Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3 Vị thế của Đại thừa giữa sự khắt khe và các hành vi phạm giới

07/12/201015:55(Xem: 3390)
3 Vị thế của Đại thừa giữa sự khắt khe và các hành vi phạm giới

3

Vị thế của Đại thừa
giữa sự khắt khe và các hành vi phạm giới

Philippe Cornu
Hoang Phong chuyển ngữ

Các giới luật nêu lên trong Phậtgiáo Nguyên thủy vẫn tiếp tục được các tông phái Đại thừa tôn trọng. Người xuấtgia phải tuân thủ giới luật ghi chép trong Luậttạng(Vinaya) và người Phật tử thếtục phải noi theo năm giới luật. Thế nhưng đối với người bồ-tát (boddhisattva) tức là một "sinh linhGiác ngộ" hành động trong tinh thần từ bi vì lợi ích của người khác [người bồ-tát là một khái niệm đặc thù của Phật giáo Đại thừa],nền đạo đức dành cho họ vượt lên trên khuôn khổ quy định cho người xuất gia nơichùa chiền [tức là các giới luật quy định bởi Phật giáoNguyên thủy], và nền đạo đức đó cũng được áp dụng cho người Phật tử tạigia. Kỷ cương đạo đức đó liên hệ mật thiết đến động cơ thúc đẩy từ bên tronghành động hơn là được áp đặt từ bên ngoài, vì thế nó mang tính cách phóngkhoáng hơn tuy rằng vẫn được quy định bởi một số quy tắc rõ rệt nào đó. Tính cáchphóng khoáng của giới luật trong một số trường hợp có thể giúp người bồ-tát hànhđộng hữu hiệu hơn vì lợi ích của chúng sinh. Vì thế các quy tắc của Luật Tạng(Vinaya) cũng trở nên rộng rãi hơn đối với họ.

Tánh không của tính dục

Nói chung thì các điều khoản liên quan đến tính dục quy địnhcho người xuất gia được trước tác và ghi chép trong kinh sách Đại thừa đều nhấtthiết dựa vào Luật Tạng[của Phật giáo Nguyên thủy] tiếp tục tôn trọng lý tưởngcao đẹp của lối sống xa rời thế tục. Thánh thiên (Shantideva) trong tập Nhập bồ đề hành luận(Bodhicaryavatara) bài bác quyết liệt thểdạng quyến rũ trên thân xác người phụ nữ, ông so sánh thân xác người phụ nữ vớimột cái bọc chất chứa những thứ nhơ nhớp và uế tạp (đối với một nữ tu sĩ thì thânxác của một người đàn ông cũng thế).

Đạo đức dành riêngcho người bồ-tát mang tính cách phóng khoáng và tự do tuy vẫn quy định bởi mộtsố quy tắc rõ rệt, sự tự do đó đôi khi cần đến trong một số trường hợp nào đóđể mang lại lợi ích cho chúng sinh.

Tại Trung quốc, trong tập kinh Lưới Trời Bhrama[tức là kinh Bhramajalasutra - Kinh Phạm võng]có ghi chép giới luật bắt buộc người bồ-tát phải đoạn dục, thế nhưng nếu vi phạmsẽ không bị khai trừ khỏi tăng đoàn mà chỉ cần thú nhận và hối cải thành thực. Kinh về sự Tự do Siêu việt[tức kinhVimalakirtidesasutra- Duy-ma-cật sở thuyết kinh] củaDuy-ma-cật kể chuyện một vị bồ-tát thế tục [không phảilà người xuất gia] nêu lên hai tác phong khác nhau đối với thân xác : tránhkhông bám víu vào thân xác ảo giác nhưng cũng có thể sử dụng nó như một phươngtiện giúp người khác nhìn thấy con đường Đạo Pháp, nếu cần có thể lợi dụng cả tínhdục trong mục đích đó. Một phân đoạn khác thuật lại một câu chuyện khá lý thú vềmột vị nữ thần thuyết giảng cho một vị đệ tử của Đức Phật là Xá-lợi-Phất(Shariputra) thế nào là Tánh không của giới tính (xem phần trích dẫn các đoản vănđọc thêm). Tánh không toàn diện giúp người bồ-tát vượt lên trên khuôn khổ giớitính của thân xác, với điều kiện người bồ-tát phải thực hiện được các kết quả tâmlinh đích thực, không phải chỉ là những khái niệm đơn thuần, và nhất là người bồ-tátphải loại bỏ được mọi bám víu vào ảo giác của hiện thực.

Truyền thuyết thuậtlại nhiều giai thoại về các nhà sư "điên rồ" vượt qua ranh giới củacác giới luật quy định cho họ

Phật giáo truyền sang Trung quốc vào thế kỷ thứ I thoáng chothấy một khúc quanh mới, nhất là trong Thiền học (Chan). Thiền nhắm vào việc tutập thực hiện bản chất không thực của dục vọng thay vì chỉ biết dựa vào các giớiluật cứng nhắc. Tuy nhiên đấy không có nghĩa là gạt bỏ Luật Tạng(Vinaya) mà chỉmuốn nêu lên sự vận hành của tâm thức quan trọng hơn sự gò bó của chữ nghĩa. Truyềnthuyết kể lại nhiều giai thoại về các nhà sư "điên rồ" vuợt qua ranhgiới của các giới luật quy định cho họ. Xin kể ra trường hợp của nhà sư Jigong(khoảng 1127-1209), tên ông có nghĩa là "con người đích thực" (zhenren), người đương thời xem ông là mộtnhà sư thích say sưa và dâm đãng. Một nhà sư khác người Triều tiên là Whonhyo(617-686) là một học giả uyên thâm, trước tác rất nhiều tập luận và bình giảikinh điển su-tra, thế nhưng ông không giữ được giới luật và lui tới các khu"ăn chơi", về sau ông hoàn tục cưới một công chúa và sinh được một đứacon trai. Cuối đời ông lang thang rày đây mai đó và truyền bá Phật giáo Tịnh độcủa Đức Phật A-Di-Đà. Tại Nhật bản, các điều khoản trong Luật TạngVinaya) quy địnhcho người xuất gia không mấy khi được hoàn toàn tôn trọng. Vào thế kỷ thứ IX đạisư Tối Trừng (Saichô, 767-822) người sáng lập ra tông phái Thiên Thai (Tendai)thay thế các điều khoản trong Luật Tạngquy định cho người xuất gia bằng các lời nguyện của người bồ-tát. Và từ đó cácnhà sư trong tông phái này không còn tôn trọng chặt chẽ các giới luật trong Luật Tạng nữa. Trong Thiền học Zen, một hình thức của Thiền học ChanTrung hoa, Đạo Nguyên (Dogen, thế kỷXIII) khuyên nên đơn giản hóa mười giới luật quy định cho người xuất gia nhưng tuyệtđối phải giữ giới luật đoạn dục như một kỷ cương nơi chùa chiền. Thế nhưng điềukhoản ấy không cấm được nhà sư Nhất Hưu (Ikkyu, 1394-1481) hoàn tục, ông là mộtvị thiền sư rất phóng khoáng, trước tác nhiều bài thơ hài hước mang tính cáchdâm đãng đả kích sự kiện đồng tính luyến ái trong các tu viện [dù chỉ là một chi tiết và cũng chẳng làm thay đổi gì nhiều thếnhưng cũng xin nói rõ thêm là Nhất Hưu thuộc học phái Lâm Tế, không thuộc họcphái Tào Động của Đạo Nguyên - ghi chú thêm của người dịch]. Trong tôngphái Tịnh độ, Pháp Nhiên (Honen, 1133-1212) là một nhà sư chân chính nhưng đệ tửcủa ông là Thân Loan (Shinran, 173-1263) lại là người có gia đình và lập ra mộthọc phái mới là Tịnh độ chân tông (Jodoshin) và các nhà sư trong học phái này đềucó gia đình, [có thể xem đấy là các cư sĩ có gia đìnhđúng hơn là các nhà sư lập gia đình, ghi chú thêm của người dịch]. Sau cùngdưới triều đại Meiji (1868-1912), các nhà sư bắt buộc phải chọn cuộc sống cố định,do đó họ phải lập gia đình để có người nối dõi gìn giữ chùa chiền do dòng họ xâydựng, (Philippe Cornu).(

Cácđoản văn đọc thêm

"Người bồ-tát câu bằng miếng mồicủa sự thèm khát"

Khổ đau của dâm ô

Bạn tìm kiếm lạc thú dâm dục và thụ hưởng như một thứ hạnhphúc, bệnh dâm ô theo đó sẽ trở nên trầm trọng hơn. Bạn tìm kiếm những gì bênngoài [có nghĩa là thân xác]của người đàn bà,thế nhưng càng tìm kiếm khổ đau càng trở nên nặng nề hơn cho bạn. Tương tợ như mộtngười bị bệnh ghẻ ngứa : người này hơ tay gần ngọn lửa, hay gãi cho đỡ ngứa [thế nhưng] đấy chỉ là cách làm cho tay thêm nóng bỏng.Trong lúc đó [lúc gãi hay đưa tay gần lửa] cóthể tìm thấy một chút thích thú [nhẹ nhõm, đỡ ngứa],thế nhưng về lâu dài, cái đau ăn sâu thêm [vào da].Lạc thú nhỏ nhoi ấy [của sự dâm dục] cũng thế,cũng chỉ là nguyên nhân của một thứ bệnh [ghẻ ngứa ănsâu thêm vào da] : đấy không phải là hạnh phúc thật sự cũng không phải làcách xóa bỏ bệnh tật. Bất cứ ai trông thấy một người bị bệnh ghẻ ngứa chữa chạytheo phương cách đó đều thương xót họ. Một người biết từ bỏ lạc thú cũng sẽ phảnứng như thế đối với sự dâm ô : khi người này trông thấy một tên điên rồ đang bịsự thèm khát nung nấu sẽ thương hại hắn, vì càng chạy theo lạc thú hắn càng khổđau nhiều hơn. Căn cứ vào những lý do vừa nêu lên, phải hiểu rằng thân xác mangbản chất của khổ đau và cũng là nguồn gốc của khổ đau.

LongThụ (Nagarjuna), trích trong TẬP LUẬN ĐẠIPHẨM HẠNH CỦA TRÍ TUỆ, quyển III, dịch giả Étienne LAMOTTE, InstitutOrientaliste [Viện Đông phương học Louvin - nước Bỉ],1970.

Tâm thức không có giới tính

Xá-lợi-phất hỏi vị nữ thần như sau :

- Này nữ Thần tại sao không đổi giới tính đi, [vì] bà chỉ là một người nữ ?

- Từ mười hai năm nay ta ra sức tìm kiếm các thuộc tính củamột người đàn bà thế nhưng ta chưa nhìn thấy chúng một cách minh bạch. Vậy thìta phải thay đổi cái gì đây ? Thí dụ như một ảo thuật gia tạo ra một người đànbà ảo giác và hỏi người đàn bà này sao không thay đổi giới tính, thế thì sự đòihỏi ấy đúng hay sai ?

Xá-lợi-phất đáp lại :

- Quả là sai. Một sáng tạo ảo thuật không mang những thuộctính được xác định rõ rệt giúp nó có thể biến đổi thật sự.

Vị nữ thần liền cất lời như sau :

- Chính như thế, tất cả mọi hiện tượng đều không có thuộctính xác định rõ rệt. Vậy tại sao ngươi lại hỏi ta sao không thay đổi thân xác?

Tức khắc vị nữ thần sử dụng uy lực của mình chuyển đổi hìnhtướng của mình sang cho Xá-lợi-phất và đồng thời biến mình thành hình tướng củaXá-lợi-phất, sau đó cất lời hỏi Xá-lợi-phất đang mang hình tướng của mình nhưsau :

- Này sao không thay đổi giới tính đi ?

Xá-lợi-phất nhìn thấy hình dáng lố lăng của mình liền thétlên :

- Không biết sự thay đổi có thật sự xảy ra hay không, thếnhưng trước mắt ta đang hóa thành một người đàn bà đây này !

Vị nữ thần đáp lại :

- Này Xá-lợi-phất, nếu ngươi có khả năng thay đổi được giớitính, thì tất cả đàn bà cũng làm được việc ấy. Này Xá-lợi-phất nếu ngươi khôngphải là đàn bà nhưng chỉ mang hình tướng bên ngoài của người đàn bà, thì tất cảđàn bà cũng thế thôi [chỉ mang hình tướng bên ngoài củangười đàn ông]. Vì thế mà Đức Phật bảo rằng tất cả mọi hiện tượng đều khôngmang giới tính đực hay cái.

Sau đó vị nữ thần lại dùng uy lực của mình trả lại hình tướngcho Xá-lợi-phất và cất lời hỏi :

- Thế vẻ duyên dáng của người phụ nữ của ngươi đâu rồi ?

- Nào tôi có cái vẻ duyên dáng phụ nữ nào đâu, nó cũng chẳngcó ở bất cứ nơi nào khác ?

- Đối với tất cả mọi hiện tượng cũng tương tợ như thế : chúngchẳng có ở bất cứ nơi nào và cũng chẳng nơi nào có chúng. Đấy là những gì ĐứcPhật giảng dạy.

KINH VỀ SỰ TỰ DO SIÊU VIỆT[tức là kinh Vimalakirtidesasutra - Duy-ma-cật Sở thuyết Kinh] theo bảndịch tiếng Pháp của Patrick CARRÉ, Fayard, 2000.

Người Bồ-tát

Người bồ-tát rất nhạy cảm trước các đối tượng của giác quan.
Thế nhưng người bồ-tát cũng vô cùng thành thạo trong nghệ thuật tập trung tâm thức :
Nhờ thế mà người bồ-tát làm cho bọn Ma vương (Mara) phải lúng túng,
Ngăn chận không cho chúng tác oai tác quái.
Thật tuyệt vời khi
Làm cho hoa sen mọc lên trong lửa đỏ.
Thế nhưng lại còn tuyệt vời hơn nữa
Khi tập trung được tâm thức trước sự bủa vây của thèm khát.
Đối với một số người, vị bồ-tát hiển hiện như một cô gái điếm,
Chỉ vì vị ấy muốn quyến rũ những ai bị thu hút bởi dâm dục.
Người bồ-tát lôi cuốn những người ấy bằng miếng mồi của sự thèm khát,
Trước khi đưa họ trở về với trí tuệ của chư Phật.

Tríchdẫn như trên đây, id.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2013(Xem: 3128)
Thế giới mà chúng ta đang sống luôn luôn nảy sinh những tranh chấp và bất ổn. Trong quá khứ đã từng xảy ra không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh tàn khốc, đẫm máu, làm thiệt hại vô số sinh mạng và tài sản. Hiện nay, tuy tình hình có hơi lắng dịu và hòa hoãn, nhưng chưa phải đã hoàn toàn ổn định.
29/03/2013(Xem: 3478)
Trước đây nhiều học giả Tây phương nghĩ rằng nhân quyền được quy định trong Hiến Pháp của các quốc gia và luật quốc tế của Liên Hiệp Quốc từ sau Thế Chiến II đều bắt nguồn từ truyền thống Âu Mỹ với luật Dân Quyền Anh Quốc năm 1689
20/02/2013(Xem: 4403)
Bertrand Arthur William Russell (1872-1970) là một triết gia, nhà lôgic học, nhà toán học người Anh của thế kỷ 20. Ông sinh trưởng trong một thời đại vừa có nhiều thành tựu rực rỡ từ những phát kiến khoa học kĩ thuật đi đôi với nhận thức ngày càng phong phú và vượt bậc của con người, vừa nhuốm màu đen tối thê lương từ hai cuộc đại thế chiến, bầu khí tôn giáo nặng nề, thảm trạng bất công và nghèo đói…
20/01/2013(Xem: 5008)
Hội đàm Tâm thức và Đời sống (Mind and Life) lần thứ 25 về chủ đề “Tâm thức, Bộ não và Vật chất- các đàm luận giữa tư tưởng Phật giáo và Khoa học” diễn ra tại tự viện Drepung ở Mundgod, karnataka, Ấn Độ từ ngày 17 đến 22
17/01/2013(Xem: 3174)
Khó khăn trong việc phát triển một mô hình lý thuyết cho Phật Giáo trong việc tham gia với các vấn đề xã hội đương đại bắt nguồn từ chính bản chất của Phật giáo như là một luận cứ bản thể học hướng đến sự cứu rỗi cá nhân thông qua sự chuyển đổi bên trong. Đó là luận điểm của tôi, tuy nhiên, khái niệm về lòng vị tha đó có thể trở thành cơ sở của một lý thuyết Phật giáo về sự Công bằng xã hội mà không gây nguy hiểm cho tâm điểm của Phật giáo về việc tự độ.
17/01/2013(Xem: 4818)
Trong hiện đời này, chúng ta phát tâm Bồ-đề hành Bồ-tát đạo nhằm mục tiêu xây dựng tương lai tươi sáng trong Phật pháp, hoặc xây dựng con đường đi về Tịnh độ của chư Phật, hay về Niết-bàn. Còn chúng ta xây dựng tương lai ở trần gian trong cuộc đời giả tạm này thì có sanh có diệt, chúng ta làm gì thì cuối cùng cũng hoàn không. Vì vậy, chúng ta không bận tâm đến xây dựng tương lai trong cuộc đời, mà lo xây dựng tương lai trong Phật pháp và nếu chúng ta thành công, tạo được tương lai tươi sáng trong Phật pháp thì cuộc đời này cũng sẽ tốt đẹp theo, vì chánh báo của chúng ta ở đâu thì y báo ở đó. Cho nên, lo xây dựng tương lai là xây dựng chánh báo, vì chánh báo xấu thì y báo không thể tốt đẹp.
28/12/2012(Xem: 14108)
Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầuthiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinhđiển thiền ngữ” (六十六條經典禪語),có nghĩa là “66 câu thiền ngữ trong Kinhđiển [Phật giáo]”, được phổ biếntrên internet vào khoảng năm 2004. Bản dịch tiếng Việt được phổ biến năm 2010,có tựa đề là “66 cầu làm chấn động thiền ngữ thế giới” hoặc “66 câu Phật họclàm chấn động thiền ngữ” đều không chuẩn với nguyên tác Hoa ngữ, đồng thời, đãthêm cụm từ “chấn động thế giới” và tỉnh lược từ “kinh điển”.
13/12/2012(Xem: 8426)
Chúng tôi nghĩ chúng tôi vừa trả lời điều ấy! Về mặt khác, chúng tôi không có câu trả lời đặc biệt đến câu hỏi của bạn. Tuy thế, chuyển hóa thái độ tinh thần là nhiệm vụ chính của chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể hoàn thành điều này: Làm thế nào chúng ta có thể mang việc làm này về trong gia đình và trường học?
12/12/2012(Xem: 12439)
Bát chánh đạo là con đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
12/12/2012(Xem: 9082)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567