Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Ông Cấp Cô Độc trả lời các câu hỏi về các ý kiến của ngoại đạo

12/11/201016:50(Xem: 12626)
14. Ông Cấp Cô Độc trả lời các câu hỏi về các ý kiến của ngoại đạo


14. ÔNG CẤP CÔ ĐỘC TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VỀ CÁC Ý KIẾN CỦA NGOẠI ĐẠO

TrongKinh Kiến số 93, A. V, 185, Kinh Bộ Tăng Chi III, trang 471, ông Cấp Cô Độc đã trả lời một cách thông minh, thiết thực, rõ ràng, những câu hỏi của các nhà du sĩ ngoại đạo về các Kiến của Sa môn Gotama, của các Tỷ-kheo và của chính mình. Những câu trả lời không những chứng minh biện tài ứng khẩu đối đáp của ông Cấp Cô Độc, mà còn nêu rõ ông đã hiểu giáo lý đức Phật dạy một cách thâm thuý sâu sắc, nhất là đối với giáo vô ngã. Và chúng ta không thấy làm lạ, mỗi bài kinh, ông được Thế Tôn tán thán khả năng bác bỏ các tà kiến với Chánh pháp.

Ông Cấp Cô Độc (Anàthpindika) vào buổi sáng sớm, muốn đi đến kiến Thế Tôn ở tại vườn Kỳ Viên. Nghĩ rằng vì thời gian quá sớm, Thế Tôn đang thiền định và các Tỷ-kheo đang tụ tập về ý (tu thiền), nên mới ghé qua hội chúng các du sĩ ngoại đạo. Hội chúng này đang lớn tiếng ồn ào cãi nhau về các vấn đề phù phiếm, khi thấy ông Cấp Cô Độc đến, liền bảo nhau giữ im lặng, vì biết rằng hội chúng cư sĩ của Sa môn Gotama không ưa thích ít ồn ào, được huấn luyện trong ít ồn ào và tán thành ít ồn ào.

Sau những lời hỏi thăm thân hữu, các du sĩ, ngoại đạo đặt ngay vấn đề: "Này gia chủ, hãy nói lên Sa môn Gotama có kiến gì?". Với sự thận trọng cần thiết, ông Cấp Cô Độc trả lời: "Tôi không biết tất cả kiến của Sa môn Gotama!"

-"Này gia chủ, gia chủ có thể không biết tất cả kiến của Sa môn Gotama. Nhưng này gia chủ, hãy nói các Tỷ-kheo có kiến gì?"

-"Thưa các Tôn giả, tôi không biết tất cả kiến của của các Tỷ-kheo."

-"Thưa gia chủ, gia chủ có thể không biết tất cả kiến của Sa môn Gotama, không biết tất cả kiến của Tỷ-kheo. Vậy này gia chủ, hãy nói về kiến của gia chủ".

Trước những câu hỏi dồn dập như vậy của du sĩ ngoại đạo, ông Cấp Cô Độc ứng biến khá tài tình với câu trả lời: "Thưa các tôn giả, thật không khó gì để chúng tôi trả lời về kiến của chúng tôi. Nhưng các tôn giả hãy trả lời về kiến của các Tôn giả trước. Rồi sau thật không khó gì để chúng tôi trả lời về kiến của chúng tôi". Ông Cấp Cô Độc đã khéo léo giao cho các du sĩ ngoại đạo trách nhiệm trả lời các câu hỏi trước, nhờ vậy hiểu rõ dụng ý của các du sĩ khi đặt các câu hỏi, và xây dựng câu trả lời của mình. Các du sĩ ngoại đạo liền đề cập đến 10 loại ý kiến của mình, như chúng ta được thấy trong Tiểu kinh Màlunkyaputta - Kinh số 63, Trung Bộ, trang 427 (bộ cũ): Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường, thế giới là có giới hạn, thế giới là không có giới hạn, mạng sống và thân thể là một, mạng sống và thân thể là khác; Như Lai sau khi chết có tồn tại, Như Lai sau khi chết không tồn tại, Như Lai sau khi chết có tồn tại và không tồn tại; Như Lai sau khi chết không tồn tại và không không tồn tại. Mười quan điểm này, các ngoại đạo xem là kiến của mình và xác định, kiến như vậy là sự thật, kiến nào khác là hư vọng.

Gia chủ Cấp Cô Độc liền nắm giữ định nghĩa của ngoại đạo và nạn vấn: "Thưa các Tôn giả, Tôn giả nói như sau: 'Thế giới là thường còn. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng'. Như vậy là kiến của tôi. Kiến của Tôn giả ấy, hoặc nhân tự mình tác ý không hợp lý, hoặc duyên nghe người khác nói. Kiến ấy như vậy được sanh (bhùta), được tác thành (sankhatà), do tâm suy tư, do duyên khởi lên. Và cái gì được sanh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên khởi lên, cái ấy là vô thường. Cái gì vô thường, cái ấy là khổ. Cái (khổ) ấy Tôn giả chấp trước (allino: dính vào); cái (khổ) ấy Tôn giả chấp nhận (ajjhàpagato)".

Gia chủ Cấp Cô Độc, đối với chín kiến còn lại cùng một nạn vấn tương tự, nêu rõ nếu các du sĩ chấp nhận những kiến ấy là sự thật, ngoài ra là hư vọng, thời tự đeo cái khổ vào thân, vì các kiến ấy hoặc do tự mình tác ý không hợp lý, hay do duyên người khác nói. Như vậy kiến ấy được sanh, dược tác thành, là những pháp hữu vi, do tâm suy tư, do duyên khởi lên. Kiến ấy là vô thường, cái gì vô thường, cái ấy khổ. Và cái khổ ấy, các du sĩ ngoại đạo lại chấp thủ, chấp nhận, và như vậy không thoát ra khỏi đau khổ.

Câu trả lời của ông Cấp Cô Độc chưa thuyết phục được các du sĩ ngoại đạo. Chúng bèn yêu cầu ông Cấp Cô Độc nói lên kiến của gia chủ là gì sau khi các du sĩ đã nói tất cả kiến của mình. Câu trả lời của ông Cấp Cô Độc thật là tuyệt diệu, không những nói lên một cách trung thực quan điểm vô ngã của đức Phật mà còn vạch rõ quan điểm "Kiến" của ngoại đạo đưa chúng đến đau khổ trói buộc, còn quan điểm "Kiến" của ông Cấp Cô Độc đưa đến an lạc và giải thoát. Ông Cấp Cô Độc đã trả lời:

-"Thưa các Tôn giả, phàm cái gì được sanh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên được khởi lên, cái ấy là vô thường. Cái gì vô thường, cái ấy là khổ. Cái gì khổ, cái ấy là: 'Cái này không phải của tôi; cái này không phải là tôi; cái này không phải tự ngã của tôi'. Tôi có kiến như vậy thưa các Tôn giả".

Các du sĩ ngoại đạo hiểu lầm ông Cấp Cô Độc chấp thủ quan điểm của mình nên lập tức chất vấn: "Này gia chủ, phàm cái gì được sanh, được tán thành, do tâm suy tư, do duyên được khởi lên, cái ấy là vô thường. Cái gì là vô thường, cái ấy là khổ. Cái gì khổ, cái ấy này gia chủ lại chấp nhận trước. Cái ấy, này gia chủ, gia chủ lại chấp nhận".

Nhận thức được các du sĩ ngoại đạo chưa hiểu được quan điểm của mình, ông Cấp Cô Độc nêu rõ không những ông như thật khéo thấy với trí tuệ: "Cái này không phải của tôi; cái này không phải của tôi. Cái này không phải tự ngã của tôi", ông còn như thật rõ biết sự xuất ly ra khỏi đau khổ, nhờ quán triệt lý vô ngã của đức Phật. Lời giải đáp của ông Cấp Cô Độc làm cho các du sĩ ngoại đạo ngồi im lặng, hoang mang, thụt vai, cúi đầu, sững sờ không nói lên lời.

Sau khi thấy các ngoại đạo ngồi im lặng, hoang mang, thụt vai, cúi đầu, sững sờ không nói lên lời, ông Cấp Cô Độc liền đi đến yết kiến Thế Tôn, tường thuật lại nội dung cuộc nói chuyện của mình với các du sĩ ngoại đạo. Nghe xong, Thế Tôn có vài lời tán thán: "Lành thay, lành thay, này gia chủ. Như vậy, này gia chủ, những kẻ ngu si ấy thường thường cần phải bác bỏ với sự khéo léo bác bỏ nhờ Chánh pháp". Rồi Thế Tôn với một bài thuyết pháp, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ gia chủ Anàthapindika (Cấp Cô Độc). Sau khi ông Cấp Cô Độc từ biệt, Thế Tôn có lời khuyên các Tỷ-kheo.

"Tỷ-kheo nào, dù đã được đầy đủ 100 năm an cư mùa mưa trong Pháp và Luật này, vị ấy cần phải như vậy, thường thường bác bỏ các du sĩ ngoại đạo, với sự khéo léo bác bỏ nhờ chánh pháp, như gia chủ Anàthapindika đã khéo léo bác bỏ". Thật là một lời tán dương đẹp đẽ từ miệng Thế Tôn, đề cao biện tài ứng đáp của ông Cấp Cô Độc, và nói lên trách nhiệm của các Tỷ-kheo cần phải dùng chánh pháp để bác bỏ các tà kiến của ngoại đạo.

Chúng ta nhận thấy cái nhìn "vô ngã" của đạo Phật là cái nhìn như thật khéo thấy với trí tuệ, nhìn thấy tánh vô ngã của thế giới và của con người, nhờ vậy thoát ly sự chi phối của con người và thế giới, đối trị được sự ràng buộc của tham sân si, vượt khỏi già, chết, sầu, bi, khổ, ưu não. Trong mười kiết sử, kiến sử thân kiến (sakkàyaditthi) đi hàng đầu, và thân kiến có nghĩa là chấp năm thủ uẩn là "của ta, là ta, là tự ngã của ta", tức là chấp ngã. Trong Kinh Căn bổn Pháp môn (kinh số 1, Trung Bộ), đức Phật nêu rõ kẻ phàm phu đối với tất cả pháp trong ấy có địa đại v.v. vị ấy: "Tưởng tri địa đại là địa đại, vì tưởng tri địa đại là địa đại, vị ấy nghĩ đến địa đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, nghĩ đến tự ngã như là địa đại, nghĩ địa đại là của ta. Vị ấy ái dục địa đại, ta nói vị ấy không liễu tri địa đại". Trái lại bậc Thánh có cái nhìn hoàn toàn sai khác. "Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến tự ngã như là địa đại, không nghĩ đến địa đại là của ta, không dục ái địa đại. Vì sao vậy? Ta nói 'Vị ấy đã liễu tri địa đại'." Liễu tri địa đại ở đây là không chấp ngã địa đại.

Trong kinh Xà Dụ (kinh số 22, Trung Bộ), đức Phật đề cập đến sáu kiến xứ, tức là chấp thủ 5 thủ uẩn là của ta, là ta, là tự ngã của ta, và chấp thủ thế giới và tự ngã là thường còn, thường hằng, xem là của ta, là ta, là tự ngã của ta. Và đức Phật khuyên các Tỷ-kheo "Hãy từ bỏ cái gì không phải của các ngươi. Các ngươi từ bỏ cái gì sẽ đem lại hạnh phúc an lạc lâu dài cho các ngươi? Chư Tỷ-kheo, sắc không phải của các ngươi. Hãy từ bỏ sắc. Các ngươi nếu từ bỏ sắc sẽ đem lại hạnh phúc cho các ngươi. Thọ không phải của các ngươi... Tưởng không phải của các ngươi... Hành không phải của các ngươi... Thức không phải của các ngươi. Hãy từ bỏ thức. Các ngươi nếu từ bỏ thức sẽ đem lại hạnh phúc cho các ngươi."

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 5716)
Đạo Phật có sứ mệnh đem ánh sáng của Trí Tuệ và Tình Thương đến với muôn loài chúng sanh. Ánh sáng của tinh tú, của mặt trời. mặt trăng giúp cho con người thoát khỏi cảnh tối tăm mờ mẫm ...
01/04/2013(Xem: 7817)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
01/04/2013(Xem: 3512)
Thế giới mà chúng ta đang sống luôn luôn nảy sinh những tranh chấp và bất ổn. Trong quá khứ đã từng xảy ra không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh tàn khốc, đẫm máu, làm thiệt hại vô số sinh mạng và tài sản. Hiện nay, tuy tình hình có hơi lắng dịu và hòa hoãn, nhưng chưa phải đã hoàn toàn ổn định.
29/03/2013(Xem: 3909)
Trước đây nhiều học giả Tây phương nghĩ rằng nhân quyền được quy định trong Hiến Pháp của các quốc gia và luật quốc tế của Liên Hiệp Quốc từ sau Thế Chiến II đều bắt nguồn từ truyền thống Âu Mỹ với luật Dân Quyền Anh Quốc năm 1689
20/02/2013(Xem: 5181)
Bertrand Arthur William Russell (1872-1970) là một triết gia, nhà lôgic học, nhà toán học người Anh của thế kỷ 20. Ông sinh trưởng trong một thời đại vừa có nhiều thành tựu rực rỡ từ những phát kiến khoa học kĩ thuật đi đôi với nhận thức ngày càng phong phú và vượt bậc của con người, vừa nhuốm màu đen tối thê lương từ hai cuộc đại thế chiến, bầu khí tôn giáo nặng nề, thảm trạng bất công và nghèo đói…
20/01/2013(Xem: 5669)
Hội đàm Tâm thức và Đời sống (Mind and Life) lần thứ 25 về chủ đề “Tâm thức, Bộ não và Vật chất- các đàm luận giữa tư tưởng Phật giáo và Khoa học” diễn ra tại tự viện Drepung ở Mundgod, karnataka, Ấn Độ từ ngày 17 đến 22
17/01/2013(Xem: 3553)
Khó khăn trong việc phát triển một mô hình lý thuyết cho Phật Giáo trong việc tham gia với các vấn đề xã hội đương đại bắt nguồn từ chính bản chất của Phật giáo như là một luận cứ bản thể học hướng đến sự cứu rỗi cá nhân thông qua sự chuyển đổi bên trong. Đó là luận điểm của tôi, tuy nhiên, khái niệm về lòng vị tha đó có thể trở thành cơ sở của một lý thuyết Phật giáo về sự Công bằng xã hội mà không gây nguy hiểm cho tâm điểm của Phật giáo về việc tự độ.
17/01/2013(Xem: 5236)
Trong hiện đời này, chúng ta phát tâm Bồ-đề hành Bồ-tát đạo nhằm mục tiêu xây dựng tương lai tươi sáng trong Phật pháp, hoặc xây dựng con đường đi về Tịnh độ của chư Phật, hay về Niết-bàn. Còn chúng ta xây dựng tương lai ở trần gian trong cuộc đời giả tạm này thì có sanh có diệt, chúng ta làm gì thì cuối cùng cũng hoàn không. Vì vậy, chúng ta không bận tâm đến xây dựng tương lai trong cuộc đời, mà lo xây dựng tương lai trong Phật pháp và nếu chúng ta thành công, tạo được tương lai tươi sáng trong Phật pháp thì cuộc đời này cũng sẽ tốt đẹp theo, vì chánh báo của chúng ta ở đâu thì y báo ở đó. Cho nên, lo xây dựng tương lai là xây dựng chánh báo, vì chánh báo xấu thì y báo không thể tốt đẹp.
28/12/2012(Xem: 14940)
Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầuthiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinhđiển thiền ngữ” (六十六條經典禪語),có nghĩa là “66 câu thiền ngữ trong Kinhđiển [Phật giáo]”, được phổ biếntrên internet vào khoảng năm 2004. Bản dịch tiếng Việt được phổ biến năm 2010,có tựa đề là “66 cầu làm chấn động thiền ngữ thế giới” hoặc “66 câu Phật họclàm chấn động thiền ngữ” đều không chuẩn với nguyên tác Hoa ngữ, đồng thời, đãthêm cụm từ “chấn động thế giới” và tỉnh lược từ “kinh điển”.
13/12/2012(Xem: 9358)
Chúng tôi nghĩ chúng tôi vừa trả lời điều ấy! Về mặt khác, chúng tôi không có câu trả lời đặc biệt đến câu hỏi của bạn. Tuy thế, chuyển hóa thái độ tinh thần là nhiệm vụ chính của chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể hoàn thành điều này: Làm thế nào chúng ta có thể mang việc làm này về trong gia đình và trường học?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]