Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài nét về Tâm lý học phổ thông và Tâm lý học Phật giáo.

08/04/201318:19(Xem: 19410)
Vài nét về Tâm lý học phổ thông và Tâm lý học Phật giáo.

thich nu huong nhu 4

Vài nét về Tâm lý học phổ thông

và Tâm lý học Phật giáo

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NS Thích Nữ Hương Nhũ

---o0o---

LỜI NÓI ĐẦU

Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”. Thực ra tâm lý kh6ng chỉ là ý muốn nhu cầu, thị hiếu và cách ứng xử của mọi người, mà nó còn bao hàm vô vàn các hiện tượng khác nữa. Tâm lý con người luôn gắn liền với từng hành vi cử chỉ. Bất cứ một lời nói cử chỉ hay hành động nào của con người từ đơn giản đến phức tạp nhất cũng đều có mặt tâm lý cả.

Theo sách tâm lý dùng trong trường Sư Phạm đã khẳng định : “Tâm lý là đời sống tinh thần của con người”..Các nhà tâm lý học luôn luôn có ý định tìm hiểu cái “đời sống tinh thần” ấy qua các công trình nghiên cứu và trắc đạt. “Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các ngành Tâm lý học tin tưởng vào các kết quả thực nghiệm về tâm lý con người nhằm quan tâm mọi vấn đề trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ của thế gian.

Tâm lý học Phật Giáo có một sự liên hệ chặt chẽ với tâm lý học phổ thông qua sự phân tích các vấn đề tâm thức vô cùng tinh tế. Nhưng niềm ưu tư của Phật Giáo là chữa bệnh hơn là phân tích. Điểm trọng yếu là kết quả thiết thực đối với con người chứ không phải chỉ suy cứu suông có tính cách triết học. Tâm lý học Phật Giáo được xây dựng trên chân lý vĩnh hằng của Dukkha, một trạng thái bất toại nguyện của chúng sanh hữu tình mà Đức Phật đã tuyên bố:

“Chỉ có một điều, Như Lai dạy, đau khổ và chấm dứt đau khổ phải đạt đến “Như vậy, Tâm lý học Phật Giáo cũng không ngoài mục đích diệt khổ cho con người. Đức Phật đặt nặng sự chú ý vào tâm và những hiện tượng tâm linh là vì đời sống nội tâm có một vai trò quyết định làm phát khởi hành động của con người. An lạc hay đau khổ đều do cái tâm mà thôi. Tâm lý học Phật Giáo hướng dẫn ta vào đường lối phân biệt và khảo sát nhằm khuyến khích mỗi người tự phát triển năng lực và phẩm chất nội tâm.

Tìm hiểu Tâm lý học phổ thông và Tâm lý học Phật Giáo là hấp dẫn và hữu ích. Dù người viết chưa nghiên cứu một cách tường tận các vấn đề tâm thức cũng như chưa có sự chứng đạt tâm linh nào để có thể thấy sâu vào bên trong những sinh hoạt nội tâm bằng trí tuệ minh sát, nhưng với tinh thần của một sinh viên tập làm một đề tài khoa học người viết quyết định chọn vấn đề Tâm lý học trong khảo luận tốt nghiệp này.

Bài viết sẽ giới thiệu vài nét về Tâm lý học Phật Giáo để thấy rõ hơn rằng Tâm lý học Phật Giáo có liên hệ với tâm lý học phổ thông, nhưng có những điểm khác biệt căn bản về nguyên lý của sự tư duy, quan niệm về cấp độ nhận thức; Người viết sẽ trình bày về các yếu tố cấu hợp thành phần tâm linh và so sánh với Tâm lý học phổ thông do tầm quan trọng của chúng ta đối với cơ chế hoạt động tâm lý con người. Sau hết xin được khẳng định: Sự an lạc nội tâm và hướng dẫn được nội tâm chỉ có thể đạt được qua công trình tự quán chiếu dựa trên đức hạnh trong sạch và Thiền tập.

Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, con xin thành kính ghi ân:

Thượng Toạ Thích Chơn Thiện.Tiến sĩ Phật học.

Giáo Sư Trần Tuấn Lộ Tiến sĩ Tâm lý học

Đã khích lệ và tận tình hướng dẫn con trong quá trình thực hiện đề tài.

Trân trọng ghi ân Giáo sư Minh Chi và các tác giả của những tác phẩm đã cung cấp tư liệu cho luận văn tốt nghiệp.

NS Thích Nữ Hương Nhũ

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Vi tính: Đồng Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/02/2011(Xem: 15045)
Phật Giáo hiện hữu trên thế gian nầy từ vô lượng kiếp và Phật Giáo đã được hình thành bằng hình thức khế lý khế cơ qua hơn 2.500 năm lịch sử trên quả địa cầu này...
18/02/2011(Xem: 10218)
Một buổi sáng thức dậy băn khoăn nghe tiếng chim rất lạ. Mỗi một nụ cười, ánh mắt, bước chân đi cũng dường như thay đổi. Lòng dạt dào những cảm xúc khó tả...
11/02/2011(Xem: 34030)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
10/02/2011(Xem: 18360)
Được thân người và gặp được Phật Pháp mà để cho thời gian luống qua vô ích thì quả là uổng cho một kiếp người. Xin hãy lắng nghe và phụng hành theo những lời khuyên dạy của Đức Từ Phụ...
06/02/2011(Xem: 16150)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
25/01/2011(Xem: 13082)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
23/01/2011(Xem: 3543)
Trước đây người Việt đã có mặt trên khắp thế giới – đặc biệt tại Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nga, Đông Âu v.v… là do các chương trình du học hoặc làm việc trong các tòa đại sứ hoặc đi lính cho Pháp từ thời Thế Chiến I, nhưng con số không nhiều. Chỉ từ sau năm 1975 con số bỗng vọt lên tới trên 3 triệu do các đợt “di tản”, “thuyền nhân” (Boat People), “đoàn tụ gia đình” và “hợp tác lao động”.
18/01/2011(Xem: 5577)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
12/01/2011(Xem: 17670)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
10/01/2011(Xem: 6664)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]