Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời tựa/ Giới thiệu

10/01/201116:05(Xem: 3748)
Lời tựa/ Giới thiệu

J. KRISHNAMURTI
CÁI GƯƠNG CỦA SỰ LIÊN HỆ
TÌNH YÊU, TÌNH DỤC và TRONG TRẮNG
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – Tháng 10-2010 –

LỜI TỰA


 

Quyển sách học hành này bao gồm những trích dẫn từ những nói chuyện, những câu hỏi và trả lời trước công chúng, những đối thoại, và những tác phẩm của J. Krishnamurti về chủ đề sự liên hệ. Krishnamurti trình bày từ một viễn cảnh rộng lớn đến độ toàn tầm nhìn của ông có thể được hàm ý bởi một đoạn văn được trích dẫn. Để theo dõi mạch lạc sự tìm hiểu riêng của người ta, và để hiểu rõ một đoạn văn có liên quan đến toàn bài giảng như thế nào, người ta có thể tham khảo những nguồn được cung cấp tại cuối mỗi trích dẫn. Ý định của những lời giảng, và của những đoạn văn này, là để phục vụ như một khởi đầu thúc đẩy sự tìm hiểu thêm nữa.


GIỚI THIỆU

Cùng nhau nói chuyện về những vấn đề như

hai người bạn . . .

T

rong một vài ngày, chúng ta sẽ có những bàn luận, và chúng ta có thể bắt đầu những bàn luận đó vào sáng nay. Nhưng nếu bạn khẳng định và tôi khẳng định, nếu bạn bám vào quan điểm của bạn, vào giáo điều của bạn, vào trải nghiệm của bạn, vào hiểu biết của bạn, và tôi bám vào những quan điểm của tôi, vậy là không có bàn luận thực sự bởi vì không ai trong chúng ta được tự do để tìm hiểu. Bàn luận không là chia sẻ những trải nghiệm của chúng ta với nhau. Không có chia sẻ gì cả; chỉ có vẻ đẹp của sự thật, mà cả bạn và tôi không thể sở hữu. Đơn giản là nó hiện diện ở đó.

Muốn bàn luận một cách thông minh, cũng phải có một chất lượng không những ân cần nhưng còn cả ngần ngừ. Bạn biết, nếu bạn không-ngần ngừ. Bạn không thể tìm hiểu. Tìm hiểu có nghĩa đang ngần ngừ, đang tìm ra cho chính bạn, đang khám phá từng bước một; và khi bạn thực hiện điều đó, vậy thì bạn không cần theo ai cả, bạn không cần yêu cầu sự sửa chữa hay sự khẳng định cho sự khám phá của bạn. Nhưng tất cả điều này đòi hỏi nhiều thông minh và nhạy cảm.

Khi nói điều đó, tôi hy vọng tôi không ngăn cản bạn không đưa ra những câu hỏi! Bạn biết, đây giống như cùng nhau nói chuyện về những vấn đề như hai người bạn. Chúng ta cũng không đang khẳng định hoặc đang tìm kiếm để chi phối nhau, nhưng mỗi người đang nói chuyện một cách dễ dàng, niềm nở, trong một bầu không khí của tình bằng hữu, đang cố gắng khám phá. Và trong trạng thái của cái trí đó, chúng ta có khám phá, nhưng tôi cam đoan với bạn, điều gì chúng ta khám phá chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Điều gì quan trọng là khám phá, và sau khi khám phá, cứ tiếp tục. Rất nguy hiểm khi ở cùng điều gì bạn vừa khám phá, bởi vì như thế cái trí của bạn bị khép kín, chấm dứt. Nhưng nếu bạn chết đi điều gì bạn vừa khám phá ngay khoảnh khắc bạn khám phá nó, vậy là bạn có thể trôi chảy giống như một con suối, giống như một con sông dư thừa nước.

Saanen, nói chuyện trước công chúng lần thứ mười

Ngày 1 tháng 8 năm 1965

Tuyển tập những Lời giảng, Tập XV

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/02/2011(Xem: 17856)
Thật là một nghịch lý khi hành tinh này ngày càng có đông người sinh sống hơn nhưng mối quan hệ giữa người với người lại ngày càng trở nên xa cách, nhợt nhạt hơn.
19/02/2011(Xem: 15088)
Phật Giáo hiện hữu trên thế gian nầy từ vô lượng kiếp và Phật Giáo đã được hình thành bằng hình thức khế lý khế cơ qua hơn 2.500 năm lịch sử trên quả địa cầu này...
18/02/2011(Xem: 10263)
Một buổi sáng thức dậy băn khoăn nghe tiếng chim rất lạ. Mỗi một nụ cười, ánh mắt, bước chân đi cũng dường như thay đổi. Lòng dạt dào những cảm xúc khó tả...
11/02/2011(Xem: 34089)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
10/02/2011(Xem: 18414)
Được thân người và gặp được Phật Pháp mà để cho thời gian luống qua vô ích thì quả là uổng cho một kiếp người. Xin hãy lắng nghe và phụng hành theo những lời khuyên dạy của Đức Từ Phụ...
06/02/2011(Xem: 16174)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
25/01/2011(Xem: 13161)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
23/01/2011(Xem: 3609)
Trước đây người Việt đã có mặt trên khắp thế giới – đặc biệt tại Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nga, Đông Âu v.v… là do các chương trình du học hoặc làm việc trong các tòa đại sứ hoặc đi lính cho Pháp từ thời Thế Chiến I, nhưng con số không nhiều. Chỉ từ sau năm 1975 con số bỗng vọt lên tới trên 3 triệu do các đợt “di tản”, “thuyền nhân” (Boat People), “đoàn tụ gia đình” và “hợp tác lao động”.
18/01/2011(Xem: 5618)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
12/01/2011(Xem: 17725)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]