Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21. Nguồn Gốc Của Tượng Phật

01/01/201109:01(Xem: 7184)
21. Nguồn Gốc Của Tượng Phật

NGUỒN GỐC CỦA TƯỢNG PHẬT

Tượng Phật bắt nguồn như thế nào? Chúng ta khó mà trả lời câu hỏi này một cách chính xác. Ý tưởng tạo ra tượng Phật do Ðức Phật đưa ra hay ngài không nói gì về điều này chúng ta khó mà biết được. Hơn nữa, cũng chẳng có đoạn kinh nào nói về việc Ðức Phật yêu cầu chúng ta phải tạo ra hình tượng của chính ngài. Tuy nhiên, Ðức Phật vẫn cho phép chúng ta lưu trữ bảo tồn những xá lợi của Ngài.

Một lần khi tôn giả Anan muốn biết rằng việc dựng tịnh xá bảo tháp để tưởng nhớ ngài như là một cách bày tỏ lòng tôn kính đối với ngài có thể được hay không ? Vì thế, Tôn giả Anan thưa Ðức Phật: “Bạch Ðức Thế Tôn, khi ngài còn tại thế, chúng con có nên tạo dựng bảo tháp hay không?

Phật đáp : “Không, khi ta còn tại thế thì việc này không thể được. Nhưng chư vị có thể tạo dựng bảo tháp để bày tỏ lòng tôn kính chỉ sau khi ta nhập diệt”.

Cũng trong bài pháp cuối cùng trong kinh Ðại Niết-bàn (The Great Decease Sutta) Ðức Phật khuyên chư đệ tử của ngài rằng, nếu chư vị muốn bày tỏ sự tôn kính đối với ngài sau khi ngài nhập diệt, chư vị có thể tạo dựng những bảo tháp để thờ xá lợi của ngài. Lời khuyên này hoàn toàn phù hợp với phong tục của Ấn Ðộ lúc đó, phong tục tạo dựng tháp để cất giữ những di cốt của chư thánh nhân. Những di hài được cất giữ để tưởng nhớ, bày tỏ lòng tôn kính đối với bậc thánh. Tương tự như vậy, chính Ðức Phật không khiển trách và cũng không tán thành việc chư đệ tử ngài tạo ra hình tượng của chính ngài sau khi ngài dịêt độ, ý tưởng tạo ra tượng Phật bắt nguồn từ chư vị đệ tử của ngài, những người muốn tôn sùng người thầy kính yêu của họ và muốn đạt được niềm tin tôn giáo từ một nhân vật có phẩm chất đáng yêu. Họ cũng thường thờ một vài xá lợi của Ðức Phật khi những hình tượng của Phật được tạo ra.

Cao Tăng Pháp Hiển, người đã hành hương chiêm bái Phật tích ở Ấn Ðộ vào cuối thế kỷ thứ tư, đã ghi lại trong cuốn nhật ký của ngài cách người ta tạo dựng ra tượng Phật đầu tiên. Tuy nhiên, kinh điển Phật giáo không hề nói năng gì về những sự quan sát của ngài. Ấy thế mà cũng có những huyền thoại được ghi nhận lại như sau:

“Một thuở nọ, Thế Tôn trú trên cung trời thuyết bài pháp Luận tạng Abhidharma (Vi diệu Pháp). Trong khi ngài vắng mặt, dân chúng đến Tịnh xá để chiêm bái Ngài nhưng họ rất là buồn bã bởi vì họ không thể nhìn thấy Ðức Phậ. Họ bắt đầu phàn nàn”.

Tôn giả Xá Lợi Phất, vị đệ tử thượng thủ của Ðức Phật, đến diện kiến ngài và tường thuật lại sự việc cho Ðức Phật. Thế Tôn khuyên Tôn giả nên tìm một người có thể tạo ra một hình tượng giống như Ngài, thì lúc đó dân chúng sẽ rất vui mừng phấn khởi khi nhìn thấy hình ảnh của Ngài. Tôn giả Xá Lợi Phất trở về và đến diện kiến nhà vua và yêu cầu nhà vua ban cho ân huệ để tìm ra một người có thể tạo ra một bản sao hình ảnh của Ðức Phật. Ít lâu sau khi nghệ nhân được tìm ra, anh ta chạm một tượng bằng gỗ đàn hương. Sau khi tượng đuợc đặt trong tịnh xá, dân chúng rất là vui mừng hớn hở. Và từ đó về sau, theo ngài Pháp Hiển, dân chúng bắt đầu bắt chước mô hình này để tạo ra tượng Phật.

Nhưng mãi cho đến gần 500 năm sau khi ngài nhập diệt, chúng ta khó mà tìm ra những bằng chứng để chứng minh cho việc tồn tại của tượng Phật ở Ấn Ðộ. Vào thời gian đó, những người mộ đạo thường bày tỏ sự tôn kính của họ đối với Ðức Phật bằng cách thờ một hoa sen hay chỉ là một bức tranh có vẽ hình đôi chân của Ngài. Dường như ngay từ lúc đầu một vài Phật tử cũng không được ân huệ để tạo ra tượng Phật bởi lẽ rất có thể rằng những đặc trưng nổi bật của Ngài có thể bị bóp méo đi.

Nhiều sử gia cũng cho rằng tượng Phật được tạo ra đầu tiên ở Ấn Ðộ trong suốt thời gian người Hy Lạp xâm lăng Ấn Ðộ. Người dân Hy Lạp thường giúp đỡ và khuyến khích dân chúng Ấn Ðộ trong nghệ thuật tạo tượng Phật. Kể từ đó, dân chúng trên nhiều quốc gia khác nhau bắt đầu tạo dựng tượng Phật. Sự khác biệt giữa tượng Phật của quốc gia này với quốc gia khác là ở cách người ta chạm trổ, điêu khắc theo kiểu cách và sựï gợi cảm mang tính nghệ thuật ở mỗi quốc gia riêng biệt. Ở những nước Phật giáo, kiểu cách tạo tượng Phật cũng được phát triển thành nhiều hình thức và phong cách khác nhau để cho phù hợp với những giai đoạn khác nhau của lịch sử đất nước.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/07/2011(Xem: 6878)
Điều gì cần thiết là một cái trí không bị hành hạ, một cái trí rất rõ ràng. Và một cái trí như thế không thể hiện diện được nếu nó có bất kỳ loại thành kiến nào.
18/07/2011(Xem: 7140)
Để có thể lắng nghe thực sự, người ta nên buông bỏ hay gạt đi tất cả những thành kiến, những định kiến và những hoạt động hàng ngày.
17/07/2011(Xem: 5987)
Tôi có thể hiểu tâm thức và hành động của tôi có thể ảnh hưởng đến nhân duyên của tôi như thế nào. Chúng cũng có thể tác động đến những điều kiện của thế giới như đói kém, nghèo khó, và những khổ đau to lớn khác của con người ở khắp mọi nơi hay không? Như thế nào? Khởi đầu phải đến từ những cá nhân. Ngoại trừ mỗi cá nhân phát triển một ý thức trách nhiệm, bằng không cả cộng đồng không thể chuyển dịch. Vì thế, thật rất cần thiết là chúng ta không nên cảm nhận rằng nổ lực của cá nhân là vô nghĩa.
16/07/2011(Xem: 7868)
Lúc này chúng ta hãy quan sát điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới; có bạo lực thuộc mọi loại; không chỉ phía bên ngoài mà còn cả trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta.
15/07/2011(Xem: 8411)
Một cái trí chuyên biệt hóa không bao giờ là một cái trí sáng tạo. Cái trí mà đã tích lũy, mà đã đắm chìm trong hiểu biết, không thể học hành.
15/07/2011(Xem: 7006)
Khi năng lượng không bị hao tán qua sự tẩu thoát, vậy thì năng lượng đó trở thành ngọn lửa của đam mê. Từ bi có nghĩa đam mê cho tất cả. Từ bi là đam mê cho tất cả.
13/07/2011(Xem: 6625)
Có một khác biệt giữa không gian bên ngoài, mà vô giới hạn, và không gian bên trong chúng ta hay không? Hay không có không gian bên trong chúng ta gì cả và chúng ta chỉ biết không gian bên ngoài mà thôi?
12/07/2011(Xem: 6595)
Chúng ta là kết quả của những hành động và những phản ứng của mỗi người; văn minh này là một kết quả tập thể. Không quốc gia hay con người nào tách rời khỏi một người khác...
07/07/2011(Xem: 4240)
Chủ đề tối nay là quan điểm của Phật giáo đối với vấn đề đạo đức tình dục. Phổ thông mà nói, trong Phật giáo, chúng tôi luôn luôn cố gắng để đi theo con đường trung đạo, và vì thế sự quan tâm đến tình dục, chúng tôi muốn tránh hai cực đoan. Một cực đoan là thể hiện quá nghiêm khắc và khốc liệt. Quan điểm này nhìn tình dục như điều gì ô uế và, một cách căn bản là, xấu xa. Nhưng, rồi thì, chúng tôi cũng muốn tránh một cực đoan khác, đấy là thái độ đối với tình dục là bất cứ điều gì cũng tốt, cũng okay: “Cứ biểu lộ cá tính của bạn.”... Sự lèo lái của sinh lý học, mặc dù là một phần của điều mà phương Tây chúng ta gọi là “tự nhiên,” từ quan điểm Phật giáo, chính là một phần cơ cấu của luân hồi sinh tử.
29/06/2011(Xem: 6864)
Chắc chắn, giáo dục không có ý nghĩa gì cả nếu nó không giúp bạn hiểu rõ sự rộng lớn vô hạn của cuộc sống với tất cả những tinh tế của nó, với vẻ đẹp lạ thường của nó, những đau khổ và hân hoan của nó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]