Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

25. Kinh Bánh mật

12/11/201017:00(Xem: 10673)
25. Kinh Bánh mật


25. KINH BÁNH MẬT

Bài kinh nêu rõ mục đích hòa bình của đạo Phật là Kinh Bánh Mật (Xác định rõ thái độ không tranh chấp với một ai ở đời). Hơn thế nữa, kinh này lại giới thiệu phương pháp giải quyết các tranh chấp, chấp trượng, chấp kiếm, đưa đến tiêu diệt các bất thiện pháp, không còn dư tàn.

Kinh này có thể xem là gồm có ba lời tuyên bố: Hai lời đầu là hai lời tuyên bố của Thế Tôn, nói lên quan điểm không tranh chấp của đức Phật và phương pháp diệt tận các tranh chấp. Lời tuyên bố thứ ba là của Tôn giả Mahà Kaccàna, giải thích rộng hơn và rõ hơn lời tuyên bố thứ hai của Thế Tôn, và trình bày rõ tiến trình đoạn tận các tranh chấp, các ác, bất thiện pháp.

1/ Câu trả lời thứ nhất: Khi được một ngoại đạo tên là Dandapàni (gậy cầm tay) hỏi Sa môn Gotama có quan điểm thế nào, giảng thuyết những gì. Thế Tôn trả lời một cách rõ ràng dứt khoát: "Này Hiền giả, theo lời dạy của Ta, trong thế giới với chư Thiên, Mara và Phạm thiên, với các chúng Sa môn, Bà-la-môn, chư môn và loài người, không có tranh luận với ai ở đời". Đây là một câu trả lời dứt khoát, lời dạy của Ngài không gây một tranh chấp nào, cạnh tranh, đấu tranh nào. Rồi Ngài giải thích thêm hạng người nào có thể thoát ly khỏi sự tranh chấp: Chính là những vị không bị các tưởng chi phối, sống không bị các dục triền phược, với mọi nghi ngờ, hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu. Chính do các tưởng chi phối, các dục triền phược, các nghi ngờ do dự triển khai, các tà kiến hữu và phi hữu ám ảnh, nên con người rơi vào các tranh chấp, đấu tranh, cạnh tranh.

2/ Câu trả lời thứ hai: Thế Tôn dạy: "Do bất cứ nhân duyên gì, một số lý luận vọng tưởng ám ảnh một người, nếu ở nơi đây không có gì đáng tùy hỷ, đáng đón mừng, đáng chấp thủ, thời như vậy là sự đoạn tận tham tùy miên, mạn tùy miên, sân tùy miên, kiến tùy miên, nghi tùy miên, mạn tùy miên, hữu tham tùy miên, vô minh tùy miên, sự đoạn tâm của chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, luận tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ, chính ở nơi đây những ác bất thiện pháp này được tiêu diệt không có dư tàn". Lời khuyên của đức Phật rất rõ ràng: Chớ có hoan hỷ, chớ có đón mừng, chớ có chấp thủ, các hý luận vọng tưởng ấy, thời thái độ như vậy sẽ giúp đoạn tận bảy tùy miên, giúp đoạn tận mọi cạnh tranh, mọi chấp kiếm, chấp trượng, ly gián ngữ, các bất thiện pháp không còn dư tàn. Tốt nhất là đừng cho khởi lên các hý luận vọng tưởng; và nếu chúng có khởi lên thời đừng hoan hỷ, đón mừng, chấp thủ chúng. Có vậy mới đoạn trừ mọi tranh chấp, chấp trượng, chấp kiếm, ly gián ngữ, vọng ngữ, và mọi bất thiện pháp đều được đoạn trừ không có dư tàn.

3/ Lời tuyên bố thứ ba: Câu trả lời thứ hai của Thế Tôn không có giải thích rõ ràng, khiến một số Tỷ-kheo không hiểu rõ ý nghĩa, nên đồng thanh mời Tôn giả Kaccàna giải thích thêm cho rõ. Ban đầu, Tôn giả Kaccàna từ chối; trước sự cầu thỉnh nhiệt tình, Tôn giả Kaccàna mới chấp thuận và giải thích như sau: "Do nhân sáu căn xúc chạm với sáu trần, sáu thức, khởi lên, sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Dó duyên xúc nên cảm thọ, những gì có thọ thời có tưởng. Những gì có suy tầm thì có hý luận. Do hý luận này làm nhân, một số hý luận vọng tưởng hiện hành khởi lên cho một người, đối với sáu trần, do sáu căn nhận thức, quá khứ, tương lai, hiện tại... Sự kiện này không xảy ra, khi nào không có sáu căn, khi nào không có sáu trần, khi nào không có sáu thức thời không có sự thi thiết của xúc. Khi nào không có sự thi thiết của xúc, thời sự thi thiết của thọ không được hiển lộ. Khi nào không có sự thi thiết của thọ, sự thi thiết của tưởng, sự thi thiết của suy tầm không được hiển lộ. Khi nào không có sự thi thiết của suy tầm, thời sự thi thiết hiện hành một số hý luận vọng tưởng không được hiển lộ. Như vậy toàn bộ các pháp hý luận không được xuất hiện, không thể làm cho khởi lên đấu tranh, luận tranh, chấp trượng, chấp kiếm, cuối cùng đoạn trừ tất cả bất thiện pháp, không có dư tàn. Pháp môn này không những loại bỏ các tranh chấp, hý luận, lại còn loại trừ 7 tùy miên, đoạn tận các ác, bất thiện pháp, giúp người hành giả được giải thóat khỏi sanh, già, bệnh, chết một cách hoàn toàn.

Sau khi nghe Tôn giả Mahà Kaccàna thuyết giảng, các vị Tỷ-kheo liền đi đến yết kiến Thế Tôn và trình bày lời giải thích của Tôn giả Mahà Kaccàna. Thế Tôn tán thán Tôn giả Mahà Kaccàna là bậc Đại tuệ, là bậc Hiền trí. Ngài nói, nếu các Tỷ-kheo có hỏi Ngài, thời Ngài cũng trả lời như Tôn giả Mahà Kaccàna đã trả lời.

Tôn giả Ananda có mặt trong buổi họp này, dùng ví dụ một người bị đói lả và mệt mỏi, tìm được một bánh mật và cứ mỗi miếng vị ấy được nếm, vị ấy được thưởng thức vị ngọt thuần nhất. Cũng vậy, vị Tỷ-kheo có tri thức biệt tài, cứ mỗi phần suy tư đến ý nghĩa của pháp môn này với trí tuệ, cứ mỗi phần vị ấy được thưởng thức sự hoan hỷ, được thưởng thức sự thoải mái tâm trí. Tôn giả Ananda hỏi Thế Tôn nên đặt tên kinh này là gì, Thế Tôn đáp nên đặt tên kinh này là bánh mật (mật hoàn) và hãy như vậy mà thọ trì.

Nếu bánh mật làm dịu được sự khao khát của con người, thời những lời dạy của đức Bổn Sư làm dịu đi khát vọng của con người, giải thoát con người khỏi các tùy miên, loại trừ các đấu tranh, kháng tranh, đem lại sự hòa đồng, thông cảm cho tất cả mọi người .

(Trung Bộ I, số 18)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/10/2013(Xem: 63806)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
19/10/2013(Xem: 12797)
Làm người biết thương yêu và bảo vệ hành tinh sống của chúng ta thì mớ thật sự làm người, mới xứng đáng làm người. Có làm người như vậy mới xứng đáng là người có đạo đức hiếu sinh. Còn ngược lại là phá hoại sự sống của nhau, làm đau khổ cho nhau. Phải không hỡi các bạn? Đạo Đức Hiếu Sinh! Có bốn chữ rất đơn giản, nhưng hành động của nó cao thượng và đẹp đẽ tuyệt vời.
17/10/2013(Xem: 40342)
50 năm qua, cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 chống chính quyền Đệ nhất Cọng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã đàn áp Phật giáo. Sự việc đã lui về quá khứ nhưng vết thương trong lòng dân tộc, trong tim của Phật tử Việt Nam thì vẫn còn đó và có lẽ mãi còn trong lịch sử đau thương mà cũng lắm hào hùng.
17/10/2013(Xem: 30573)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
17/10/2013(Xem: 26199)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 41611)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
11/10/2013(Xem: 11390)
Khi Phật còn tại thế, Ngài thường dạy các đệ tử như sau: _ Này các Tỳ kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia cần phải tránh xa: + Một là đắm say các dục vọng, tham muốn thấp hèn, thô bỉ, có tính cách phàm phu tục tử, không dẫn đến đức hạnh Thánh nhân, không liên hệ đến mục đích tu tập, giác ngộ, giải thoát.
26/06/2013(Xem: 4811)
Éric Rommeluère là một nhà sư ngườiPháp sinh năm 1960, khởi sự tập thiền từ năm 1978 dưới sự hướng dẫn của thiềnsư Teisen Deshimaru. Một năm sau ông xin quy y và hai năm sau đó thì ông chínhthức xuất gia và thụ phong tỳ-kheo. Éric Rommeluère ngày nay đã trở thành một vịthiền sư rất năng động
26/05/2013(Xem: 7917)
ự gia hộ ở đây, theo người viết, mang hai ý nghĩa. Thứ nhất, khi ta tu tập theo lời Phật dạy có an lạc, thì sự an lạc này có thể nói là sự gia hộ hay sự cứu độ của Đức Phật. Thứ hai, khi ta nhận được niềm tin và cảm xúc thánh thiện từ hành động và nhân cách cao thượng của Đức Phật rồi hành động tốt đẹp trong cuộc đời, thì khi đó ta có thể nói rằng Đức Phật đã gia hộ cho ta.
13/05/2013(Xem: 3846)
Thế giới ngày nay mà chúng ta gọi là “thời đại mới” đổi thay đến chóng mặt, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống trong đó có tôn giáo. Tuy không có “thánh chiến” được công khai tuyên bố, nhưng cạnh tranh để bành trướng, giành giật tín đồ, mua chuộc dưới mọi hình thức để cải đạo, kể cả bằng bạo lực đã diễn ra hàng ngày và gần như trên quy mô toàn cầu. Điều này dễ hiểu bởi vì khi tín đồ bành trướng thì sức mạnh chính trị bành trướng. Khi sức mạnh chính trị bành trướng thì khống chế được chính quyền hoặc chiếm đoạt được chính quyền. Khi chiếm đoạt được chính quyền thì chính quyền là phương tiện mạnh nhất để áp đặt hoặc bành trướng hoặc cải đạo hàng loạt. Chính Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã nói lên lời cảnh báo về kế hoạch cải đạo quy mô mà Á Châu là mảnh đất màu mỡ nhất để thi hành kế hoạch này. Đức Đạt Lai Lạt Ma gọi đó là “chiến tranh văn hóa”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]