Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Người Dịch

27/11/201017:25(Xem: 5023)
Lời Người Dịch

 

LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT
Về Sự Thành Tựu Trong Gia Đình, Nơi Công Sở, Ngoài Xã Hội

Tỳ Kheo Tiến Sĩ Basnagoda Rahula
Chuyển Ngữ sang tiếng Việt: Diệu Liên Lý Thu Linh & Diệu Ngộ Mỹ Thanh 2010

LỜI NGƯỜI DỊCH

Ở Việt Nam hiện nay, nếu bạn tình cờ bước chân vào các chùa trong những ngày lễ, hay cuối tuần, bạn sẽ ngạc nhiên thú vị khi thấy con số Phật tử, trẻ già, đến với các chùa rất đông. Tuy nhiên số lượng có thể đánh lừa bạn đấy, vì không ít người trong số họ đến chùa chỉ để cầu xin ân huệ, xem số, bói toán, vân vân, mà rất ít người trong số họ thấu đáo về giáo lý của Đức Phật.

Thêm nữa, tin tức báo chí hằng ngày vẫn đầy rẫy hình ảnh những người trẻ như những con thiêu thân đốt mình trong ánh nến của các trò chơi trên mạng đầy những hình ảnh bạo lực, khiêu dâm. Rồi những chuyện chồng đốt vợ, hay vợ giết chồng, chỉ vì giận hờn, ghen tuông vô cớ; hay bạn trẻ này chém giết bạn trẻ kia chỉ vì một ánh nhìn khiêu khích, một câu nói khó nghe…. Hoặc họ tự tìm đến cái chết như một giải pháp cho những vấn đề khá đơn giản.

Những chuyện thường ngày này có thể làm nhói lòng tất cả những ai có chút quan tâm đến tương lai tuổi trẻ, đến một xã hội an bình, đến tình thương yêu giữa người với người.

Với suy nghĩ đó, chúng tôi thật rất hoan hỷ khi được đọc quyển THE BUDDHA’S TEACHINGS ON PROSPERITY: AT HOME, AT WORK, IN THE WORLD (Lời Dạy Của Đức Phật Về Sự Thành Tựu: Trong Gia đình, Nơi Công Sở, và Ngoài Xã hội) của Tỳ kheo Tiến Sĩ Basnagoda Rahula. Một quyển sách mà theo thiển ý của chúng tôi có thể được xem như là một quyển cẩm nang cho người Phật tử sơ cơ mới bước vào hoặc muốn bước vào con đường Đạo. Tỳ kheo Basnagoda Rahula với văn phong giản dị dễ hiểu, đã trình bày rất rõ ràng những điều Đức Phật dạy liên quan đến đời sống của người cư sĩ tại gia.

Qua quyển sách này, chúng ta càng cảm niệm thêm ơn đức sâu dày của đấng Từ Phụ, vì Ngài đúng là người cha hiền, dạy dỗ đàn con của mình thật cặn kẽ về nhiều vấn đề, từ những vấn đề rất đời thường như chuyện ăn uống, ngủ nghỉ, giải trí, quan hệ tình dục cho đến những điều quan trọng hơn như quan hệ giữa vợ chồng, con cái, bạn bè, rồi đến ra ngoài xã hội, việc tạo ra tài sản, giữ gìn tài sản, cũng như làm sao để tạo được hạnh phúc bền vững là mục đích tối hậu của người cư sĩ tại gia.

Chúng tôi tha thiết mong là quyển sách này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho quý Phật tử, nhất là giới trẻ. Nếu quyển sách có thể làm cho ai đó sau khi đọc xong, có thể gập sách lại và thầm kêu lên: “Ôi, Phật giáo thật là gần gủi, giản dị mà thiết thực, ích lợi biết bao!”, thì chúng tôi đã mãn nguyện lắm rồi.

Lần nữa và mãi mãi chúng con xin thành kính đê đầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, đã tạo cho chúng con duyên lành hầu hoàn tất Phật sự này. Chúng con xin sám hối về những sai sót trong dịch thuật. Mong nhận được sự chỉ giáo, giúp đỡ của các bậc tôn túc, quý học giả, đạo hữu gần xa.

Nguyện Phật Pháp trường tồn mãi mãi. Nguyện hồi hướng công đức này đến cửu huyền thất tổ, đến tất cả chúng sanh. Nguyện hạt giống lành sẽ luôn được nẩy mầm dưới chân Phật.

Diệu Liên Lý Thu Linh

[email protected]

Vu Lan 2010

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2010(Xem: 23139)
Ý thức được cái chết là điều hệ trọng: phải hiểu rằng ta không ở lâu trên địa cầu này. Không ý thức được cái chết, ta sẽ không thể tận dụng toàn vẹn cuộc sống của ta.
13/12/2010(Xem: 24243)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
11/12/2010(Xem: 13253)
Bằng cách tập trung vào sự kiện của tình trạng bị quy định chặt chẽ và sự cần thiết cho tinh thần phải trải qua một cách mạng, Krishnamurti dẫn chúng ta đến nền tảng chung, đến cái nguồn của cả cá thể lẫn xã hội.
07/12/2010(Xem: 5138)
Phật giáo nhìn tính dục dưới khía cạnh của sự thèm khát và đau đớn : đó là một mối hiểm nguy xô đẩy con người vào cảnh đọa đày của dục vọng và khổ đau.
30/11/2010(Xem: 3179)
Lời Phật dạy: “Tất cả chỉ là phương tiện.” Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay xuất phát từ việc con người đã quên đi sự thật này.
28/11/2010(Xem: 8303)
Mùa thu vừa rồi, tôi đã tiến hành một loạt phỏng vấn với Đức Đạt Lai Lạt Ma qua những buổi giải lao hiếm hoi trong thời khóa biểu của ngài khi ngài chính thức trong một khóa thuyết giảng. Tôi thật may mắn có đủ nhân duyên để có thể viếng thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn tại tịnh thất khiêm tốn, đầy màu sắc sống động của ngài ở Dharamsala lần đầu tiên năm vào năm 1974, khi tôi là một thiếu niên.
27/11/2010(Xem: 11480)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
17/11/2010(Xem: 4140)
Những lời thống thiết xuất phát từ lòng từ bi vô lượng của chư Phật, chư tổ chính là kim chỉ nam cho chúng ta cứu vãn, khôi phục và làm rực rỡ nền văn hoá đạo đức truyền thống của dân tộc. Ý nghĩa văn hoá và phương pháp tu trì của Tịnh độ tông chẳng những có thể đáp ứng mong muốn của con người hiện đại ở trình độ cao mà còn có khả năng chữa trị có hiệu quả những căn bệnh của xã hội ngày nay.
16/11/2010(Xem: 16039)
Trên thế giới đã có nhiều tôn giáo, tại sao lại còn cần thiết cho chúng ta có một đạo khác nữa gọi là Đạo Phật? Phải chăng có cái gì thật đặc sắc...
13/11/2010(Xem: 8729)
Học Phật là tìm biết vai trò của đạo Phật trong suốt lịch sử của sự sống nhân loại, những đóng góp của đạo Phật trong văn hóa nhân loại, những luồng sinh khí mà đạo Phật đã thổi vào...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]