Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Người Dịch

27/11/201017:25(Xem: 5041)
Lời Người Dịch

 

LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT
Về Sự Thành Tựu Trong Gia Đình, Nơi Công Sở, Ngoài Xã Hội

Tỳ Kheo Tiến Sĩ Basnagoda Rahula
Chuyển Ngữ sang tiếng Việt: Diệu Liên Lý Thu Linh & Diệu Ngộ Mỹ Thanh 2010

LỜI NGƯỜI DỊCH

Ở Việt Nam hiện nay, nếu bạn tình cờ bước chân vào các chùa trong những ngày lễ, hay cuối tuần, bạn sẽ ngạc nhiên thú vị khi thấy con số Phật tử, trẻ già, đến với các chùa rất đông. Tuy nhiên số lượng có thể đánh lừa bạn đấy, vì không ít người trong số họ đến chùa chỉ để cầu xin ân huệ, xem số, bói toán, vân vân, mà rất ít người trong số họ thấu đáo về giáo lý của Đức Phật.

Thêm nữa, tin tức báo chí hằng ngày vẫn đầy rẫy hình ảnh những người trẻ như những con thiêu thân đốt mình trong ánh nến của các trò chơi trên mạng đầy những hình ảnh bạo lực, khiêu dâm. Rồi những chuyện chồng đốt vợ, hay vợ giết chồng, chỉ vì giận hờn, ghen tuông vô cớ; hay bạn trẻ này chém giết bạn trẻ kia chỉ vì một ánh nhìn khiêu khích, một câu nói khó nghe…. Hoặc họ tự tìm đến cái chết như một giải pháp cho những vấn đề khá đơn giản.

Những chuyện thường ngày này có thể làm nhói lòng tất cả những ai có chút quan tâm đến tương lai tuổi trẻ, đến một xã hội an bình, đến tình thương yêu giữa người với người.

Với suy nghĩ đó, chúng tôi thật rất hoan hỷ khi được đọc quyển THE BUDDHA’S TEACHINGS ON PROSPERITY: AT HOME, AT WORK, IN THE WORLD (Lời Dạy Của Đức Phật Về Sự Thành Tựu: Trong Gia đình, Nơi Công Sở, và Ngoài Xã hội) của Tỳ kheo Tiến Sĩ Basnagoda Rahula. Một quyển sách mà theo thiển ý của chúng tôi có thể được xem như là một quyển cẩm nang cho người Phật tử sơ cơ mới bước vào hoặc muốn bước vào con đường Đạo. Tỳ kheo Basnagoda Rahula với văn phong giản dị dễ hiểu, đã trình bày rất rõ ràng những điều Đức Phật dạy liên quan đến đời sống của người cư sĩ tại gia.

Qua quyển sách này, chúng ta càng cảm niệm thêm ơn đức sâu dày của đấng Từ Phụ, vì Ngài đúng là người cha hiền, dạy dỗ đàn con của mình thật cặn kẽ về nhiều vấn đề, từ những vấn đề rất đời thường như chuyện ăn uống, ngủ nghỉ, giải trí, quan hệ tình dục cho đến những điều quan trọng hơn như quan hệ giữa vợ chồng, con cái, bạn bè, rồi đến ra ngoài xã hội, việc tạo ra tài sản, giữ gìn tài sản, cũng như làm sao để tạo được hạnh phúc bền vững là mục đích tối hậu của người cư sĩ tại gia.

Chúng tôi tha thiết mong là quyển sách này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho quý Phật tử, nhất là giới trẻ. Nếu quyển sách có thể làm cho ai đó sau khi đọc xong, có thể gập sách lại và thầm kêu lên: “Ôi, Phật giáo thật là gần gủi, giản dị mà thiết thực, ích lợi biết bao!”, thì chúng tôi đã mãn nguyện lắm rồi.

Lần nữa và mãi mãi chúng con xin thành kính đê đầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, đã tạo cho chúng con duyên lành hầu hoàn tất Phật sự này. Chúng con xin sám hối về những sai sót trong dịch thuật. Mong nhận được sự chỉ giáo, giúp đỡ của các bậc tôn túc, quý học giả, đạo hữu gần xa.

Nguyện Phật Pháp trường tồn mãi mãi. Nguyện hồi hướng công đức này đến cửu huyền thất tổ, đến tất cả chúng sanh. Nguyện hạt giống lành sẽ luôn được nẩy mầm dưới chân Phật.

Diệu Liên Lý Thu Linh

[email protected]

Vu Lan 2010

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6888)
hững nhà văn chương đạo đức, những bậc thầy đời là một kiến thức xây dựng cho đời một lối sống ổn định hạnh phúc chung. Bao giờ hạnh phúc có liên quan với nhau hạnh phúc đó tồn tại. Những hạnh phúc ích kỷ cá nhân, . . .
09/04/2013(Xem: 17646)
Con người sinh ra đều giống nhau ở điểm là hai bàn tay trắng, không một mảnh vải che thân, sự khác đi của con người bắt nguồn từ quá trình trưởng thành, chịu ảnh hưởng cuộc sống từ gia đình và xã hội, xuất phát từ cơ sở đó định hướng cho mình một hướng đi, . . .
09/04/2013(Xem: 9243)
Thế Kỷ thứ 20 sắp kết thúc với những tiến bộ vật chất ngoài sức mơ tưởng của con người. Tuy đạt được thành quả vật chất đáng kể, nhưng con người vẫn không hạnh phúc, vẫn sống trong bất an, lo âu, phiền não và đang đứng trước hàng loạt thử thách cam go nhất, . . .
09/04/2013(Xem: 10451)
Hôm nay là ngày 4 tháng 6 năm 2002 nhằm ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Ngọ tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 34 của mình với nhan đề là: "Cảm Tạ Xứ Đức".
09/04/2013(Xem: 5132)
Trong một bài pháp thuyết giảng tại Mã Lai, Thượng tọa Sayadaw U. Sumana cho biết Phật giáo là một tôn giáo có số lượng tín đồ ít ỏi nhất trong bốn tôn giáo lớn trên thế giới và cảnh giác rằng: “Phật giáo hiện nay được thí dụ như là một con cá trong hồ nước cạn và nước sẽ tiếp tục bốc thành hơi nếu không có cây che mát hồ để tránh đi ánh nắng nóng bỏng của mặt trời. Con cá đó sẽ cố gắng tiếp tục sống với cái hy vọng là cơn mưa sẽ đến, nếu như cơn mưa kịp lúc đến thì cá sẽ được sống cho đến khi mãn kiếp. Những người Phật tử thông thường được ví như là cơn mưa làm cho hồ được đầy nước trở lại và do vậy mà Phật giáo được tồn tại dưới sự bảo tồn của Phật tử”.
09/04/2013(Xem: 5074)
Thế giới chúng ta đang sống thật có quá nhiều đau khổ! Mỗi ngày chúng ta lại chứng kiến một tai ương ách nạn xảy ra. Tâm chúng ta nhói đau khi có quá nhiều người đau khổ. Nhưng từ nổi khổ mà chúng ta thấy được tình thương chân thật và khi dối diện khổ đau thì lòng cảm thương được đánh thức.
09/04/2013(Xem: 5324)
Phật Giáo Nhân Sinh là đề tài do Thái Hư Ðại Sư đưa ra mấy năm trước ngày Người tịch diệt. Trong thời gian Ngài chưa đề cập đến vấn đề này, bắt đầu từ năm dân quốc thứ 17, từ bản thân mình, Ngài đã biểu hiện như là một tấm gương tốt về Phật học nhân sinh.
09/04/2013(Xem: 5445)
Xã hội hôm nay đang trải qua những biến đổi lớn trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, quan hệ quốc tế v.v... với bao hệ tư tưởng cùng những ngộ nhận đáng tiếc. Sự tiến bộ của khoa học đã mang lại những thành tựu đáng kể, . . .
09/04/2013(Xem: 11795)
Không ai có thể phủ nhận được rằng chiến tranh là một tội ác, là một hình thức dã man. Nó là hiện thân của đau khổ, chết chóc, tàn phá và hủy diệt. Ngôn ngữ loài người không đủ để nói lên những hậu quả thảm khốc và tàn nhẫn của nó.
09/04/2013(Xem: 4628)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh. Nội dung các bài viết này chỉ có một mục đích là trình bày các phương pháp tu trì của Đạo Phật Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]