Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1D- Cây Hòa Bình - Nhân Loại và Thiên Nhiên

12/01/201111:42(Xem: 11259)
1D- Cây Hòa Bình - Nhân Loại và Thiên Nhiên

 

VƯỢTKHỎIGIÁO ÐIỀU (BEYOND DOGMA)
ÐứcÐạt Lai Lạt Ma đời thứ 14
ViệtDịch: Tâm Hà Lê Công Ða

PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG QUÁN TƯỞNG VỀ TÂN THIÊN NIÊN KỶ

CÂY HÒA BÌNH

Chotất cả những cư dân của đất nước trù phú với cảnh quan tươi đẹp này - Tôinguyện cầu cho quý vị và quê hương của quý vị được luôn hạnh phúc, giàu mạnh,và nhân ái.
-Từ quyển sổ lưu niệm của làng Marzens,
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đời thứ Mười Bốn.

Thậtlà một điều hân hạnh cho tôi được có mặt cùng với qúy vị trong buổi chiều hômnay để cùng nhau ươm trồng cây hoà bình này. Tôi được đến sinh hoạït cùngcộng đồng này trong một vài ngày nhằm giới thiệu đến qúy vị một vài nét căn bảncủa triết học Phật Giáo. Vùng quê ở đây gắn bó với thiên nhiên thật là êm đềmvà dễ chịu, không khí của nó rất thích hợp cho loại tu học của chúng ta. Ðượcdịp tản bộ quanh đây và gặp gỡ một vài cư dân địa phương, tôi nhận thấy khuônmặt của họ đều rạng rỡ những nụ cười khiến tôi có cảm giác như được gặp lạinhững bạn bè quen thuộc cũ.Thành thật cảm ơn mối cảm tình nồng hậu đó.

Tôinghĩ rằng sống trong một ngôi làng nhỏ, cái cảm giác của cuộc sống cộng đồng cóphần nào sống động hơn là sống trong một thành phố lớn, nơi mà con người thườngbị chìm ngập vào đám đông. Tôi luôn luôn nghĩ rằng cái cảm giác được sốnggần gũi với đồng loại trong mối thương yêu nồng đượm là một trong những đặctính thiết yếu nhất của thân phận con người. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng khimà phần tâm linh của chúng ta luôn hướng về điều nhân đức, về khía cạnh tíchcực của mọi vấn đề, về lòng yêu thương đồng loại, chúng ta phần nào đã tìm racho mình phương cách tốt nhất để giải quyết mọi vấn nạn. Khi đối đầu với nhữngvấn nạn nhân sinh, biện pháp giải quyết bằng võ lực sẽ không bao giờ mang lạinhững kết quả lâu dài. Ðó là lý do giải thích tại sao tôi thường hay đề cập đếntầm mức quan trọng của tình tương thân tương ái giữa những con người cũng như ýthức về tinh thần trách nhiệm trong đời sống cộng đồng. Những khái niệm về cộngđồng và lòng nhân ái chính là nền tảng của nền hoà bình ở bất cứ nơi nào trênthế giới. Nó được bắt nguồn trong mỗi cá nhân từ thuở ban sơ và tích lũy dần quacuộc sống của cộng đồng nhân loại, cho nên đó phải là mối quan tâm của tất cảchúng ta.

Tôiđược biết rằng đây là một mảnh đất phì nhiêu màu mỡ và khu vực này luôn luôn cómột đời sống sung túc, phồn thịnh. Tôi sẽ luôn nguyện cầu cho sự phồn thịnh nàyluôn bền vững và mọi cư dân tiếp tục có một cuộc sống tươi vui, thanh bình vàhạnh phúc. Hy vọng rằng những nguyện vọng của qúy vị luôn thành tựu tốtđẹp và hoà bình sẽ ngự trị giữa mọi con người. Ðối với cái cây mà chúng ta vừamới ươm trồng đây, tôi sẽ nhờ bạn bè thân hữu luôn đến thăm chừng nó và báo chotôi biết nó đã tăng trưởng đến mức nào.

NHÂN LOẠI VÀ THIÊN NHIÊN

ÁNMA NI BÁT DI HỒNG! Sáu chữ của câu thần chú này có mục đích giải trừ mọi khổnạn của sáu loại chúng sanh đang trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi.Khái niệm này đưa ta đến mối nhận thức một cách tự nhiên rằng khổ đau vàhạnh phúc của con người cùng với điều kiện môi sinh của thế giới mà ta đangsống đều liên hệ mật thiết với nhau. Rất cảm ơn nhã ý của qúy vị đã mời tôi đếnngôi trường Ðại học này, tuy còn non trẻ nhưng cũng đã rất nổi tiếng. Tôi rấthân hạnh được có maàu7841?t tại đây hôm nay và biết thêm được một điều rằng nơiđây từng là một căn cứ quân sự đã được cải biến để trở thành một trung tâm củakiến thức và học vấn.

Môisinh và bảo vệ môi sinh là những vấn đề mang tầm mức quan trọng hiện nay. Ðâykhông phải là vấn đề thuần túy về luân lý hay đạo đức mà là chuyện sinh tử củachúng ta. Mối quan tâm của tôi đối với những vấn đề liên quan đến môi sinhkhông phải là kết quả của một sự nghiên cứu lâu dài trên lãnh vực này mà thậtra là một chuyện khá ngẫu nhiên. Như qúy vị biết, tại Tây Tạng đi đến đâu qúyvị cũng có thể uống nước một cách thoải mái. Còn tại Ấn Ðộ và một số nơi khác,người ta phải phân biệt giữa nước uống được và các loại nước khác. Ðó là lý dotại sao tôi lại ngạc nhiên khi thấy người ta đề cập đến chuyện môi sinh cũngnhư tại sao tôi lại bày tỏ mối quan tâm của mình về lãnh vực này. Sau khi thamkhảo ý kiến với một số nhà chuyên môn, qủa thật tôi thấy rằng đây là một vấn đềkhá hệ trọng nếu không nói là nghiêm trọng.

Nhữngtai họa gây ra bởi chiến tranh thường xảy ra trước mắt và rất dễ thấy. Trongkhi đó sự tàn phá liên quan đến lãnh vực môi sinh thường diễn ra một cách chậmchạp hơn. Không thể nhận thấy được từ lúc ban đầu, nó từ từ tăng trưởng cho đếnkhi người ta nhận ra được thì mọi chuyện thường là đã quá muộn màng. Bởi thếtôi rất hân hoan và tràn trề hy vọng khi thấy rằng lãnh vực môi sinh nay đã trởthành một mối quan tâm đối với tất cả mọi người. Với trí óc thông minh và đầytham vọng -cũng là một phần của bản chất con người- đôi lúc chúng ta vô tìnhhay cố ý chạy theo những hoạt động có thể gây nên những tổn hại về lâu vềdài. Tuy nhiên nếu được kiểm soát đúng mức, cũng với trí thông minh đó, nó cóthể giúp ta tìm ra những phương thức để giải quyết mọi vấn nạn.

Ðócũng là lý do mà tôi cảm thấy rằng thật quả là một điều quan trọng nếu chúng tađược thúc đẩy bởi lòng từ bi, biết đặt mình vào bối cảnh khổ đau của đồng loạicũng như thấy được những hệ quả tiêu cực về lâu về dài. Một cách tổng quát, nếucon người được thúc đẩy bởi lòng nhân ái, họ sẽ càng trở nên tự tin và quyếttâm hơn. Tôi tin chắc rằng sự quyết tâm này là cơ bản nếu được đi đôi với trítuệ hoặc óc thông minh; sức mạnh nội tâm và lòng can đảm chính là những yếu tốcần thiết giúp ta vượt qua mọi chướng ngại trong đời sống. Cũng vậy, tất cả mọivấn nạn liên quan đến khoa học kỹ thuật, dân số, kinh tế một khi đã phát sinhtrên quy mô toàn cầu cần phải được trình bày, thông tin đầy đủ đến vớimọi người. Bằng cách cho người ta thấy mối quan tâm về những hiểm họa cũng nhưnhận thức được yêu cầu cấp thiết cần phải tìm ra những giải pháp, chúng ta dễdàng tập trung năng lực của mình vào việc kiếm tìm những biện pháp giải quyếtthỏa đáng. Một học viện chuyên nghiên cứu về môi sinh một cách khoa học sẽ cungcấp cho chúng ta những dữ kiện đầy đủ chất lượng để có thể đánh giá sự tiếntriển và xuống cấp của lãnh vực môi sinh. Bằng cách tiếp cận một cách khoa học,với sự hổ trợ của ngành truyền thông, đó là căn bản của vấn đề.

Mốiquan tâm của chúng ta về lãnh vực môi sinh dĩ nhiên là sẽ không hạn chế mộtcách cục bộ vào khu vực của mình, biên giới của quốc gia mình. Ðây là vấn đề màtất cả mọi người sinh sống trên thế giới này đều phải quan tâm. Quả là một điềucần thiết nếu mọi người đều nhận thức được điều này để cùng bắt tay nhau đốiđầu với vấn nạn. Theo thiển ý của tôi, nếu thế hệ trẻ được rao truyền ý thức vềnhững vấn đề môi trường ngay từ thuở còn thơ, những mối quan tâm này sẽ là mộtphần của kho kiến thức được lưu trữ lại trong suốt đời người.

Mộttrong những vấn nạn lớn lao nhất mà lãnh vực môi sinh phải đương đầu, đó là nềnkinh tế hiện đại. Dĩ nhiên không thể chối cãi được rằng nền kinh tế cần phảiđược phát triển, tuy nhiên nếu chúng ta chỉ thuần tuý nghĩ đến chuyện lợi nhuậntất sẽ không tránh khỏi được những tai hại. Ðồng ý rằng chúng ta có quyềntận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thế nhưng đừng quên mối hiểm họa làchúng ta sẽ làm khô kiệt nó nếu khai thác quá mức. Một số nhà chuyên gia còn đixa hơn khi tuyên bố rằng chúng ta phải thay đổi kiểu cách sống Tây phương. Tôikhông biết điều này có hiện thực hay không, nhưng một điều chắc chắn rằng trongthế giới này mọi sự mọi việc đều tương quan ràng buộc với nhau. Thế cho nênđiều quan trọng nhất là nên tìm một con đường trung đạo thay vì cực đoan.

ThưaNgài, trong xã hội Tây phương, làm thế nào để có thể hoà hợp giữa tiến bộ khoahọc với mối quan tâm của chúng ta liên quan đến việc bảo vệ môi trường? Một cáchcụ thể, Ngài có tin rằng nhân loại và thiên nhiên không thể tách rời, hoặcngược lại, Ngài nghĩ như thế nào nếu chúng ta tưởng tượng rằng thế giới này sẽnhư thế nào nếu vắng bóng con người?

Theovũ trụ quan của Phật giáo, ngay tại thời điểm ban sơ của vũ trụ không có conngười. Cũng thế, đến một thời điểm tương lai nào đó, xã hội loài người sẽ biếnmất trong khi vũ trụ sẽ còn tồn tại trong một thời gian. Có thể lúc đó chúng tasẽ có thái bình vĩnh viễn trên mặt địa cầu -ai mà biết được! Theo tôi, chìa khóacủa vấn đề là, như tôi đã nhiều lần phát biểu, mối liên hệ giữa khoa học kỹthuật và việc bảo vệ môi sinh. Tôi được biết rằng hiện nay rất nhiều cơ xưởngđược xây dựng có khả năng giảm thiểu được vấn đề ô nhiễm. Chẳng hạn như lúc cònở Stockholm, một số thân hữu cho tôi biết rằng các loại cá đã biến mấttrên dòng sông chảy qua thành phố này trước đây nay đã bắt đầu thấy xuất hiệntrở lại và nước sông đã trở nên tinh khiết hơn, và điều này không có nghĩa làcác cơ xưởng trong vùng phải bị dẹp tiệm. Thí dụ này cho thấy là chúng ta cóthể có những giải pháp để hạn chế sự ô nhiễm môi sinh mà không cần phải làmđình trệ nền kỹ nghệ. Dĩ nhiên tôi không phải là người hiểu biết kinh nghiệmtrên lãnh vực này, xin nhường lại cho các chuyên gia để họ tìm ra những giảipháp thích đáng.

ThưaNgài, có phải đến lúc chúng ta nên hổ trợ cho một chính sách nông nghiệpphù hợp với một số tập quán đặc biệt của các quốc gia đang phát triển nhằm giữvững và khuyến khích việc bảo tồn một số thói quen có tính truyền thống tronglãnh vực thực phẩm ăn uống, thay vì chúng ta cứ luôn áp đặt quan điểm Tâyphương vào các hoạt động nông nghiệp?

Vâng,trong những trường hợp như thế, vấn đề quan trọng là phải làm sao thích nghivào từng tình huống, điều kiện cuả mỗi nơi. Việc sử dụng các sản phẩm hoá chấtnhư phân bón, thuốc sát trùng chẳng qua chỉ là những nhu cầu tạm bợ nhằm nângcao sản lượng và phòng ngừa sự tàn phá mùa màng, thế nhưng nó đã gây ra nhữnghậu quả rất tiêu cực, đó là tệ trạng ô nhiễm môi sinh. Tại một số quốc gia bịhăm dọa bởi nạn đói hoặc đối đầu với những khó khăn gây ra bởi tình trạng nhânmãn, ta có thể can thiệp vào nếu cần. Những khó khăn này trên thực tế thường làhậu qủa do việc người ta quá chú trọng vào ngân sách quốc phòng thay vì nôngnghiệp. Còn những nơi mà những khó khăn do hậu quả thiên nhiên gây ra như hạnhán, hoặc đất đai cằn cỗi khiến dân chúng phải sống cơ cực vì thiếu thốn thựcphẩm, ta không thể không tận dụng mọi phương tiện có thể có được nhằm nâng caosản lượng của đất đai. Trong một số trường hợp khác, nếu điều kiện và hoàn cảnhcho phép, tốt hơn là ta cứ giữ lại các hình thức canh tác theo truyền thống,điều đó phần nào nói lên được lòng kính trọng và ý hướng bảo tồn thiên nhiêncủa chúng ta.





 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/02/2012(Xem: 4144)
Trong hai thập kỷ qua, tôi đã tiếp xúc liên tục với các cộng đồng Phật giáo, trong cả hai: văn hóa truyền thống và công nghiệp hóa phương Tây. Những kinh nghiệm này đã làm cho tôi nhận thức được rằng sự phát triển công nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến cách sống của chúng ta, nhưng còn là quan điểm thế giới của chúng ta. Tôi cũng đã học được rằng nếu chúng ta muốn tránh một sự hiểu sai đối với giáo lý Phật giáo, chúng ta cần phải xem xét chặt chẽ vào sự khác biệt cơ bản giữa các xã hội là bộ phận của nền kinh tế toàn cầu công nghiệp hóa và điều này phụ thuộc vào nhiều nền kinh tế địa phương.
15/02/2012(Xem: 4031)
Đức Phật xuất thân từ một chiến binh đẳng cấp và ngài được sinh ra trong xã hội với các vị vua, hoàng tử và các quần thần. Mặc dù nguồn gốc và sự liên hệ của Ngài như thế, Ngài không bao giờ viện đến sự ảnh hưởng của quyền lực chính trị để giới thiệu trong sự giảng dạy của Ngài, và cũng không cho phép Giáo pháp của Ngài lạm dụng sự ảnh hưởng này để đạt được quyền lực chính trị.
15/02/2012(Xem: 4465)
Lý tưởng nhất, giáo dục là công cụ chủ yếu của việc tăng tiến con người, cần thiết cho việc thay đổi trẻ con mù chữ thành một người lớn trưởng thành và có trách nhiệm. Tuy nhiên, ngày nay ở khắp mọi nơi, cả trong các nước phát triển và các nước đang phát triển, chúng ta có thể thấy rằng hình thức giáo dục đang gặp rắc rối nghiêm trọng. Sự giảng dạy lớp học đã trở thành thông lệ và được vỗ về rằng trẻ em thường cân nhắc việc học và thực tập trong sự kiên nhẫn chứ không phải là một cuộc mạo hiểm trong học tập.
14/02/2012(Xem: 7315)
Phật Giáo khuyên chúng ta phải luôn giữ sự chính xác và phải chú tâm đến từng cảm nhận của mình trong cuộc sống, trong mỗi tư duy, trong từng xúc cảm, và mỗi hành động của mình.
25/01/2012(Xem: 5750)
Phật tử phải có trách nhiệm bảo tồn và duy trì di sản Phật đã để lại. Phật tử phải sống với triết lý của vô thường và tìm ra những phương thức mới để khuyến khích đa số quần chúng.
25/01/2012(Xem: 5692)
Tôn giáo có mặt cùng thời với lịch sử con người. Có vật chất, tất phải có tinh thần. Có sống chết, có hiện tượng còn mất trong đời sống vật lý, tất phải có các mô thức tâm lý và tâm linh để chống lại sự mất còn bèo bọt đó. Từ đấy, tham vọng bất tử của con người là phải xây dựng một hệ thống thần linh để nuôi lớn hy vọng (có thật)thành đức tin (ước mơ)rằng, con người sẽ sống đời vĩnh hằng sau khi chết trong một thế giới thiêng liêng của thần linh... Sự chuyển mình từ sức mạnh thần quyền sang sức mạnh nhân quyền trong nhiều khía cạnh vi tế và phức tạp của đời sống đã làm cho đạo Phật mỗi ngày một hiển lộ trước cái nhìn tỉnh thức của nhân loại.
09/01/2012(Xem: 14152)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn,khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau. Loài thúcũng biết tổ chức theo từng đàn để bảo vệ cho nhau. Chúng cũng có cảm xúc âu yếm, đùa giỡn bên nhau, đó làsự biểu lộ hạnh phúc của chúng. Nhưng chúng không biết tư duy, vì vậy chúng vẫnlà loài thú...
07/01/2012(Xem: 7596)
Trong sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội ngày nay, phật tử khắp nơi trên thế giới trở nên linh hoạt hơn trong việc bảo vệ lẫn truyền bá tư tưởng đạo Phật của họ. Với con số khoảng 500 triệu phật tử, đạo Phật được xem là tôn giáo lớn nhất thứ tư của hành tinh này. Đạo Phật có hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, trong đó gồm có môn Thiền quen thuộc cùng những bản kinh dịch khác nhau của người Tây Tạng...
05/01/2012(Xem: 4975)
Nền giáo dục hòa bình của Đạo Phật là một con đường đạo đức nhân bản và thiết thực, là căn cứ trên chân lý từ bi, công bằng và ngay thẳng để thông cảm giữa những quốc gia, chủng tộc, cộng đồng và tôn giáo, nhằm mục đích thiết lập một cuộc sống ổn định, hạnh phúc cho gia đình và xã hội. Việc diệt trừ tham ái thì có rất nhiều lợi ích, mang lại cuộc sống an lạc, hạnh phúc và giải thoát ngay trong cuộc đời này. Trên thực tế thì có rất nhiều lợi ích, ở đây người viết chỉ nêu những lợi ích chính về hòa bình, về môi trường, và đạo đức.
31/12/2011(Xem: 7172)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]