Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

I. Hỗn Tục Hòa Quang

13/12/201018:04(Xem: 15809)
I. Hỗn Tục Hòa Quang

 

“Thân sống trong cuộc đời nhưng lòng lúc nào cũng chan hòa ánh sáng”, đó là điều vua Nhân Tông thường dạy bảo cho môn sinh, vì chính ngài đã thực hiện được điều ấy. Ngài luôn luôn nhắc nhở chúng ta “cư trần lạc đạo” (vui đạo giữa trần thế).

Vui đạo giữa trần thế là sống an vui trong chính hoàn cảnh mình đang sinh sống. Một thầy tu, một cư sĩ, một ông vua, một người dân, một người cha, một người mẹ, con cái, viên chức, công nhân, binh sĩ, sĩ quan.v.v... đều đang sống trong cuộc đời và cùng đóng góp vào sự duy trì và phát triển đời sống chung. Mỗi người tuy có những sinh hoạt, suy nghĩ, vị trí xã hội, hoàn cảnh cá nhân và gia đình khác nhau, nhưng ai cũng muốn được tràn đầy an vui.

Niềm an vui đó vốn có sẵn trong ta mà ta không biết đến. Khi chúng ta để lòng mình thoải mái, buông xả mọi sự trách móc giận hờn, để cho tình thương yêu tự nhiên trỗi dậy, thì lòng ta lập tức sạch trong, tâm ta lập tức rỗng lặng, rộng lớn bao la, trí óc ta lập tức tươi mát linh động. Chỉ cần buông xả các ý tưởng mình là sang hay hèn, giỏi hay dở, cao quý hay hèn kém, tốt hay xấu, chỉ cần để lòng mình thoải mái an ổn trong sự thấy biết yên lặng chói sáng khi những ý tưởng đối nghịch, những xúc cảm khuấy đảo trỗi dậy, thì tâm ta sẽ là một khối tươi mát rỗng lặng bao la, linh động vô cùng. Những ý tưởng như ưa ghét, thân thù... khơi dậy những vui buồn, sướng khổ, như những đám mây bay qua bầu trời rộng lớn rồi tan biến vào vũ trụ mênh mông.

Tâm rỗng lặng rộng lớn đó là “tâm không tạp niệm”, là trạng thái vô ngã hay là vô tâm mà ngài Lục Tổ Huệ Năng gọi là “tâm vô niệm”, mà kinh Kim Cang nói đó là “tâm không dính mắc vào đâu cả”. Trong cái tâm bao la rỗng lặng ấy, tùy người, tùy lúc mà các trạng thái tâm linh xuất hiện. Trong lòng ông thầy tu thì tràn đầy tình thương yêu trong sáng và sự hiểu biết chân thật, suối nguồn của dòng hạnh phúc kỳ diệu ngất ngây không chủ thể đối tượng. Nơi một người cầm quyền, một người công chức là sự sáng suốt, ngay thẳng, thành thật và lòng mong muốn đem lại sự an vui và tốt đẹp cho đời sống người dân. Nơi một vị tướng lãnh, sĩ quan, quân nhân là sự dũng cảm, không sợ hãi, lòng xem thường gian khổ, sinh hoạt thoải mái trong các hoàn cảnh khó khăn và hy sinh cho sự an vui của đồng bào. Nơi một người chồng là lòng thương mến vợ con, nơi người con là lòng hiếu thảo với cha mẹ.v.v...

Như thế, cái “vô tâm” ấy vốn không thể nhìn thấy hay cảm nhận được, nhưng luôn luôn tràn đầy nơi mỗi chúng ta, từng giây phút, rỗng lặng và an nhiên tự tại nhưng chứa đựng mọi thứ mà không chút dính mắc, yên tĩnh trầm lặng nhưng chiếu sáng linh động và uyển chuyển vô cùng. Đó chính là Phật tánh, con người chân thật bất diệt của chúng ta.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2010(Xem: 23344)
Ý thức được cái chết là điều hệ trọng: phải hiểu rằng ta không ở lâu trên địa cầu này. Không ý thức được cái chết, ta sẽ không thể tận dụng toàn vẹn cuộc sống của ta.
13/12/2010(Xem: 24540)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
11/12/2010(Xem: 13422)
Bằng cách tập trung vào sự kiện của tình trạng bị quy định chặt chẽ và sự cần thiết cho tinh thần phải trải qua một cách mạng, Krishnamurti dẫn chúng ta đến nền tảng chung, đến cái nguồn của cả cá thể lẫn xã hội.
07/12/2010(Xem: 5176)
Phật giáo nhìn tính dục dưới khía cạnh của sự thèm khát và đau đớn : đó là một mối hiểm nguy xô đẩy con người vào cảnh đọa đày của dục vọng và khổ đau.
30/11/2010(Xem: 3203)
Lời Phật dạy: “Tất cả chỉ là phương tiện.” Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay xuất phát từ việc con người đã quên đi sự thật này.
28/11/2010(Xem: 8366)
Mùa thu vừa rồi, tôi đã tiến hành một loạt phỏng vấn với Đức Đạt Lai Lạt Ma qua những buổi giải lao hiếm hoi trong thời khóa biểu của ngài khi ngài chính thức trong một khóa thuyết giảng. Tôi thật may mắn có đủ nhân duyên để có thể viếng thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn tại tịnh thất khiêm tốn, đầy màu sắc sống động của ngài ở Dharamsala lần đầu tiên năm vào năm 1974, khi tôi là một thiếu niên.
27/11/2010(Xem: 11835)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
17/11/2010(Xem: 4166)
Những lời thống thiết xuất phát từ lòng từ bi vô lượng của chư Phật, chư tổ chính là kim chỉ nam cho chúng ta cứu vãn, khôi phục và làm rực rỡ nền văn hoá đạo đức truyền thống của dân tộc. Ý nghĩa văn hoá và phương pháp tu trì của Tịnh độ tông chẳng những có thể đáp ứng mong muốn của con người hiện đại ở trình độ cao mà còn có khả năng chữa trị có hiệu quả những căn bệnh của xã hội ngày nay.
16/11/2010(Xem: 16291)
Trên thế giới đã có nhiều tôn giáo, tại sao lại còn cần thiết cho chúng ta có một đạo khác nữa gọi là Đạo Phật? Phải chăng có cái gì thật đặc sắc...
13/11/2010(Xem: 8772)
Học Phật là tìm biết vai trò của đạo Phật trong suốt lịch sử của sự sống nhân loại, những đóng góp của đạo Phật trong văn hóa nhân loại, những luồng sinh khí mà đạo Phật đã thổi vào...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]