Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu sử tác giả

16/11/201015:50(Xem: 11939)
Tiểu sử tác giả
TIỂU SỬ TÁC GIẢ
Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda Maha Nayaka Thera, Trưởng Lão Tăng Già Mã Lai Á, sanh ngày 18 - 03 -1919 tại làng Kirinde, Matara phía nam Sri Lanka (Tích Lan ). Khi ngài 12 tuổi, Ngài thọ giới Sa Di và tiếp tục chương trình tu học 10 năm trước khi thọ đại giới tỳ kheo ( bikkhu ) vào năm 1940. Sau 10 năm tu học chuyên về giáo lý của Đức Phật tại các Tu viện Sri Dhammarama, Privena, Ratmalana, Vidyawardhana, tại Colombo, Vidyalankara Pirivenatại Peliyagoda, Kelaniya, một Đại học Phật Giáo rất có uy tín, năm 26 tuổi Ngài tốt nghiệp văn bằng Ngôn ngữ học, Triết lý và Qui tắc Pali.

Năm 1949, Ngài tốt nghiệp cao học triết lý Ấn Độ sau bốn năm học tập tại Đại học Ba La Nại ( Benares ) tại Ấn Độ.

Tại Kotawila (Sri Lanka), Ngài thiết lập viện “Sudharma” huấn luyện giáo dục, an sinh và nhu cầu tôn giáo xã hội cho quần chúng. Ngài cũng phát hành tam-cá-nguyệt tạp chí bằng tiếng Tích Lan (Singhalese).

Năm 1952, trong số 400 Thầy tu trẻ tại Viyalanka Pirivina, Ngài được tuyển chọn đi phục vụ Mã Lai Á vì nơi đây cần một nhà hoằng pháp Giáo Lý Phật Đà.

Nhờ có sự cố gắng hoằng pháp của Ngài, nhiều người Hoa trong nước nhận thức được giáo lý chân thật của Đức Phật, Ngài nhận được rất nhiều thư của các người Hoa trẻ có học thức rành Anh ngữ trên khắp cả Mã Lai tán dương Ngài vì đây là lần đầu tiên trong đời họ đã hiểu được sự thật giáo lý Phật Đà. Rồi Ngài khai sáng tờ báo “ Tiếng Nói Của Phật Giáo” cho đến bây giờ vẫn đều đặn xuất bản một năm hai kỳ bởi Hội Truyền Giáo. Ngài là tác giả của những cuốn sách rất phổ thông như “ Người Phật Tử Tin Gì “, “ Làm Thế Nào Để Sống Khỏi Sợ Hãi Và Lo Lắng “ ,“ Hạnh Phúc Lứa Đôi “, “ Nhân Loại Tiến Về Đâu”, và “ Thiền Định – Con Đường Duy Nhất “.

Do những thành quả của các hoạt động hoằng pháp và giáo dục của Ngài, Ngài được suy tôn “ Tăng Thống “ Giáo Hội Siam Maha Nikaya, Malwatta, tại Mã Lai năm 1965 và được tặng cấp bằng Tiến Sĩ Danh Dự của các Đại học Dharma Realm, Đại học Đông Phương (Hoa Kỳ), Đại học Nalanda, Đại học Ba La Nại ( Benares), và Đại học Pali của Tích Lan. Ngài cũng được ân thưởng tước vị Hoàng gia Johan Setta Mahkota bởi Hoàng đế Mã Lai.

Kết quả tốt đẹp của Hòa thượng trong việc phục vụ cho cộng đồng Phật giáo không những trong phạm vi Mã Lai mà cũng cho tất cả thế giới bởi những ai cảm nhận được sự nhiệt thành không chút vị kỷ của Ngài để hoằng dương Phật Pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6926)
hững nhà văn chương đạo đức, những bậc thầy đời là một kiến thức xây dựng cho đời một lối sống ổn định hạnh phúc chung. Bao giờ hạnh phúc có liên quan với nhau hạnh phúc đó tồn tại. Những hạnh phúc ích kỷ cá nhân, . . .
09/04/2013(Xem: 18376)
Con người sinh ra đều giống nhau ở điểm là hai bàn tay trắng, không một mảnh vải che thân, sự khác đi của con người bắt nguồn từ quá trình trưởng thành, chịu ảnh hưởng cuộc sống từ gia đình và xã hội, xuất phát từ cơ sở đó định hướng cho mình một hướng đi, . . .
09/04/2013(Xem: 9359)
Thế Kỷ thứ 20 sắp kết thúc với những tiến bộ vật chất ngoài sức mơ tưởng của con người. Tuy đạt được thành quả vật chất đáng kể, nhưng con người vẫn không hạnh phúc, vẫn sống trong bất an, lo âu, phiền não và đang đứng trước hàng loạt thử thách cam go nhất, . . .
09/04/2013(Xem: 10915)
Hôm nay là ngày 4 tháng 6 năm 2002 nhằm ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Ngọ tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 34 của mình với nhan đề là: "Cảm Tạ Xứ Đức".
09/04/2013(Xem: 5179)
Trong một bài pháp thuyết giảng tại Mã Lai, Thượng tọa Sayadaw U. Sumana cho biết Phật giáo là một tôn giáo có số lượng tín đồ ít ỏi nhất trong bốn tôn giáo lớn trên thế giới và cảnh giác rằng: “Phật giáo hiện nay được thí dụ như là một con cá trong hồ nước cạn và nước sẽ tiếp tục bốc thành hơi nếu không có cây che mát hồ để tránh đi ánh nắng nóng bỏng của mặt trời. Con cá đó sẽ cố gắng tiếp tục sống với cái hy vọng là cơn mưa sẽ đến, nếu như cơn mưa kịp lúc đến thì cá sẽ được sống cho đến khi mãn kiếp. Những người Phật tử thông thường được ví như là cơn mưa làm cho hồ được đầy nước trở lại và do vậy mà Phật giáo được tồn tại dưới sự bảo tồn của Phật tử”.
09/04/2013(Xem: 5120)
Thế giới chúng ta đang sống thật có quá nhiều đau khổ! Mỗi ngày chúng ta lại chứng kiến một tai ương ách nạn xảy ra. Tâm chúng ta nhói đau khi có quá nhiều người đau khổ. Nhưng từ nổi khổ mà chúng ta thấy được tình thương chân thật và khi dối diện khổ đau thì lòng cảm thương được đánh thức.
09/04/2013(Xem: 5373)
Phật Giáo Nhân Sinh là đề tài do Thái Hư Ðại Sư đưa ra mấy năm trước ngày Người tịch diệt. Trong thời gian Ngài chưa đề cập đến vấn đề này, bắt đầu từ năm dân quốc thứ 17, từ bản thân mình, Ngài đã biểu hiện như là một tấm gương tốt về Phật học nhân sinh.
09/04/2013(Xem: 5554)
Xã hội hôm nay đang trải qua những biến đổi lớn trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, quan hệ quốc tế v.v... với bao hệ tư tưởng cùng những ngộ nhận đáng tiếc. Sự tiến bộ của khoa học đã mang lại những thành tựu đáng kể, . . .
09/04/2013(Xem: 11912)
Không ai có thể phủ nhận được rằng chiến tranh là một tội ác, là một hình thức dã man. Nó là hiện thân của đau khổ, chết chóc, tàn phá và hủy diệt. Ngôn ngữ loài người không đủ để nói lên những hậu quả thảm khốc và tàn nhẫn của nó.
09/04/2013(Xem: 4722)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh. Nội dung các bài viết này chỉ có một mục đích là trình bày các phương pháp tu trì của Đạo Phật Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]