Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Có hay không có linh hồn trong Phật giáo

19/11/201213:07(Xem: 10359)
Có hay không có linh hồn trong Phật giáo

beautifulanddarkplace_1Trước hết, Phật giáo không bác bỏ linh hồn, nếu linh hồn được hiểu đơn giản như là phần phi vật chất trong mỗi con người. Trong thuyết cơ bản của Phật giáo, như thuyết năm uẩn, phân tích người là một tập hợp năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Trong 5 uẩn thì chỉ có sắc uẩn là vật chất, còn 4 uẩn còn lại đều là phi vật chất, hay là thuộc phạm trù tinh thần.

Một cách phân tích khác, ngược với cách phân tích 5 uẩn là chia sắc uẩn thành bốn yếu tố : địa, thủy, hỏa, phong gọi là bốn đại và tập hợp các yếu tố phi vật chất hay tinh thần thành một nhóm, gọi chung là thức hay thức đại (địa, thủy, hỏa, phong, thức). Như chúng ta thấy qua bài thơ của Thiền sư Đạo Huệ thời Lý:

Địa, thủy, hỏa, phong, thức.
Nguyên lai nhất thiết không
Như vân hoàn tụ tán
Phật nhật chiếu vô cùng
Sắc thân dự diệu thể
Bất hợp bất phân ly
Nhược nhân yếu phân biệt
Lô trung hoa nhất chi

Dịch ý

Đất, nước, lửa, gió, thức
Vốn tất cả đều là không
Cũng như mây hợp rồi tan
Còn mặt trời Phật thì chiếu vô cùng
Sắc thân và diệu thể
Không hợp cũng không chia ly
Nếu người muốn phân biệt
Thì cũng như hoa sen trong lò lửa.

Bài thơ thiền của Thiền sư Đạo Huệ cũng giúp trả lời phần nào thắc mắc "có linh hồn trong con người hay không?" Điều mà chúng ta tưởng tượng là ở trong chúng ta có một linh hồn bất tử, linh thiêng, đồng thời cũng là cái ta tư duy, cảm thọ, tưởng tượng, ý chí quyết định làm việc này việc khác, phân biệt, hiểu biết. v.v...Chúng ta không biết là ngay trong sự tưởng tượng của chúng ta đã có điều mâu thuẫn, vô lý, phản lô-gích rồi, và chính đạo Phật bác bỏ cấu trúc tưởng tượng mâu thuẫn, vô lý và phản lô-gích đó của chúng ta.

Đạo Phật đặt câu hỏi: "Một linh hồn tưởng tượng là linh thiêng, là bất tử, không thay đổi, đồng thời cũng là cái ta tư duy, cảm thọ, tưởng tượng, quyết định làm việc này hay việc khác, phân biệt hiểu biết...

Đã có tư duy thì có tư duy sai hay đúng, cũng như đã có cảm thọ thì có vui, buồn, thích hay không thích, ghét hay yêu. Đã có phân biệt hiểu biết thì cũng có phân biệt hiểu biết sai hay đúng, làm sao một cái ta linh thiêng, bất tử và bất biến lại có thể tư duy đúng sai, cảm xúc vui buồn, yêu ghét, phân biệt và phán xét có thể chính xác mà cũng có thể sai trái?

Khi xác nhận ta có một cái Ta kiểu như Atman của Ấn Độ giáo, hoàn toàn sáng suốt và tối thiện ở trong mỗi người chúng ta, thì lập tức sa lầy vào mâu thuẫn trùng trùng điệp điệp như đã phân tích trên đây. Chính vì vậy mà Phật giáo bác thuyết Atman, tức là thuyết cái Ta của Ấn Độ giáo. Quan điểm phủ định đối với thuyết Atman rất là rõ trong nhiều kinh Phật Nguyên thủy, như Trường Bộ tập III, Trung Bộ tập I. Trong những kinh đó, thường gặp đi gặp lại như một điệp khúc, khi nói tới năm uẩn: "Sắc không phải là ta, ta không phải là cái này, cái này không phải là tự ngã của ta..." Đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng đều lặp đi lặp lại điệp khúc như vậy. "Phải chăng là thích hợp khi xem cái vô thường, đau khỗ, bị thay đổi như là tôi, tôi là cái này, cái này là tự ngã của tôi".

Vậy thì qua những kinh Phật đã dẫn, chúng ta phải hiểu đích thực Đức Phật bác bỏ cái gì trong thuyết linh hồn hay là thuyết Atman? Cái mà đạo Phật bác là linh hồn hay Atman được tưởng tượng như một cái gì siêu nhiên, bất tử, bất biến. Đức Phật không muốn đệ tử Ngài mất thì giờ vào những tư biện siêu hình như vậy, cũng không khác gì tư biện siêu hình về thế giới là vĩnh hằng hay sinh diệt, là hữu biên hay vô biên...

Theo cách phân tích của đạo Phật, thì cái gì đã là vĩnh hằng, bất biến như cái linh hồn tưởng tượng của chúng ta thì làm sao chúng ta lại có thể trừ bỏ điều ác, hướng tới điều lành được, làm sao tâm ý chúng ta từ dơ bẩn lại có thể trở thành trong sạch, thanh tịnh? Theo cách nhìn của Phật giáo, thì trong con người chúng ta, dù là thành phần vật chất như sắc thân (tức sắc uẩn), dù là thành phần phi vật chất như thọ, tưởng, hành, thức, tất cả đều là vô thường, và chính vì là vô thường nên hàm chứa một khả năng tiến bộ vô tận. Nói ra thì có vẻ như mâu thuẫn, nhưng chính lô-gích của cuộc sống là như vậy đó.

Ở trong con người, có thể nói, mối quan hệ phức tạp, khó phân tích nhất là mối quan hệ giữa thân và tâm. Đó là một câu hỏi, trong số 14 câu hỏi mà Phật không trả lời. Ở trong con người, thân và tâm là một hay là hai?

Vì sao? Vì khi nói tâm là nói tâm nào. Nếu đó là cái tâm thức tư duy cảm thọ bình thường, thì ngay trong câu đầu tiên của bài thơ thiền của Đạo Huệ, chúng ta thấy rõ, tất cả 5 uẩn, trong đó có thức uẩn, đều là vô thường. Như vậy là theo đạo Phật, tất cả mọi thành phần dù là vật chất hay phi vật chất ở trong chúng ta cũng đều là vô thường, và vì là vô thường cho nên cũng là không rỗng, vô ngã, là "nguyên lai nhất thiết không".

Đồng thời Đạo Huệ cũng nói đến chân tâm hay diệu thể, ở "trong chúng ta" mà, sách Phật thường nói là "không thể nghĩ bàn", siêu việt ngôn ngữ và tư duy bình thường, cho nên Đạo Huệ miễn cưỡng nói "bất hợp, bất phân ly" hay là "lô trung hoa nhất chi" (hoa sen trong lò lửa). Thật ra, nói chân tâm nằm ở trong thân, cũng như nói hoa sen ở trong lò lửa, cũng là nói miễn cưỡng, nói điều không thể nói, đáng lẽ nên im lặng không nói gì hết, như Phật đã từng như vậy khi có người hỏi Phật là thân với tâm là một hay là hai. Chân tâm hay diệu thể (từ của Thiền sư Đạo Huệ), hay diệu tánh (từ của Thiền sư Ngộ Ấn thời Lý) đều là cái chân lý tối hậu mà chúng ta chỉ có thể qua trực cảm huyền nhiệm (mystic intuition- xem cuốn Buddhist Logic tập I bản Anh ngữ của viện sĩ Nga Scherbatsky, tr 63) để biết được mà thôi, còn nếu chỉ bàn luận và tư biện dù là tư biện theo chiều sâu cũng chỉ là mất công, mất sức mà thôi. Bản thân Đức Phật đã từng dùng ảnh dụ người mù sờ voi để phê phán như là vô ích mọi công phu tư biện và tranh luận để nắm bắt chân lý tối hậu. Ở đoạn trước, tôi đã dẫn chứng bài thơ thiền của Đạo Huệ. Thiền sư Ngộ Ấn, cũng ở đời Lý và có một ý tương tự:

Diệu tánh hư vô bất khả phân
Hư vô tâm ngộ đắc hà nan
Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận
Liên phát lô trung thấp vị càn
Ngọc tuy đốt trên núi,
nhưng màu sắc vẫn tươi
Hoa sen trong lò vẫn nở.

Tất cả những ảnh dụ kiểu như hoa sen trong lò, ngọc đốt trên núi để phản ảnh cái bất lực của ngôn ngữ để nói điều không thể nói, mô tả điều không thể mô tả. Một lần nữa, đạo Phật nhắc nhủ chúng ta, muốn giác ngộ và giải thoát, đi theo con đường Phật chỉ bày thì phải đi, phải tu, chứ không thể nói suông được.

Đức Phật khuyến cáo chúng ta hãy quán thân trên thân, quán thọ trên các cảm thọ, quán tâm trên các hành tướng của tâm, và quán các pháp đều là vô thường (xem kinh Đại niệm xứ thuộc Trường Bộ II). Và quán sát như vậy là để nhằm những mục đích rất thực tiễn. Quán thân là để cho tâm hành được an tịnh. Quán các cảm thọ là để cho tâm hành cũng được an tịnh. Quán tâm là để cho tâm được hân hoan, tâm được định tĩnh, và cuối cùng tâm được giải thoát.

Nếu tất cả Phật tử Tăng Ni chúng ta bỏ được cái tật tư biện siêu hình thì sự nghiệp tu hành của chúng ta cũng sẽ đỡ phiền phức và đơn giản biết bao !

Nếu tất cả Tăng Ni Phật tử chúng ta hàng ngày học như vậy, thực hành như vậy, thì tự nhiên câu hỏi "con người có linh hồn hay không", hay là nói theo Ấn Độ giáo, có Atman hay không, sẽ tự nhiên và tức khắc được giải đáp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6942)
hững nhà văn chương đạo đức, những bậc thầy đời là một kiến thức xây dựng cho đời một lối sống ổn định hạnh phúc chung. Bao giờ hạnh phúc có liên quan với nhau hạnh phúc đó tồn tại. Những hạnh phúc ích kỷ cá nhân, . . .
09/04/2013(Xem: 18418)
Con người sinh ra đều giống nhau ở điểm là hai bàn tay trắng, không một mảnh vải che thân, sự khác đi của con người bắt nguồn từ quá trình trưởng thành, chịu ảnh hưởng cuộc sống từ gia đình và xã hội, xuất phát từ cơ sở đó định hướng cho mình một hướng đi, . . .
09/04/2013(Xem: 9381)
Thế Kỷ thứ 20 sắp kết thúc với những tiến bộ vật chất ngoài sức mơ tưởng của con người. Tuy đạt được thành quả vật chất đáng kể, nhưng con người vẫn không hạnh phúc, vẫn sống trong bất an, lo âu, phiền não và đang đứng trước hàng loạt thử thách cam go nhất, . . .
09/04/2013(Xem: 10948)
Hôm nay là ngày 4 tháng 6 năm 2002 nhằm ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Ngọ tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 34 của mình với nhan đề là: "Cảm Tạ Xứ Đức".
09/04/2013(Xem: 5188)
Trong một bài pháp thuyết giảng tại Mã Lai, Thượng tọa Sayadaw U. Sumana cho biết Phật giáo là một tôn giáo có số lượng tín đồ ít ỏi nhất trong bốn tôn giáo lớn trên thế giới và cảnh giác rằng: “Phật giáo hiện nay được thí dụ như là một con cá trong hồ nước cạn và nước sẽ tiếp tục bốc thành hơi nếu không có cây che mát hồ để tránh đi ánh nắng nóng bỏng của mặt trời. Con cá đó sẽ cố gắng tiếp tục sống với cái hy vọng là cơn mưa sẽ đến, nếu như cơn mưa kịp lúc đến thì cá sẽ được sống cho đến khi mãn kiếp. Những người Phật tử thông thường được ví như là cơn mưa làm cho hồ được đầy nước trở lại và do vậy mà Phật giáo được tồn tại dưới sự bảo tồn của Phật tử”.
09/04/2013(Xem: 5130)
Thế giới chúng ta đang sống thật có quá nhiều đau khổ! Mỗi ngày chúng ta lại chứng kiến một tai ương ách nạn xảy ra. Tâm chúng ta nhói đau khi có quá nhiều người đau khổ. Nhưng từ nổi khổ mà chúng ta thấy được tình thương chân thật và khi dối diện khổ đau thì lòng cảm thương được đánh thức.
09/04/2013(Xem: 5380)
Phật Giáo Nhân Sinh là đề tài do Thái Hư Ðại Sư đưa ra mấy năm trước ngày Người tịch diệt. Trong thời gian Ngài chưa đề cập đến vấn đề này, bắt đầu từ năm dân quốc thứ 17, từ bản thân mình, Ngài đã biểu hiện như là một tấm gương tốt về Phật học nhân sinh.
09/04/2013(Xem: 5558)
Xã hội hôm nay đang trải qua những biến đổi lớn trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, quan hệ quốc tế v.v... với bao hệ tư tưởng cùng những ngộ nhận đáng tiếc. Sự tiến bộ của khoa học đã mang lại những thành tựu đáng kể, . . .
09/04/2013(Xem: 11938)
Không ai có thể phủ nhận được rằng chiến tranh là một tội ác, là một hình thức dã man. Nó là hiện thân của đau khổ, chết chóc, tàn phá và hủy diệt. Ngôn ngữ loài người không đủ để nói lên những hậu quả thảm khốc và tàn nhẫn của nó.
09/04/2013(Xem: 4727)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh. Nội dung các bài viết này chỉ có một mục đích là trình bày các phương pháp tu trì của Đạo Phật Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]