VƯỢTKHỎI GIÁO ÐIỀU (BEYOND DOGMA)
ÐứcÐạt Lai Lạt Ma đời thứ 14
ViệtDịch: Tâm Hà Lê Công Ða
PHẦN THỨ HAI
TÂM LINH VÀ CHÍNH TRỊ
NHÂN QUYỀN
VÀ BẤT BẠO ÐỘNG
Hômnay chúng ta nói chuyện về nhân quyềnvà bất bạo động. Cá nhân tôi thành thật mànói không xem việc thực hành bất bạo động là một hành động duy nhất để chốnglại bạo động. Ðối với tôi, bất bạo động chỉ xứng đáng được coi là chủ nghĩa hoàbình bất bạo động khi nó được xây dựng trên lòng nhân ái và vị tha. Vấn đề nhânquyền cũng thế.
Xalìa khổ đau và an hưởng hạnh phúc là nỗi khát vọng chung của tất cả mọi conngười. Khi kinh nghiệm bản thân cho ta những khả năng để hiểu được rằng takhông cô đơn trong ước vọng xa lánh khổ đau và được sống hạnh phúc, lúc đó tasẽ có đủ năng lực để phát triển lòng từ bi, tức là ước nguyện được thấy mọingười giải thoát khỏi đau khổ. Ðồng thời ta cũng sẽ học được ý nghĩa của thươngyêu, tức là ước nguyện được thấy mọi người tìm được hạnh phúc. Những khái niệmcăn bản này có thể tạo cho ta mối quan tâm và chú trọng đặc biệt hơn về nhânquyền. Thế cho nên tôi nghĩ rằng tôn trọng nhân quyền và thực thi bất bạo độngcó mối liên hệ mật thiết với yêu thương và từ bi.
Theothiển ý của tôi, phẩm chất của lòng vị tha này là cơ bản. Không những nó cầnthiết cho việc thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa các tôn giáo trên thế giới,mà còn ươm đầy cuộc sống đời thường của ta với an lạc và hạnh phúc. Thế nênthảo luận về những chủ đề này, tôi nghĩ là mình có thể bắt đầu bằng cáchnói về lòng yêu thương.
Xinđược trở lại với đề tài ban đầu. Không cần biết đến chủng tộc, học vấn, tôngiáo, mức sống của chúng ta như thế nào, chúng ta đều bình đẳng khi mới sinh ra-chúng ta đều là những con người và đều có chung ước vọng bẩm sinh là xa lánhkhổ đau và tìm kiếm hạnh phúc. Hơn thế nữa, con người đều có quyền được sinh rađể sống hạnh phúc và giải phóng khỏi mọi khổ đau. Tuy nhiên trong thực tế, mặcdù mọi người đều chia xẻ ước vọng này một cách đồng đều, bản chất của xã hộicho thấy có người lại được hưởng nhiều lợi quyền hơn kẻ khác và thông thường kẻnghèo thường hay bị thiệt thòi, lợi dụng. Dù đứng trên quan điểm đạo đức haythực dụng, đây là một sai lầm lớn lao. Thực tế cho thấy trong bất kỳ xã hội nàohễ càng bất công bao nhiêu thì càng có nhiều người khốn khó bấy nhiêu, nhữngvấn nạn xã hội sẽ có cơ bùng nổ và xã hội đó chắc chắn sẽ ngày càng bệnhhoạn hơn.
Ðểbắt đầu, điều quan trọng là bạn phải thấu hiểu được rằng hạnh phúc của chính cánhân bạn liên quan đến người khác biết chừng nào. Con người tự bản chất là mộtsinh vật xã hội và hạnh phúc của mỗi chúng ta đều tùy thuộc vào kẻ khác. Trongmột xã hội mà phúc lợi của mọi người đều được đảm bảo và một bối cảnh tốt đẹpđược xây đắp, dĩ nhiên sự lương hảo của mỗi cá nhân cũng sẽ được triển khai.Không bao giờ có chuyện hạnh phúc của mỗi cá nhân hoàn toàn độc lập với kẻkhác; thế nên nếu chúng ta đảm bảo được phúc lợi cho tha nhân, có nghĩa là cùngmột lúc chúng ta đang bắt tay tạo dựng nên những hoàn cảnh tốt đẹp cho phúc lợicủa chính cá nhân mình.
Mỗicá nhân thường cảm thấy mình hạnh phúc nhất, thư giản nhất khi họ có thể chiaxẻ được niềm hạnh phúc và sự tin cậy với kẻ khác, đó là bản tánh chung của conngười. Chúng ta cần sự nâng đỡ của đồng loại và mong muốn có nhiều bạn bè. Mỗikhi chúng ta có dịp được cười đùa với nhau, ta vui hưởng niềm sảng khoái chung.Cá nhân tôi luôn luôn thích thú mỗi lần gặp bạn bè cho dù họ có mang lại lợiích cho tôi hay không. Thực tế cho thấy cười chính là liều thuốc bổ, mang lạicho ta niềm thư giản một cách tự nhiên.
Tuynhiên nếu chúng ta chỉ chú trọng đến mình, chỉ nghĩ đến cá nhân mình, đến phúclợi của riêng mình, luôn bác khước, khai thác, và lợi dụng kẻ khác, với cungcách cư xử đó ta tự cắt lìa mình với thế giới bên ngoài và điều đó sẽ làm chochúng ta mất hạnh phúc. Như vậy, một điều hiển nhiên là càng quan tâm đến thanhân, lo lắng cho phúc lợi của họ bao nhiêu, ta sẽ càng có thêm nhiều bạn bè vàcảm thấy được đối xử ân cần, nồng hậu bấy nhiêu.
Trongsố những bạn bè của ta không phải là không có những người chỉ đến với ta dotiền bạc và địa vị mà ta có, họ không phải là những bằng hữu chân thực mà thậtra là bạn của túi tiền, thế lực của ta. Một điều chắc chắn là bao lâu mà ta còntiền bạc và thế lực họ sẽ còn quanh quẩn bên cạnh ta, thế nhưng một lúc nào đókhi ta rơi vào tình trạng suy sụp, họ sẽ biến mất như một chiếc cầu vồng, chứngtỏ rằng họ không phải là những người bạn trung thành, đáng tin cậy. Ðến khi tacần họ, chạy đi kiếm hoặc tìm cách gọi điện thoại cho họ, những kẻ được gọi làbạn bè này bỗng dưng biến mất tiêu không biết ở phương trời nào! May mắn lắmnếu được họ trả lời điện thoại thì cũng chỉ là những lời ngắn gọn, nhát gừng!
Ðểcó được bạn bè chân thực và được họ thật tình thương mến, ta cũng phải thươngmến và bày tỏ mối thiện cảm của ta đối với họ. Trong trường hợp này, ta sẽ cóđược vô số bằng hữu chân tình.
Nếuchúng ta bày tỏ lòng nhân ái đối với tha nhân, đặc biệt chiếu cố đến những kẻbất hạnh cũng như những người mà quyền sống không được tôn trọng, chính ta sẽtạo dựng cho mình nền tảng của hạnh phúc và thái độ sống đúng đắn có giá trị.
Hãy lấy trường hợp của cá nhân tôi, những kinh nghiệm bản thân mà tôi đã trảiqua làm một thí dụ. Tôi là một người dân mất nước, và đáng buồn hơn, dântộc tôi đang phải sống trong cảnh thống khổ. Tây Tạng đang bị tàn phá. Tôi đangphải đối diện với những trạng huống kinh khủng cũng như đã từng kinh qua nhữngkinh nghiệm bi thảm. Tuy nhiên xin cảm ơn bằng hữu và những tấm lòng ưu ái màhọ dành cho tôi, nhờ đó tôi vẫn có thể tiếp tục cuộc sống bình thường.
Tôinghĩ rằng bất bạo động có nhiều cấp độ khác nhau. Ngay cả được che dấu bởi độnglực đen tối và một tâm hồn đạo đức giả, gian dối và ác độc, một người vẫn cóthể nói ra được những lời dịu ngọt, dễ thương cũng như biểu lộ những cử chỉthân thiện, như biếu tặng quà cáp chẳng hạn. Hành động này chỉ bất bạo động ởngoài mặt; trong thực tế đây là một hành động đầy ác tâm. Trái lại, do sựthúc đẩy bởi ý hướng muốn giúp đỡ tha nhân, hoặc vạch cho người khác thấy nhữnglỗi lầm của họ, có thể ta có những ngôn ngữ hoặc hành động xem ra cộc cằn thôlỗ, nhưng tận trong thâm tâm, đó là một hành vi bất bạo động.
Thếcho nên chính động cơ thúc đẩy ở đàng sau mới quyết định tính cách bạo động haybất bạo động của một hành động. Thái độ bất bạo động được thúc đẩy bởi thiện ýdù được thể hiện ra hành động hay bằng lời nói cũng đều mang lại lợi ích. Thế nhưng khuyến khích, thúc đẩy tinh thần bất bạo động và hành động bất bạođộng cũng chưa đủ để loại trừ bạo động. Trên tất cả, ta phải khíchlệ mọi người tự mình nuôi dưỡng lòng thương yêu và trìu mến đối với thanhân.
Trongthời đại này quả là một điều cần thiết để tạo dựng nên một bầu khí hoà điệu vàđoàn kết hơn giữa các tôn giáo khác nhau trên thế giới. Ðã có quá nhiều yêu tốlàm phân cách xã hội chúng ta: giàu nghèo, khuynh hướng chính trị, v.v... Tôngiáo vì thế có mặt để giúp con người học cách biết tự chế hơn, làm tiết giảmtinh thần chấp trước và đối kháng cũng như giúp đỡ họ tìm kiếm sự anbình. Thế nên nếu tôn giáo trở thành một cái cớ để gây thêm chấp trước,hận thù,hoặc tranh dành bè phái thì quả là một thảm trạng đáng buồn.
Dĩ nhiên mỗi tôn giáo đều có những bản sắc đặc biệt riêng. Trên bình diện siêuhình có thể còn có những khác biệt lớn lao hơn giữa các tôn giáo. Tựutrung tôn giáo có thể được phân ra làm hai nhóm chính: Một số tôn giáo gắn chặtvào niềm tin về một đấng Thượng Ðế Sáng Tạo và phần còn lại thì không tin nhưthế. Ðứng trên quan điểm triết học, đây là một sự khác biệt lớn lao. Tuy nhiên,tất cả các tôn giáo chính đều đồng ý với nhau về sự quan trọng của lòng thươngyêu, nhẫn nhục và khoan thứ. Mặc dù mỗi tôn giáo có thể trình bày bảnchất xác thực của tình thương yêu đó một cách khác nhau, tất cả đều khẳngđịnh sự cần thiết của tình thương yêu và nhân ái, tất cả đều khuyên dạy tín đồcủa mình nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp này bằng nhiều cách khác nhau. Nhưthế đã có một căn bản tương đồng rất có ý nghĩa giữa các tôn giáo trên thếgiới.
Thựctế cho thấy một trong những cỗi nguồn chính của sự hoà điệu giữa các tôn giáolà tính cách phổ quát của những lời dạy về tình thương yêu; chúng ta càngsớm nhận ra mục đích của tình thương yêu đó và bản chất qúy giá của nó chừngnào, ta sẽ càng cảm thấy kính trọng hơn các tôn giáo khác chừng nấy.
Trongcuộc sống hàng ngày, hạnh phúc tùy thuộc lớn lao vào trạng thái tâm hồn củachúng ta. Những ngày mà tâm hồn ta thư thái yên tĩnh sẽ là những ngày rất hạnhphúc. Trái lại những ngày ta mất đi niềm thanh thản, ta sẽ cảm thấy bấthạnh. Ðiều đó thật quá rõ ràng.
Bâygiờ vấn đề đặt ra là mục tiêu của đời sống là gì? Tôi luôn cho rằng đó là hạnhphúc. Tại sao? Bởi vì ngay cả những người đang chấp nhận một cuộc sống tu hành,cũng không ngoài mục đích đi tìm kiếm hạnh phúc. Họ coi tôn giáo như là phươngcách tốt nhất để đạt đến hạnh phúc cho nên đã chọn lựa theo đuổi một hành trìnhtâm linh như thế . Cũng vậy, một người chấp nhận làm việc trong địa hạt kinh tế(hay bất cứ lãnh vực nào khác) bởi vì họ nghĩ rằng đó là cách thế tốt đẹp nhất,hữu hiệu nhất để hoàn tất đời mình.
Chodù ta không thể biết chắc chắn những gì xảy ra trong tương lai, hầu như mọingười đều tin rằng mọi chuyện rồi sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Mặc cho bao nhiêu vấnnạn mà ta phải đương đầu trong suốt cuộc đời, ta vẫn tiếp tục hy vọng rằng mọiviệc sẽ êm xuôi trong tương lai. Cái ngày mà chúng ta ngưng hy vọng,chúng ta có nguy cơ rơi vào trạng thái tuyệt vọng hoặc đi đến chỗ tự vẫn.Ðó là lý do tại sao tôi cho rằng sự kiếm tìm hạnh phúc đã mang lại ý nghĩa chođời người.
Cóngười quan niệm hạnh phúc trong tầm phụ thuộc của vật chất hay những yếu tố bênngoài; chẳng hạn như xem giàu có và quyền lực là những chỉ dấu của hạnhphúc. Quả thật sống trong tiện nghi vật chất, được kề cận bên cạnh bạn bèvà gia đình, vui thú với tiếng tăm danh vọng và những cuộc đàm luận hayho, đều là những yếu tố góp phần tạo nên hạnh phúc cho ta. Tuy nhiên nếuxem những yếu tố này là gốc rễ chính của hạnh phúc, thì tất cả những ai đangthụ hưởng giàu sang, danh vọng, được bao quanh bởi một bầu khí dễ chịu phải làngười đang sống hạnh phúc. Thực tế không phải là như thế! Ðiều này cho thấy mặcdù những điều kiện thuận lợi này có thể góp phần tạo nên hạnh phúc cho ta,chúng không phải là những nguyên nhân cơ bản, không thể không có.
Takhông cần biết đến chuyện con người đang hưởng thụ những tiện nghi vật chất đầyđủ hay không, nếu tâm hồn họ an bình, thư giản và cảm thấy hài lòng với chínhmình, họ là những người đang sống trong hạnh phúc; và ngược lại. Như thế, mộtđiều rất rõ ràng sự an bình nội tâm là cỗi nguồn của hạnh phúc. Chúng ta có thểnhận thấy điều này trong cuộc sống đời thường. Có những ngày tâm hồn chúng tacảm thấy thư thái, hạnh phúc, cho dù bất chợt gặp phải khó khăn hay trở thànhnạn nhân của một chuyện rủi ro, ta vẫn chấp nhận chúng một cách dễ dàng khôngmảy may khó chịu. Thế nhưng trong những ngày mà tâm hồn ta buồn lo, xao động,dù chỉ một chuyện không đáng kể xảy ra cũng gây nên những khủng hoảng lớn khiếnta vô cùng bực bội.
Một cách tổng quát, thoạt nhìn vào các xã hội phát triển Tây phương với tất cảnhững tiện nghi của đời sống hiện đại được cung ứng mà kết quả tạo nên một cuộcsống tuyệt vời về mọi mặt. Thế nhưng nếu bạn có thì giờ để đàm luận riêngtư với những cư dân của các xã hội này, bạn sẽ thấy tâm hồn của họ bị ônhiễm bởi những tư tưởng hoài nghi, nhận thức sai lầm, những âu lo, ganh ghétvà tranh chấp tị hiềm.
Nhưvậy làm thế nào để chúng ta có thể phục hồi được sự an lạc của cái tâmmình? Bằng ma túy hay rượu chè chăng? Chắc chắn là không rồi! Còn nếumang chuyện này đi than phiền với một vị y sĩ, như chúng ta thường làm đối vớinhững bệnh hoạn thể chất: “Bác sĩ à, tôi đang lâm bệnh tinh thần, xin bácsĩ tìm cách chữa trị cho tôi!” Chắc chắn là vị bác sĩ sẽ trả lờibằng cách lắc đầu, cho biết là ông ta sẽ không làm gì được và chỉ cho ta đi chỗkhác. Một cách tóm tắt, hạnh phúc là cái mà chúng ta chỉ có thể tạo dựng lên từchính bên trong nội tâm mình. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để chúng ta thựchiện được việc này? Ðâu là con đường tốt nhất để đạt đến hạnh phúc?
Ðểtrả lời những câu hỏi này xin hãy lấy những kinh nghiệm của cá nhân tôi làm mộtthí dụ. Một số đông bạn bè và bản thân tôi đều đi đến một kết luận chung: Chúngta càng phát triển tình thương yêu, trìu mến đến tha nhân, lòng khao khát phụngsự họ bao nhiêu, ta càng cảm thấy tâm hồn của mình an lạc bấy nhiêu. Khi chúngta có ý nguyện giúp đỡ tha nhân, những thái độ cư xử của ta đối với họ sẽ tíchcực hơn. Khi tâm ta không còn ganh tỵ, ta sẽ thấy không cần thiết phải dấu diếmhọ bất cứ chuyện gì. Với sự hiện diện của họ, chúng ta cảm thấy là mình sẽ bớtdè dặt và tâm hồn cởi mở hơn. Ngược lại, trong quan hệ đối xử với kẻ khác nếuthâm tâm ta luôn nuôi dưỡng những ý tưởng độc hại của ganh tỵ và dối trá, tựnhiên là chúng ta sẽ bị ngăn cách và cô lập, chúng ta sẽ luôn luôn là kẻ đứng ởngoại biên của mọi vấn đề.
Khichúng ta có ý hướng giúp đỡ tha nhân, mối quan hệ giữa ta với họ sẽ trở nênthoải mái dễ dàng hơn. Ngược lại, chúng ta sẽ vẫn luôn nhút nhát, lưỡng lự và ởtrong trạng thái cảnh giác cao độ mỗi khi tiếp cận tha nhân. Khi tâm ta muốngiúp đỡ kẻ khác, ta sẽ bớt đi nỗi sợ hãi và lo âu. Khi tâm ta mang ý hướng tốtđẹp, ta sẽ cảm thấy tự tin và mạnh mẽ hơn. Bằng cách này, chúng ta sẽ học đểnhận ra được lòng nhân ái qúy giá như thế nào, có giá trị đối với ta ra sao. Vàbây giờ, vấn đề là làm thế nào để phát khởi lòng nhân ái?
Tấtcả mọi người -ở trong bất kỳ tình huống nào- đều có khả năng tự nhiênphát khởi lòng từ bi ở trong tâm mình. Từ ngày chúng ta cất tiếng khóc chàođời, uống bầu sữa mẹ, lòng từ bi này đã bắt đầu lớn dậy ở trong ta. Ðây chínhlà biểu trưng của tình thương yêu, trìu mến. Nếu đứa trẻ cảm thấy không gần gũivới người mẹ, nó sẽ không chịu bú sữa; cũng thế nếu người mẹ không có tình yêuthương trìu mến vô bờ đối với đứa con, bầu sữa của bà sẽ cạn nguồn. Tôi chorằng những hành động của buổi đầu đời này đã thiết định nên nền tảng của toànbộ cuộc sống chúng ta.
Mọingười cũng đồng ý rằng một đứa trẻ được trưởng thành trong một bầu khí giađình đầy ắp thươgn yêu, trìu mến nó sẽ có cơ may tự cảm thấy mãnnguyện, học hành giỏi dang và có một cuộc sống hạnh phúc; trong khi đó một đứatrẻ mà tuổi ấu thơ thiếu tình thương mến luôn xao lảng trong chuyện học hành.Bởi vì chúng thiếu những hổ trợ tình cảm cần thiết trong tuổi trưởng thành, tấtcả đều có khuynh hướng tạo nên những vấn nạn rắc rối trong suốt cuộc đời.
Ðếngiây phút cuối của cuộc đời, trước giờ lâm tử, kẻ sắp chết phải bỏ lại tất cảnhững người yêu dấu nhất. Thế nhưng y sẽ rất sung sướng nếu có một người bạnthân kề cận bên cạnh dù y biết rằng điều đó không mang lại một mục đích gì cả.Bởi lẽ đó, tôi cho rằng từ lúc sinh ra cho đến lúc nhắm mắt, trong suốt cuộcđời ta, nhu cầu cho và nhận tình cảm thương yêu trìu mến là nhu cầu căn bản củacon người.
Tabiết rằng tình trạng tâm hồn của chúng ta có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thểchất và chức năng của các tế bào cấu thành thể xác của chúng ta. Cụ thể như khitâm hồn chúng ta thư giản, thoải mái, hệ thống tuần hoàn sẽ họat động một cáchbình thường; các bộ phận sẽ làm việc tốt đẹp và khó bị lão hoá. Ngược lại, nếuchúng ta sống trong lo âu phiền muộn, giận dữ , sự căng thẳng tâm lý này sẽ tácđộng lên các hệ thống điều hòa cơ thể mà kết quả là chúng ta sẽ bị bệnh caohuyết áp. Cơ thể của những người này cũng mau chóng già cỗi. Một tâm hồnkhủng hoảng chẳng giúp ích gì cho sức khoẻ của thể xác, trong khi đó mộttâm hồn thư giản sẽ trợ lực cho cơ thể một cách toàn hảo.
Mộtkhi đã nhận thức được những lợi điểm của lòng nhân ái, chúng ta cũng nên tìmcách để tu dưỡng nó. Ðồng thời nếu ta nhìn thấy được sự độc hại gây ra bởinhững tình cảm đối nghịch với lòng nhân ái, chẳng hạn như giận dữ, ganh tỵ vàđặc biệt là lòng hận thù, ta cũng phải tìm cách loại bỏ và ngăn ngừa không đểchúng trở thành một phần trong bản tánh của ta.
Conngười thường yêu bạn ghét thù. Thế nhưng kẻ thùlà gì? Phải chăng kẻ thù làngười tìm mọi cách để hảm hại ta, thể xác, tài sản, gia đình, bằng hữu ta, nóitóm lại là những gì mang đến cho ta hạnh phúc? Chúng ta có thể coitài sản, danh vọng, bạn bè, thân quyến của ta, v.v... là nguồn gốc thường tìnhcủa hạnh phúc, và như vậy bất cứ ai làm thiệt hại những gốc nguồn này, thóithường được coi là kẻ thù.
Nhưngta cũng đã biết rằng gốc nguồn chính của hạnh phúc là sự an bình nội tâm. Nhữngai đã tu tập để phát triển được sự an bình này, những ai đã có một vài kinhnghiệm tu chứng sẽ không dễ dàng bị phiền nhiễu bởi loại kẻ thù thông thườngnày. Tuy nhiên, hận thù, ác tâm, và ganh tỵ sẽ huỷ diệt ngay lập tức trạng tháiyên tĩnh tâm hồn này. Kẻ thù đích thực của ta, như vậy không ai khác hơn là áctâm. Kẻ thù ngoại tại có thể là kẻ thù thực sự của ta ở một giai đoạn nhấtđịnh, nhưng một điều mà ai cũng có thể thấy, trong một tương lai nào đó thay vìhảm hại ta có thể họ lại quay trở thành những người bạn giúp đỡ ta. Thế nhưngnhững kẻ thù nội tại vẫn luôn luôn là những kẻ thù -suốt từ đầu, giữa chừng,cho đến cuối; nó không bao giờ mang đến lợi ích gì cho ta cả. Bởi thế thật làmột điều hoàn toàn vô lý và đầy mâu thuẫn khi một đằng thì ta chạy đi tìm hạnhphúc, còn đằng khác thì ta mở cửa cho lòngï đố kỵ và độc ác vào trú ngụtrong tâm ta, những tên thủ phạm chính đang tìm cách diệt trừ hạnh phúc của ta.
Làmthế nào để chúng ta có thể tiêu diệt được kẻ thù này, tức là cái mà ta gọi làhận thù? Phương thuốc đánh thẳng vào sự thù ghét là lòng nhẫn nhục, là sự thựchành hạnh nhẫn nhục. Những lúc mà chúng ta cảm thấy bất ổn, bị giày vòbởi những khổ đau tinh thần là lúc mà ta thường sinh ra phản ứng thù ghét. Nhưvậy muốn thoát khỏi tâm trạng thù ghét chúng ta phải sống và cư xử như thế nàođó để không còn mang lấy những khổ đau tinh thần. Chúng ta phải làm tất cả mọichuyện có thể được để xa lìa khổ đau; khổ đau phải được ngăn ngừa. Thế cho nênmột điều rất quan trọng là việc chuyển hóa hoàn cảnh, tốt hay xấu, thành một cơhội để cải thiện chúng. Khi một điều bất hạnh xảy đến với ta mà ta không ngờtới, như bệnh hoạn chẳng hạn, nếu chúng ta chỉ biết nghĩ đến mình, nỗi khó khănsẽ trở nên to lớn bội phần và chúng ta coi đây là chuyện có vẻ như hoàn toànbất công đối với ta. Thế nhưng nếu chúng ta nghĩ đến tha nhân, đến những vấnnạn của họ, dù chỉ trong một khoảnh khắc, chúng ta sẽ thấy rằng tình huống củamình không có gì là đặc biệt.
Ýniệm về cái gì cấu thành vấn nạn là một ý niệm hoàn toàn tương đối. Trong nỗikhó khăn ta vẫn có thể tìm thấy những khía cạnh tích cực. Cùng một lúc, mộtcảnh huống nào đó có thể được xem là bi đát quá sức chịu đựng của con ngườinhưng cũng có thể được xem là mang đến nhiều phúc lợi. Tất cả đều tùy thuộc vàocách nhìn vấn đề của chúng ta. Nhưng cho dù trường hợp nào đi nữa, ta phải xemrằng mọi chuyện không bắt đầu có vẻ như vượt khỏi sức chịu đựng của ta. Khi đốiđầu với vấn nạn, nếu ta nhìn chúng qúa gần, ta sẽ không thấy gì cả và chúng sẽxuất hiện không đúng nguyên vẹn như thực tế; điều này khiến chúng trở thành cóvẻ như khó chịu đựng nổi đối với ta. Tuy nhiên nếu chúng ta chịu khó lùi lại,chúng ta sẽ có khả năng thẩm định chúng và rồi vấn nạn sẽ không còn trầmtrọng như ta tưởng.
Ðểcó thể hiểu thấu đáo những hậu quả tai hại của việc từ khước tha nhân cũng nhưnhững phúc lợi do lòngï quan tâm đến người khác mang lại, điều tốt nhất là taphải biết dừng lại và quán chiếu trong từng giây phút theo cách thức sau đây.Chúng ta hãy bước ra khỏi cái tôi của mình, đóng vai một quan sát viên ngoạicuộc hay, thí dụ như, là một thành phần thứ ba đối với một nhóm người đang cónhu cầu cần giúp đỡ; trong một thí dụ khác, quán chiếu đến cái tôi thườngnhật, cái tôi thông thường đó -như một người nào khác, một người hoàn toàn vịkỷ, chỉ biết nghĩ đến mình mà chẳng quan tâm đến ai khác. Trong khi tựquán sát mình như vậy ta sẽ lần hồi thấy một cách rõ ràng hơn những tai hại củathói vị kỷ và tâm ta sẽ tự động hướng về những người đang có nhu cầu cần giúpđỡ lúc nào không hay.
Nếu thực tập suy nghĩ theo cách này, ta sẽ tự động bắt đầu hiểu biết hơn về nhữnghệ quả tiêu cực của thói quen chỉ biết nghĩ đến mình cũng như những phúc lợicủa việc quan tâm đến kẻ khác. Nó sẽ giúp ta giảm thiểu được mãnh lực lôi cuốncủa chấp trước và thù ghét để từ đó phát triển tình thương yêu và lòng quan tâmđến tha nhân. Hãy cảm tạ phương pháp tu tập này, sự chuyển hóa sẽ dần dầndiễn biến trong ta. Tuy nhiên chúng ta phải cẩn thận -đừng bao giờ mong chờ sựchuyển biến sẽ xảy ra trong nháy mắt, như khi ta dang tay bật một ngọn đèn! Hãyluôn nhớ rằng, điều quan trọng là ta cần phải có thời gian để có thể tu tập mộtcách chậm rãi và tiệm tiến.
Tôitin rằng đi theo con đường này để phát triển tình thương yêu và lòng từ bi cũngnhư tiết giảm giận dữ, đố kỵ là một hoạt động tâm linh phổ quát không cần phảiđòi hỏi vào bất cứ niềm tin tôn giáo nào. Ðối với tôi, quả là điều lầm lẫn khitin rằng lòng nhân ái là sản phẩm đặc quyền của tôn giáo vì như thế sẽ có ngườikhông thèm đếm xỉa đến nó nếu họ không thích thú đến khía cạnh tâm linh. Mọingười đều có quyền có tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng, thế nhưng bao lâu màchúng ta vẫn còn tìm kiếm hạnh phúc và tiếp tục sống trong xã hội này, tìnhthương yêu và trìu mến là điều không thể thiếu.
Ðể kết luận, tôi xin được nói rằng gốc rễ căn bản của việc tôn trọng nhân quyềnvà bất bạo động là lòng yêu thương , nhân ái đối với tha nhân.
Phảichăng bạo động là một vấn đề thuộc về con người? Là bản năng, bản tánh? Lúc nàothì một người được quyền bạo động -trong trường hợp nào thì được coi là sứcmạnh?
Dĩnhiên bạo động là một phần của bản tánh con người, thế nhưng bản tánh này cónhiều mặt khác nhau và tôi không tin rằng bạo động là một trong những lãnh vựcquan trọng đáng kể. Lúc mới sinh ra hầu như ta u mê trước mọi chuyện, nhưng rồitheo năm tháng nhờ được học tập ta bớt dần ngu dốt. Như vậy là ta đã thay đổitình huống ban đầu. Cũng thế, ta được sinh ra với các thói xấu như thù ghét,hung hăng gây hấn, nhưng do tập luyện ta vẫn có thể và phải thay đổi đượcchúng.
Câu hỏi của qúy vị đặt ra là trong trường hợp nào sự bạo động được biện minh.Tôi nghĩ rằng điều quan trọng đầu tiên là ta cần phải phân biệt được sự giận dữvà thù hận. Có thể có lúc giận dữ mang khía cạnh tích cực, hữu ích trong trườnghợp nó mang lại một đáp ứng nhanh chóng. Tuy nhiên nói chung tôi cho rằng giậndữ là một dấu hiệu của sự yếu đuối; lòng khoan thứ mới là dấu hiệu của sứcmạnh.
Thếnào là tha thứ?
Lòngtha thứ? Ðây là một tình cảm qúy báu, quan trọng vô cùng! Tuy nhiên điềunày không có nghĩa là bạn nhắm mắt lại và quên đi những điều xấu ác mà người tagây ra cho bạn; bạn phải ghi nhớ chúng. Thế nhưng do thương yêu và kínhtrọng tha nhân cũng như các lý do khác đã ngăn cản bản không trả đủa lại nhữnghành vi xấu ác đó. Ðây mới là điều quan trọng.
ThưaNgài, trẻ em Tây Tạng hiện nay vẫn còn tiếp tục theo đuổi việc học tập giáo lýPhật giáo hay không?
Cónhững người vẫn tiếp tục theo đuổi nhưng có người không. Tất cả đều tùy thuộclớn lao vào khung cảnh gia đình mà chúng sinh sống.
Ngàicó nghĩ rằng ở một mức độ nào đó thì một người Cơ Ðốc cũng giống như một ngườiPhật tử mà thôi?
Vâng,có thể như thế. Có rất nhiều điều mà những người Phật tử có thể học hỏitừ những kinh nghiệm của các anh chị em Cơ Ðốc giáo. Gần đây trong một dịpviếng thăm một tu viện Thiên chúa giáo, tôi khám phá một điều là những tu sĩ ởđây có rất nhiều điểm tương đồng với Phật tử Tây Tạng. Một vài khía cạnh như sốngnghèo khổ và tri túc chẳng hạn, tôi nghĩ rằng những tu sĩ này còn tỏ ra hơn hẵncác tăng sĩ Tây Tạng chúng tôi, một số có thể đang có một đời sống khá tiệnnghi. Nếu những tăng sĩ Tây Tạng có thể học hỏi được một vài điều từ cáctu sĩ Cơ Ðốc, những người Cơ Ðốc giáo cũng có thể học được từ những người bạnTây Tạng về kỹ thuật phát triển lòng từ, tình thương yêu, công phu nhất-điểmthiền định, cũng như để cải thiện lòng vị tha. Về những lãnh vực vừa nói, cũngchẳng có gì khó khăn khi vay mượn những kỹ thuật đặc biệt này của Phật giáo,như một số những người bạn Cơ Ðốc của chúng tôi đang làm. Khi các tôngiáo khác biệt cùng ngồi lại với nhau, sẽ có rất nhiều điều người ta có thể họchỏi lẫn nhau.
Ngàicó nghĩ rằng chủ trương bất bạo động của Ngài có thể dẫn đến sự diệt chủng nhândân Tây Tạng?
Bấtbạo động về lâu về dài vẫn là phương pháp đấu tranh tốt nhất, sâu sắcnhất. Cụ thể là do lựa chọn đường lối này mà càng ngày chính nghĩa củaTâyTạng càng được đông đảo nhân dân Trung quốc ủng hộ.
ThưỪức Ðạt Lai Lạt Ma, Ngài có những lời khuyên nào cho giới cư sĩ để họ có thểtiến bộ trong tu tập nhằm phát triển lòng từ và nhân ái?
Ðiềutrước tiên là ta phải nhận thức được khả năng vô lượng ở trong ta. Trong Phậtgiáo chúng tôi gọi đó là Phật tánh hiện hữu trong mỗi cá nhân. Nhưng cho dùkhông bước vào lãnh vực này, đã là con người, chúng ta đều có một số tình cảmnhất định, chẳng hạn như lòng quyết tâm hoặc trí thông minh; sự kết hợp của haiyếu tố này sẽtạo nên những cống hiến đáng kể. Ðiều quan trọng là chúng tanên liên kết trí thông minh của mình với thiện ý. Không có trí thông minh chúngta không thể hoàn tất bất cứ việc gì. Không có thiện ý chúng ta sẽ không biếtđược việc hành xử trí thông minh của mình sẽ mang lại xây dựng hay hủy diệt. Ðólà lý do tại sao điều quan trọng nhất là chúng ta cần phải có thiện tâm, vàđừng quên rằng những phẩm chất này là một phần trong bản tánh cơ bản của conngười.