Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Đạo Phật thiết thực và hiện tại

12/11/201016:33(Xem: 11525)
4. Đạo Phật thiết thực và hiện tại


4. ĐẠO PHẬT THIẾT THỰC VÀ HIỆN TẠI

Lịch sử Đức Phật Thích ca là lịch sử một con người, nhờ công phu tập bản thân, đã trở thành một con người hoàn thiện, một bậc thánh giữa thế gian, con người vĩ đại nhất sinh ra ở đời này, theo lời ca ngợi Phật của nhà thi hào Ấn Độ nổi tiếng Tagore.

Bằng cuộc đời của Ngài và bằng những lời dạy của Ngài được các đệ tử kết tập lại trong ba tạng kinh điển, Đức Phật đã khai thị cho loài người biết rằng, bất cứ người nào, với nỗ lực bản thân và tu tập đúng hướng, cũng có thể đạt tới đích an lạc, giác ngộ và giải thoát, trở thành bậc thánh giữa cõi thế, một hoa sen thơm mọc giữa bùn lầy mà không vẩn mùi bùn.

Đó chính là ý nghĩa nhân bản cao cả của Đao Phật, một tôn giáo đặt niềm tin lớn vào con người, đề cao con người ngang hàng với bậc Thánh, vì con người thật sự có sẵn trong mình khả năng, mầm mống để trở thành bậc Thánh, nếu con người muốn mà quyết tâm tiến theo con đường Đức Phật đặt ra.

Đạo Phật không hứa với chúng ta một thiên đàng xa xôi siêu thế. Đạo Phật yêu cầu chúng ta nhìn thẳng vào thực tại, tìm ra những nguyên nhân gì gây ra cho chúng ta bất hạnh và đau khổ, ưu tư và sợ hãi, rồi chỉ chúng ta phương pháp thiết thực để đoạn trừ những nhân tố.

Đức Phật thường nói Ngài thuyết pháp để cho người biết, người thấy, không phải người không biết, không thấy; và pháp của Ngài giảng là thiết thực và hiện tại, giúp chúng ta ngay bây giờ, ở đây, đoạn tận mọi khổ đau và mê lầm, sống an lạc và hạnh phúc hướng tới giải thoát và giác ngộ.

Đức Phật Thích Ca, vì bổn sư vô cùng tôn quý, đã sanh ra giữa loài người, đã đến với chúng ta như một người, thì những điều gì Ngài tuyên bố hay giảng thuyết, con người có thể hiểu được và làm được. Lời dạy của Ngài cò giá trị thiết thực và hiện tại, có thể giúp chúng ta giải quyết tốt đẹp các vấn đề của cuộc sống.

Sanh ra ở đời, ai cũng muốn hạnh phúc, không ai muốn đau khổ, mà Đạo Phật chính là đạo giúp con người thoát khổ đau và sống an lạc, giúp con người đoạn tận khổ đau ngay tại đời này bằng những phương pháp thiết thực và hiện tại, mà mọi người chúng ta đều hiểu được và làm được, không phải là những chuyện gì xa xôi, huyền bí, siêu thực.

Đức Phật đến với chúng ta như một con người, với sự phấn đấu kiên trì của bản thân, Ngaì đã trở thành bậc thánh, và Ngài lại vạch ra con đường để mọi người có thể noi theo, phấn đấu kiên trì, cuối cùng cũng được giác ngộ và giải thoát như Ngài. Đó là con đường đạo tám nhánh – Bát chánh đạo – mà mọi người đều có thể học tập và tu chứng, không phân biệt nam hay nữ, già hay trẻ, trí hay ngu, thậm chí cũng không có phân biệt, trong quá khứ, người đó đã sống như thế nào, đã phạm lỗi lầm gì.

Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài có độ cho hai người thật đặc biệt. Đó là Angulilama, một tướng cướp khét tiếng tàn ác ở vương quốc Kosala, và Ampapali, một kỹ nữ nổi danh tài sắc ở thành phố Veisàli. Cả hai người, sau khi xuất gia đều trở thành A-La-Hán tức là bậc Thánh đã thoát vòng sanh tử, là ruộng phước vô thường ở đời, xứng đáng để tất cả chúng ta đảnh lễ cúng dường.

Những lời Đức Phật dạy mặc dù nói lên cách đây hơn hai nghìn năm trăm năm, nhưng vẫn còn giá trị lớn lao và thiết thực đối với tất cả chúng ta, đối với con người ở cuối thế kỷ XX này.

Tôi tin rằng, nếu chúng ta thật sự sống đúng theo lời Phật dạy, thì dù tại gia hay xuất gia, cuộc sống của chúng ta sẽ giảm bớt được nhiều bất hạnh và đau khổ, sẽ được an lạc hơn, hữu ích hơn đối với bản thân, đối với gia đình và xã hội. Vì đó là nếp sống đạo đức và hướng thượng, đảm bảo hạnh phúc an lạc cho mình và con người, cho đời này và cho đời sau. Với nếp sống hướng thượng theo đúng lời Phật dạy, chúng ta sẽ tiến dần dần, một cách chắc chắn, tới đích giác ngộ và giải thoát, dù rằng trên tiến trình đó, chúng ta còn phải trải qua nhiều kiếp.

Thái độ của Đức Phật đối với thiện và ác là một thái độ phân biệt rõ ràng, phân biệt trong kết quả của nó trong hiện tại và tương lai, phân biệt cả trong nguyên nhân của chúng là tham, sân, si nếu là ác; và không tham, không sân, không si, nếu là thiện.

Trong một bài kinh, Đức Phật nói với tôn giả A Nan Đà: "Ta tuyên bố một cách dứt khoát rằng, này A Nan Đà, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác là điều không nên làm. Nếu làm những điều không nên làm ấy, thời có những nguy hại như sau được chờ đợi: Tự mình chê trách mình; sau khi biết thời kẻ trí chê trách; tiếng ác đồn xa; bị suy ám khi mệnh chung; sau khi chết, sinh vào cõi dữ, cõi ác... "

Như vậy là Đức Phật khẳng định rất khoát rằng, người ác ngay trong đời sống hiện tại ít nhất cũng chịu khổ trên bốn phương diện. Một là tự mình chê trách mình, lương tâm cắn dứt dày vò, nội tâm như lửa đốt, ưu não, nhiệt não, khổ não. Hai là bị người có trí chê trách. Ba là bị quần chúng lên án chê bai, vì vậy mà người làm ác đi đâu cũng sợ hãi, xấu hổ. Bốn là khi mệnh chung, tâm người ác bị hôn mê si ám, dù có muốn cũng không trối trăn gì được cho người thân. Và sau khi chết, thân hoại mạng chung, người ác tái sanh vào cõi ác, cõi dữ.

Còn đối với người thiện, Đức Phật nói như sau: "Này A Nan Đà, ta tuyên bố dứt khoát rằng, thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện là điều nên làm. Nếu làm những điều nên làm ấy thì những lợi ích như sau được chờ đợi: Tự mình không chê trách mình; khi được biết thời kẻ trí sẽ tán thán; tiếng lành đồn xa; khi mệnh chung không bị suy ám; sau khi chết được tái sinh vào cõi trời, cõi đời này". (Tăng Chi I, 70).

Luật nhân quả nghiệp báo là công bằng và hợp lý. Ai làm, người ấy chịu . Gieo nhân ác chịu quả ác. Gieo nhân thiện được quả lành. Chính vì vậy mà Đức Phật dạy: "Người là chủ nhân của nghiệp, đồng thời cũng là kẻ thừa tự của nghiệp... "(Trung Bộ III, 361).

Nhưng vấn đề khó khăn là nhân và quả khác thời, từ khi tạo nhân cho tới khi sanh quả, phải trải qua một thời gian nhất định. Nếu quả báo cuộc đời này thì gọi là hiện báo, cuộc đời sau gọi là sinh báo, thuộc các đời sau nữa gọi là hậu báo. Nhưng dù là hiện báo, sinh báo, hay hậu báo, con người cũng không thể nào tránh được quả báo do nghiệp nhân tại ra. Vì vậy mà cụ Nguyễn Du đã viết:

"Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lật trời gần trời xa.

Nghiệp do chính mình làm chớ không do ai quàng vào cho mình. Mà đã do mình làm, thì mình mang lấy vào thân chứ không thể có ai mang hộ cho mình.

Kệ 127, kinh Pháp cú viết:

"Không trên trời giữa biển,
Không lánh vào đồng núi,
Không chỗ nào trên đời,
Trốn được quả ác nghiệp".

Quả báo phát sinh khác thời với nghiệp nhân, sách Phật gọi là quả Dị Thục. Dị Thục là chín muồi và đổi khác. Không những khác về thời gian mà còn khác về quy mô và hình thức. Người phàm phu vì không hiểu lẽ dị thục, cho nên không hiểu và không tin luật nhân quả, phạm tội ác bừa mà không biết sợ. Người có trí hiểu lẽ dị thục, cho nên thận trọng, biết sợ hãi ngay đối với những lỗi nhỏ. Một mồi lửa có thể đốt cháy cả cánh đồng. Một con sâu con, nếu sinh sôi nảy nở có thể phá trụi cả khu rừng hoa quả. Một hạt thóc, gieo xuống đất ruộng, trở thành cây lúa với nhiều bông. Lẽ dị thục là như vậy. Nó được chứng minh là đứng đắn trong thiên nhiên, ngoài xã hội, xung quanh chúng ta, nếu chúng ta biết nhìn và biết suy nghĩ.

Kệ 71, kinh Pháp cú viết:

"Nghiệt ác đã được làm,
Cháy ngầm theo kẻ ngu,
Như sữa không đông ngay,
Như lửa, tro che đậy".

Kệ 67 và 68 viết:

"Nghiệp làm không chánh thiện,
Mắt nhuốm lệ khóc than,
Và nghiệp làm chánh thiện,
Hoan hỷ, ý đẹp lòng,
Làm rồi sanh ăn năn.
Gánh chịu quả dị thục "

Người có trí hiểu lẽ dị thục của luật nhân quả nghiệp báo, cho nên vừa tránh mọi lỗi lầm nhỏ nhặt, vừa siêng năng làm việc thiện, việc lớn củng như việc nhỏ, trong mọi trường hợp. Nếu một mồi lửa nhỏ có thể đốt cháy cả cánh đồng thời một việc thiện, dù nhỏ củng thể đem lại phước báo vô lượng, nếu việc thiện đó được làm với tâm hồn trong sáng vô tư, vô ngả, không vị kỷ. Trong sách Phật, có danh từ "phước điền", nghĩa là ruộng phước, chỉ cho quý vị xuất gia, sống cuộc sống thánh hạnh, thánh tịnh. Quý vị đó là ruộng phước. Thế nhưng một người, xuất gia hay tại gia, nếu biết chánh niệm tỉnh giác, hộ trì các căn, tu tập đến chổ thuần tịnh, trong sáng, mọi cấu uế tham sân, si đều được gạn lọc sạch, thời mỗi việc làm thiện của người đó, dù là nhỏ, cũng đem lại phước báo vô lượng. Vì sao? Vì bản thân họ đã là ruộng phước, vì tâm địa họ cũng rộng lớn vô lượng.

Như quý vị đều biết, Đạo Phật khẳng định có tái sinh, có luân hồi, có nhiều cõi sống khác cõi sống loài người. Có cõi sống thiện, có cõi sống ác. Cõi người, cõi trời là những cõi sống thiện. Cõi súc sanh, cõi ngạ quỷ, cõi địa ngục là các cõi sống ác. Đức Phật và các bậc Thánh đã thoát khỏi cảnh luân hồi sinh tử, không những dạy chúng ta con đường thoát khỏi sinh tử mà còn chỉ bày cho chúng ta nếp sống đạo đức, thiện lành, hướng thượng để giúp chúng ta tuy vẩn còn luân hồi sinh tử nhưng luân hồi sinh tử trong các cõi thiện, cõi lành mà thôi.

Kệ 182, kinh Pháp cú viết ;

"Khó thay được làm người,
Khó thay nghe diệu pháp,
Khó thay được sống còn,
Khó thay Phật ra đời"

Bốn cái khó trên, hầu như chúng ta ở đời đều đạt được cả. Đức Phật tuy nhập Niết-bàn cách đây hơn 2.500 năm, nhưng Phật có để lại diệu pháp mà chúng ta được nghe, được học. Chúng ta có được thân người là việc hy hữu. Thân người tuy bị bệnh, bị già, bị chết, nhưng ngày nào chúng ta còn được sống, thì thân người vẫn là phương tiện để chúng ta tập làm thiện sự và Phật sự, hướng tới giác ngộ và giải thoái.

Nếp sống thiện là nếp sống an lạc hạnh phúc. Nếp sống bất thiện là nếp sống bất hạnh và đau khổ. Ý nghĩa thiết thực của đạo đức Phật giáo là ở chỗ đó.

Kinh Phật phân biệt thiện hay ác theo ba loại:

- Thứ nhất là thiện ở nơi hành động của thân, tức là không sát sinh mà còn phóng sinh, trân trọng sự sống của muôn loài; không lấy của không cho mà còn bố thí, giúp người khác bằng của cải vật chất (tài thí), bằng đạo lý (pháp thí), bằng lấy sức che chở kẻ yếu (vô uý thí), hay là tìm cách chia sẻ niềm vui với người khác (tùy hỉ thí); không tà dâm, tà hạnh mà sống trong sáng bình dị. Ba điều thiện về thân, nếu đảo ngược lại, thành ba điều ác, như sát sinh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục.

- Thứ hai là thiện ở lời noí. Cụ thể là nói lời chân thật, không nói dối; nói lời diệu hiền, dễ nghe, không nói lời thô ác; nói lời đoàn kết, không nói lời chia rẽ; nói lời có ích, có lợi, không nói lời vô nghĩa.

- Thứ ba là thiện ở trong ý nghĩ, cụ thể là không tham lam, không giận dữ, không si mê. Kinh Phật thường nói tắt là không tham, không sân, không si.

Ba điều thiện này là ba điều thiện gốc, căn bản, vì từ đó khởi sinh mọi lời nói thiện và việc làm thiện.

Chính vì vậy mà đạo Phật khuyên chúng ta phải tu tập tâm, như là căn bản của mọi sự tu tập.

Trong kinh Tăng Chi, tập 1, trang 12, đức Phật khẳng định rằng, tâm không tu tập là tâm khó sử dụng, tâm tu tập là tâm dễ sử dụng, tâm không tu tập đem lại tác hại lớn, tâm tu tập đem lại lợi ích lớn, tâm không tu tập đem lại đau khổ, tâm tu tập đem lại an lạc...

Đức Phật nói tiếp, "Này các tỷ -kheo, ta không thấy một pháp nào khác, đem lại lợi ích lớn như tâm được điều phục, tâm được hộ trì, được phòng hộ, được bảo vệ, tâm được đặt đúng hướng... " (Tăng Chi 1, 15-16)

"Này các tỷ- kheo, vị tỷ-kheo với tâm hồn đặt đúng hướng, làm minh sinh khởi, có thể chứng đạt Niết-bàn. Sự tình này có xảy ra. Vì cớ sao? Này các tỷ -kheo, ví tâm được đặt đúng hướng... "

Tâm đặt đúng hướng là đúng hướng thiện, hướng giải thoát và giác ngộ. Tâm đặt sai hướng là ác, hướng tà, hướng cỏi ác, cõi khổ. Chính vì vậy mà đạo Phật khuyên chúng ta tu tập tâm, phải hàng giờ, hàng ngày, thường xuyên gạn lọc nhơ bẩn của tâm, mọi cấu uế của tâm, khiến tâm có tham trở thành tâm không tham, tâm có sân trở thành tâm không sân, tâm có si trở thành tâm không si. Tâm được gội sạch mọi cấu uế từ ngoài vào, đức Phật gọi là tâm sáng chói, tâm nhu nhuyến dễ sử dụng, tâm không bị khấu đục. Đức Phật dạy:

"Này các Tỷ-kheo, với tâm không bị khấu đục, biết được lợi ích của mình, biết được lợi ích của người hay biết được lợi ích cả hai, sẽ chứng ngộ các pháp thượng nhân, tri kiến, thù thắng, xứng đáng là các bậc thánh. Sự kiện như vậy có xảy ra. Vì cớ sao? Vì rằng tâm không bị khấu đục, này các Tỷ-kheo " (Tăng Chi 1, tr. 17)

Mọi công phu tu tập của chúng ta đều phải hướng tới nhổ cho sạch mọi cấu uế tham sân si làm nhơ bẩn tâm chúng ta. Nếu như tâm nhơ bẩn, đầy dẫy tham sân si, thì lời nói và hành động cũng sẽ nhơ bẩn, gây đau khổ và bất hạnh. Trái lại, nếu tâm được tu tập, được làm cho sạch, gạn lọc hết tham sân si, thì lời nói và hành động cũng sẽ tự nhiên được thiện lành trong sáng, đem lại cho chúng ta an lạc và hạnh phúc, hướng chúng ta đến giác ngộ và giải thoát. Chính vì vậy mà Đức Phật khuyên răn chúng ta hãy thận trọng từ trong ý nghĩ, phải luôn luôn chánh niệm tỉnh giác. Chánh niệm là ý nghĩ chân chánh, không nghĩ xấu, nghĩ bậy. Tỉnh giác là tỉnh táo, theo dõi mọi ý nghĩ, mọi niệm, đảm bảo mọi ý nghĩ, mọi niệm trong tâm chúng ta đều chân chánh, thiện lành, không để cho xen vào bất cứ một ác thiện nào. Chúng ta phải luôn luôn, thường xuyên tỉnh táo, đề phòng khi mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị... không để cho trong tâm, mống khởi lên bất cứ một ý niệm nào, một tà niệm nào. Nếu một ác niệm hay tà niệm nào nổi lên, thì lập tức tìm ra nguyên nhân và đoạn trừ.

Tu tập tâm là như vậy, nếp sống đạo đức Phật giáo là một nếp sống có phân biệt rõ rệt, dứt khoát thiện và ác, chính và tà. Phân biệt từ trong nguyên nhân, cội gốc là tham sân si hay là không tham, không sân, không si. Phân biệt trong sự thể hiện bằng lời nói và hành động, và phân biệt trong kết quả, kết quả cho mình và cho người khác, kết quả ở đời này và các đời sau. Hơn nữa, Đạo Phật còn dạy chúng ta phương pháp thiết thực hiệu nghiệm để từ bỏ ác, bất thiện để làm điều thiện, điều lành.

Có thể nói đó là một nền đạo đức hoàn chỉnh, tại gia hay xuất gia đều theo được.

Chúng ta tin tưởng rằng người sống theo nếp sống đạo đức Phật giáo, sẽ được sống đạo đức an lạc. Gia đình sống theo nếp sống đạo đức Phật giáo, sẽ được sống hòa thuận an vui. Nếu xã hội và thế giới thể hiện nếp sống đạo đức Phật giáo, thì cả xã hội và thế giới này sẽ được hòa bình, an lạc và hạnh phúc lâu dài.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2019(Xem: 110067)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 12719)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
25/11/2018(Xem: 6207)
Tứ Ân hay là Tứ Trọng Ân, bốn ơn nặng mà người Phật tử phải cố gắng đền đáp, cho vuông tròn. Đó là: 1) Ơn Cha Mẹ: Chín tháng cưu mang, sinh thành dưỡng dục. Cha mẹ luôn vì con mà phải mất ăn mất ngủ, suốt đời làm lụng vất vả, chịu đủ thứ lao tâm khổ trí, có thể đến hy sinh tất cả, để nuôi nấng và dạy dỗ con cho nên người. Ơn nầy, thật là như biển rộng trời cao. Nên ca dao ta có câu: "Ơn cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con"
28/06/2018(Xem: 6267)
Kính thưa Chư tôn thiền đức Ni, Hôm nay Cali trời đẹp nắng ấm của ngày 26 tháng 06 năm 2018 tại Trường Hạ Điều Ngự, Đại tăng và Sư bà TN Nguyên Thanh sai con là TKN Giới Hương vì đại tăng mà nêu lên vài ý về Ni giới trong buổi thuyết trình hôm nay. Con xin y giáo phụng hành và mạn phép chia sẻ với đề tài: Tương lai- Cơ hội - Thách thức cho Ni giới Việt Nam tại Hải ngoại. Nam Mô A Đi Đà Phật
25/06/2018(Xem: 6682)
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chúng ta ngày càng tiếp thu được nhiều thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng, biết được hàng ngày hàng giờ có nhiều bạn trẻ tự tử mà nguyên do bị ức chế tình cảm, phiền não gia đình, thất vọng công danh, tự ti bản thân, buồn khổ cô đơn, trầm cảm bi khổ, bế tắc tiền tài, lo sợ bị đe dọa...
18/06/2018(Xem: 7814)
Đầu tiên Hiệp Hội Tương Trợ Người Đông Dương vùng Springvale được thành lập vào tháng 7/1983 nhằm phục vụ và giúp đỡ cộng đồng người Đông Dương trong vùng sớm hội nhập thành công vào xã hội mới với những sinh hoạt hoàn toàn khác lạ so với cuộc sống tại quê nhà của chúng ta. Song song với các hoạt động xã hội nhằm giúp đỡ đồng bào tị nạn trong vùng, Hiệp Hội nhận thấy nhu cầu cần thiết cho con em chúng ta lại tiếp tục duy trì tiếng Việt. Vì nhu cầu đó, trường Việt Ngữ Springvale được thành lập vào đầu năm 1983 do anh Trần Thiên Chưởng điều hành.
03/06/2018(Xem: 25026)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
03/03/2018(Xem: 27473)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
07/01/2018(Xem: 6658)
Hôm nay là ngày 28 tháng 11 năm 2017 tại chùa Bình Quang, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, chúng tôi thay mặt cho Phái đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, xin trân trọng cảm ơn HT Viện chủ Tự Viện Bình Quang; cảm ơn quý vị đại diện Chính quyền sở tại; cảm ơn tất cả các Anh Chị Em BHDGĐPT Bình Định cũng như Bà con trong Xã nhà của chúng ta đã có mặt hôm nay, trong buổi lễ tặng quà bị thiệt hại do cơn bão số 12 đã gây ra cho Bà con chúng ta, và nhân nơi đây chúng tôi cũng xin chia sẻ đến Bà con một vài điều trước khi Bà con nhận món quà, bằng tất cả tấm lòng của Phái đoàn chúng tôi
15/12/2017(Xem: 86803)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]