Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Cấu trúc bên trong

17/12/201016:23(Xem: 13631)
7. Cấu trúc bên trong

CHỦ ĐỘNG CÁI CHẾT
ĐỂ TÁI SINH TRONG MỘT KIẾP SỐNG TỐT ĐẸP HƠN

Đức Đạt Lai Lạt Ma
Hoang Phong dịch
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG TP. Hồ Chí Minh 2010

7
CẤU TRÚC BÊN TRONG

« Ngày mai đây, sau khibạn ra đi
Chắc chắn bạn sẽquay trở lại »
Thư của Shura viết cho Kanika [23]

Tiết 11

Chúng tôi xin được hiểurõ bản chất thực sự của chính chúng tôi
Nhờ vào du-già đã xemchu trình của sinh tử và cả niết bàn đều là hư vô.
Trong lúc ảo giác giatăng và những gì thực hiện sắp hoàn tất cũng tan biến – cái khởi thủy tan trongcái tột cùng.
Tiếp theo là những giáccảm phát sinh giống như ánh trăng, ánh sáng mặt trời, và bóng tối lan tràn.

Để có một ý niệm rõ ràngvề bốn giai đoạn sau cùng của cái chết, cần hiểu thêm các cấp bậc của tri thứccũng như cấu trúc của kinh mạch, khí lực, và những giọt lỏng căn bản (lưu chất)trong cơ thể. Điều này rất hệ trọng trên phương diện sinh học và tâm lý họcthuộc trường phái Tan-tra.

CÁC CẤP BẬC TRI THỨC [24]

Tối thượng Du-già Tan-trachia tri thức thành nhiều cấp bậc khác nhau: thô sơ, tinh tế và thật tinh tế.Các cấp bậc thô sơ gồm tri giác phát sinh từ ngũ giác – tri giác của mắt tiếpnhận màu sắc và hình dạng; tri giác của thính giác là âm thanh; tri giác củamũi là mùi; tri giác của lưỡi là vị; tri giác của xúc giác là kinh nghiệm phátsinh từ sự sờ mó. Mỗi cá thể tri giác đều có một lãnh vực hoạt động liên hệ –màu và hình dáng, âm thanh, mùi vị –, và kinh nghiệm xúc giác.

Tinh tế hơn các bậc vừakể, nhưng vẫn còn nằm trong mức độ thô thiển, đó là tri giác giúp ta biết suynghĩ. Tri giác gồm có ba cấp bậc tương quan với ba mức độ sinh khí khác nhau –mạnh, trung bình và yếu – dựa vào đó tri thức phát hiện dưới ba cấp bậc khác nhau.Nhóm tri thức thứ nhất liên quan đến những chuyển động mạnh của khí hướng vềcác đối tượng nhận biết và gồm có ba mươi sáu cảm nhận liên quan đến các kháiniệm, chẳng hạn như sự sợ hãi, bám víu, đói, khát, lòng từ bi, bản năng chiếmgiữ và ganh tị. Nhóm tri thức thứ hai gồm những chuyển động trung bình của khíhướng về các đối tượng của nó – các đối tượng này gồm có bốn mươi khái niệm,chẳng hạn như vui vẻ, ngạc nhiên, hào phóng, thích ôm ấp, anh hùng tính, ác ývà lường gạt...Nhóm tri thức thứ ba liên hệ đến những chuyển động nhẹ của khíhướng về các đối tượng nhận biết – gồm có bảy khái niệm là sự quên lãng, sự sailầm, chẳng hạn như thấy nước do ảo ảnh, chứng ù lỳ, chứng trầm cảm, sự lườibiếng, nghi ngờ, mọi thèm muốn và hận thù. (Ngay trong từng nhóm tri thức haytừng khái niệm vừa kể, cũng có thể phân loại tỉ mỉ hơn thành nhiều cấp bậc thôthiển và tinh tế khác nhau).

Ba nhóm cảm nhận bằngkhái niệm trên đây nằm trong mức độ thô thiển của tâm thức, nhưng vẫn tinh tếhơn tri giác phát sinh từ ngũ quan. Đó là những phản ứng thuộc những mức độ trithức thâm sâu, vì vậy càng lúc chúng càng mang ít cảm nhận đối nghịch. Các ảnhhưởng thuộc ba cấp bậc tinh tế của tâm thức phát hiện vào các giai đoạn trùnghợp với sự chấm dứt của các cấp bậc thô thiển nhất của tri thức, hoặc do quyếttâm – chẳng hạn như các trạng thái thiền định thật sâu –, hoặc chỉ là nhữngphát hiện tự nhiên – chẳng hạn như trong quá trình của cái chết hay khi lắngvào giấc ngủ.

Khi khí lực của tám mươikhái niệm tan biến, các khái niệm nương tựa trên đó cũng tan biến theo. Điềunày giúp cho ba mức độ tinh tế của tri thức hiển hiện theo thứ tự sau đây:bầu-trời-tâm-thức có sắc trắng rực rỡ, bầu-trời-tâm-thức có màu đỏ cam rực rỡ,kế tiếp là bầu-trời-tâm-thức màu đen thật đậm (sẽ mô tả trong các giai đoạn nămvà bảy). Các thể dạng này sẽ đưa tới cấp bậc tinh tế nhất của tâm linh, tức ánhsáng tâm thức trong suốt, nếu ta biết ứng dụng vào việc tu tập, ánh sáng tâmthức trong suốt sẽ là một sức mạnh rất lớn. (Sẽ nói đến trong giai đoạn hiển hiệnthứ tám thuộc phần sau).

Trước khi đi vào chitiết, cần phải giải thích thêm những biến chuyển đi kèm với bốn giai đoạn vừakể. Theo sinh lý học của Tối thượng Du-già Tan-tra, khí lực và các giọt thiếtyếu luân chuyển trong các kinh mạch vật chất của cơ thể.

CẤU TRÚC CỦA CÁC KINHMẠCH TRONG CƠ THỂ

Có it nhất bảy mươi haikinh mạch trong cơ thể: động mạch, tĩnh mạch, gân và các ống dẫn truyền lộ diệnhay tiềm ẩn, chúng bắt đầu phát sinh nơi vị trí của tim khi vừa thụ thai. Bakinh mạch quan trọng nhất xuất phát từ một điểm giữa hai lông mày lên đến đỉnhđầu, kế đó là dọc theo xương sống, sau hết kéo dài đến điểm tột cùng của cơquan sinh dục. Sự mô tả các kinh mạch trung tâm này dựa vào cách tưởng tượngkhi tham thiền, vị trí các kinh mạch bên phải và bên trái khi tưởng tượng cóhơi khác biệt với những vị trí thực sự của chúng. Tưởng tượng ra vị trí lýtưởng của chúng giúp dễ khơi động các cấp bậc thâm sâu nhất của tâm thức. Đôikhi cách mô tả mang tính cách lý tưởng như trên đây cũng dùng để xác định cácđiểm tập trung giúp vào việc thiền định [26].

Có bảy « bánh xe » chiếmgiữ các vị trí trọng yếu phân bố trên ba kinh mạch vừa kể, và mỗi bánh xe cómột số nan hoa khác nhau, các nan hoa còn có tên là các « cánh hoa của nhữngkinh mạch tinh tế ».

1- Bánh xe Đại Hạnh cóvị trí trên đỉnh đầu và gồm ba mươi hai cánh kinh mạch. Nó mang tên bánh xe đạihạnh vì tâm điểm là vị trí của giọt trắng căn bản, nền tảng của phúc hạnh.

2- Bánh xe Thụ hưởng cóvị trí nơi trung tâm cổ họng gồm mười sáu cánh kinh mạch, có tên là bánh xe thụhưởng vì đó là nơi cảm nhận vị giác.

3- Bánh xe Hiện tượng cóvị trí nơi tim gồm tám cánh kinh mạch. Nó mang tên bánh xe hiện tượng vì hàmchứa những luồng khí lực rất tinh tế và cả phần tâm thức, nguồn gốc của mọihiện tượng.

4- Bánh xe Phát tán: cóvị trí thuộc khu thần kinh nơi bụng gọi là đám rối dương[27] , với sáu mươi bốncánh kinh mạch. Ngọn lửa nội tâm do luyện tập du-già khơi động cũng như nhữngphương tiện phát huy sự sảng khoái cao độ đều nằm ở vị trí này, vì thế nên có tênlà Bánh xe Phát tán.

5- Bánh xe Phúc hạnh Tốithượng có vị trí ở cuối xương sống, gồm ba mươi hai cánh kinh mạch. Mức độ thâmsâu nhất của phúc hạnh phát sinh ở vị trí này, nơi tận cùng của xương sống.

6- Bánh xe của trung bộVật báu: (tức là đầu của cơ quan sinh dục), gồm có mười sáu cánh kinh mạch.

7- Sau hết là bánh xegiữa lông mày, gồm mười sáu cánh kinh mạch.

Nơi vị trí của tim, bakinh mạch bên phải và ba bên trái quấn vòng xung quanh kinh mạch trung tâm (mỗikinh mạch khoanh tròn một vòng) và sau đó hướng xuống phía dưới. Các kinh mạchquấn tròn tạo thành sáu vòng tất cả, các vòng quấn tạo ra một vùng thắt ở tim,chặn không cho khí di chuyển trong kinh mạch trung tâm. Vòng thắt rất chặt, dođó tim là một trở ngại đáng kể cho việc tham thiền. Nếu không tận dụng những kỹthuật tham thiền thật đúng, có thể xảy ra tình trạng suy nhược thần kinh.

Nơi các trung tâm vừa kể– như chân mày, đỉnh đầu, cổ họng, tim, khu thần kinh bụng, cuối xương sống, cơquan sinh dục – hai kinh mạch bên phải và bên trái đều quấn một vòng xung quanhkinh mạch trung tâm (mỗi kinh mạch cũng tự quấn một vòng chung quang chúng),kết quả tạo ra hai mối thắt. Khí lực căng phồng nơi kinh mạch phải và trái bópchặt và ngăn chận không cho khí chuyển vào kinh mạch trung tâm. Các vị trí bịquấn chặt trên đây gọi là các « các nút thắt ». Cần hiểu rằng cách phác họa vàmô tả kinh mạch cũng như các bánh xe kinh mạch trên đây chỉ nhắm vào mục đíchthực hành, chúng không nhất thiết phải đúng như hình tướng, dạng thể và vị tríthật, chúng có thể khác nhau tùy theo mỗi người.

CẤU THỂ CỦA KHI LỰCTRONG CƠ THỂ

Khi ta tập trung tâmthức vào một đối tượng, chính là nhờ vào các chuyển động của khí, hay là nănglực. Tâm thức cưỡi lên khí như người kỵ mã trên lưng ngựa. Theo Tối thượngDu-già Tan-tra, cấu trúc tâm lý của ta hàm chứa năm luồng khí cơ bản và nămluồng khí thứ yếu như sau:

1- Luồng khí chuyên chởsự sống. Vị trí chính thuộc nhóm kinh mạch tim. Vai trò của nó là duy trì sựsống và phát khởi năm luồng khí thứ yếu để điều khiển ngũ giác và sự xúc động.

2- Luồng khí đào thảihướng xuống phía dưới. Vị trí chính thuộc nhóm kinh mạch nơi bụng dưới. Luồngkhí này lan truyền trong tử cung hoặc ống dẫn tinh, bọng đái, hai bên đùi, v.v…Luồng khí này khi ngưng lại sẽ khích động nước tiểu, phân và kinh nguyệt.

3- Luồng khí nóng (lửa).Vị trí chính thuộc nhóm kinh mạch của khu thần kinh nơi bụng (đám rối dương),chính nơi đây phát sinh ra sức nóng bên trong khi tập luyện du-già. Luồng khínày giúp sự tiêu hóa, tách rời phần tử tinh lọc ra khỏi những phần tử cặn bã,v.v…

4- Luồng khí hướng vềphía trên. Vị trí chính thuộc nhóm kinh mạch nơi cuống họng. Luồng khí này tácđộng qua cuống họng và miệng, là nguồn gốc của tiếng nói, vị của thức ăn, cácđộng tác nuốt, ợ, khạc, v.v.

5- Luồng khí xâm lược.Vị trí chính nằm ở các khớp xương, tạo ra sự mềm mại trong các cử động, nhưđộng tác duỗi và co của tứ chi, mở khép miệng, mi mắt.

Khí điều khiển các chứcnăng thân xác và tâm thần. Một sức khoẻ dồi dào cần có sự luân chuyển thôngsuốt của các chuyển động khí: tắc nghẽn sẽ tạo ra khó khăn.

Thông thường, khí lựckhông di chuyển trong kinh mạch trung tâm, chỉ trừ trường hợp khi xảy ra quátrình của cái chết. Tuy nhiên các kỹ thuật du-già ở cấp bậc cao có thể làm chochúng di chuyển trong kinh mạch trung tâm – giúp phát huy các trạng thái tâmthức sâu kín nhất[28] . Trong bốn giai đoạn cuối cùng của cái chết, các luồngkhí làm nền móng cho tri thức di chuyển và hoà tan với nhau trong các kinh mạchphải và trái. Tiếp theo đó, khí ở các kinh mạch phải và trái sẽ xâm nhập và hoàtan với nhau trong kinh mạch trung tâm. Các kinh mạch phải và trái xẹp xuống(vì khí đã chuyển sang kinh mạch trung tâm) khai thông các nút thắt: khi cáckinh mạch này đã xẹp hết, kinh mạch trung tâm được giải tỏa giúp các luồng khílưu chuyển bên trong. Sự khai thông đó sẽ làm phát sinh các thể dạng tâm thứctinh tế giúp cho người luyện tập Tối thượng Du-già Tan-tra sử dụng vào việc tutập. Các luồng khí chuyên chở một tâm thức đại hạnh sâu kín, cưỡng lại một cáchmãnh liệt sự bám víu vào mọi vật thể. Một tâm thức như thế sẽ có khả năng đạtđược chân như.

Cách nay hơn hai mươinăm, có một vị ni sư hơn tám mươi tuổi trú ngụ nơi hành lang của một căn nhàtại một ngôi làng gần đây. Nhiều người đến xin bà tiên đoán cho họ về thời vậntương lại. Bà ta xin được nói chuyện với tôi, vì thế tôi đã gặp bà. Bà trìnhcho tôi một quyển sách về cách tu tập theo truyền thống Ninh-mã, tựa sách là «Sự xuyên phá và nhảy vọt ». Chúng tôi cùng nhau đàm đạo. Bà ta kể với tôi rằnglúc trẻ khi còn ở Tây tạng, bà đã lấy chồng, nhưng người chồng đã chết. Bà từbỏ đời sống thế tục và tất cả của cải. Sau đó, bà lên đường đi hành hương. Bàđến Drikung và gặp một vị Lạt-ma thật già, đã tám mươi tuổi sống trên một ngọnnúi trong vùng này. Vị Lạt-ma có khoảng mười hai đệ tử. Bà kể rằng chính mắt bàđã thấy hai lần các vị sư dùng khăn quàng cổ để bay từ đỉnh đồi này sang đỉnhđồi khác. Bà quả quyết chính mắt thấy như vậy[29] !

Nếu là chuyện thật,không những đó là một thành tích kỳ diệu mà còn là kết quả do sự luyện tậpDu-già về Khí lực. Các vị sư sống nơi hẻo lánh với vị Lạt-ma già nua rõ ràng đãcởi bỏ được lòng tin cố định và tháo lỏng các nút thắt nơi các kinh mạch. Theotôi nghĩ, có lẽ họ đã chứng ngộ được thể dạng Tánh không của sự hiện hữu nộitại, cũng như lòng vị tha tràn ngập tình thương và từ bi. Dù có thể họ khôngđược hưởng một nền giáo dục cao, nhưng họ đã đạt được phần tinh anh của sựchứng ngộ về Tánh không.

NHỮNG GIỌT LỎNG CĂNBẢN CỦA CƠ THỂ

Nơi vị trí trung tâm củacác bánh xe (chakras) có những giọt màu trắng bên trên, và bên dưới là nhữnggiọt màu đỏ, sức khoẻ thể xác và sức khoẻ tinh thần đều dựa trên các giọt đó.Trên đỉnh đầu, thành phần trắng trội hơn, trong khi đó nơi trung tâm thần kinhbụng (đám rối dương), thành phần đỏ ưu thế hơn. Các giọt đó có nguồn gốc từgiọt căn bản của tim, lớn như một hột cải hay bằng một hạt đậu thật nhỏ. Giọtcăn bản cũng giống như các giọt khác, có màu trắng bên trên và màu đỏ bên dưới.

Tình trạng vừa mô tả tồntại cho đến khi chết, vì thế giọt nơi tim còn gọi là « giọt bất hoại ». Luồngkhí thật tinh tế chuyên chở sự sống tích tụ trong giọt này. Vào giây phút cuốicùng của cái chết, các luồng khí tan vào bên trong. Chính vào thời điểm đó, sẽphát sinh ánh sáng trong suốt của cái chết.

Nếu nhận biết được nhữngphát hiện thuộc các tầng lớp của tâm thức, thuộc các kinh mạch và các giọt lỏngthiết yếu bên trong, ta có thể theo dõi được các cấp bậc tâm thức tan biến nhưthế nào trong những giai đoạn chót của cái chết.

BỐN GIAI ĐOẠN CUỐICÙNG CỦA CÁI CHẾT

Bốn giai đoạn chót củacái chết bắt đầu bằng ba cấp bậc tâm linh tinh tế và kết thúc bằng một dạng thểtâm linh thật tinh tế. Khi các cấp bậc thô thiển của tâm thức tắt dần, ba giaiđoạn tâm linh tinh tế sẽ hiện lên. Khi trải qua ba giai đoạn đó, tâm thức ta sẽtừ từ trở nên không đối nghịch nữa, vì mất dần sự phân biệt giữa chủ thể và đốitượng.

Giai đoạn 5. Khi támmươi bốn ý niệm cảm nhận trong cấp bậc thô thiển của tri thức tan biến, giaiđoạn thứ nhất trong ba giai đoạn tinh tế nhất của tâm thức xuất hiện, đồng thờimột thứ ánh sáng màu trắng sáng chói hiện ra. Một vừng ánh sáng tỏa rộng, giốngnhư bầu trời mùa thu chan hòa ánh sáng trắng. Ngoài ra không có gì khác hiện ratrong tâm thức vào lúc đó. Theo truyền thống, Phật giáo thường hay dùng hìnhảnh bầu trời mùa thu để so sánh, vì vào mùa thu ở Ấn độ, nơi xuất xứ của nhữngbài giảng huấn này, khi những cơn mưa lũ của mùa hè chấm dứt, bầu trời trở nêntrong sáng không vướng mây và không bụi bặm. Cũng giống như thế, khi hết chướngngại, những cảm nhận thô thiển cũng tan biến theo, đồng thời một cảm giác mởrộng sẽ phát sinh. Trạng thái thứ nhất trong ba trạng thái tinh tế nhất gọi là« sự hiển lộ » vì có sự hiển lộ tương tợ như có ánh trăng hiển hiện, nhưng thậtra không có ánh sáng gì cả từ bên ngoài. Khoảng không gian đó trống không vì nóvượt khỏi tám mươi bốn cảm nhận và những luồng khí chuyên chở nó.

Về mặt vật chất, mặc dùngười chết không cảm nhận được, nhưng các hiện tượng của giai đoạn 5 sẽ pháttriển như sau: 1) Những luồng khí nơi các kinh mạch bên phải và bên trái phíatrên tim sẽ dồn vào kinh mạch trung tâm qua một lỗ mở ra trên đỉnh đầu. 2) Vìlý do đó, nút thắt nơi các kinh mạch tại đỉnh đầu được tháo gở. 3) Nút thắtđược buông thả đưa giọt trắng trên đỉnh xuống thấp và làm cho thể nước cũnggiảm thiểu. Khi nước hạ thấp ngang với vị trí bên trên của nút thắt gồm sáuvòng quấn do các kinh mạch phải và trái nơi tim tạo ra, tức thời vùng ánh sángtrắng rạng rỡ xuất hiện.

Giai đoạn 6. Khibầu-trời-tâm-thần màu trắng rạng rỡ và thành phần khí của nó tan biến,bầu-trời-tâm-thần màu đỏ cam hiện ra, chiếu sáng hơn cả bầu trời màu trắng,giống như bầu trời mùa thu không bụi bặm, không mây, chan hòa ánh sáng màu đỏcam. Ngoài ra không có gì khác hiện ra trong giai đoạn này. Thể dạng đó gọi là« sự hiển lộ thăng tiến » vì giống như mặt trời đang lặn với ánh sáng thật rựcrỡ. Nhưng thật ra đấy chỉ là một hình ảnh nội tâm, không có ánh sáng nào nhưthế hiển hiện bên ngoài. Dạng thể đó còn gọi là dạng thể « gần như trống không», vì nó vượt lên trên mọi biểu hiện tâm thức và cả thành phần khí dùng đểchuyên chở tâm thức.

Trên phương diện vậtchất sẽ diến tiến như sau: 1) Các luồng khí nơi các kinh mạch phải và trái phíabên dưới tim di chuyển vào kinh mạch trung tâm qua một lỗ hở nơi vị trí thấpnhất ở cuối xương sống hoặc cơ quan sinh dục. 2) Vì thế, các nút thắt nơi cácbánh xe thuộc kinh mạch của cơ quan sinh dục và của rốn được tháo gỡ. 3) Biếnchuyển này giúp cho giọt đỏ (dưới dạng một vạch nhỏ thẳng đứng) nằm vào vị trítrung tâm của bánh xe thuộc kinh mạch rốn di chuyển lên trên. Khi giọt đỏ ngưnglại đúng vào vị trí phía dưới nút thắt tạo ra bởi các kinh mạch phải và tráinơi tim, bầu trời-tâm-thần màu đỏ cam hiển hiện và gia tăng.

Giai đoạn 7. Bất thầnửng hiện một màu đen thật đậm, khi đó tâm thức màu đỏ cam đang lúc phát triểnvà phần khí của nó cũng khởi sự tan dần trong bầu-trời-tâm-thức đen đậm vừa mớihiển hiện. Có thể so sánh như một bầu trời mùa thu không bụi bặm, không vướngmây, bổng nhiên bị bóng tối dầy đặc che kín, giống như trời sụp tối. Không cógì khác xảy ra thêm. Trong giai đoạn đầu của bầu-trời-tâm-thức màu đen, ta vẫncòn tri thức, nhưng sau đó vào giai đoạn cuối ta mất hết tri thức và chìm trongmột màn tăm tối hoàn toàn, tương tợ như khi bất tỉnh. Giai đoạn này gọi là «giai đoạn gần hoàn thiện » vì đã gần với sự hiển hiện của ánh sáng tâm thứctrong suốt. Người ta còn gọi giai đoạn này là « sự trống không lớn » vì nó vượtlên trên bầu-trời-tâm thần màu đỏ cam và khí chuyên chở nó.

Trên phương diện vậtchất sẽ diễn tiến như sau: 1) Các luồng khí bên trên và bên dưới của kinh mạchtrung tâm quy tụ lại ở tim, tháo gở nút thắt tạo ra do sáu vòng quấn của cáckinh mạch phải và trái. 2) Trong thời điểm này, giọt trắng trên đỉnh đầu chuyểnxuống càng lúc càng thấp hơn và giọt đỏ nơi rốn càng cao hơn. Cả hai sẽ nhậpvào tâm điểm của giọt bất hoại nơi tim. 3) Khi hai giọt này gặp nhau, một màuđen thật đậm hiện ra.

Giai đoạn 8. Tâm thứctrở nên tinh tế hơn so với trước đây, trong giai đoạn vô thức sau cùng củabầu-trời-tâm-thần màu đen. Sự lưu chuyển của khí yếu đi, chỉ còn luồng khí tinhtế nhất tồn tại. Vào lúc đó, phần vô thức tan biến và ánh sáng tâm thức trongsuốt, loại ánh sáng tinh tế nhất, phát hiện. Từ thời điểm này, tất cả mọi cảmnhận bằng khái niệm đều chấm dứt, và ba « nguồn nhiễu loạn » – tức là các pháthiện màu trắng, màu đỏ, màu đen, tương tợ mặt trăng, mặt trời và bóng tối baophủ, không cho hiển hiện màu sắc của bầu trời tự nhiên – tất cả đều tan biến.Một vùng thật sáng mở rộng, giống như bầu trời mùa thu vào lúc hừng đông, trướckhi mặt trời mọc, xóa bỏ tất cả các nhân tố nhiễu loạn. Tâm thức thâm sâu tộtcùng đó còn gọi là « bản thể nội tại của ánh sáng trong suốt ». Nó « hoàn toàntrống không » vì nó vượt lên trên tám muơi khái niệm và cả ba cấp bậc tâm linhtinh tế.

Trên phương diện vậtchất sẽ diễn tiến như sau: 1) Hai giọt trắng và đỏ tan vào giọt bất hoại củatim – phần trắng hòa với phần trắng bên trên của giọt bất hoại, phần đỏ hòa vớiphần đỏ bên dưới của giọt bất hoại. 2) Các luồng khí nơi kinh mạch trung tâmtan vào luồng khí thật tinh tế chuyên chở sự sống. 3) Hiện tượng này khích độngvà làm phát hiện các luồng khí thật tinh tế và ánh sáng tâm thức trong suốt.

Đối với phần đông, cáichết hoàn tất khi cấp bậc tinh tế nhất của tâm thức phát hiện. Thường thường,tâm thức tinh tế nhất vẫn tồn tại trong thân xác ba ngày, tuy nhiên trong cáctrường hợp thân xác đã quá mõi mòn vì bệnh tật, tâm thức tinh tế sẽ lưu lạingắn hơn, có thể chưa đến một ngày. Đối với một người tu tập cao, giai đoạn nàylà một cơ hội quý báu. Những ai chứng ngộ được ánh sáng tâm thức trong suốt cóthể lưu lại thật lâu dài trong thể dạng ánh sáng đó, và tùy theo kết quả tu họccủa họ từ trước, họ có thể lợi dụng thể dạng ánh sáng đó để nhận biết được hiệnthực và chứng ngộ được Tánh không của sự hiện hữu nội tại nơi mọi hiện tượng,kể cả chu kỳ sinh diệt lẫn niết bàn.

CHỨNG NGỘ TÁNHKHÔNG

Muốn sống với thựctại và chết không sợ hãi, ta cần phải hiểu thật thấu đáo giáo lý nhà Phật về hưvô. Tánh không [30] hoàn toàn không có nghĩa là không hiện hữu. Cũng có thể xảyra trường hợp Tánh không được xem như đồng nghĩa với không có gì, nhưng thật rakhông đúng như vậy. Cái gì trống không trong mọi hiện tượng? Không hiểu rõ đượcnhững gì ta phủ nhận nơi mọi hiện tượng, ta sẽ không đủ khả năng thấu triệtđược sự khiếm diện hay Tánh không là thế nào. Phật vẫn thường nói: bởi vì mọihiện tương chỉ có thể hiện hữu bằng cách lệ thuộc, nên chúng chỉ có tính cáchtương đối. Điều đó có nghĩa là sự hiện hữu của chúng tùy thuộc vào nhiều nguyênnhân, nhiều điều kiện khác, trong đó kể cả sự hiện hữu của chúng nữa.

Thân xác của ta chẳnghạn, không thể hiện hữu một cách độc lập được: nó tùy thuộc vào rất nhiềunguyên nhân, chẳng hạn như trứng, tinh trùng, cũng như thức ăn và nước. Nó cũngtùy thuộc vào các phần cơ thể của nó: như tay, chân, thân người và cái đầu.

Hãy nhìn vào thân xác tađúng như nó đang hiện hữu, nó có phải là hai cánh tay của nó, hai cái chân củanó, cái thân hình của nó, cái đầu của nó, hay là nó khác với những thứ đó. Nếunó có vẻ hiện hữu một cách hoàn toàn cụ thể như đã phân tích trên đây, thì hiểnnhiên cũng nên tìm hiểu xem thân xác đó liên quan đến một thành phần nào riêngbiệt, hay là liên quan đến tổng thể của tất cả những thành phần ấy, hoặc là bấtcứ một thành phần nào khác đã tạo ra nó. Càng tìm hiểu ta lại càng không tìm racâu trả lời. Đó chính là đặc tính chung của tất cả mọi mọi hiện tượng. Lý do takhông thể tìm thấy giải đáp bằng cách phân tích như trên đây, có nghĩa là nhữnghiện tượng đó tự nó, nó không hiện hữu. Chúng không tự phát hiện một mình.Chúng không hiện hữu một cách nội tại, mặc dù bề ngoài ta vẫn thấy có sự hiệnhữu.

Điều ấy không có nghĩalà sinh vật có giác cảm và những vật thể vô tri xung quanh ta là không có.Chúng chỉ không hiện hữu một cách thật cụ thể như ta thấy mà thôi. Nếu ta phântích và suy tư cho kỹ, ta sẽ nhận thấy có một sự đồng nhất tiềm ẩn phía saunhững biểu hiện luôn luôn biến động [31] của tất cả mọi con người và mọi hiệntượng. Đặc tính đồng nhất đó chính là Tánh không về sự hiện hữu nội tại củachúng. Nếu không thấu triệt được khái niệm đó, ta sẽ không phân biệt được thếnào là Tánh không, thế nào là những biểu hiện bên ngoài.

Tất cả mọi hiện tượng –tức những nguyên nhân và hậu quả, chủ thể và hành động, tốt và xấu – đều hiện hữubằng quy ước mà thôi. Chúng là những « sản phẩm tạo tác do điều kiện ». Mọihiện tượng không thể độc lập bởi vì chúng phải tùy thuộc vào những yếu tố khácđể tồn tại. Tính cách thiếu độc lập đó – hay là Tánh không của sự hiện hữu nộitại – giúp cho ta xác định được sự thực tối hậu của chúng. Hiểu được điều ấychính là Trí tuệ[32] .

Nguyên nhân chính củakhổ đau là sự u mê[33] , phát sinh từ quan niệm sai lầm cho rằng mọi sinh vậtvà vật thể đều hiện hữu một cách nội tại. Thể dạng lầm lẫn đó phản ảnh một tâmthức sai lầm. Một trong những mục tiêu chính trên đường tu tập là phá bỏ vôminh bằng trí tuệ. Một tâm thức minh mẫn, dựa vào hiện thực, sẽ hiểu rằng mọisinh vật và mọi hiện tượng không hiện hữu một cách nội tại[34] . Đó là Trí tuệcủa Tánh không.

Một trong những trướctác ngoạn mục và hữu ích nhất của ngài Ban-thiền Lạt-ma là tập Luận cứ đã pháVô minh, tập luận này khá giống với chương tám tập sách Hướng dẫn sinh hoạt củacác vị Bồ tát [35], bàn về tính vị kỷ và lòng bác ái đối với kẻ khác. Tập Luậncứ đã phá Vô minh của ngài Ban-thiền Lạt-ma trình bày cách phân giải thật linhđộng về các chủ đề. Chẳng hạn như quan niệm sai lầm cho rằng mọi sinh vật cógiác cảm và mọi vật thể đều hiện hữu một cách nội tại, và sự quán nhận vềnguyên lý « tạo tác do điều kiện », cũng như chủ đề về Tánh không. Khi đọc tậpsách này, tôi mới hiểu rằng cách suy luận của tôi về Trung Đạo còn thua kém rấtnhiều.

Qua những lập luận trongtập sách trên đây, tôi mới chợt hiểu rằng, quả thật vô cùng khó khăn cho mọingười có thể chấp nhận mọi nhân dạng và hiện tượng chỉ hiện hữu bằng tên gọihoặc bằng cách ám chỉ mà thôi và phải phủ nhận sự hiện hữu nội tại của chúng.Điều khó khăn này cũng đã được Tông-khách-ba[36] đề cập bằng một quanđiểm khá đặc biệt trong một tiết mục của tập Đại luận về các Giai đoạn trênĐường Giác Ngộ của ông:

Mặc dù rất khó cho tâmthức chấp nhận sự tạo tác phải có điều kiện,
Có nguyên nhân và có hậuquả, nhưng lại không có sự hiện hữu nội tại.
Nhưng thật là tuyệt vờikhi biết dựa vào lập luận
Để khẳng định, hệ thốngấy chính là Con đường của Trung Đạo.

Trước đây, tôi vẫn khôngphủ nhận cung cách những sinh vật có giác cảm và các vật thể vô tri hiển hiệnra với chúng ta. Tôi vẫn nhìn sự biểu lộ bên ngoài đó đúng nguyên như thế, vàtôi đặt cái trống không của sự hiện hữu nội tại ra bên ngoài những biểu lộ cănbản và quy ước. Khi suy tư về ý nghĩa văn bản trong tập sách của ngài Ban-thiềnLạt-ma thứ Nhất, tôi đã đạt được một sự hiểu biết mới. Điều đó có thể giảithích qua sự tán đồng của tôi về lời phát biểu của nhà du-già Tây tạng quá cố,rất uyên bác, là ngài Gungtang Könchok Tenpay Drönmay, sống vào cuối thế kỷXVIII đến đầu thế kỷ XIX, như sau:

Khi ta tìm kiếm sựhiện hữu nội tại bằng phân tích,
Ta không tìm thấynó, nên ta phủ nhận nó.
Tuy nhiên, sự kiệnkhông tìm thấy nó không thể phủ nhận là cơ sở của những gì đang tìm kiếm.
Để rồi sau cùng,ta thấy tất cả chỉ là những biểu hiện bằng danh xưng mà thôi[37] .

Gungtang Könchok TenpayDrönmay muốn nói rằng, bên ngoài hiện trạng phủ nhận sự hiện hữu nội tại, cáchiện tượng vẫn có và hơn thế nữa, chính những biểu lộ của chúng cũng không phàilà một điều đáng nghi ngờ. Ngay chính các hiện tượng cũng thế, sự biểu lộ củachúng cũng không đặt thành vấn đề, nhưng theo ông, hình như những biểu lộ củanghiệp trên hiện tượng không thay đổi, biểu lộ của nghiệp được hình thành vàhiện ra với ta tùy thuộc vào đặc tính của chúng. Sự hiện hữu nội tại phụ thuộcvào đấy cần phải được phủ nhận. Đó là phối cảnh của Trường phái Tự chủ, trườngphái thấp hơn hết trong hai Trường phái thuộc Trung Đạo.

Theo cách lý luận củatrường phái này, nếu cho rằng các hiện tượng đã được thành lập một cách dứtkhoát và rốt ráo, thì nhất định sự thành lập đó phải do chính phong cách hiệnhữu của chúng mà thành. Như vậy, chúng phải hiển lộ như một trí tuệ tộtcùng[38] . Nhưng thật ra, các hiện tượng, chẳng hạn như tứ đại, không thể tượngtrưng cho trí tuệ tột cùng được. Vì thế các hiện tượng cũng không hiện hữu mộtcách rốt ráo được. Trên đây là quan điểm của Trường phái Tự chủ. Theo tôi, nếudựa trên phối cảnh đó, có thể là không quá khó để xác nhận bằng phân tích sựtạo tác liên đới với những điều kiện phát sinh từ nguyên nhân và hậu quả, điềunày trái hẳn với sự khó khăn mà Tông-khách-ba đã nêu lên, theo định nghĩa củatrường phái thứ hai thuộc Trung Đạo, tuy rằng trường phái thứ hai vẫn được xemlà trường phái cao hơn.

Tập Luận cứ đả phá Vôminh của ngài Ban-thiền Lạt-ma thứ Nhất giải thích rằng: Khi mọi hình dạng vàvật thể hiện ra với ta, chúng có vẻ được tạo lập bằng những đặc tính của chúngngay từ lúc đầu. Một khi những hiển lộ bên ngoài ấy bị phủ nhận, thì hình nhưchính ngay cả hiện tượng cũng sẽ không hiện hữu. Vì lý do đó, Tông-khách-ba chorằng, rất khó xác nhận sự tạo tác do điều kiện liên hệ với nguyên nhân và hậuquả, nhưng lại không có một hiện hữu nội tại nào. Nhờ vào Tập Luận cứ đả phá Vôminh của ngài Ban-thiền Lạt-ma thứ Nhất, tôi đã hiểu được sự thật trong nhữngđiều do Tông-khách-ba dẫn giải. Tập sách này quả thật đã giúp tôi rất nhiều.

Chính thân xác ta khôngphải đơn thuần cũng không phải đa dạng, không phải số ít cũng chẳng phải sốnhiều, hiểu được như vậy, tức sẽ hiểu rằng bản thân này không hiện hữu một cáchnội tại. Nắm vững được điều ấy sẽ làm lung lay – ít nhất là một chút – sự sailầm của ta liên quan đến sự hiện hữu nội tại của mọi hiện tượng. Ý thức đượcnhư vậy cũng chưa hoàn toàn đủ để loại bỏ quan niệm về hiện hữu nội tại, vì nóvẫn cứ dính liền với cái ngã. Tại sao như thế? Bởi vì « cái tôi » quy ước vẫntiếp tục hiện hữu một cách nội tại và dai dẳng, dù cho ta đã ý thức được mọihiện tượng không có sự hiện hữu nội tại nào. Mỗi khi cái « cái tôi » biểu lộ,tức thời có sự hiện hữu nội tại phát sinh đi kèm theo nó, vậy ta phải phủ nhậnnó ngay. Mỗi khi quan sát tâm linh và thân xác, « cái tôi » liền xuất hiện,nhưng thật ra nó không có. « Cái tôi » đó không có thực. Ngài Ban-thiền Lạt-mađã nói như sau:

Để phủ nhận một cách đơngiản sự hiện hữu thật
Của « cái tôi » hiện rakhi ta quan sát tâm thức và thân xác,
Ta hãy đặt chính sự vắngmặt đó (của « cái tôi ») như là một đối tượng cho sự chú tâm của ta,
Với tất cả sự minh bạch,và đừng cho sức chú tâm bị lay chuyển.

Ngài Ban-thiền Lạt-mathứ Nhất cho rằng, cách suy tư như thế sẽ giúp ta làm nhẹ bớt đi quan niệm vềsự hiện hữu nội tại. Lời khuyên này đã giúp tôi rất nhiều.

Trong lúc vượt qua cácgiai đoạn của cái chết, ta nên ý thức được bản chất tối hậu đó của mọi hiệntượng, tức là Tánh không của sự hiện hữu nội tại. Xem đó như một đối tượng đểsuy nghiệm về các thể dạng tâm thức tinh tế và mạnh nhất[39] , ta hãy tập trungtất cả sức mạnh suy tư vào chủ đề duy nhất ấy. Giữa hai bản chất có tánh cáchquy ước và tối hậu, ta nên chọn sự tối hậu, tức là sự vắng mặt của mọi hiện hữunội tại.

TÓM LƯỢC NHỮNG LỜIKHUYÊN

1- Nhiều thái độ và kháiniệm khác nhau sẽ phát khởi với nhiều sức mạnh khác nhau về sự chuyển động củakhí trên các đối tượng của nó.

2- Hãy nhớ rằng, sau bốndấu hiệu bên trong là ảo ảnh, khói, đom đóm và ngọn lửa (của một ngọn đèn haymột ngọn nến, leo lét ban đầu và vững vàng sau đó), ba trạng thái tâm thức tinhtế hơn tức là bầu-trời-tâm-thần màu trắng rực rỡ, bầu-trời-tâm-thần màu đỏ cam,bầu-trời-tâm-thần màu đen đậm sẽ phát hiện sau đó.

3- Hãy lợi dụng các trạngthái tâm thức thật tinh tế ấy để thể hiện Tánh không đích thực.

4- Tánh không không cónghĩa là không có gì cả. Đúng hơn nên xem đó là tính cách thiếu sót của sự hiệnhữu nội tại (tự tại) nơi mọi hiện tượng, kể cả sinh vật và mọi vật thể.

5- Tập phân tích mọihiện tượng: Chúng có hiện hữu một cách nội tại hay không, chúng có phải do sựcấu hợp từ nhiều thành phần cá thể của chúng, hay là một thứ gì khác. Điều đóchứng minh cho thấy, mọi hiện tượng không đến nỗi quá cụ thể như chúng hiện ravới ta.

6- Mọi nguyên nhân vàhậu quả, tác nhân và hành vi, điều tốt và điều xấu, đều hiện hữu một cách quyước mà thôi. Trên thực tế, chúng chỉ là sản phẩm do nhiều điều kiện tạo tác rachúng.

7- Tính cách thiếu độclập của chúng, hay là Tánh không của chúng về sự hiện hữu nội tại, chính làthực tính tột cùng của chúng. Trí tuệ phải ý thức được điều đó, cũng như phải ýthức được Vô minh tiềm ẩn trong những thèm khát dục tính lôi kéo theo hận thùvà khổ đau.

8- Hãy dựa vào sự luyệntập du-già như đã trình bày trên đây, để đạt được sự hiểu biết về bản thể tốihậu của ta và của tất cả mọi hiện tượng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 11294)
Tập sách này là một sự tập hợp các bài biên khảo đã được đăng trong các tạp chí Phật giáo. Các bài : Triết lý quanh đèn, Triết lý chiếc nôi, Cái nhìn, Những vấn đề sáng tạo, . . .
09/04/2013(Xem: 7372)
Có thể nói đây là những bức ký họa chân dung các tôn giáo lớn trong đời sống nhân loại. Nó đã lột tả được cái thần, cái cốt lõi của các tôn giáo -- một vấn đề vô cùng khó khăn, phức tạp và tinh tế.
09/04/2013(Xem: 6851)
Con người là gì? Ðó là câu hỏi không đơn giản mà bao đời nay các nhà triết học và khoa học khác nhau ra công tìm lời giải đáp và đã gây ra không ít sự tranh cãi vì bất đồng quan điểm.
09/04/2013(Xem: 5826)
Hàng nghìn năm trước, các ẩn sĩ tu tập theo nhũng trường phái khác nhau đã xem việc sống tách biệt với môi trường bên ngoài như là một phương cách để rèn luyện tâm thức nhằm đạt được sự hiểu biết sâu xa hơn về thế giới xung quanh.
09/04/2013(Xem: 5472)
Nấc thang cuộc đời là một tác phẩm của hòa thượng tinh Vân. Ngài là một bậc danh tăng của thế kỷ 20. Ngài đã thành tựu nhiều việc lớn lao và đã giáo hóa được nhiều người thuộc các tầng lớp xã hội trải qua nhiều thế hệ.
09/04/2013(Xem: 5185)
Tác phẩm này được phát hành lần thứ nhất vào năm 1983 để kỷ niệm lần thứ 21 Ngày Lễ Thành Lập Hội Truyền Giáo Ðạo Phật. Hội đã thu thập và phổ biến một số bài vở được viết bằng một lối văn bình dị và khúc triết nói lên nhiều khía cạnh khác nhau của Phật Giáo.
09/04/2013(Xem: 5757)
(Pháp Thoại TT Thích Thái Hòa giảng cho hơn 300 trại sinh ngành nữ GĐPT Thừa Thiên, nhân ngày Hạnh 19/6/Giáp Thân, tức ngày 04/8/2004, tại Thiền Đường Trăng Rằm, Chùa Từ Hiếu Huế, do đệ tử Nhuận Hạnh Châu và Mãn Tuệ kính phiên tả).
09/04/2013(Xem: 11432)
Đạo Phật chú trọng ở điểm: thấy - nghe - suy nghĩ và hành trì. Thấy có chính xác mới hiểu đúng không lệch lạc, thiên kiến. Nghe có đúng thật mới không truyền đạt sai sự thật. Suy nghĩ có chín chắn có cân nhắc kỹ càng, phát ngôn mới đúng.
09/04/2013(Xem: 5201)
Chúng ta đang chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin, từ nền văn minh vật chất sang nền văn minh tri thức. Sự chuyển đổi ấy sẽ làm thay đổi căn bản mối quan hệ tăng-tục từ gốc rễ, và điều đó thách thức Tăng già phải đi tìm giải pháp khả thi để gìn giữ sự hài hòa của giáo pháp.
09/04/2013(Xem: 5204)
Chúng ta chỉ có một địa cầu. Người Phật tử và những người có lương tri trên hành tinh này đều giống nhau, đều khát vọng an bình toàn cầu, như cọng cỏ khát ánh mặt trời, như cá khát dòng sông êm dịu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]