh trong một cái đĩa nhạc. Mọi thứ đều được ghi lại. Vì vậy trong một em bé mọi thứ đều được ghi lại có ý thức hay không ý thức, cho đến khi dần dần em bé trở thành một người Ấn độ giáo, người Hồi giáo, người Thiên chúa giáo hay một người chẳng tin tưởng gì cả. Sau đó em bé đặt ra những phân chia – như là niềm tin của tôi, niềm tin của bạn, Chúa của tôi, Chúa của bạn, quốc gia của tôi, quốc gia của bạn. Bạn đã bị quy định để gắng sức nhiều; bạn phải gắng sức học hỏi, đậu một kỳ thi, bạn phải gắng sức sống tốt lành.

Vì vậy, câu hỏi là làm thế nào cái trí, mà bị quy định, tháo gỡ chính nó, để thoát khỏi tình trạng quy định? Bạn đề nghị thoát khỏi nó bằng cách nào đây? Bây giờ, hãy vận dụng thông minh của bạn và tìm ra. Đừng theo một ai đó mà nói rằng, “Làm điều này và bạn sẽ không bị quy định”; hãy tìm ra làm thế nào bạn sẽ tự thoát khỏi tình trạng quy định. Cố gắng lên, hãy trả lời tôi, hãy nói cho tôi, thảo luận với tôi đi.

Học sinh: Ông có thể bảo cho chúng em làm thế nào thoát khỏi tình trạng quy định của chúng em?

Krishnamurti: Để rơi vào cái bẫy của tình trạng quy định khác, đó là như vậy phải không? Trước hết, bạn có biết rằng bạn bị quy định hay không? Làm thế nào bạn biết được? Có phải chỉ vì một ai đó đã bảo với bạn rằng bạn bị quy định nên bạn biết phải không? Bạn có thấy được sự khác biệt hay không? Đó là, một ai đó nói cho bạn rằng bạn bị đói, đó là một sự việc, và chính bạn tự biết rằng bạn bị đói hoàn toàn là một sự việc khác hẳn. Hai câu nói này hoàn toàn khác nhau, phải không? Cùng một cách như vậy, chính bạn có tự biết mà không cần một ai đó chỉ bảo rằng bạn bị quy định, như một người Ấn độ giáo, một người Hồi giáo hay không? Chính bạn có tự biết rằng bạn bị quy định hay không?

Bây giờ tôi sẽ hỏi bạn một câu hỏi và xem thử liệu rằng có một khoảng trống trước khi bạn trả lời nó. Được chứ? Bây giờ hãy quan sát, hãy suy nghĩ rất rõ ràng, không có cảm xúc, không có bất kỳ thành kiến nào. Câu hỏi của tôi là, bạn có ý thức được rằng bạn bị quy định mà không cần ai nói cho bạn biết hay không? Bạn có ý thức được hay không? Điều đó không khó khăn lắm.

Bạn biết ý thức được có nghĩa là gì hay không? Khi bị đau đớn ở ngón tay cái, bạn ý thức được đau đớn đó, không ai nói cho bạn về đau đớn. Bạn biết được nó. Bây giờ, trong cùng cách như vậy bạn có biết rằng bạn bị quy định, bị quy định vào suy nghĩ rằng bạn là một người Ấn độ giáo, rằng bạn tin tưởng điều này, rằng bạn không tin tưởng điều kia, rằng bạn phải đi đến một đền thờ, rằng bạn không được đi đến một đền thờ hay không? Bạn có ý thức được nó hay không?

Học sinh: Có.

Krishnamurti: Bạn có ý thức được à? Bây giờ vì bạn ý thức rằng bạn bị quy định, chuyện gì kế tiếp?

Học sinh: Sau đó em sẽ xem thử liệu rằng em có muốn thoát khỏi bị quy định hay không?

Krishnamurti: Bạn bị quy định và bạn ý thức được nó, vậy thì điều gì xảy ra? Rồi thì tôi hỏi rằng, có cái gì sai trái với bị quy định? Bây giờ tôi bị quy định như một người Hồi giáo và bạn bị quy định như một người Ấn độ giáo, đúng chứ? Chuyện gì xảy ra? Chúng ta có lẽ sống trên cùng một con đường, nhưng bởi vì tình trạng bị quy định của tôi, niềm tin của tôi, giáo điều của tôi, và bạn với niềm tin của bạn, với giáo điều của bạn, mặc dù chúng ta có thể gặp nhau trên cùng một con đường, chúng ta lại tách rời, phải không? Vì vậy nơi nào có tách rời phải có xung đột. Nơi nào có những phân chia quốc gia, kinh tế, xã hội, chính trị, phải có xung đột. Do đó, tình trạng bị quy định là yếu tố của phân chia. Vậy là, với mục đích sống thanh bình trong thế giới này, chúng ta hãy làm tự do khỏi tình trạng bị quy định, hãy chấm dứt là người Hồi giáo hay Ấn độ giáo. Đây là yếu tố của thông minh; ý thức được rằng người ta bị quy định, rồi xem thử ảnh hưởng của tình trạng quy định đó trong thế giới, những phân chia, quốc gia, ngôn ngữ và vân vân, và hiểu rõ rằng nơi nào có phân chia nơi đó có xung đột. Khi bạn nhìn thấy việc này, khi bạn ý thức rằng bạn bị quy định, đó là vận hành của thông minh.

Ngày hôm nay như vậy đã đủ. Bạn có muốn thêm câu hỏi nào nữa hay không?

Học sinh: Làm thế nào người ta được tự do khỏi thành kiến?

Krishnamurti: Khi bạn nói, “làm thế nào”, bạn có ý gì qua từ ngữ đó? Làm thế nào tôi có thể đứng dậy khỏi nơi này? Tất cả mọi điều mà tôi phải làm là đứng dậy. Tôi không bao giờ hỏi làm thế nào tôi đứng dậy được. Hãy sử dụng thông minh của bạn. Hãy đừng có thành kiến, Đầu tiên hãy ý thức rằng bạn có thành kiến. Đừng để người khác bảo rằng bạn có thành kiến. Họ có thành kiến, vì vậy đừng bận tâm điều gì người khác nói về những thành kiến của bạn. Trước hết hãy ý thức rằng bạn có thành kiến. Bạn biết thành kiến gây ra điều gì không – nó phân chia con người. Vì vậy bạn thấy rằng phải có hành động thông minh, mà có nghĩa rằng cái trí phải có khả năng được tự do khỏi thành kiến, không phải hỏi “làm thế nào” mà có nghĩa là một hệ thống, một phương pháp. Hãy tìm ra liệu rằng cái trí của bạn có thể được tự do khỏi thành kiến hay không. Xem thử điều gì bao hàm trong đó. Tại sao bạn lại có thành kiến? Bởi vì thành phần trong tình trạng quy định của bạn là có thành kiến, và trong thành kiến có nhiều an ủi, nhiều vui thú. Vì vậy trước hết hãy ý thức được, hãy ý thức được vẻ đẹp của đất đai, hãy ý thức được cây cối, màu sắc, những cái bóng, chiều sâu của ánh sáng, và vẻ đẹp của cây cối đang chuyển động, và nhìn ngắm những con chim, ý thức được tất cả mọi thứ chung quanh bạn; sau đó dần dần di chuyển vào, tìm ra, hãy ý thức được chính bạn, hãy ý thức được phản ứng trong những liên hệ của bạn với những người bạn như thế nào – tất cả những việc đó mang lại thông minh. Từng đó đã đủ cho sáng hôm nay chưa? Vậy thì chúng ta sẽ làm một việc khác.

Trước hết hãy ngồi hoàn toàn yên lặng, thoải mái, ngồi rất tĩnh, thư giản, tôi sẽ chỉ cho bạn biết. Bây giờ hãy nhìn những cái cây, những quả đồi, hình dáng của chúng, hãy nhìn chúng, hãy nhìn chất lượng màu sắc của chúng, hãy nhìn chúng. Đừng lắng nghe tôi. Hãy nhìn ngắm và quan sát những cây kia, những cây màu vàng, những cây me, và sau đó nhìn cây bông giấy. Hãy quan sát không chỉ bằng cái trí mà còn cả đôi mắt của bạn nữa. Sau khi đã nhìn tất cả những màu sắc, hình thể của đất đai, của những quả đồi, những tảng đá, cái bóng, sau đó đi từ phía bên ngoài vào phía bên trong và nhắm mắt lại, nhắm mắt kín lại. Bạn đã ngừng quan sát những sự vật phía bên ngoài, và bây giờ với đôi mắt nhắm lại bạn có thể nhìn thấy điều gì đang xảy ra phía bên trong. Hãy nhìn ngắm điều gì đang xảy ra phía bên trong bạn, đừng suy nghĩ, nhưng chỉ ngìn ngắm, đừng chuyển động con ngươi của bạn, chỉ giữ chúng rất, rất yên lặng bởi vì bây giờ không có gì để thấy nữa, bạn đã thấy tất cả mọi sự vật quanh bạn, bạn đang nhìn thấy điều gì đang xảy ra bên trong cái trí của bạn, và muốn nhìn thấy được điều gì đang xảy ra bên trong cái trí của bạn, bạn phải rất yên lặng. Và khi bạn làm việc này, bạn có biết chuyện gì xảy ra cho bạn hay không? Bạn trở nên rất nhạy cảm, bạn trở nên rất tỉnh thức với những sự việc ở bên ngoài lẫn bên trong, sau đó bạn phát hiện ra rằng người quan sát là vật được quan sát.


4-Tự do và trật tự.

Hôm nay là một buổi sáng đẹp, phải vậy không? Mát mẻ, trong lành và có những giọt sương trên cỏ và chim chóc đang hót líu lo. Tôi hy vọng bạn tận hưởng buổi sáng này, cũng nhiều bằng tôi, nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn vào bầu trời xanh không một đám mây, những cái bóng rõ ràng, không khí rung động và tất cả chim chóc đang reo hò hân hoan. Tôi hy vọng bạn đã lắng nghe.

Sáng nay, tôi muốn nói về một điều gì đó mà tất cả chúng ta phải hiểu rõ. Muốn hiểu rõ một điều gì đó, người ta phải lắng nghe, như bạn lắng nghe những con chim kia. Nếu bạn nghe tiếng hót rõ ràng đó, bài ca của con chim, bạn phải lắng nghe rất cẩn thận, rất chú ý, bạn phải theo sát từng âm điệu, theo sát mỗi rung động của âm thanh, xem thử nó vào sâu chừng nào và đi xa bao nhiêu. Và nếu bạn biết lắng nghe như thế nào, bạn học được nhiều lắm; lắng nghe quan trọng hơn bất kỳ điều gì khác trong cuộc sống. Muốn biết lắng nghe như thế nào, bạn phải rất chú ý. Nếu cái trí của bạn, nếu những tư tưởng của bạn, nếu quả tim của bạn đang suy nghĩ về những sự việc khác, cảm thấy những sự việc khác, bạn không thể lắng nghe chim chóc. Muốn lắng nghe, bạn phải trao toàn bộ chú ý của bạn. Khi bạn đang quan sát một con chim, và đang nhìn ngắm những chiếc lông, những màu sắc, cái mỏ, kích cỡ và hình thể dễ thương của con chim, lúc đó bạn đang trao toàn bộ tâm hồn của bạn, cái trí và thân thể của bạn, mọi thứ bạn có, để nhìn ngắm nó. Và rồi thì bạn thực sự là bộ phận của con chim đó. Bạn thực sự tận hưởng nó. Vì vậy, trong cùng một cách, sáng nay, làm ơn hãy lắng nghe, không phải rằng bạn phải đồng ý hay không đồng ý với điều gì chúng ta đang nói, nhưng chỉ lắng nghe.

Có khi nào bạn ngồi trên bờ sông và quan sát dòng nước chảy qua hay chưa? Bạn không thể làm bất kỳ điều gì cho dòng nước. Có dòng nước trong veo, những chiếc lá chết, những cành cây. Bạn nhìn thấy một con thú chết trôi qua, và bạn đang nhìn ngắm tất cả việc đó. Bạn nhìn thấy chuyển động của nước, sự trong trẻo của nước, dòng chảy mau lẹ của nước và sự no đầy của nước. Nhưng bạn không thể làm gì cả. Bạn quan sát và thả dòng nước chảy đi. Vì vậy cùng một cách như thế hãy lắng nghe điều gì tôi muốn nói sáng nay.

Tự do không tồn tại nếu không có trật tự. Hai điều này hòa hợp nhau. Nếu bạn không thể có trật tự, bạn không thể có tự do. Hai điều này không thể tách rời được. Nếu bạn nói, “Tôi sẽ làm điều gì tôi thích, tôi sẽ có mặt cho bữa ăn của tôi khi nào tôi thích, tôi sẽ đến lớp học khi nào tôi thích” – bạn tạo ra vô trật tự. Bạn phải để ý đến những điều gì người khác muốn. Muốn mọi sự việc được vận hành êm ả, bạn phải đúng giờ. Nếu sáng nay tôi đến trễ mười phút tôi đã bắt bạn phải chờ đợi. Vì vậy tôi phải ý tứ. Tôi phải để ý đến những người khác. Tôi phải lễ phép, ân cần, quan tâm đến những người khác. Từ ý tứ đó, từ lưu tâm đó, từ cảnh giác đó, cả phía bên ngoài lẫn phía bên trong, có trật tự và cùng trật tự đó tự do hiện hữu.

Bạn biết không,những người lính khắp thế giới được tập luyện hàng ngày, họ được ra lệnh làm cái gì, được ra lệnh đi thẳng hàng. Họ tuân theo mệnh lệnh một cách tuyệt đối không cần suy nghĩ. Bạn có biết điều đó gây ra cho con người cái gì không? Khi bạn được ra lệnh phải làm gì, suy nghĩ thế nào, vâng lời, tuân theo, bạn có biết điều gì tác động vào bạn hay không? Cái trí của bạn trở nên đờ đẫn, mất đi tánh khởi đầu của nó, sự mau lẹ của nó. Sự áp đặt ở phía bên ngoài, không do tự ý thức của kỷ luật này làm cho cái trí ngốc nghếch, nó làm cho bạn tuân phục, nó làm cho bạn bắt chước. Nhưng nếu bạn kỷ luật chính bản thân mình bằng cách nhìn ngắm, lắng nghe, ý tứ, ân cần lưu tâm – từ nhìn ngắm đó, lắng nghe đó, ý tứ đó về những sự vật sự việc, trật tự hiện hữu. Nơi nào có trật tự, luôn luôn có tự do. Nếu bạn đang la hét, đang nói chuyện, bạn không thể nghe điều gì người khác phải nói. Bạn chỉ có thể nghe rõ ràng khi bạn ngồi yên lặng, khi bạn trao hoàn toàn chú ý của bạn.

Bạn cũng không thể nào có trật tự, nếu bạn không được tự do nhìn ngắm, nếu bạn không được tự do lắng nghe, nếu bạn không được tự do ân cần. Vấn đề tự do và trật tự này là một trong những vấn đề khẩn thiết và khó khăn nhất trong cuộc sống. Nó là một vấn đề rất phức tạp. Nó cần được suy nghĩ nhiều hơn là toán học, địa lý hay lịch sử. Nếu bạn không thực sự được tự do, bạn không bao giờ có thể nở hoa, bạn không bao giờ có thể tốt lành, không thể có vẻ đẹp. Nếu con chim không được tự do, nó không thể bay. Nếu hạt giống không được tự do để nở ra, để nhú lên khỏi mặt đất, nó không thể sống. Mọi thứ phải có tự do, kể cả con người. Con người lại kinh hãi tự do. Họ không muốn tự do. Chim chóc, sông hồ, cây cối, tất cả đều đòi hỏi tự do và con người cũng phải đòi hỏi nó nữa, không phải trong nửa chừng, nhưng hoàn toàn. Tự do, giải thoát, độc lập, để diễn tả cái gì người ta suy nghĩ, để làm cái gì người ta muốn làm, là một trong những sự việc quan trọng nhất trong đời. Được thực sự tự do khỏi tức giận, ganh ghét, hung bạo, tàn nhẫn, được thực sự tự do phía bên trong của người ta, là một trong những sự việc nguy hiểm và khó khăn nhất.

Bạn không thể có tự do chỉ vì những đòi hỏi. Bạn không thể nói rằng, “Tôi sẽ được tự do làm điều gì tôi thích.” Bởi vì còn có những người khác cũng đang muốn được tự do, cũng đang muốn được thể hiện điều gì họ cảm thấy, cũng đang muốn làm điều gì họ ao ước. Mọi người đều muốn được tự do, và vẫn vậy họ muốn được thể hiện chính bản thân họ – tức giận của họ, hung bạo của họ, tham vọng của họ, ganh đua của họ và vân vân. Vì vậy luôn luôn có xung đột. Tôi muốn làm một điều gì đó và bạn muốn làm một điều gì đó và vì vậy chúng ta đánh nhau. Tự do không phải làm điều gì người ta muốn, bởi vì con người không thể nào sống một mình được. Ngay cả vị thầy tu, ngay cả vị khất sĩ cũng không được tự do làm điều gì anh ta muốn, bởi vì anh ta phải đấu tranh cho điều gì anh ta muốn, chiến đấu với bản thân anh ta, cãi cọ trong bản thân anh ta. Và nó cần có thông minh, nhạy cảm, hiểu rõ to tát để được tự do. Và vẫn vậy, mỗi một con người, dù anh ta thuộc bất kỳ nền văn hóa nào, tuyệt đối phải được tự do. Vì vậy, bạn thấy không, tự do không thể tồn tại nếu không có trật tự.

Học sinh: Ông muốn nói rằng muốn được tự do không nên có kỷ luật phải không?

Krishnamurti: Tôi đã giải thích cẩn thận rằng bạn không thể có tự do nếu không có trật tự và trật tự là kỷ luật. Tôi không thích dùng cái từ ngữ “kỷ luật” đó bởi vì nó chứa đầy mọi loại ý nghĩa. Kỷ luật có nghĩa là tuân phục, bắt chước, vâng lời, nó có nghĩa làm cái gì bạn được người ta chỉ bảo, phải vậy không? Nhưng, nếu bạn muốn được tự do – và những con người phải hoàn toàn được tự do, nếu không họ không thể nở hoa, nếu không họ không thể là những con người thực sự – bạn phải tìm ra cho chính mình có trật tự là gì, giữ đúng giờ giấc, tử tế, rộng lượng, không sợ hãi là gì. Khám phá tất cả việc đó là kỷ luật. Điều này mang lại trật tự. Muốn tìm được bạn phải tra xét và muốn tra xét bạn phải được tự do. Nếu bạn để ý, nếu bạn đang canh chừng, nếu bạn đang lắng nghe, vậy thì, bởi vì bạn được tự do, bạn sẽ đúng giờ, bạn sẽ đến lớp đều đặn, bạn sẽ học hành, bạn sẽ thật sinh động đến độ bạn sẽ muốn làm những sự việc một cách nghiêm túc.

Học sinh: Ông nói rằng tự do rất nguy hiểm cho con người. Tại sao như thế?

Krishnamurti: Tại sao tự do lại nguy hiểm? Bạn biết xã hội là gì không?

Học sinh: Nó là một nhóm đông người mà bảo bạn làm cái gì và không làm cái gì.

Krishnamurti: Nó là một nhóm đông người mà bảo bạn làm cái gì hay không làm cái gì. Nó cũng là văn hóa, những phong tục, những thói quen của một cộng đồng nào đó; cấu trúc tôn giáo, đạo đức, luân lý, xã hội, trong đó con người sống, cái nhóm đó thông thường được gọi là xã hội. Bây giờ, nếu mỗi cá nhân trong xã hội đó làm điều gì anh ta thích, anh ta sẽ là một hiểm họa cho xã hội đó. Nếu bạn làm điều gì bạn thích ở đây trong ngôi trường này, chuyện gì sẽ xảy ra đây? Bạn sẽ là mối nguy hiểm cho tất cả những người còn lại của ngôi trường, phải vậy không? Vì vậy thông thường con người không muốn những người khác được tự do. Một con người thực sự tự do, không phải trong ý tưởng, nhưng ở phía bên trong được tự do khỏi tham lam, tham vọng, ganh tị, hung bạo, được coi như là mối nguy hiểm cho con người, bởi vì anh ta hoàn toàn khác con người bình thường. Vì vậy, xã hội hoặc là thờ phụng anh ta hoặc là giết chết anh ta hay dửng dưng với anh ta.

Học sinh: Ông đã nói rằng chúng ta phải có tự do và trật tự nhưng làm thế nào chúng ta có được nó?

Krishnamurti: Trước hết bạn không thể lệ thuộc vào những người khác, bạn không thể chờ đợi một người nào đó cho bạn tự do và trật tự – dù đó là người cha của bạn, người mẹ của bạn, người chồng của bạn, giáo viên của bạn. Bạn phải tạo ra nó trong chính bản thân bạn. Đây là việc đầu tiên phải nhận ra, rằng bạn không thể xin xỏ bất kỳ điều gì từ người khác, ngoại trừ thức ăn, quần áo, và chỗ ở. Bạn không thể nài nỉ, hay dựa dẫm vào một người nào đó, những vị đạo sư của bạn hay những thần thánh của bạn. Không ai có thể cho bạn tự do và trật tự. Vì vậy, bạn phải tìm ra làm thế nào tạo ra trật tự trong chính bản thân bạn. Đó là, bạn phải tự quan sát và tìm được cho chính bạn ý nghĩa của việc tạo ra đức hạnh trong chính bạn. Bạn có biết đức hạnh là gì không – sống đạo đức, sống tốt lành? Đức hạnh là trật tự. Vì thế bạn phải tìm được trong chính mình làm thế nào để tốt lành, làm thế nào để tử tế, làm thế nào để ý tứ ân cần. Và từ ý tứ ân cần đó, từ canh chừng đó, bạn tạo ra trật tự và vì vậy tự do. Bạn phụ thuộc vào những người khác chỉ bảo cho bạn nên làm gì, rằng bạn không nên nhìn ra cửa sổ, rằng bạn nên đúng giờ, rằng bạn nên tử tế. Nhưng nếu bạn chủ ý nói rằng, “Tôi sẽ nhìn ra cửa sổ khi tôi muốn nhìn nhưng khi tôi học tôi sẽ chăm chú vào quyển sách,” bạn tạo ra trật tự trong chính bản thân mình mà không cần được dạy bảo bởi người khác.

Học sinh: Người ta tìm được gì khi được tự do?

Krishnamurti: Không được gì cả. Khi bạn nói người ta tìm được gì, bạn thực sự đang suy nghĩ dựa trên sự mua bán. Phải vậy không? Tôi sẽ làm việc này và đền đáp lại nó, làm ơn hãy cho tôi một cái gì đó. Tôi tử tế với bạn vì nó gây lợi lộc cho tôi. Nhưng đó không là tử tế. Vì vậy chừng nào chúng ta còn suy nghĩ dựa vào tìm được một cái gì đó, không có tự do. Nếu bạn nói rằng, “Nếu tôi được tự do, tôi sẽ có thể làm việc này và việc kia,” vậy thì không có tự do. Vì vậy đừng suy nghĩ dựa vào lợi ích. Chừng nào chúng ta còn suy nghĩ dựa vào lợi ích, không có tự do. Tự do chỉ có thể tồn tại khi không có động cơ thúc đẩy. Bạn không thương yêu một ai đó bởi vì anh ta cho bạn thức ăn, quần áo hay chỗ ở. Lúc đó nó không phải là tình yêu.

Bạn có khi nào đi dạo một mình không? Hay là bạn luôn luôn đi cùng với những người khác? Nếu thỉnh thoảng bạn đi ra ngoài một mình, không xa đây quá bởi vì bạn còn rất nhỏ, vậy thì bạn sẽ biết được chính bản thân bạn, bạn suy nghĩ cái gì, cảm thấy ra sao, đạo đức là gì, bạn muốn là cái gì. Hãy tìm ra. Và bạn không thể tìm ra về chính bản thân bạn nếu bạn luôn luôn đang nói chuyện, đi loanh quanh với bạn bè của bạn, với nửa tá người. Hãy ngồi yên lặng một mình dưới một cái cây, không phải với một quyển sách. Chỉ nhìn ngắm những vì sao, bầu trời trong xanh, chim chóc, hình dáng của những chiếc lá. Hãy nhìn cái bóng. Hãy nhìn con chim bay ngang bầu trời. Khi ở cùng với chính mình, ngồi yên lặng dưới một cái cây, bạn bắt đầu hiểu rõ những công việc của cái trí riêng của bạn và điều đó cũng quan trọng như là đi học.


5- Nhạy cảm

Vào một ngày trước, vài giáo viên trường này đã thảo luận với tôi về tầm quan trọng phải có nhạy cảm, sự cần thiết phải có một thân thể nhạy cảm và một cái trí nhạy cảm. Một con người ý thức được môi trường sống của anh ta, cũng như ý thức được mọi chuyển động của tư tưởng và cảm giác, một con người là một tổng thể hòa hợp, con người đó có tánh nhạy cảm. Làm thế nào nhạy cảm đó xảy ra được? Làm thế nào có được một sự thăng hoa trọn vẹn của thân thể, của những cảm xúc, của khả năng suy nghĩ sâu sắc và rộng rãi, để cho toàn thân tâm trở thành sinh động kinh ngạc đến mọi thứ quanh nó, đến mọi thách thức, đến mọi ảnh hưởng? Và liệu điều đó có thể được trong một thế giới như thế này, một thế giới nơi hiểu biết công nghệ là quan trọng nhất, nơi kiếm tiền, nơi một kỹ sư hay một chuyên gia điện tử đang đảm trách vai trò quan trọng như thế, hay không? Liệu có thể có tánh nhạy cảm hay không? Nhà chính trị, những chuyên gia điện tử trở thành những cỗ máy kỳ diệu mang thân người, nhưng sống một cuộc sống rất chật hẹp. Họ là những con người đau khổ, không có chiều sâu. Tất cả điều mà họ biết là thế giới nhỏ xíu của họ, cái thế giới được khẳng định theo lãnh vực riêng của họ.

Một cuộc sống bị trói buộc trong hiểu biết công nghệ là một cuộc sống rất chật hẹp, rất giới hạn. Nó chắc chắn chỉ nuôi dưỡng phiền muộn và đau khổ. Nhưng liệu rằng người ta có thể có hiểu biết từ công nghệ, có thể làm mọi việc, kiếm được một ít tiền và vẫn sống trong thế giới với sự mãnh liệt, với sự rõ ràng, với tầm nhìn rộng rãi hay không? Đó là câu hỏi thực sự. Cuộc sống không chỉ là đi đến văn phòng ngày này sang ngày khác. Cuộc sống sinh động lạ thường, quan trọng lạ thường, và muốn như vậy bạn phải nhạy cảm, bạn phải có tánh nhạy cảm để tận hưởng vẻ đẹp. Bạn biết không, có một cái gì đó lạ thường về vẻ đẹp. Vẻ đẹp không bao giờ thuộc cá nhân, mặc dù chúng ta đã biến nó thành cá nhân. Chúng ta đã đặt những bông hoa lên mái tóc của chúng ta, có những cái áo choàng đẹp, mặc những áo sơ mi và quần dài đẹp, trông rất hợp thời trang và cố gắng hết sức mình để làm đẹp; đó là một vẻ đẹp rất giới hạn. Tôi không nói rằng không nên mặc quần áo đẹp, nhưng chỉ có ý rằng – đó không là tận hưởng vẻ đẹp. Tận hưởng vẻ đẹp là thấy một cái cây, thấy một bức tranh, thấy một pho tượng, thấy những đám mây, những bầu trời, thấy chim chóc đang bay lượn, thấy vì sao mai, và mặt trời lặn đằng sau những ngọn đồi kia. Muốn thấy vẻ đẹp vĩ đại như thế chúng ta phải từ bỏ cuộc sống cá nhân nhỏ xíu của chúng ta.

Bạn có thể thưởng thức giỏi. Bạn có biết thưởng thức giỏi có nghĩa là gì hay không? Để biết làm thế nào kết hợp những màu sắc, làm thế nào không gây ấn tượng xấu, không nói điều gì thô lỗ về bất kỳ ai, cảm thấy tử tế, thấy được vẻ đẹp của một ngôi nhà, có bức tranh hay hay trong phòng của bạn, có một căn phòng cân đối. Tất cả đó là thưởng thức giỏi, mà có thể được vun quén. Nhưng thưởng thức giỏi không phải là tận hưởng vẻ đẹp. Vẻ đẹp không bao giờ thuộc về riêng tư.

Khi vẻ đẹp được biến thành cá nhân nó trở thành ích kỷ. Chỉ quan tâm đến bản thân mình là nguồn gốc của đau khổ. Bạn biết không, hầu hết mọi người đều không hạnh phúc trong thế giới này. Họ có tiền bạc, họ có vị trí và quyền hành. Nhưng lột đi lớp vỏ của tiền bạc, vị trí, quyền hành và bạn thấy dưới nó là một trạng thái nông cạn kinh khủng của tâm hồn. Cái nguồn của nông cạn, sầu muộn, xung đột và thống khổ khủng khiếp của họ là một cảm giác của tội lỗi và sợ hãi.

Tận hưởng thực sự vẻ đẹp là thấy một ngọn núi, thấy cây cối dễ thương, mà không có “bạn” ở đó; tận hưởng chúng, nhìn chúng mặc dù chúng có lẽ thuộc về một ai đó; thấy dòng chảy của một con sông và chuyển động cùng nó từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, chìm đắm trong vẻ đẹp, trong mãnh liệt, trong dòng chảy xiết của con sông. Nhưng bạn không thể làm tất cả việc đó nếu bạn chỉ quan tâm đến quyền hành, đến tiền bạc, đến một nghề nghiệp. Đó chỉ là một phần của cuộc sống và chỉ quan tâm đến một phần của cuộc sống là không nhạy cảm và, vì vậy, sống một cuộc sống hẹp hòi lẫn đau khổ. Một cuộc sống tầm thường luôn luôn tạo ra những đau khổ và rối loạn không chỉ cho chính bản thân mình mà còn cho những người khác nữa. Tôi không đang giảng luân lý, tôi chỉ đang phát biểu những sự kiện của sự tồn tại.

Chức năng của những giáo viên không là giáo dục cái trí từng phần nhưng tánh tổng thể của cái trí; giáo dục bạn để cho bạn không bị vướng mắc trong cái vòng xóay nhỏ hẹp của sự tồn tại nhưng sống trong dòng sông của cuộc sống. Đây là toàn bộ chức năng của giáo dục. Loại giáo dục đúng đắn vun quén toàn thân tâm của bạn, tánh tổng thể của cái trí bạn. Nó cho cái trí và quả tim của bạn một chiều sâu, một hiểu rõ vẻ đẹp.

Có thể, trong số các bạn những cô gái sẽ lớn lên rồi lập gia đình và những cậu trai sẽ có nghề nghiệp và đó sẽ là kết thúc. Bạn biết không, ngay khi bạn lập gia đình – tôi không nói rằng bạn không nên lập gia đình – bạn có người chồng, con cái của bạn, và những trách nhiệm bắt đầu chồng chất vào giống như những con quạ làm tổ trên cái cây. Người chồng, ngôi nhà, con cái của bạn, trở thành một thói quen và bạn bị vướng mắc trong thói quen đó. Suốt cuộc đời của bạn, cho đến khi bạn chết, bạn sẽ làm việc, làm việc trong ngôi nhà hay đi đến văn phòng, mỗi ngày.

Vào một buổi sáng nào đó khi tôi thấy tất cả các bạn đang nô đùa vui vẻ – tôi tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra cho tất cả các bạn? Liệu các bạn sống một cuộc sống với ngọn lửa đang bùng cháy trong các bạn hay trong suốt phần còn lại của cuộc đời các bạn sẽ trở thành một người kinh doanh hay một người nội trợ? Các bạn sẽ làm gì đây? Các bạn không nên được giáo dục để thoát khỏi kính trọng, để phá vỡ tuân phục hay sao? Có thể tôi đang nói một điều gì đó nguy hiểm, nhưng nó không thành vấn đề. Có lẽ bạn sẽ chỉ nghe loáng thoáng và có lẽ điều này sẽ lắng sâu ở đâu đó trong ý thức của bạn và có lẽ vào một khoảnh khắc nào đó khi bạn sắp sửa thực hiện một quyết định, điều này có lẽ thay đổi cái nguồn sống của bạn.

Học sinh: Làm thế nào người ta được nhạy cảm?

Krishnamurti: Vào một buổi chiều hôm trước, tôi không biết liệu rằng bạn có trông thấy cơn mưa phùn đó hay không. Một cơn mưa bất thình lình. Có những đám mây chứa đầy mưa, sẫm đen, nặng nề. Cũng có những đám mây đầy ánh sáng, màu trắng, cùng ánh sáng màu hoa hồng ẩn hiện trong chúng. Và có những đám mây như những sợi lông đang nhè nhẹ bay qua. Đó là một cảnh tuyệt vời và có vẻ đẹp vô biên. Nếu bạn không nhìn thấy và cảm thấy những việc này khi bạn còn nhỏ, khi bạn vẫn còn tò mò, khi bạn vẫn còn chưa quyết định, khi bạn vẫn còn đang nhìn ngắm, đang tìm kiếm, đang hỏi han; nếu bạn không cảm thấy việc đó bây giờ, vậy thì bạn sẽ không bao giờ cảm thấy được. Khi bạn lớn lên cuộc sống vây bủa bạn, cuộc sống trở nên khô cằn. Bạn hiếm khi nào nhìn thấy những ngọn đồi, một khuôn mặt xinh xinh và một nụ cười. Nếu không có cảm thấy của lòng thương yêu, tử tế, ân cần, cuộc sống trở nên rất sầu thảm, xấu xa, hung bạo. Và khi bạn lớn lên bạn lấp đầy cuộc sống của bạn bằng chính trị, bằng quan tâm đến việc làm của bạn, đến gia đình của bạn. Bạn trở nên sợ hãi và dần dần mất đi cái chất lượng tuyệt vời của nhìn ngắm cảnh mặt trời lặn, những đám mây, những vì sao lúc trời tối. Khi bạn lớn lên, cái trí năng bắt đầu tạo ra những thảm họa trong cuộc sống của bạn. Tôi không có ý nói rằng bạn không được quyền có một trí năng hợp lý, rõ ràng, nhưng sự thống trị của nó làm cho bạn đờ đẫn, làm cho bạn mất đi những sự việc đẹp đẽ của cuộc sống.

Bạn phải cảm thấy rất mãnh liệt về mọi thứ, không phải chỉ một hay hai sự việc, nhưng về mọi sự việc. Nếu bạn cảm thấy rất mãnh liệt, nếu bạn cảm thấy sinh động, đầy sức sống, bạn sẽ sống trong một trạng thái yên lặng sâu thẳm. Cái trí của bạn sẽ rất rõ ràng, đơn giản, mãnh liệt. Khi con người lớn lên, họ mất đi cái chất lượng cảm thấy này, đồng cảm này, ân cần này, cho những người khác. Đã mất nó rồi họ bắt đầu sáng chế ra những tôn giáo. Họ đã đến đền chùa, nhậu nhẹt, dùng thuốc men, để đánh thức dậy cái tánh khởi đầu tự nhiên này. Họ trở thành mộ đạo. Nhưng tôn giáo trên toàn thế giới được thiết lập chung bởi con người. Tất cả những đền chùa, những nhà thờ, những giáo điều, những niềm tin, được sáng chế bởi con người. Con người sợ hãi bởi vì anh ta bị lạc lõng khi không có một ý thức sâu sắc về vẻ đẹp, một ý thức sâu sắc về tình yêu. Và, bởi vì đã mất đi tánh ý thức này, những lễ nghi giả tạo, đi đến đền chùa, lặp lại những câu kinh, những thờ cúng trở nên rất quan trọng. Trong thực tế, chúng chẳng có tầm quan trọng nào cả. Tôn giáo được sinh ra từ sợ hãi trở thành sự mê tin dị đoan xấu xa.

Vì vậy, người ta phải hiểu rõ sợ hãi. Bạn biết không, người ta bị sợ hãi: sợ hãi cha mẹ của người ta, sợ hãi không đậu những kỳ thi, sợ hãi những giáo viên của người ta, sợ hãi con chó, sợ hãi con rắn. Bạn phải hiểu rõ sợ hãi và được tự do khỏi sợ hãi. Khi bạn được tự do khỏi sợ hãi có một cảm thấy mạnh mẽ của tốt lành, của suy nghĩ rất rõ ràng, của nhìn ngắm các vì sao, của nhìn ngắm những đám mây, của nhìn ngắm những khuôn mặt bằng một nụ cười. Và khi không còn sợ hãi, bạn có thể thâm nhập sâu thêm nữa. Rồi thì bạn có thể tìm được cho mình cái đó mà con người miệt mài tìm kiếm từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trong những hang động ở phía nam nước Pháp và ở Bắc Phi có những bức tranh có từ 25000 năm trước về những thú vật đang đánh nhau với con người, về những con hươu, về gia súc, chúng là những bức họa tuyệt vời. Chúng chỉ rõ sự tìm kiếm vô tận của con người, sự đấu tranh của con người vì sinh tồn và sự tìm kiếm của con người vì cái sự việc lạ lùng được gọi là Chúa. Nhưng con người không bao giờ tìm được cái sự việc lạ lùng đó. Bạn chỉ có thể bắt gặp nó một cách bí mật, một cách vô tình, khi không còn sợ hãi thuộc bất kỳ loại nào. Khoảnh khắc không còn sợ hãi bạn có những cảm thấy rất mãnh liệt. Bạn càng cảm thấy mãnh liệt bao nhiêu, bạn càng ít quan tâm đến những sự việc nhỏ nhen bấy nhiêu. Chính sợ hãi đã xô đẩy đi tất cả cảm thấy về vẻ đẹp, về chất lượng của sự yên lặng lớn lao. Giống như bạn học toán, cũng vậy bạn cũng phải học sợ hãi. Bạn phải hiểu rõ sợ hãi và không chạy trốn nó để cho bạn có thể nhìn ngắm sợ hãi. Nó giống như đi dạo bộ và bất ngờ gặp một con rắn, bạn nhảy tránh và nhìn ngắm con rắn đó. Nếu bạn rất yên tĩnh, rất lặng, không sợ hãi, vậy thì bạn sẽ nhìn rất gần, giữ một khoảng cách an toàn. Bạn có thể quan sát cái lưỡi đen, và đôi mắt không có lông mi. Bạn có thể nhìn thấy những cái vẩy, những cái khuôn của làn da. Nếu bạn có thể quan sát con rắn rất gần, bạn nhìn thấy rõ và trân trọng nó và có lẽ có nhiều thương yêu cho con rắn đó. Nhưng bạn không thể nhìn thấy rõ nếu bạn sợ hãi, nếu bạn chạy đi khỏi. Vì vậy, giống như khi bạn nhìn một con rắn, bạn phải nhìn vào trận chiến này được gọi là cuộc sống, với những đau khổ, sầu muộn, hỗn loạn, xung đột, chiến tranh, hận thù, tham lam, tham vọng, lo âu và tội lỗi của nó. Bạn chỉ có thể nhìn vào cuộc sống và thương yêu nếu không còn sợ hãi.

Học sinh: Tại sao tất cả chúng ta đều muốn sống?

Krishnamurti: Đừng cười vì một cậu bé nhỏ xíu hỏi như thế, khi cuộc sống rất ngắn ngủi, tại sao chúng ta lại khao khát sống? Nó không đáng buồn thảm lắm khi một em bé đặt ra câu hỏi đó hay sao? Điều đó có nghĩa là cậu bé đã tự hiểu rõ rằng mọi thứ đều trôi qua mau lẹ. Chim chóc chết, lá rụng, người ta già cỗi, con người có bệnh tật, đau đớn, buồn rầu, đau khổ; một chút niềm vui, một chút vui thú và làm việc không ngừng nghỉ. Và cậu bé hỏi tại sao chúng ta bám vào tất cả việc này? Cậu ta trông thấy những người trẻ già nua trước tuổi tác như thế nào, trước thời gian sống của họ. Cậu ta trông thấy chết. Và con người bám vào cuộc sống bởi vì không có gì khác nữa để bám vào. Những thần thánh của cậu ta, những đền chùa của cậu ta, không chứa đựng sự thật; những quyển sách thiêng liêng của cậu ta chỉ là những từ ngữ. Vì vậy cậu ta hỏi tại sao người ta lại bám vào cuộc sống khi có thật nhiều đau khổ như thế. Bạn hiểu không? Bạn trả lời như thế nào? Những người lớn trả lời như thế nào? Những giáo viên của ngôi trường này trả lời như thế nào? Có sự yên lặng. Những người lớn hơn đã sống dựa vào những ý tưởng, vào những từ ngữ, và cậu bé nói rằng, “Tôi đói, hãy cho tôi thức ăn, không phải là những từ ngữ.” Cậu ta không còn tin bạn và vì vậy cậu ta hỏi, “Tại sao chúng ta lại bám vào tất cả việc này?” Bạn có biết tại sao bạn bám vào không? Bởi vì bạn không còn biết cái gì khác nữa. Bạn bám vào ngôi nhà của bạn, bạn bám vào những quyển sách của bạn, bạn bám vào những thần tượng, những thần thánh, những kết luận, những quyến luyến của bạn, những đau khổ của bạn, bởi vì bạn không có cái gì khác nữa nhưng tất cả những việc bạn làm đó đều mang lại bất hạnh. Muốn tìm ra liệu rằng có một cái gì khác nữa hay không, bạn phải buông rơi cái gì bạn bám vào. Nếu bạn muốn băng qua một con sông, bạn phải đi khỏi bờ sông này. Bạn không thể ngồi mãi trên một bờ sông. Bạn muốn được tự do khỏi đau khổ và tuy nhiên bạn sẽ không chịu băng qua con sông. Vì vậy, bạn bám vào mọi thứ mà bạn biết dù nó gây đau khổ như thế nào và bạn sợ hãi phải buông bỏ nó đi bởi vì bạn không biết có cái gì phía bên kia con sông.


6-Sợ hãi.

Tôi chắc rằng bạn đã thường nghe từ những nhà chính trị, từ những nhà giáo dục, từ cha mẹ bạn và từ công chúng rằng bạn là thế hệ kế tiếp. Nhưng khi họ nói về bạn như một thế hệ mới, họ lại thực sự không có ý như vậy bởi vì họ chắc chắn rằng bạn tuân phục vào cái khuôn mẫu cũ của xã hội. Họ thực sự không muốn bạn là một loại người khác hẳn, mới mẻ. Họ muốn bạn sống máy móc, phù hợp trong truyền thống, tuân phục, tin tưởng chấp nhận uy quyền. Bất chấp những việc này, nếu bạn có thể thực sự được tự do chính mình khỏi sợ hãi, không phải bằng lý thuyết, không phải bằng lý tưởng, không phải ở phía bên ngoài, nhưng thực sự ở phía bên trong, sâu thẳm, vậy thì bạn có thể trở thành con người hoàn toàn khác hẳn. Vậy thì bạn có thể trở thành thế hệ kế tiếp. Những người già hơn bị chất đầy sợ hãi – sợ hãi cái chết, sợ hãi mất việc làm, sợ hãi những ý kiến của công chúng. Họ hoàn toàn bị kẹp chặt trong gọng kìm của sợ hãi. Vì vậy những thần thánh của họ, những kinh thánh của họ, những lễ nghi của họ đều ở trong lãnh vực của sợ hãi và thế là cái trí bị biến dạng, bị suy đồi thật kỳ lạ. Một cái trí như thế không thể nào suy nghĩ một cách ngay thẳng, không thể nào lý luận hợp lý, khôn ngoan, lành mạnh, bởi vì nó bị bám rễ trong sợ hãi. Hãy quan sát những thế hệ già nua và bạn sẽ nhận thấy nó sợ hãi như thế nào về mọi thứ – về cái chết, về bệnh tật, về việc đi ngược lại truyền thống, về khác biệt, về mới mẻ.

Sợ hãi là cái gì mà ngăn cản sự nở hoa của cái trí, sự nở hoa của tốt lành. Hầu hết chúng ta học hỏi qua sợ hãi. Sợ hãi là bản thể của uy quyền và vâng lời; các bậc cha mẹ và những chính phủ đòi hỏi sự vâng lời. Có uy quyền của quyển sách, uy quyền tuỳ theo Sankara, Phật, uy quyền tuỳ theo Einstein. Hầu hết mọi người là những người theo sau; họ biến người khởi đầu thành một uy quyền và qua truyền bá, qua ảnh hưởng, qua văn chương, họ áp đặt vào bộ não mỏng manh sự cần thiết của vâng lời. Điều gì xảy ra cho bạn khi bạn vâng lời? Bạn ngừng suy nghĩ. Bởi vì bạn cảm thấy rằng những uy quyền biết quá nhiều, những uy quyền là những người có nhiều quyền hành, có nhiều tiền, có thể đuổi bạn ra khỏi nhà, bởi vì họ sử dụng từ ngữ “bổn phận, tình yêu”, bạn đầu hàng, bạn tuân phục, bạn bắt đầu vâng lời, bạn trở thành nô lệ cho một lý tưởng, cho một ý tưởng, cho một ảnh hưởng. Khi bộ não đang tuân theo một khuôn mẫu của vâng lời, nó không còn khả năng trong sáng nữa, không còn khả năng suy nghĩ đơn giản và ngay thẳng nữa.

Bây giờ, liệu có thể học hỏi mà không có uy quyền hay không? Bạn có biết học hỏi là gì không? Thâu lượm hiểu biết là một việc nhưng học hỏi là một việc hoàn toàn khác hẳn. Một cái máy có thể thâu lượm thông tin giống như một người máy hay một máy vi tính. Một cái máy thâu lượm hiểu biết bởi vì nó đang được nạp vào những thông tin nào đó. Nó thâu lượm mỗi lúc một nhiều thông tin và sau đó trở thành hiểu biết. Nó có khả năng thâu lượm thông tin, lưu trữ nó và đáp lại khi nó được yêu cầu trả lời một câu hỏi. Trái lại khi cái trí con người biết học hỏi, vậy thì nó có khả năng còn nhiều hơn là thâu lượm và lưu trữ nữa. Nhưng có thể học hỏi được chỉ khi nào cái trí được trong sáng, khi nó không nói rằng “Tôi biết.” Vì vậy, người ta phải phân biệt rõ, tách rời học hỏi khỏi thâu lượm hiểu biết. Thâu lượm hiểu biết làm cho bạn máy móc nhưng học hỏi làm cho cái trí rất trong sáng, hồn nhiên và tinh tế. Và bạn không thể nào học hỏi nếu bạn chỉ tuân theo uy quyền của hiểu biết. Khắp thế giới này, hầu hết những người giáo dục chỉ thâu lượm và áp đặt hiểu biết và vì vậy đang làm cho cái trí trở thành máy móc và mất đi khả năng học hỏi. Bạn chỉ có thể học hỏi khi bạn không biết. Học hỏi chỉ hiện hữu khi không còn sợ hãi và khi không còn uy quyền.

Câu hỏi là, làm thế nào người giáo viên dạy môn toán, hay bất kỳ môn học nào khác mà không có uy quyền, và vì vậy, không có sợ hãi? Sợ hãi theo căn bản liên quan đến sự ganh đua. Dù rằng ganh đua trong một lớp học hay là ganh đua trong cuộc sống. Sợ hãi mình không là ai cả, không đạt được, không thành công, có ngay tại gốc rễ của ganh đua. Nhưng khi có sợ hãi, bạn ngừng học hỏi. Và vì vậy dường như đối với tôi chính chức năng của giáo dục là loại bỏ sợ hãi, thấy rằng bạn không trở thành máy móc và cùng lúc cho bạn hiểu biết. Học hỏi mà không trở thành máy móc, mà có nghĩa rằng không còn sợ hãi, là một vấn đề phức tạp. Nó liên quan đến việc loại bỏ tất cả ganh đua. Trong qui trình ganh đua này, bạn tuân phục, và dần dần bạn hủy diệt tánh tinh tế, trong sáng, tươi trẻ của bộ não. Nhưng bạn không thể khước từ sự hiểu biết. Vì vậy, liệu có thể có hiểu biết và vẫn học hỏi để được tự do khỏi sợ hãi hay không? Bạn có hiểu rõ việc này không?

Khi nào bạn học hỏi nhiều nhất? Bạn có khi nào quan sát chính bạn đang học hỏi hay không? Thỉnh thoảng cố gắng quan sát chính bạn và quan sát chính bạn đang học hỏi. Bạn học hỏi nhiều nhất khi bạn không còn sợ hãi, bạn không còn bị đe dọa bởi uy quyền, bạn không còn ganh đua với người bên cạnh của bạn. Lúc đó cái trí của bạn trở nên sinh động lạ thường. Vì vậy vấn đề cho người giáo viên và vấn đề cho bạn, như một học sinh, là học hỏi mà không có uy quyền, thâu lượm hiểu biết mà không làm biến dạng hay làm đờ đẫn bộ não và loại bỏ sợ hãi. Bạn có hiểu vấn đề này không? Muốn học hỏi phải không có tuân phục, không có uy quyền và tuy nhiên bạn phải thâu lượm hiểu biết. Muốn kết hợp tất cả việc này mà không làm biến dạng bộ não là vấn đề quan trọng. Để cho khi bạn lớn lên, khi bạn đậu những kỳ thi và lập gia đình, bạn gặp gỡ cuộc sống bằng sự trong sáng, không còn sợ hãi. Rồi thì bạn luôn luôn đang học hỏi cuộc sống; không phải là diễn giải cuộc sống theo cái khuôn mẫu của bạn.

Bạn có hiểu cuộc sống là gì không? Bạn còn nhỏ quá để hiểu được điều này. Tôi sẽ bảo cho bạn biết. Bạn có nhìn thấy những người dân làng kia trong những bộ quần áo rách nát, bẩn thỉu, thường xuyên bị đói, làm việc mỗi ngày trong suốt đời họ hay không? Đó là một phần của cuộc sống. Rồi thì bạn nhìn thấy có con người đang lái một chiếc xe hơi, người vợ ngồi bên phủ đầy nữ trang, đầy nước hoa, có nhiều người hầu. Đó cũng là một phần của cuộc sống. Rồi thì có con người tự nguyện vất bỏ của cải, sống cuộc sống rất đơn giản, rất vô danh, không muốn mọi người biết đến, không tuyên bố rằng anh ta là một vị thánh. Đó là một phần của cuộc sống. Rồi thì có con người muốn trở thành người ẩn dật, người khất sĩ, và cũng có con người trở thành một người hiến dâng, họ không muốn suy nghĩ, chỉ mù quáng tuân theo. Đó cũng là một phần của cuộc sống. Rồi thì có con người suy nghĩ cẩn thận, hợp lý, khôn ngoan, kỹ càng, và phát giác rằng những tư tưởng như thế đó đều bị trói buộc rồi đi vượt khỏi tư tưởng. Đó cũng là một phần của cuộc sống. Và chết cũng là một phần của cuộc sống, mất mát mọi thứ. Niềm tin vào thần thánh và những vị nữ thần, vào những đấng cứu rỗi, vào thiên đàng, vào địa ngục, cũng là một phần của cuộc sống. Nó là một phần của cuộc sống khi yêu thương, hận thù, cảm thấy ganh tị, cảm thấy tham lam, và nó cũng là một phần của cuộc sống khi vượt khỏi tất cả những sự việc tầm thường này. Không tốt lành gì cả khi lớn lên và chấp nhận một phần của cuộc sống, cái phần máy móc quan tâm đến sự thâu lượm hiểu biết, mà có nghĩa là chấp nhận cái giá trị đã được tạo ra bởi thế hệ quá khứ. Cha mẹ bạn tình cờ có tiền bạc, họ gửi bạn đến trường và sau đó cao đẳng, họ hiểu rằng bạn phải có một việc làm. Và tiếp theo bạn lập gia đình và đó là sự kết thúc của nó. Tất cả việc này chỉ là một mảnh nhỏ của cuộc sống. Nhưng còn có lãnh vực rộng lớn này của cuộc sống, một lãnh vực bao la vượt khỏi mọi tư tưởng; muốn hiểu rõ lãnh vực này phải không còn sợ hãi, và điều đó khó khăn vô cùng.

Một trong những vấn đề quan trọng trong cuộc sống là cái sự kiện rằng người ta tàn tạ dần đi, mất đi tánh hòa đồng. Sợ hãi và thoái hóa có liên quan lẫn nhau. Khi lớn lên, nếu bạn không giải quyết vấn đề sợ hãi khi nó phát sinh, ngay lập tức, không chần chừ chờ sang ngày mai, cái yếu tố thoái hóa sẽ chen vào. Nó giống như một căn bệnh, giống như một vết thương gây nhức nhối, gây băng hoại. Sợ hãi không có việc làm tốt hơn, không thành tựu cho bạn, sợ hãi bị cạn kiệt khả năng của bạn, nhạy cảm của bạn, chất lượng trí năng của bạn, sợi dây luân lý của bạn. Vì vậy giải quyết vấn đề sợ hãi và yếu tố thoái hóa đều liên quan lẫn nhau. Hãy cố gắng tìm được bạn sợ hãi cái gì và xem thử liệu bạn có thể vượt khỏi sợ hãi đó, không phải bằng lời, không phải bằng lý thuyết, nhưng thực sự. Đừng chấp nhận uy quyền. Chấp nhận uy quyền là vâng lời mà chỉ nuôi dưỡng sợ hãi thêm nữa.

Muốn hiểu rõ sự phức tạp lạ thường này được gọi là cuộc sống, mà ở trong thời gian và vượt khỏi thời gian, bạn phải có một cái trí rất hồn nhiên, trong sáng và tươi trẻ. Một cái trí của dây dưa sợ hãi trong chính nó, ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác, là một cái trí máy móc. Và bạn biết rằng những cái máy không thể giải quyết được những vấn đề của con người. Bạn không thể nào có một cái trí hồn nhiên, trong sáng và tươi trẻ nếu bạn chất đầy sợ hãi, nếu từ niên thiếu cho đến khi bạn chết, bạn được dạy dỗ trong sợ hãi. Đó là lý do tại sao một nền giáo dục đúng đắn, một nền giáo dục trung thực phải loại bỏ đi sợ hãi.

Học sinh: Làm thế nào người ta có thể hoàn toàn được tự do khỏi sợ hãi.

Krishnamurti: Trước hết bạn phải biết sợ hãi là gì. Nếu bạn biết người vợ, người chồng, người cha, người mẹ, xã hội của bạn, bạn không còn sợ hãi họ nữa. Hiểu rõ thấu đáo một điều gì đó làm cho cái trí được tự do khỏi sợ hãi.

Làm thế nào bạn sẽ tìm ra được sợ hãi? Có phải bạn sợ hãi ý kiến của công chúng, ý kiến của công chúng là điều gì bạn bè nghĩ về bạn phải không? Hầu hết chúng ta, đặc biệt khi chúng ta còn nhỏ, đều muốn trông giống nhau, ăn mặc giống nhau, nói chuyện giống nhau. Chúng ta không muốn thậm chí cả một khác biệt nho nhỏ, bởi vì khác biệt nghĩa là không tuân phục, không chấp nhận khuôn mẫu. Khi bạn bắt đầu nghi vấn cái khuôn mẫu thì có sợ hãi. Bây giờ hãy tìm hiểu sợ hãi đó, hãy thâm nhập trong nó. Đừng nói rằng, “Tôi sợ hãi”, và chạy trốn nó. Hãy nhìn ngắm nó, hãy đối mặt nó, hãy tìm ra tại sao bạn sợ hãi.

Giả sử rằng tôi sợ hãi người láng giềng của tôi, người vợ của tôi, chúa của tôi, quốc gia của tôi – bây giờ, sợ hãi đó là gì vậy? Nó là thực tế hay nó chỉ ở trong tư tưởng, trong thời gian? Tôi sẽ đưa ra một ví dụ đơn giản hơn. Tất cả chúng ta sẽ chết vào một thời điểm này hay thời điểm khác. Chết là điều không tránh khỏi cho tất cả chúng ta và suy nghĩ về chết tạo ra sợ hãi. Nhưng nếu nó là thực tế, nếu chết ở đó ngay lập tức và tôi sẽ chết lúc này, không có sợ hãi. Bạn hiểu chứ? Tư tưởng trong thời gian tạo ra sợ hãi. Nhưng nếu một điều gì đó phải được làm ngay tức khắc thì không có sợ hãi, bởi vì suy nghĩ không xảy ra được nữa. Nếu tôi sẽ chết trong tích tắc kế tiếp, vậy thì tôi đối mặt nó, nhưng cho tôi một tiếng đồng hồ, và tôi bắt đầu nói rằng, “Tài sản của tôi, con cái của tôi, quốc gia của tôi, tôi vẫn chưa viết xong quyển sách của tôi.” Tôi lo lắng, sợ hãi.

Vì vậy sợ hãi luôn luôn ở trong thời gian, bởi vì thời gian là tư tưởng. Muốn loại bỏ sợ hãi bạn phải xem tư tưởng như là thời gian và sau đó tìm hiểu toàn qui trình suy nghĩ này. Điều đó hơi khó khăn một tí.

Tôi sợ hãi cha mẹ của tôi, xã hội của tôi, sợ hãi điều gì họ sẽ nói ngày mai hay mười ngày sau. Suy nghĩ của tôi về điều gì có lẽ xảy ra chiếu rọi sợ hãi. Vì vậy liệu tôi có thể nói rằng, “Tôi sẽ nhìn sợ hãi đó ngay lúc này, không phải mười ngày sau” hay không? Liệu tôi có thể yêu cầu được nghe điều gì họ sẽ nói ngay lúc này rồi suy xét lời phê bình đó và nếu họ lại tình cờ nói đúng, liệu tôi có thể chấp nhận nó hay không? Tại sao tôi phải sợ hãi? Và nếu họ nói sai lầm, tôi cũng chấp nhận việc đó. Tại sao họ không sai lầm? Tại sao tôi lại phải sợ hãi? Và tôi sẽ lắng nghe người giáo viên để học hỏi, nhưng tôi sẽ không sợ hãi. Vì vậy khi tôi đối mặt với sợ hãi, tôi phải tìm hiểu, mà là một tiến hành rất phức tạp bởi vì nó liên quan đến vấn đề thời gian.

Bạn biết không, có hai loại thời gian, thời gian dựa vào đồng hồ, phút kế tiếp, tối nay, ngày kia; và có một loại thời gian khác được tạo ra bởi cái tinh thần phía bên trong người ta, bởi tư tưởng – “Tôi sẽ là một người vĩ đại”, “Tôi sẽ có một việc làm,” “Tôi sẽ đi Châu âu” – đó là tương lai thuộc tâm lý, trong thời gian và không gian. Bây giờ, khi hiểu rõ được thời gian tuần tự dựa vào đồng hồ và hiểu rõ được thời gian như tư tưởng đồng thời vượt khỏi cả hai, là thực sự được tự do khỏi sợ hãi.

Học sinh: Ông nói rằng nếu ông biết một điều gì đó, ông chấm dứt cảm giác sợ hãi về nó. Nhưng làm thế nào ông biết được chết là gì?

Krishnamurti: Đó là một câu hỏi hay. Bạn đang hỏi “Làm thế nào bạn biết được chết là gì và làm thế nào bạn có thể chấm dứt sợ hãi nó?” Tôi sẽ giải thích cho bạn. Bạn biết có hai loại chết – chết thuộc cơ thể và chết của tư tưởng. Hiển nhiên cơ thể sẽ chết – giống như một cây bút chì đang sử dụng, cuối cùng nó cũng cụt ngủn đi. Bác sĩ có thể sáng chế ra mọi loại thuốc men mới; bạn có thể kéo dài được một trăm hai mươi năm thay vì tám mươi năm. Nhưng vẫn vậy sẽ có chết. Các cơ quan cơ thể kết thúc. Chúng ta không sợ hãi điều đó. Điều gì chúng ta sợ hãi là sự tiếp cận đến một kết thúc của tư tưởng, của “cái tôi” mà đã sống thật nhiều năm, “cái tôi” mà kiếm được rất nhiều tiền, mà có một gia đình, con cái, mà muốn trở nên quan trọng, mà muốn có nhiều tài sản hơn, tiền bạc hơn. Chết “cái tôi” đó là điều gì tôi sợ hãi. Bạn có thấy được sự khác biệt giữa hai điều hay không? Chết của cơ thể và chết của “cái tôi”?

Chết “cái tôi” theo tâm lý còn quan trọng hơn là chết của cơ thể và đó là điều gì chúng ta sợ hãi. Bây giờ hãy hưởng một vui thú và chết vui thú đó đi. Tôi sẽ giải thích việc này cho bạn. Bạn hiểu rằng tôi không muốn bàn luận toàn bộ vấn đề; tôi chỉ đang trình bày ngắn gọn một điều gì đó. Bạn thấy rằng “cái tôi” là tập hợp của nhiều vui thú và nhiều đau khổ. Liệu rằng “cái tôi” đó có thể chết đi một việc hay không? Rồi thì nó sẽ biết được chết có nghĩa là gì? Đó là, liệu tôi có thể chết đi một ước muốn hay không? Liệu tôi có thể nói rằng “Tôi không cần ước muốn đó, tôi không cần vui thú đó hay không? Liệu tôi có thể kết thúc nó, chết đi nó hay không? Bạn biết gì về thiền định hay không?

Học sinh: Không, thưa ông.

Krishnamurti: Những người lớn cũng không biết nó đâu. Họ ngồi ở một góc phòng, nhắm mắt lại và tập trung, giống như các em học sinh đang cố gắng tập trung vào một quyển sách. Đó không phải là thiền định. Thiền định là một điều gì đó lạ thường, nếu biết cách thực hiện nó. Tôi sẽ nói một chút ít về nó.

Trước tiên, bạn hãy ngồi rất yên lặng; đừng ép buộc bạn ngồi yên lặng, nhưng ngồi hay nằm xuống yên lặng mà không có ép buộc thuộc bất kỳ loại nào. Bạn hiểu chứ? Sau đó hãy quan sát suy nghĩ của bạn. Hãy quan sát điều gì bạn đang suy nghĩ. Bạn phát hiện ra rằng bạn đang suy nghĩ về đôi giày của bạn, cái áo của bạn, điều gì bạn sắp nói, con chim phía bên ngoài mà bạn đang lắng nghe; theo dõi những tư tưởng như thế và tìm hiểu tại sao mỗi tư tưởng lại phát sinh. Đừng cố gắng thay đổi suy nghĩ của bạn. Hãy tìm hiểu tại sao mỗi tư tưởng nào đó phát sinh trong cái trí của bạn để cho bạn bắt đầu hiểu rõ ý nghĩa của mỗi tư tưởng và mỗi cảm thấy mà không có bất kỳ sự ép buộc nào. Và khi một tư tưởng phát sinh, đừng chỉ trích nó, đừng nói rằng nó đúng, nó sai, nó tốt, nó xấu. Chỉ nhìn ngắm nó, để cho bạn bắt đầu có một trực nhận, trạng thái ý thức luôn luôn năng động trong việc quan sát mọi loại tư tưởng, mọi loại cảm thấy. Bạn sẽ biết được mọi tư tưởng ẩn nấp sâu kín, mọi động cơ thúc đẩy lén lút, mọi cảm thấy, mà không gây biến dạng, mà không nói rằng nó đúng, sai, tốt hay xấu. Khi bạn nhìn, khi bạn thâm nhập vào tư tưởng, rất rất sâu, cái trí của bạn trở nên tinh tế, sinh động lạ thường. Không một phần nào của cái trí ngủ quên đi. Cái trí hoàn toàn tỉnh thức.

Đó chỉ là nền tảng. Rồi thì cái trí của bạn rất yên lặng. Toàn thân tâm của bạn trở nên rất tĩnh. Rồi thì thâm nhập tĩnh lặng đó, sâu hơn, xa hơn nữa – toàn tiến hành đó là thiền định. Thiền định không phải là ngồi trong một góc phòng lặp lại nhiều từ ngữ; hay suy nghĩ một bức hình và chìm sâu vào những tưởng tượng đê mê, man dại nào đó.

Hiểu rõ nguyên qui trình suy nghĩ và cảm thấy của bạn là được tự do khỏi tất cả tư tưởng, được tự do khỏi tất cả cảm thấy để cho cái trí của bạn, toàn thân tâm của bạn trở nên rất tĩnh lặng. Và đó cũng là một phần của cuộc sống và với tĩnh lặng đó, bạn có thể nhìn ngắm cái cây, bạn có thể nhìn ngắm con người, bạn có thể nhìn ngắm bầu trời và các vì sao. Đó là vẻ đẹp của cuộc sống.

7-Bạo lực

Có nhiều bạo lực trong thế giới. Có bạo lực vật chất và cũng có bạo lực phía bên trong. Bạo lực vật chất là giết người khác, làm tổn thương người khác có ý thức, có dụng ý, hay là không suy nghĩ, nói những sự việc độc ác, đầy thù địch và căm hận; và phía bên trong, phía bên trong của làn da, ghét mọi người, căm hận mọi người, chỉ trích mọi người. Phía bên trong chúng ta đang cãi nhau, đang đánh nhau, không chỉ với những người khác, mà còn với chính chúng ta. Chúng ta muốn mọi người thay đổi, chúng ta muốn ép buộc họ tuân theo cách suy nghĩ của chúng ta.

Trong thế giới, khi chúng ta lớn lên, chúng ta trông thấy nhiều bạo lực, ở mọi mức độ của sự hiện hữu của con người. Bạo lực cuối cùng là chiến tranh – giết chóc vì những lý tưởng, vì những nguyên tắc tạm gọi là tôn giáo, vì những quốc gia, giết chóc để bảo vệ một mảnh đất nhỏ xíu. Muốn làm điều đó, con người sẽ giết chóc, hủy diệt, tàn sát và chính anh ta cũng bị tàn sát. Có bạo lực khủng khiếp trong thế giới; người giàu có muốn kềm hãm người khác nghèo khổ và người nghèo khổ muốn trở thành giàu có và trong qui trình đó căm giận người giàu có. Và bạn, bị vướng mắc trong xã hội, cũng sẽ góp phần vào việc này.

Có bạo lực giữa người chồng, người vợ và con cái. Có bạo lực, đối địch, hận thù, hung bạo, chỉ trích xấu xa, tức giận – tất cả điều này có sẵn tự nhiên trong con người, có sẵn tự nhiên trong mỗi con người. Nó có sẵn trong bạn. Và giáo dục phải giúp đỡ bạn thoát khỏi tất cả những việc đó, không chỉ là đậu một kỳ thi và có một việc làm. Bạn phải được giáo dục để cho bạn trở thành một con người thực sự nhạy bén, thông minh, lành mạnh, xuất sắc, không phải một con người tàn ác với bộ não rất thông thái để có thể tranh cãi và bảo vệ sự tàn ác của anh ta. Bạn sẽ đối diện với tất cả bạo lực này khi bạn lớn lên. Bạn sẽ quên đi tất cả những điều mà bạn đã nghe ở đây, và sẽ bị kẹt trong dòng chuyển động của xã hội. Bạn sẽ trở thành giống như phần còn lại của thế giới bạo lực, giận dữ, độc địa, cằn cỗi, hung tợn và bạn sẽ không giúp đỡ tạo ra một xã hội mới, một thế giới mới.

Nhưng một thế giới mới rất cần thiết. Một nền văn hóa mới rất cần thiết. Nền văn hóa cũ đã chết rồi, đã bị chôn vùi, đã bị đốt cháy, đã bị nổ tung, đã bị bốc hơi. Bạn phải sáng tạo một nền văn hóa mới. Một nền văn hóa mới không thể dựa vào bạo lực. Nền văn hóa mới tuỳ thuộc vào bạn bởi vì thế hệ lớn hơn đã xây dựng một xã hội dựa vào bạo lực, dựa vào hung hăng gây chiến và chính việc này đã tạo ra tất cả hỗn loạn, tất cả đau khổ. Những thế hệ lớn hơn đã sản sinh ra thế giới này và bạn phải thay đổi nó. Bạn không thể chỉ ngồi ngã ngửa ra sau và nói rằng, “Tôi sẽ đi theo phần còn lại của nhân loại và tìm kiếm thành công lẫn vị trí.” Nếu bạn làm như thế, con cái của bạn gánh chịu đau khổ. Bạn có thể trải qua những ngày vui thú, nhưng con cái của bạn sẽ phải trả giá cho nó. Vì vậy, bạn phải suy nghĩ cẩn thận tất cả việc này, sự hung tợn phía bên ngoài của con người với con người nhân danh chúa, nhân danh tôn giáo, nhân danh sự tự cao, nhân danh sự an toàn của gia đình. Bạn sẽ phải suy xét tình trạng hung tợn và bạo lực phía bên ngoài, và bạo lực phía bên trong mà bạn vẫn chưa hiểu rõ.

Bạn vẫn còn nhỏ nhưng khi lớn lên bạn sẽ nhận ra rằng phía bên trong con người sống đầy tối tăm, trải qua những đau khổ lớn lao như thế nào, bởi vì anh ta liên tục chiến đấu với chính anh ta, với người vợ của anh ta, với con cái của anh ta, với những người hàng xóm của anh ta, với những thần thánh của anh ta. Anh ta bị đau khổ và hoang mang và không có tình yêu, không có tử tế, không có quảng đại, không có từ tâm. Và một con người có lẽ có cái chữ Tiến sĩ đặt trước danh tính của anh ta hay anh ta có lẽ trở thành một người kinh doanh với nhiều nhà cửa và xe cộ nhưng nếu anh ta không có tình yêu, không có lòng thương yêu, sự tử tế, và không có ý tứ ân cần, anh ta thực sự còn tồi tệ hơn một con thú bởi vì anh ta góp phần trong một thế giới đầy hủy hoại. Vì vậy, khi còn nhỏ, bạn phải hiểu rõ tất cả những việc này. Bạn phải được chỉ rõ tất cả những việc này. Bạn phải được vạch trần tất cả những việc này, để cho cái trí của bạn bắt đầu suy nghĩ. Nếu không bạn sẽ trở thành giống như phần còn lại của thế giới. Và nếu không có tình yêu, không có lòng thương cảm, nếu không có từ tâm và lòng quảng đại, cuộc sống trở thành một vấn đề khủng khiếp. Đó là lý do vì sao người ta phải tìm hiểu tất cả những vấn đề của bạo lực. Không hiểu rõ bạo lực là sống ngu dốt thực sự, là không có văn minh và không có văn hóa. Cuộc sống là một cái gì đó bao la lắm, và chỉ đào một cái lỗ nhỏ xíu cho chính người ta rồi ở nguyên trong cái lỗ nhỏ xíu đó, đấu tranh chống lại mọi người, không phải là sống. Nó tùy thuộc vào bạn thôi. Từ bây giờ trở đi bạn phải hiểu rõ tất cả những việc này. Bạn phải chủ ý chọn lựa hoặc là theo con người của bạo lực hoặc là đứng dậy chống lại xã hội.

Sống tự do, sống hạnh phúc, vui vẻ, không có bất kỳ đối nghịch, không có bất kỳ hận thù. Rồi thì cuộc sống trở thành một cái gì đó hoàn toàn khác hẳn. Rồi thì cuộc sống có một ý nghĩa, đầy hân hoan và rõ ràng.

Khi thức dậy sáng nay, bạn có nhìn ra ngoài cửa sổ không? Nếu có, bạn sẽ nhìn thấy những ngọn đồi kia chuyển thành màu vàng tươi khi mặt trời mọc tương phản với bầu trời trong xanh dễ yêu. Và khi chim chóc cất tiếng hót và những con chim cúc cu ban mai thì thầm, có sự yên lặng sâu thẳm chung quanh; một cảm thấy của vẻ đẹp và cô đơn; và nếu người ta không cảm thấy tất cả việc đó người ta có lẽ đã chết rồi. Nhưng chẳng có bao nhiêu người cảm thấy được. Bạn có thể cảm thấy được nó khi cái trí và quả tim của bạn khoáng đạt, khi bạn không còn sợ hãi, khi bạn không còn hung tợn. Rồi thì có hân hoan, có ơn lành lạ thường mà chẳng mấy người biết được, và chính là một phần của giáo dục để tạo ra trạng thái đó trong cái trí con người.

Học sinh: Liệu rằng phá hủy hoàn toàn xã hội sẽ tạo ra một nền văn hóa mới hay không, thưa ông?

Krishnamurti: Liệu rằng phá hủy hoàn toàn sẽ tạo ra một nền văn hóa mới hay không? Bạn biết rằng đã có những cuộc cách mạng – cuộc cách mạng Pháp, cuộc cách mạng Liên xô, cuộc cách mạng Trung quốc. Họ có tạo ra bất kỳ cái gì mới mẻ hay không? Mỗi xã hội có ba mức độ của hệ thống giai cấp – cao, trung bình, thấp; giai cấp cao là những người quí tộc, những người giàu có, những người thông thái, tiếp theo là giai cấp trung lưu, mà luôn luôn làm việc, rồi là giai cấp lao động. Hiện nay mỗi một giai cấp đang đấu tranh với giai cấp khác. Giai cấp trung lưu muốn vươn lên đứng đầu và họ tạo ra một cuộc cách mạng rồi sau đó khi họ đạt được mục đích lãnh đạo, họ bám chặt vào những vị trí của họ, thanh danh của họ, thịnh vượng của họ, của cải của họ, và lại nữa giai cấp trung lưu mới lại cố gắng vươn lên đứng đầu. Giai cấp thấp cố gắng đến được giai cấp trung lưu, và giai cấp trung lưu cố gắng vươn lên đứng đầu; đây là một trận chiến đang xảy ra liên tục, khắp xã hội và trong mọi nền văn hóa. Và giai cấp trung lưu nói rằng: “Tôi sẽ đứng đầu và cách mạng mọi thứ”, và khi nó đạt được mục đích, bạn nhìn thấy điều gì nó làm. Nó biết được cách kiểm soát con người nhờ vào tư tưởng, nhờ vào hành hạ tra tấn, nhờ vào giết chóc, nhờ vào hủy diệt, nhờ vào sợ hãi.

Vì vậy, qua phá hủy bạn không bao giờ có thể tạo ra bất kỳ thứ gì. Nhưng nếu bạn hiểu được toàn qui trình của vô trật tự và phá hủy, nếu bạn hiểu rõ nó, không những phía bên ngoài nhưng còn trong chính bạn, vậy thì từ hiểu rõ, ân cần, ý tứ, tình yêu đó, từ cái đó có được một trật tự hoàn toàn khác hẳn. Nhưng nếu bạn không hiểu rõ, nếu bạn chỉ phản kháng, nó chỉ là cùng khuôn mẫu được lặp đi lặp lại, bởi vì chúng ta những con người luôn luôn giống nhau. Bạn biết chứ, nó không giống như một ngôi nhà có thể được phá sập và dựng lên một ngôi nhà mới. Con người không được tạo ra theo cách đó, bởi vì phía bên ngoài con người được giáo dục, có văn hóa, thông minh, nhưng phía bên trong, họ rất hung tợn. Nếu bản năng thú vật đó không được thay đổi hoàn toàn, dù những hoàn cảnh bên ngoài có thế nào chăng nữa, cái bên trong luôn luôn thắng thế cái bên ngoài. Giáo dục là thay đổi con người phía bên trong.

Học sinh: Thưa ông, ông nói rằng em phải thay đổi thế giới. Làm thế nào em thay đổi được nó, thưa ông?

Krishnamurti: Thế giới là gì? Thế giới là nơi bạn sống – gia đình của bạn, bạn bè của bạn, những người hàng xóm của bạn, có thể được lan rộng, và đó là thế giới. Bây giờ, bạn là tâm điểm của thế giới đó. Nó là thế giới mà bạn sống trong đó. Bây giờ làm thế nào bạn có thể thay đổi được thế giới? Bằng cách thay đổi chính bạn phải không?

Học sinh: Thưa ông, làm thế nào em thay đổi chính em được?

Krishnamurti: Làm thế nào bạn có thể làm việc đó? Đầu tiên hãy nhìn thấy nó. Đầu tiên hãy thấy rằng bạn là tâm điểm của thế giới này. Bạn cùng gia đình của bạn là tâm điểm. Đó là thế giới mà bạn phải thay đổi và bạn hỏi rằng, “Làm thế nào em thay đổi được?” Bạn thay đổi như thế nào? Đó là một trong những sự việc khó khăn nhất – thay đổi – bởi vì hầu hết chúng ta không muốn thay đổi. Khi còn nhỏ, bạn muốn thay đổi. Bạn đầy sinh lực, đầy năng lượng, bạn muốn leo trèo cây cối, bạn muốn nhìn, bạn đầy tò mò và khi lớn hơn một chút, vào trường cao đẳng, bạn đã bắt đầu lắng xuống. Bạn không muốn thay đổi. bạn nói rằng, “Chúa ơi, hãy để tôi yên.” Rất ít người muốn thay đổi thế giới và vẫn vậy càng ít người hơn muốn thay đổi chính họ, bởi vì họ là tâm điểm của thế giới mà họ sống trong đó. Và muốn tạo ra một thay đổi đòi hỏi hiểu rõ sâu sắc, người ta có thể thay đổi từ điều này sang điều khác. Nhưng thay đổi đó không là thay đổi gì cả. Khi người ta nói rằng “Tôi đang thay đổi từ cái này sang cái kia”, họ nghĩ rằng họ đang chuyển động. Họ nghĩ rằng họ đang thay đổi. Nhưng thực tế họ không thay đổi chút nào. Điều gì họ đã làm được chiếu rọi thành một ý tưởng của cái gì họ nên là. Ý tưởng của cái gì họ “nên là” khác biệt với “cái gì là”. Và họ nghĩ rằng thay đổi về hướng “cái gì nên là” là một chuyển động. Họ nghĩ nó là thay đổi, nhưng điều gì gọi là thay đổi là phải ý thức cái gì thực sự là và sống cùng nó, và sau đó người ta hiểu ra rằng chính đang thấy tạo ra thay đổi.

Học sinh: Liệu rằng một con người có cần thiết phải sống nghiêm túc hay không?

Krishnamurti: Liệu rằng có cần thiết lắm cho một con người sống nghiêm túc hay không? Một câu hỏi rất hay, thưa bạn. Trước tiên, bạn muốn nói gì qua từ ngữ nghiêm túc? Bạn có khi nào suy nghĩ nghiêm túc có nghĩa là gì hay không? Nó có phải là không cười nữa phải không? Có một nụ cười trên khuôn mặt của bạn, điều đó chỉ ra rằng bạn không nghiêm túc à? Muốn nhìn một cái cây và thấy vẻ đẹp của cái cây, đó là thiếu nghiêm túc hay sao? Muốn biết tại sao người ta nhìn như vậy, họ mặc cái gì, tại sao họ nói chuyện như thế, đó có là thiếu nghiêm túc hay không? Hay nghiêm túc là luôn luôn mang một bộ mặt nặng nề, luôn luôn nói rằng, “Tôi đang làm điều đúng, tôi đang tuân theo một khuôn mẫu” phải không? Tôi sẽ nói rằng điều đó không nghiêm túc gì cả. Cố gắng thiền định không là nghiêm túc, cố gắng tuân theo khuôn mẫu xã hội không là nghiêm túc – dù rằng đó là khuôn mẫu của Phật hay Sankara. Chỉ biết tuân theo không bao giờ là nghiêm túc. Đó chỉ là bắt chước. Vì vậy bạn có thể nghiêm túc với một nụ cười trên khuôn mặt, bạn có thể nghiêm túc khi nhìn một cái cây, bạn có thể nghiêm túc khi vẽ một bức tranh, khi đang lắng nghe âm nhạc. Chất lượng của nghiêm túc là theo đến tận cùng một tư tưởng, một ý tưởng, một cảm thấy, theo đến tận cùng, không bị ngăn cản bởi bất kỳ nhân tố nào khác; tìm hiểu mỗi tư tưởng đến tận cùng của nó dù rằng có lẽ xảy ra chuyện gì cho bạn, thậm chí nếu bạn có thể chết đói trong tiến hành tìm hiểu đó, mất tất cả tài sản của bạn, mọi thứ; theo đến tận cùng của tư tưởng là nghiêm túc. Tôi đã trả lời xong câu hỏi của bạn phải không, thưa bạn?

Học sinh: Vâng, thưa ông.

Krishnamurti: Tôi nghĩ rằng tôi chưa trả lời xong. Bạn đồng ý rất dễ dàng bởi vì bạn thực sự không hiểu tôi đã nói gì. Tại sao bạn không ngắt lời tôi và nói rằng, “Hãy xem kìa, em không hiểu rõ ông đang nói gì.” Việc đó sẽ ngay thẳng, việc đó sẽ nghiêm túc. Nếu bạn không hiểu một điều gì đó, không đặt thành vấn đề người nào nói, thậm chí cả Chúa, và bạn nói rằng “Tôi không hiểu ông đang nói gì, hãy giải thích rõ ràng hơn cho tôi,” việc đó sẽ là nghiêm túc. Nhưng chỉ có ngoan ngoãn đồng ý bởi vì một con người nói như thế, điều đó thể hiện sự thiếu nghiêm túc. Nghiêm túc do bởi nhìn thấy rõ ràng, tìm ra, không phải là chấp nhận. Nhưng sau này khi bạn lập gia đình và có con cái cùng những trách nhiệm, có một loại nghiêm túc khác hẳn. Lúc đó bạn không muốn phá vỡ cái khuôn mẫu, bạn muốn nơi ẩn náu, bạn muốn sống trong một vùng đất an toàn, được tự do khỏi tất cả các cuộc cách mạng.

Học sinh: Tại sao người ta tìm kiếm vui thú và lẩn tránh đau khổ?

Krishnamurti: Sáng nay bạn khá nghiêm túc, phải vậy không? Tại sao? Bởi vì bạn nghĩ vui thú cho thanh thản nhiều hơn, phải vậy không? Đau khổ gây phiền muộn lắm. Một điều bạn muốn lẩn tránh, và điều kia bạn muốn bám vào. Tại sao? Đó là bản năng tự nhiên khi lẩn tránh đau đớn, phải không? Nếu tôi bị đau răng, tôi muốn lẩn tránh nó. Tôi muốn đi dạo mà là vui thú. Vấn đề không phải là vui thú và đau khổ, nhưng là sự lẩn tránh một cái này hay một cái kia. Cuộc sống gồm cả đau khổ lẫn vui thú, phải vậy không? Cuộc sống là cả bóng tối và ánh sáng. Vào một ngày như thế này, có những đám mây và mặt trời đang chiếu sáng; rồi thì có mùa đông và mùa xuân; chúng là bộ phận của cuộc sống, bộ phận của tồn tại. Nhưng tại sao chúng ta lại lẩn tránh cái này và bám chặt vào cái kia? Tại sao chúng ta bám vào vui thú và lẩn tránh đau khổ? Tại sao không đơn giản sống cùng cả hai? Khoảnh khắc bạn muốn lẩn tránh đau khổ, sầu muộn, bạn sắp sửa sáng chế ra những tẩu thoát, trích dẫn lời Phật, kinh Gita, đi xem phim hay phát minh ra những niềm tin. Vấn đề không thể giải quyết được bởi hoặc là đau khổ, hoặc là vui thú. Vì vậy, hãy đừng bám vào vui thú hay lẩn tránh đau khổ. Nếu bạn bám vào vui thú điều gì xảy ra? Bạn bị quyến luyến, phải vậy không? Và nếu có bất kỳ điều gì xảy ra cho con người, tài sản, hay quan niệm mà bạn quyến luyến, bạn liền bị tác động. Vì vậy bạn nói rằng phải có tách rời. Đừng quyến luyến hay tách rời; chỉ nhìn những sự kiện, và khi bạn hiểu rõ những sự kiện, vậy thì không có vui thú lẫn đau khổ, chỉ có sự kiện.


8- Tạo ra hình ảnh.

Khi chúng ta còn rất trẻ thật là thú vị khi được sống sinh động, nghe tiếng chim chóc buổi sáng, thấy những ngọn đồi sau cơn mưa, thấy những tảng đá kia đang chiếu sáng dưới ánh mặt trời, những chiếc lá lấp lánh, thấy những đám mây đi qua, và hưởng thụ một buổi sáng trong lành bằng một tâm hồn tràn đầy và một cái trí rõ ràng. Chúng ta mất đi cảm thấy này khi lớn lên, với những lo âu, những phiền muộn, những cãi cọ, những hận thù, những sợ hãi và đấu tranh liên tục để mưu sinh. Chúng ta trải qua những ngày trong xung đột lẫn nhau, thích và không thích, thỉnh thoảng kèm theo một chút vui thú. Chúng ta không bao giờ nghe tiếng chim hót, thấy cây cối như hồi trước chúng ta đã thấy, cảm giác giọt sương trên cỏ và con chim đang vẫy cánh cùng tảng đá bóng láng trên một triền đồi lấp lánh trong ánh ban mai. Chúng ta không bao giờ còn thấy những việc đó khi chúng ta lớn lên. Tại sao vậy? Tôi không hiểu liệu rằng bạn có khi nào đặt câu hỏi đó hay không? Tôi nghĩ đặt câu hỏi đó cần thiết lắm. Nếu bạn không hỏi bây giờ, chẳng mấy chốc bạn sẽ bị trói buộc. Bạn sẽ vào đại học, lập gia đình, có con cái, những người chồng, những người vợ, những trách nhiệm, kiếm sống và sau đó bạn sẽ già nua rồi chết. Đó là điều gì xảy ra cho con người. Chúng ta phải đặt câu hỏi đó bây giờ, tại sao chúng ta lại mất đi cái cảm thấy lạ thường của vẻ đẹp, khi chúng ta nhìn những bông hoa, khi chúng ta nghe tiếng chim hót? Tại sao chúng ta lại mất đi cái ý thức của những vẻ đẹp này? Tôi nghĩ chúng ta đánh mất nó chỉ vì chúng ta quá quan tâm đến bản thân mình. Chúng ta có một hình ảnh của chính chúng ta.

Bạn có biết một hình ảnh là gì không? Nó là một cái gì đó được chạm trổ bằng tay, từ đá, từ đá cẩm thạch, và cục đá chạm trổ bằng tay này được đặt trong một đền chùa và được thờ phụng. Nhưng nó vẫn còn là làm bằng tay, một hìmh ảnh được tạo ra bởi con người. Bạn cũng có một hình ảnh về chính bạn, không phải làm bằng tay nhưng làm bởi cái trí, bởi tư tưởng, bởi trải nghiệm, bởi hiểu biết, bởi đấu tranh của bạn, bởi tất cả xung đột và những đau khổ trong cuộc sống của bạn. Khi bạn lớn lên, cái hình ảnh đó trở nên kiên cố hơn, to lớn hơn, cố chấp và kiên định. Bạn càng lắng nghe, hành động, có sự hiện hữu của bạn trong hình ảnh đó nhiều bao nhiêu, bạn càng nhìn thấy vẻ đẹp ít đi bấy nhiêu, càng cảm thấy hân hoan về cái gì đó vượt khỏi những thôi thúc nhỏ nhoi của hình ảnh đó ít đi bấy nhiêu.

Lý do tại sao chúng ta mất đi chất lượng của trạng thái trọn vẹn này là bởi vì bạn quá coi mình là trung tâm. Bạn có biết ý nghĩa của cụm từ “coi mình là trung tâm” là gì không? Choán đầy chính mình, choán đầy những khả năng của mình dù rằng chúng là tốt lành hay xấu xa, choán đầy những điều gì người láng giềng nghĩ về bạn, liệu rằng bạn có một việc làm tốt hay không, liệu rằng bạn sẽ trở thành một người quan trọng hay không, hoặc liệu rằng bạn có bị xã hội gạt qua một bên hay không. Bạn luôn luôn đang đấu tranh trong văn phòng, ở nhà, trong những cánh đồng; bất kỳ nơi nào bạn có mặt, bất kỳ bạn làm điều gì, bạn luôn luôn ở trong xung đột, và dường như bạn không thể ra khỏi xung đột; bởi vì không thể thoát khỏi nó, bạn tạo ra cái hình ảnh của một trạng thái hoàn hảo, của thiên đường, của chúa – lại nữa hình ảnh được tạo ra bởi cái trí. Bạn có những hình ảnh không chỉ ở phía bên trong mà còn sâu thẳm hơn, và chúng luôn luôn xung đột lẫn nhau. Vì vậy bạn càng xung đột nhiều bao nhiêu – và xung đột sẽ luôn luôn tồn tại chừng nào bạn còn có những hình ảnh, những quan điểm, những khái niệm, những ý tưởng về chính bạn – sự đấu tranh sẽ càng lớn lao bấy nhiêu.

Vì vậy câu hỏi là: liệu bạn có thể sống trong thế giới này mà không có một hình ảnh về chính bản thân bạn hay không? Bạn vận hành như một bác sĩ, một nhà khoa học, một giáo viên, một nhà vật lý. Bạn sử dụng chức năng đó để tạo ra cái hình ảnh về chính bạn, và vậy là, bởi vì lợi dụng cái chức năng, bạn tạo ra xung đột trong khi đang vận hành, trong khi đang làm việc. Tôi không biết liệu rằng bạn có hiểu rõ điều này hay không? Bạn biết không, nếu bạn nhảy múa giỏi, nếu bạn chơi một nhạc cụ, đàn violin, đàn veena, bạn sử dụng nhạc cụ và nhảy múa để tạo ra hình ảnh về chính bạn, cảm thấy bạn tuyệt vời quá, bạn chơi giỏi như thế nào hay nhảy múa đẹp làm sao đâu. Bạn sử dụng việc nhảy múa, việc chơi một nhạc cụ, với mục đích làm mầu mỡ cái hình ảnh riêng của chính bạn. Và đó là cái cách bạn sống, đang tạo ra, đang củng cố cái hình ảnh của chính bạn đó. Vì vậy càng có nhiều xung đột hơn; cái trí trở nên đờ đẫn và chỉ quan tâm đến chính nó, và nó mất đi ý thức của vẻ đẹp, của hân hoan, của suy nghĩ rõ ràng.
Tôi nghĩ trách nhiệm của giáo dục là giúp đỡ vận hành mà không tạo ra những hình ảnh. Vậy thì bạn vận hành mà không có xung đột, không có đấu tranh phía bên trong liên tục xảy ra trong chính bạn.

Không có kết thúc cho giáo dục. Không phải rằng bạn đọc một quyển sách, đậu một kỳ thi và chấm dứt học hỏi. Toàn bộ cuộc sống từ khoảnh khắc bạn được sinh ra cho đến khoảnh khắc bạn chết đi là một tiến hành của học hỏi. Học hỏi không có kết thúc và đó là cái chất lượng không thời gian của học hỏi. Và bạn không thể nào học hỏi nếu bạn đang đánh nhau, nếu bạn đang xung đột với chính bạn, với người hàng xóm của bạn, với xã hội. Bạn luôn luôn xung đột với xã hội, với người hàng xóm của bạn chừng nào bạn còn có một hình ảnh về bạn. Nhưng nếu bạn đang học hỏi về hệ thống những máy móc để tạo thành cái hình ảnh đó, vậy thì bạn sẽ hiểu ra rằng bạn có thể nhìn bầu trời, bạn có thể nhìn con sông và những giọt mưa trên chiếc lá, cảm thấy bầu không khí mát mẻ của một buổi sáng và làn gió trong lành len lỏi giữa những chiếc lá. Vậy thì cuộc sống có một ý nghĩa lạ thường. Cuộc sống trong chính nó, không phải là ý nghĩa được tạo ra bởi cái hình ảnh đối với cuộc sống – cuộc sống chính nó có một ý nghĩa lạ thường.

Học sinh: Khi ông đang nhìn một bông hoa, liên hệ của ông với bông hoa đó như thế nào?

Krishnamurti: Bạn nhìn một bông hoa và liên hệ của bạn với bông hoa đó như thế nào? Bạn có nhìn bông hoa đó hay bạn nghĩ rằng bạn đang nhìn bông hoa đó? Bạn có thấy sự khác biệt giữa hai điều này không? Bạn có thực sự đang nhìn vào bông hoa đó hay là bạn nghĩ rằng bạn nên nhìn bông hoa đó hay là bạn đang nhìn bông hoa đó bằng một hình ảnh bạn có sẵn về bông hoa đó – cái hình ảnh rằng nó là một bông hoa hồng? Từ ngữ đó là hình ảnh đó, từ ngữ đó là hiểu biết, và vì vậy bạn đang nhìn bông hoa đó bằng từ ngữ, biểu tượng, bằng hiểu biết và thế là bạn không còn đang nhìn bông hoa đó nữa. Nói khác đi, bạn đang nhìn nó bằng một cái trí mà đang suy nghĩ về một điều gì khác phải không?

Khi bạn nhìn một bông hoa mà không có từ ngữ, mà không có hình ảnh, và với một cái trí hoàn toàn chú ý, vậy thì liên hệ giữa bạn và bông hoa đó là gì? Bạn có lần nào làm việc này hay chưa? Bạn có lần nào nhìn một bông hoa mà không nói rằng nó là một bông hoa hồng hay chưa? Bạn có lần nào nhìn một bông hoa trọn vẹn, bằng sự chú ý hoàn toàn mà trong đó không có từ ngữ, không có biểu tượng, không có đặt tên cho bông hoa đó và, vì vậy, chú ý hoàn toàn hay chưa? Chừng nào bạn chưa làm việc đó, bạn chẳng có liên hệ nào với bông hoa cả. Muốn có bất kỳ liên hệ nào với một người khác, với một tảng đá hay với một chiếc lá, người ta phải nhìn ngắm và quan sát bằng chú ý hoàn toàn. Vậy thì liên hệ của bạn với cái đó mà bạn nhìn thấy hoàn toàn khác hẳn. Vậy thì không có người quan sát. Chỉ có cái đó. Nếu bạn quan sát như thế, vậy thì không còn ý kiến, không còn nhận xét. Nó là cái gì nó là. Bạn có hiểu được hay không? Bạn sẽ làm việc đó chứ? Hãy nhìn bông hoa theo cách đó. Hãy thực hiện đi, thưa bạn, đừng nói về nó, nhưng hãy làm nó đi.

Học sinh: Nếu ông có nhiều thời gian, làm thế nào ông tiêu dùng nó, thưa ông.

Krishnamurti: Tôi sẽ làm điều gì tôi muốn. Bạn thấy không, nếu bạn yêu thích điều gì bạn đang làm, vậy thì bạn có tất cả thời gian rảnh rỗi mà bạn cần trong cuộc sống. Bạn có hiểu tôi vừa nói gì hay không? Bạn hỏi tôi làm gì nếu tôi có thời gian rảnh rỗi. Tôi trả lời rằng tôi sẽ làm điều gì tôi đang làm; mà có nghĩa rằng đi khắp mọi vùng đất khác nhau trên thế giới này, để nói chuyện và để nhìn thấy mọi người và vân vân. Tôi làm việc đó bởi vì tôi yêu thích làm nó; không phải bởi vì tôi nói chuyện với nhiều người và cảm thấy rằng tôi rất quan trọng. Khi bạn cảm thấy rất quan trọng, bạn không yêu thích điều gì bạn đang làm; bạn yêu thích chính bản thân bạn chứ không phải điều gì bạn đang làm. Vì vậy, quan tâm của bạn nên là không phải với điều gì tôi đang làm, nhưng với điều gì bạn sẽ làm. Đúng chứ? Tôi đã nói cho bạn điều gì tôi đang làm. Bây giờ hãy nói cho tôi điều gì bạn sẽ làm, khi bạn có nhiều thời gian rãnh rỗi.

Học sinh: Em buồn chán lắm, thưa ông.

Krishnamurti: Bạn buồn chán. Hoàn toàn đúng. Đó là điều gì giống hệt như mọi người khác.

Học sinh: Làm thế nào em loại bỏ được buồn chán này, thưa ông?

Krishnamurti: Hãy chờ một tí, nghe này. Hầu hết mọi người đều buồn chán. Tại sao vậy? Bạn hỏi làm thế nào để loại bỏ được buồn chán. Bây giờ hãy tìm ra. Khi bạn ở một mình trong nửa tiếng đồng hồ, bạn bị buồn chán. Thế là bạn nhặt lên một quyển sách, tán gẫu, đọc một tờ báo, đi xem chiếu bóng, nói chuyện, làm một cái gì đó. Bạn nhét đầy cái trí của bạn bằng một cái gì đó. Đây là một tẩu thoát khỏi chính bạn. Bạn đã đặt một câu hỏi. Bây giờ, hãy chú ý điều gì đang được nói ra. Bạn bị buồn chán bởi vì bạn phát hiện chính bạn đang đối diện với chính bạn; và bạn không bao giờ phát hiện chính bạn đang đối diện với chính bạn. Vì vậy bạn bị buồn chán. Bạn nói rằng: tôi là tất cả mọi điều như thế à? Tôi quá nhỏ nhoi, tôi quá lo âu; tôi muốn tẩu thoát khỏi tất cả những điều đó. Cái gì bạn là gây rất buồn chán, bởi vậy bạn chạy trốn. Nhưng nếu bạn nói rằng, tôi sẽ không buồn chán nữa; tôi sẽ tìm ra tại sao tôi lại giống như thế này; tôi muốn hiểu rõ tôi thực sự giống như cái gì, vậy thì nó giống như đang nhìn chính mình trong một cái gương. Ở đó bạn thấy rất rõ ràng bạn là gì, khuôn mặt của bạn trông giống như thế nào. Rồi thì bạn nói rằng bạn không thích khuôn mặt của bạn; rằng bạn phải đẹp đẽ, bạn phải giống như một nữ diễn viên điện ảnh. Nhưng nếu bạn nhìn vào chính bản thân bạn và nói rằng, “Vâng, đó là cái gì tôi là; mũi của tôi không thẳng lắm, mắt của tôi khá nhỏ, tóc của tôi thẳng đuông,” bạn chấp nhận nó. Khi bạn thấy được cái gì bạn là, không còn buồn chán nữa. Buồn chán chỉ đến khi bạn chối bỏ cái gì bạn thấy và muốn là một cái gì khác nữa. Cùng một cách như vậy, khi bạn có thể nhìn thấy chính mình phía bên trong và hiểu chính xác cái gì bạn là, nhìn thấy đó không là buồn chán. Nó vui thú lạ thường, bởi vì bạn càng nhìn thấy nó bao nhiêu, bạn càng có nhiều điều để hiểu bấy nhiêu. Bạn có thể thâm nhập sâu hơn, sâu hơn, và bao quát hơn, và không có kết thúc cho nó. Trong việc đó, không có nhàm chán. Nếu bạn có thể làm việc đó, vậy thì việc gì bạn làm là việc gì bạn yêu thích làm, và khi bạn yêu thích làm một việc, thời gian không còn tồn tại. Khi bạn yêu thích trồng cây cối, bạn tưới nước chúng, bạn chăm sóc chúng, bảo vệ chúng; khi bạn biết điều gì bạn thực sự thích làm, bạn sẽ thấy ngày tháng trôi qua quá ngắn ngủi. Vì vậy từ lúc này trở đi bạn phải tìm ra cho chính bạn rằng bạn yêu thích làm việc gì, bạn thực sự muốn làm việc gì, không chỉ quan tâm đến một nghề nghiệp.

Học sinh: Làm thế nào ông tìm ra được việc gì ông yêu thích làm, thưa ông?

Krishnamurti: Làm thế nào bạn tìm ra được việc gì bạn yêu thích làm? Bạn phải hiểu rõ rằng nó có lẽ khác hẳn việc gì bạn muốn làm. Bạn có lẽ muốn trở thành một luật sư, bởi vì người cha của bạn là một luật sư hay bởi vì bạn thấy rằng bằng cách trở thành một luật sư bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Vậy thì bạn không yêu thích việc gì bạn làm bởi vì bạn có một động cơ thúc đẩy để làm một việc gì đó mà sẽ cho bạn lợi lộc, mà sẽ cho bạn nổi tiếng. Nhưng nếu bạn yêu thích một việc gì đó, không có động cơ thúc đẩy. Bạn không sử dụng việc gì bạn đang làm cho sự quan trọng riêng của bạn.

Tìm ra được việc gì bạn yêu thích làm là một trong những điều khó khăn nhất. Đó là trách nhiệm của giáo dục. Muốn tìm ra nó, bạn phải thâm nhập trong chính bạn rất rất sâu. Nó không dễ dàng lắm. Bạn có lẽ nói rằng, “Tôi muốn là một luật sư” và bạn tranh đấu để là một luật sư, và sau đó bỗng nhiên bạn phát hiện mình không muốn làm luật sư. Bạn muốn vẽ. Nhưng đã quá muộn rồi. Bạn đã lập gia đình rồi. Bạn đã có một người vợ và con cái rồi. Bạn không thể nào từ bỏ nghề nghiệp của bạn, những trách nhiệm của bạn. Vì vậy bạn cảm thấy thất vọng, không hạnh phúc. Hay bạn có lẽ nói rằng, “Tôi thực sự muốn vẽ” và bạn hiến dâng toàn cuộc đời cho nó, và bỗng nhiên tìm ra rằng bạn không là một họa sĩ giỏi và điều gì bạn thực sự muốn làm là trở thành một phi công.

Giáo dục đúng đắn không phải là giúp đỡ bạn tìm ra nghề nghệp; vì ơn Chúa, hãy quăng tất cả điều đó qua cửa sổ. Giáo dục không chỉ là thu lượm thông tin từ một người giáo viên hay học toán từ một quyển sách hay học những ngày tháng lịch sử của những vị vua và những phong tục, nhưng giáo dục phải giúp bạn hiểu rõ những vấn đề khi chúng phát sinh, và điều đó đòi hỏi một cái trí tốt lành – một cái trí biết lý luận, một cái trí rất nhạy bén, một cái trí không có niềm tin. Vì niềm tin không là sự thật. Một con người tin Chúa cũng mê tín dị đoan như một người không tin Chúa. Muốn tìm ra bạn phải lý luận và bạn không thể lý luận nếu bạn đã có sẵn một ý kiến, nếu bạn đã có thành kiến, nếu cái trí của bạn luôn luôn hướng về một kết luận. Vì vậy bạn cần một cái trí tốt lành, một cái trí lành mạnh, rõ ràng, chính xác, dứt khoát và nhạy bén – không phải một cái trí đang tin tưởng, không phải một cái trí đang tuân theo uy quyền. Giáo dục đúng đắn là giúp đỡ bạn tìm ra cho chính bạn cái gì bạn thực sự yêu thích làm bằng toàn thân tâm của bạn. Nó không đặt thành vấn đề đó là công việc gì, dù rằng nó là nấu nướng hay là một người làm vườn, nhưng nó là việc gì đó mà bạn trao toàn bộ cái trí, tâm hồn của bạn cho nó. Lúc đó bạn thực sự có hiệu quả, mà không trở nên hung bạo. Và ngôi trường này phải là một nơi mà bạn được giúp đỡ để tìm ra cho chính mình qua thảo luận, qua lắng nghe, qua im lặng, để tìm ra việc gì bạn thực sự yêu quí làm trong suốt cuộc đời bạn.

Học sinh: Thưa ông, làm thế nào chúng tôi có thể hiểu rõ về chính mình?

Krishnamurti: Đó là một câu hỏi rất hay. Hãy lắng nghe tôi rất cẩn thận. Làm thế nào bạn có thể hiểu rõ được bạn là gì? Bạn hiểu rõ câu hỏi của tôi chứ? Bạn nhìn vào gương lần đầu tiên và sau một vài ngày hay một vài tuần lễ, bạn nhìn lại và nói, “Đó lại là tôi.” Đúng chứ? Vì vậy, bằng cách nhìn vào gương mỗi ngày, bạn bắt đầu biết được bộ mặt riêng của bạn, và nói rằng, “Đó là tôi.” Bây giờ cùng cách như vậy liệu bạn có thể hiểu rõ bạn là gì bằng cách quan sát chính bạn hay không? Liệu bạn có thể nhìn ngắm cử chỉ điệu bộ của bạn, cách bạn đi bộ, cách bạn nói chuyện, cách bạn cư xử, dù rằng bạn khắc nghiệt, hung bạo, cứng cỏi, kiên nhẫn, hay không? Vậy thì bạn bắt đầu hiểu rõ về chính bạn. Bạn hiểu rõ về chính bạn bằng cách nhìn ngắm chính bạn trong cái gương của cái gì bạn đang làm, cái gì bạn đang suy nghĩ, bạn đang cảm thấy. Đó là cái gương – đang cảm thấy, đang làm, đang suy nghĩ. Và trong cái gương đó bạn bắt đầu nhìn ngắm chính bạn. Cái gương đó nói đây là sự thật; nhưng bạn lại không thích sự thật. Vì vậy bạn muốn thay đổi nó. Bạn bắt đầu làm biến dạng nó. Bạn không thấy được nó như nó là.

Như tôi đã nói vào một ngày trước, bạn học hỏi khi có chú ý và yên lặng. Trong trạng thái đó bạn bắt đầu học hỏi. Bây giờ hãy ngồi rất yên lặng; không phải bởi vì tôi đang yêu cầu bạn ngồi yên lặng, nhưng bởi vì đó là cách để học hỏi. Ngồi rất yên lặng và yên lặng không chỉ thân thể, không chỉ trong cơ thể của bạn, nhưng cũng ở trong cái trí của bạn. Hãy rất tĩnh lặng và sau đó trong tĩnh lặng đó, chú ý. Chú ý đến những âm thanh bên ngoài tòa nhà này, con quạ đang kêu, những con chim đang hót, một người nào đó đang ho, một người nào đó đang rời đi; đầu tiên lắng nghe những sự việc phía bên ngoài bạn, sau đó lắng nghe cái gì đang diễn tiến trong cái trí của bạn. Và rồi thì bạn sẽ hiểu rõ, nếu bạn lắng nghe, rất rất chú ý, trong tĩnh lặng đó, rằng âm thanh bên ngoài và âm thanh bên trong là như nhau.

9- Cách cư xử.

Một trong những sự việc khó khăn nhất trong cuộc sống là tìm ra một cách cư xử mà không bị áp đặt bởi những hoàn cảnh. Những hoàn cảnh và con người qui định, hay ép buộc bạn cư xử trong một lối nào đó. Cách bạn cư xử, cách bạn ăn uống, cách bạn nói chuyện, đạo đức của bạn, hành vi luân lý của bạn lệ thuộc vào nơi bạn tìm thấy chính bạn và vì thế cách cư xử của bạn liên tục đang thay đổi, liên tục đang khác nhau. Điều này là như thế khi bạn nói chuyện với người cha của bạn, người mẹ của bạn hay với người hầu của bạn – giọng nói của bạn, những từ ngữ của bạn hoàn toàn khác hẳn. Nhưng cách cư xử bị kiểm soát bởi những ảnh hưởng chung quanh, và bằng cách phân tích cách cư xử hầu như bạn có thể tiên đoán điều gì con người sẽ làm hay sẽ không làm.

Bây giờ, liệu người ta có thể tự hỏi mình rằng người ta có thể cư xử cùng một cách như vậy ở phía bên trong, dù gặp bất kỳ tình huống nào hay không? Liệu cách cư xử của người ta có thể bắt nguồn từ phía bên trong và không lệ thuộc vào điều gì mọi người nghĩ về bạn hay cách mọi người nhìn bạn hay không? Nhưng điều đó khó khăn lắm bởi vì người ta không biết người ta là gì ở phía bên trong. Ở phía bên trong, một thay đổi liên tục cũng đang diễn tiến. Bạn không là cái gì bạn đã là hôm qua. Bây giờ người ta có thể tìm ra cho chính mình một cách cư xử không bị áp đặt bởi những người khác, bởi xã hội, bởi những hoàn cảnh hay bởi những luật lệ tôn giáo, một cách cư xử không lệ thuộc vào môi trường sống chung quanh hay không? Tôi nghĩ rằng người ta có thể tìm ra được nó, nếu người ta biết tình yêu là gì.

Bạn biết tình yêu là gì hay không? Bạn biết yêu thương con người là gì hay không? Chăm sóc một cái cây, chải lông một con chó, tỉa lông nó, cho nó ăn, có nghĩa rằng bạn ân cần với cái cây đó, bạn cảm thấy thương yêu lớn lao với con chó. Tôi không biết liệu rằng bạn có nhận thấy một cái cây trên con đường không một ai chăm sóc, thỉnh thoảng người ta nhìn vào nó và đi qua. Cái cây đó hoàn toàn khác hẳn cái cây được chăm sóc trong một ngôi vườn, một cái cây bạn ngồi dưới đó, nhìn ngắm, thấy những chiếc lá, leo lên những cái cành. Một cái cây như thế tăng trưởng rất mạnh mẽ. Khi bạn chăm sóc một cái cây, tưới nước, bón phân; khi bạn tỉa nó, cắt xén nó, ân cần với nó, nó có một cảm thấy hoàn toàn khác hẳn cái cây mọc bên vệ đường.

Cảm thấy ân cần là khởi đầu của tình yêu. Bạn biết không, bạn càng chăm sóc mọi thứ nhiều bao nhiêu, bạn càng trở nên nhạy cảm nhiều hơn bấy nhiêu. Vì vậy phải có thương yêu, một ý thức ân cần, tử tế, quảng đại. Nếu có thương yêu như thế, vậy thì cư xử được sai khiến bởi thương yêu đó và không còn lệ thuộc vào môi trường sống, những hoàn cảnh hay là con người. Và có được thương yêu đó là một trong những sự việc khó khăn nhất – thực sự thương yêu dù người đó tử tế với bạn, dù họ nói chuyện cộc cằn với bạn, hay dù họ chọc ghẹo bạn. Tôi nghĩ trẻ em đều có nó. Tất cả các bạn đều có điều đó khi các bạn còn nhỏ. Bạn cảm thấy rất thân mật với nhau, với con người. Bạn thích vỗ về một con chó. Thỉnh thoảng bạn nhìn vào những sự vật và bạn cũng mỉm cười dễ dàng. Nhưng khi bạn lớn lên, tất cả điều này biến mất. Và vì vậy có thương yêu suốt cuộc đời là một trong những sự việc khó khăn nhất và nếu không có nó cuộc sống trở nên trống rỗng. Bạn có lẽ có con cái, bạn có lẽ có một ngôi nhà đẹp, có một chiếc xe hơi và mọi việc còn lại, nhưng nếu không có thương yêu thì cuộc sống giống như một bông hoa không có hương thơm. Và đó là trách nhiệm của giáo dục, phải vậy không, có được thương yêu này, từ đó có hân hoan lớn lao, từ đó tình yêu có thể đến được?

Theo hầu hết mọi người hiểu, tình yêu là sở hữu. Nơi nào có ghen tuông, đố kỵ, nó nuôi dưỡng hung bạo, nó nuôi dưỡng hận thù. Tình yêu chỉ có thể hiện hữu và nở hoa khi không có hận thù, ganh tị, tham vọng. Nếu không có tình yêu, cuộc sống giống như quả đất cằn cỗi, vô vị, khắc nghiệt và bạo tàn. Nhưng khoảnh khắc tình yêu hiện hữu cuộc sống giống như quả đất nở hoa với nước, với mưa, với vẻ đẹp. Người ta phải học hỏi tất cả việc này khi người ta còn rất nhỏ, không phải đợi khi người ta già nua vì khi đó đã quá trễ rồi. Lúc đó bạn trở thành tù nhân của xã hội, của môi trường sống, của người chồng, của người vợ, của việc làm. Hãy tìm ra cho chính mình liệu rằng bạn có thể cư xử bằng thương yêu. Liệu rằng bạn có thể đến lớp học đúng giờ bởi vì không muốn làm người khác phải chờ đợi? Liệu rằng bạn có thể ngừng la hét trong khi đang ở cùng nhau bởi vì có những người khác đang quan sát bạn, đang ở cùng bạn, hay không?

Khi cách cư xử, lễ phép, ân cần là giả tạo và không có thương yêu chúng không có ý nghĩa gì cả. Nhưng nếu có thương yêu, tử tế, ân cần, vậy thì, từ đó, có lễ phép, cư xử đúng đắn, để ý ân cần đến những người khác, mà có nghĩa rằng người ta thực sự suy nghĩ mỗi lúc một ít đi về chính mình, và đó là một trong những sự việc khó khăn nhất trong cuộc sống. Khi người ta không còn quan tâm đến chính mình nữa, vậy thì người ta thực sự là một con người tự do. Vậy thì người ta có thể quan sát bầu trời, những ngọn núi, những ngọn đồi, những dòng nước, chim chóc, bông hoa, bằng một cái trí trong sáng, bằng một ý thức thương yêu lớn lao. Đúng vậy không? Bây giờ, các bạn hãy đặt những câu hỏi đi.

Học sinh: Nếu có ghen tuông trong tình yêu, liệu rằng cũng không có hy sinh trong tình yêu hay sao?

Krishnamurti: Cũng không có hy sinh trong tình yêu hay sao? Tình yêu không bao giờ có hy sinh. Bạn có ý nói gì khi sử dụng từ ngữ “hy sinh”? Nhượng bộ? Làm những việc mà bạn không muốn làm à? Đó là điều gì bạn có ý nói phải không? Tôi hy sinh bản thân cho quốc gia của tôi bởi vì tôi yêu quốc gia tôi. Tôi hy sinh bản thân bởi vì tôi yêu cha mẹ của tôi. Đó là điều gì bạn có ý nói phải không? Bây giờ, đó là tình yêu à? Liệu tình yêu có thể tồn tại khi bạn phải cưỡng bách mình làm một điều gì đó cho người khác hay sao? Tôi tự hỏi liệu bạn có hiểu rõ từ ngữ “hy sinh” hay không? Tại sao lại phải dùng từ ngữ đó? Bạn biết không, những từ ngữ, “trách nhiệm”, “bổn phận”, “hy sinh”, là những từ ngữ kinh hãi. Khi bạn yêu một ai đó, không có trách nhiệm, không có bổn phận, không có hy sinh. Bạn làm những sự việc bởi vì bạn yêu thích. Và bạn không thể yêu thích nếu bạn đang suy nghĩ về chính bạn. Khi bạn đang suy nghĩ về chính bạn, vậy thì bạn đến trước và người khác là thứ hai; vậy thì, muốn yêu anh ta, bạn hy sinh chính bạn. Vậy thì nó không là tình yêu . Nó là mặc cả trả giá. Bạn có hiểu không?

Học sinh: Học hỏi và thương yêu, chúng tách rời hay là chúng liên quan với nhau, thưa thầy?

Krishnamurti: Bạn biết thương yêu có nghĩa là gì và học hỏi có nghĩa là gì hay không?

Học sinh: Em biết học hỏi có nghĩa là gì.

Krishnamurti: Tôi ngạc nhiên lắm. Tôi không nói rằng bạn không biết. Tôi chỉ đang hỏi bạn. Bạn biết học hỏi có nghĩa là gì hay không? Bạn biết thâu lượm hiểu biết có nghĩa là gì hay không? Bạn nghe giáo viên kể cho vài sự kiện nào đó và lưu giữ cái gì bạn nghe trong cái trí của bạn, trong bộ não của bạn. Cái quy trình lưu trữ này là cái gì chúng ta gọi là học hỏi. Điều đó có đúng như vậy hay không?

Học sinh: Trong một cách nào đó.

Krishnamurti: Trong một cách nào đó. Nhưng còn cách kia là như thế nào? Bạn có một trải nghiệm, bạn đi lên ngọn đồi, trượt chân và làm bạn bị đau và bạn học một cái gì đó từ trải nghiệm. Bạn gặp một người bạn và cậu ta xúc phạm bạn và bạn đã học từ hành động đó. Bạn đọc một tờ báo và học từ đó. Vì vậy, học hỏi của bạn thông thường gồm có thâu vào những thông tin nhiều hơn và nhiều hơn. Bây giờ, đó là học hỏi à? Có một hình thức học hỏi khác nữa – đó là, học hỏi khi bạn theo cùng, không bao giờ tích lũy. Và rồi thì từ đó hành động, suy nghĩ. Bạn hiểu học hỏi trong đang làm là gì hay không? Điều này không có nghĩa là đã học xong rồi mới làm. Chúng là hai trạng thái khác biệt, phải vậy không? Có một trạng thái khi tôi đã học xong và từ hiểu biết đó tôi hành động, và có trạng thái đang học hỏi khi tôi đang làm. Hai trạng thái này hoàn toàn khác biệt. Khi tôi đã học xong và sau đó làm, đó là máy móc, trái lại đang học hỏi khi đang làm không máy móc. Nó luôn luôn trong sáng. Vì vậy, học hỏi khi tôi đang làm không bao giờ gây nhàm chán; nó không bao giờ gây mệt mỏi, trái lại làm, sau khi học xong, trở thành máy móc. Đó là lý do tại sao tất cả các bạn chán nản công việc học hành của các bạn. Bạn hiểu rõ không? Vậy bây giờ bạn biết học hỏi có nghĩa là gì rồi. Đang học hỏi là đang làm, để cho trong chính cái hành động đang làm đó bạn học hỏi. Bây giờ, tình yêu là gì?

Tình yêu là một cảm thấy trong đó có hòa nhã, yên lặng, ân cần, lưu tâm, trong đó có vẻ đẹp. Trong tình yêu không có tham vọng, không có ghen tuông. Bây giờ, bạn đã hỏi liệu rằng học hỏi và tình yêu không giống nhau phải không? Bạn đã hỏi câu hỏi đó, đúng chứ?

Học sinh: Chúng liên hệ với nhau hay sao?

Krishnamurti: Bạn nói gì đây? Bạn đã hiểu rõ chúng ta có ý gì qua từ ngữ tình yêu, chúng ta có ý gì qua từ ngữ học hỏi? Chúng có liên quan hay không?

Học sinh: Trong một cách nào đó.

Krishnamurti: Hãy chỉ cho tôi cái cách nào đó đi. Tôi giúp bạn được chứ? Chúng liên quan với nhau bởi vì cả hai đều đòi hỏi một hành động không máy móc. Bạn có hiểu rõ không? Học hỏi khi tôi đang làm không thuộc máy móc. Nhưng trong tình yêu mà trở thành máy móc không có học hỏi. Tình yêu mà trong đó có tham vọng, xung đột, tham lam, đố kị, ghen tuông, giận dữ, không là tình yêu. Khi không có tham vọng, không có ghen tuông, lúc đó có một nguyên tắc rất năng động. Nó luôn luôn đang tự làm mới mẻ chính nó, nó trong sáng. Trong cả học hỏi và tình yêu, có một chuyển động của trong sáng, một chuyển động tự phát không gò bó, không bị tác động bởi những hoàn cảnh. Đó là một chuyển động tự do. Vì vậy có một sự liên quan tinh tế và cực kỳ nhạy bén giữa học hỏi và tình yêu. Nhưng muốn học hỏi và thương yêu phải có tình yêu bao la, có sự giống nhau rất lớn trong cả hai khi có chú ý, mà hoàn toàn không là một kết thúc. Vì vậy nếu bạn đang chú ý, đang chú ý vào điều gì bạn đang suy nghĩ, từ cái đó, có thương yêu, từ cái đó có học hỏi.

Học sinh: Làm thế nào chúng ta có thể sống cuộc sống của chúng ta, thưa ông?

Krishnamurti: Trước hết bạn có biết cuộc sống của bạn là gì hay không, sống cùng nó? Tôi không đang đùa giỡn đâu. Tôi chỉ đang hỏi thôi. Muốn sống cuộc sống của bạn, bạn phải biết cuộc sống của bạn là gì và muốn tìm ra cuộc sống của bạn là gì, lại nữa bạn phải tìm hiểu. Cuộc sống của bạn không phải là cái gì mà người cha hay người mẹ của bạn, tôn giáo của bạn, nhà chính trị của bạn giải thích cho bạn. Đừng nói “không”. Nó là như thế. Cuộc sống của bạn được cấu thành từ những ảnh hưởng – chính trị, tôn giáo, xã hội, kinh tế, khí hậu – tất cả những ảnh hưởng này hội tụ trong bạn và bạn nói rằng, “Đó là cuộc sống. Tôi phải sống cùng nó”. Bạn chỉ có thể sống cuộc sống của bạn khi bạn hiểu rõ tất cả những ảnh hưởng này, và qua hiểu rõ chúng bắt đầu khám phá cách sống và suy nghĩ riêng của bạn. Rồi thì bạn không phải đặt ra câu hỏi, “Làm thế nào tôi có thể sống cuộc sống của tôi.” Rồi thì bạn có thể sống cùng nó. Nhưng, trước tiên, bạn phải hiểu rõ tất cả những ảnh hưởng. Ảnh hưởng của xã hội, những bài diễn văn chính trị, những nhà chính trị, khí hậu, thực phẩm, những quyển sách bạn đọc đều luôn luôn đang tác động vào bạn. Bạn phải hỏi liệu rằng có thể được tự do khỏi tất cả những ảnh hưởng này hay không? Và đó là một trong những tìm hiểu khẩn thiết nhất. Và sau khi đã tìm hiểu, tra xét, bạn phải hiểu rõ, để tìm ra một phương cách của cuộc sống mà không là của bạn hay của bất kỳ người nào. Rồi thì nó là cuộc sống. Rồi thì bạn đang sống.

Bây giờ, trong tất cả việc này, điều gì là quan trọng? Việc đầu tiên là không sống một cuộc sống máy móc. Bạn hiểu tôi có ý gì khi nói một cuộc sống máy móc hay không? Đó là làm một điều gì đó bởi vì một ai đó bảo bạn làm nó, hay bởi vì bạn cảm thấy rằng nó là điều đúng để làm, vì thế bạn lặp lại, lặp lại, và dần dần, bộ não của bạn, cái trí của bạn, thân thể của bạn trở thành đờ đẫn, nặng nề, ngu xuẫn. Vì vậy đừng sống một cuộc sống của lề thói. Bạn có lẽ phải đi làm việc. Bạn có lẽ phải đậu một kỳ thi, phải học hỏi. Nhưng hãy làm mọi công việc bằng trong sáng, bằng háo hức; và bạn chỉ có thể làm nó bằng trong sáng và bằng háo hức, khi bạn đang học hỏi. Và bạn không thể học hỏi nếu bạn không chú ý.

Việc thứ hai là, phải rất hòa nhã, phải rất tử tế, không được làm tổn thương người khác. Bạn phải quan sát mọi người, giúp đỡ mọi người, phải rộng lượng, phải ân cần.

Phải có tình yêu, nếu không cuộc sống của bạn trống rỗng, bạn hiểu không? Bạn có lẽ có mọi thứ bạn muốn: người chồng, xe cộ, con cái, người vợ; nhưng cuộc sống sẽ giống như một sa mạc trơ trụi. Bạn có lẽ rất thông minh, có lẽ có một chức vụ rất cao, là một kỹ sư giỏi, một kỹ sư tốt, một người quản lý tuyệt vời, nhưng, nếu không có tình yêu, bạn là một con người chết rồi. Vậy đừng làm bất kỳ việc gì một cách máy móc. Hãy tìm ra nó có ý nghĩa gì khi yêu thương mọi người, yêu thương những con chó, bầu trời, những ngọn đồi xanh và dòng sông. Yêu thương và cảm thấy.

Rồi thì bạn cũng phải biết thiền định là gì, ý nghĩa ra sao nếu có một cái trí rất yên lặng, một cái trí rất tĩnh, không phải một cái trí huyên thuyên. Và chỉ với một cái trí như thế mới có thể biết được một cái trí tôn giáo thực sự là gì. Và nếu không có cái trí tôn giáo, nếu không có cảm thấy đó, cuộc sống giống như một bông hoa không có hương thơm, một lòng sông không bao giờ biết được những gợn sóng lăn tăn trên nó, nó giống như quả đất không bao giờ mọc một cái cây, một cái bụi, một bông hoa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/09/2011(Xem: 3622)
Ngày nay nhân loại đang đứng trước vấn đề khủng hoảng môi sinh. Khủng hoảng môi sinh là sự ô nhiễm môi sinh do các phóng xạ, sự phân bạch, bụi bạch của thiên nhiên, nạn khai thác rừng, cháy rừng, giao thông vận tải quá tải, sự thiêu đốt, sự khai thác các nguồn năng lượng vô tội vạ, phục vụ cho nhu cầu phát triển công nghiệp nhẹ và nặng trong một nền kinh tế thị trường đầy lợi nhuận luôn biến động.
16/08/2011(Xem: 9138)
Khi Trung Cộng xâm lăng Tây Tạng năm 1950, người ta hứa hẹn đem hiện đại đến một vương quốc phong kiến cô lập. Thay vì thế, nó đã đến một sự cai trị đè nén tôn giáo và văn hóa đã làm cho chính phủ Tây Tạng đi đến lưu vong, kể cả lĩnh tụ tối cao giáo quyền và thế quyền của Tây Tạng. Được khám phá như hóa thân của tu sĩ cao cấpTây Tạng thứ 14 vào lúc hai tuổi và đăng quang lúc bốn tuổi, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đào thoát đến Ấn Độ năm 1959 và chưa bao giờ trở lại. Sau bốn mươi lăm năm cố gắng bảo tồn một quốc gia không lĩnh thổ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đang phải vật lộn với tương lai của Tây Tạng trong một cung cách thực tiển rất ngạc nhiên, một cách mà có thể có ngu ycơ khiến đồng bào của Ngài sự ủng hộ của quốc tế, và ngay cả gia đình của Ngài xa lánh.
15/08/2011(Xem: 3903)
Đức Phật là người chinh phục vĩ đại nhất. Ngài chinh phục thế giới bằng vũ khí của tình thương và chân lý
11/08/2011(Xem: 6183)
Tôi thích nhìn ngắm những sự việc như chúng là và đối diện những sự kiện; thuộc cá nhân tôi không có cảm tính của bất kỳ loại nào, tôi xóa sạch tất cả điều đó.
05/08/2011(Xem: 7636)
Mặt trời đang chiếu sáng trên chùa Tsuglakhang, trên đồi núi của Hy mã lạp sơn Ấn Độ, hàng trăm người Tây Tạng đang tập trung trong sân cho buổi lễ hội. Khi những thầy tu xới cơm trắng và rau cải hầm ra, những tiếng kèn và chập chỏa vang lên. Những lễ lược như vậy là thông thường ở đây - tu sĩ thường cung cấp thức ăn cho những dân làng địa phương như một hành động phục vụ để tích tập phước đức- nhưng không khí lễ hội dường như thu hút được tình cảm của vị hiền nhân sống bên cạnh ngôi chùa.
03/08/2011(Xem: 8163)
Thưa các vị Thanh thiếu niên: Mấy hôm trước một cơn mưa to ập đến, con đê vừa mới đắp để ngăn chặn dòng suối ở phía Tây đã sạt lỡ rất nguy hiểm, các vị pháp sư trong học viện đích thân dẫn đại chúng đến đó để sửa sang lại. Việc công quả trong Phật giáo cũng là một pháp tu, cũng là một thời khóa, tham gia công việc khiến cho chúng ta có thể hiểu rõ sự thánh thiện của việc làm, sự vĩ đại của việc phục vụ, từ công việc chúng ta có thể nhận thức được mình là người hữu dụng.
01/08/2011(Xem: 3944)
Khi chúng ta nhìn vào những kinh luận truyền thống của Đạo Phật dường như có rất ít liên hệ trực tiếp với những gì ngày nay gọi là khái niệm môi trường hay sinh thái học. Khi chúng ta thể nhập một cách thông minh vào thế giới mà Đức Phật đã sống và hành đạo, lý do của điều này sẽ trở nên rõ ràng hơn. Khung cảnh nổi bật lên là một nền văn hóa sống trong sự hòa hiệp vô cùng sâu xa với môi trường, nếu đôi khi phải nói là trong sự thông cảm của lối sống Phật Giáo, và một cuộc “Vận Động Môi Trường” đơn giản là không cần đến.
27/07/2011(Xem: 7132)
Dallas, Texas, USA,10 tháng Năm, 2011 - Đức Thánh Thiện đã bắt đầu vào hôm nay với cuộc gặp gở với cựu Điều hợp viên Đặc biệt của Hoa Kỳ cho những vấn đề của Tây Tạng, bà Paula Dobriansky. Sau đấy, ngài đã đi đến tư gia của Nguyên Tổng thống George W. Bush và phu nhân để gặp gở họ. Đức Thánh Thiện đã ở đấy khoảng một giờ đồng hồ. Tổng thống Bush đã nói rằng ông vinh hạnh được đón tiếp Đức Thánh Thiện.
20/07/2011(Xem: 6430)
Từ khi ngài tuyên bố từ bỏ trách nhiệm của một vị nguyên thủ chính quyền lưu vong Tây Tạng, đời sống của ngài đã thay đổi thế nào? Không có thay đổi gì nhiều, bởi vì trong thập niên vừa qua, từ năm 2001, chúng tôi đã có đội ngũ lĩnh đạo qua bầu cử. Tôi sẽ diễn tả vị trí của tôi là giống như vậy từ lúc ấy. Do vậy, những quyết định chính yếu là trong tay của những người dân cử.
19/07/2011(Xem: 5128)
Hiện nay câu hỏi này là một quan tâm chính đối với mọi người, bởi vì khoa học và công nghệ hiện đại đã phơi bày rõ ràng những khả năng xảy ra sự hủy diệt to tát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]