Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10 phương thức chánh niệm khi tham gia các mạng xã hội

20/02/201206:43(Xem: 6942)
10 phương thức chánh niệm khi tham gia các mạng xã hội
10 phương thức chánh niệm
khi tham gia các mạng xã hội

LORI DESCHENE – MINH NGUYÊN Dịch

Trong những năm gần đây, cùng với sựphát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, sự phổ biến của phương tiệntruyền thông internet, các trang mạng xã hội - nơi giao lưu, chia sẻ của mọingười, nhất là giới trẻ - ngày càng nở rộ. Trong đó, phổ biến và nổi tiếng nhấtlà trang Facebook và trang Twitter, gần đây xuất hiện thêm trang Google Plus(Google +). Đấy là chưa kể đến các diễn đàn, các trang mạng xã hội chỉ đơnthuần chia sẻ về hình ảnh, hoặc video clip, và các trang blog cá nhân...

Nói chung, các trang mạng xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho mọi ngườichia sẻ những tâm tư, tình cảm, cập nhật những thông tin sinh hoạt của cá nhân,chia sẻ hình ảnh, video, kiến thức, quan điểm… đến với bạn bè, người thân vànhiều người khác thông qua mạng lưới liên kết tuyệt vời do các nhà mạng cungcấp. Nhờ các trang mạng xã hội mà nhiều người tìm được niềm vui trong cuộcsống, tìm được bạn bè, thậm chí tìm được người bạn đời, hoặc người tri âm trikỷ cho mình… Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít người gánh chịu phiền lụykhi tham gia các trang mạng xã hội, hoặc giết hầu hết thời gian trong ngày củacá nhân để rồi bỏ bê công việc, không hoàn thành trách nhiệm, hoặc có ngườibuồn khổ, sầu bi vì những vấn đề “ảo”… Thậm chí có người sử dụng các trang mạngxã hội để phát tán những tài liệu, những thông tin, hình ảnh không lành mạnh.

Có thể nói, các trang mạng xã hội như một con dao hai lưỡi, nếu sử dụngđúng cách thì nó sẽ đem lại lợi ích rất nhiều, nếu không biết sử dụng thì nócũng gây hại không ít. Để nâng cao hiệu quả và phát huy tính tích cực, thế mạnhkhi sử dụng, tham gia các trang mạng xã hội, Lori Deschene - người sáng lậptrang web Tinybuddha.com và cũng là chủ sở hữu của tài khoản @TinyBuddha trên trangTwitter - đã đưa ra mười phương thức để sử dụng các trang mạng xã hội một cáchcó chánh niệm. Sau đây là nội dung của mười phương thức ấy.

1. Tự biết những chủ ý của mình

Có bảy yếu tố tâm lý mà chúng ta cần phải luôn ghi nhớ trong lòng khiđăng nhập vào các trang mạng xã hội, đó là sự hàm ơn, chú ý, tán thành, đánhgiá đúng, ca ngợi, tự tin và quán xét toàn diện. Trước khi chúng ta đăng tảithông tin gì đó lên mạng, chúng ta phải tự hỏi chính mình: Có phải mình đangmuốn được mọi người biết đến, đang muốn mọi người thừa nhận? Có phải là cónhiều thứ hơn nữa mà mình có thể làm để đạt được nhu cầu đó?

2. Hãy thể hiện một cách trung thực về bản thân

Trong thời đại của sự quảng bá thương hiệu cá nhân này, hầu hết chúng tađều có một vị thế mà chúng ta muốn phát triển hoặc duy trì. Những thông tinđăng tải có chịu sự thúc đẩy của tự ngã thường nhắm vào một vấn đề gì đó; tínhtrung thực thì xuất phát từ trái tim. Hãy bàn về những điều thực sự quan trọngvới bạn. Nếu bạn cần lời khuyên hoặc hỗ trợ thì mạnh dạn nêu lên. Chúng ta sẽdễ dàng thể hiện bản thân hơn khi chúng ta trung thực với chính mình.

3. Tự hỏi chính mình trước khi đăng thông tin

Nếu bạn dự định đăng tải gì đó, bạn phải luôn tự hỏi: Nó có đúng không?Nó có cần thiết không? Nó có phù hợp không?

Đôi khi chúng ta đăng tải những tư tưởng mà chúng ta không hề nghĩ đếnvấn đề là liệu những tư tưởng ấy có thể tác động đến toàn bộ khán, thính, độcgiả của mình như thế nào. Chúng ta dễ dàng quên đi số lượng bạn bè đang đọcnhững thông tin đăng tải của mình. Hai trăm người có thể trở thành một đám đôngkhi họ hiện diện bằng xương bằng thịt, nhưng trên mạng internet thì con số ấydường như không đáng kể. Cho nên trước khi bạn chia sẻ, hãy tự hỏi: Thứ mìnhchia sẻ đây có thể gây hại cho ai không?

4. Thỉnh thoảng đăng tải những thông tin về lòng tốt

Tôi thường tự hỏi khi tôi đăng nhập vào mạng Twitter: “Hôm nay tôi có thểlàm gì để giúp đỡ hay hỗ trợ các bạn?”. Sử dụng các trang mạng xã hội là mộtcách đơn giản để ban tặng mà không mong đợi đáp trả lại điều gì cả. Thông quacách tiếp cận để giúp đỡ một người lạ, bạn tạo ra khả năng kết nối mang tính cánhân với những người đang theo dõi mà bạn có, nếu không thì bạn chỉ biết mộtcách sơ sài.

5. Trải nghiệm bây giờ, về sau mới chia sẻ

Có một tình trạng phổ biến là mọi người chụp ảnh với điện thoại cá nhânvà tải nó lên Facebook hoặc gửi email cho một người bạn liền sau đó. Điều nàykhiến cho sự trải nghiệm tại một thời điểm của cá nhân và sự chia sẻ chồng chéolên nhau. Việc làm này còn giảm thiểu sự thân mật, bởi vì toàn bộ những ngườitheo dõi bạn tham gia vào những cuộc hẹn hoặc những cuộc hội ngộ của bạn trongthời gian thực. Như việc chúng ta muốn giảm thiểu các đoạn độc thoại trong tâmđể chúng ta tiếp xúc trọn vẹn với thực tại hiện tiền, chúng ta cũng có thể làmtương tự với sự tường thuật bằng các thiết bị kỹ thuật số của mình.

6. Năng động nhưng không phản ứng lại

Bạn có thể nhận email cập nhật thông tin bất cứ khi nào có hoạt động diễnra trên một trong những tài khoản của bạn ở các trang mạng xã hội, hoặc bạn cóthể thiết lập cho điện thoại di động của bạn cung cấp những lời thông báo. Điềunày buộc bạn phải dành nhiều thời gian để phản hồi trở lại trong suốt cả ngày,dù cho bạn có muốn hay không. Có một cách tiếp cận khác là chúng ta chọn thờiđiểm để tham gia cuộc đàm luận, và sử dụng thời gian lúc mình không đăng nhậpvào các trang mạng xã hội để lựa chọn những giá trị mà ta có thể đem đến chomọi người.

7. Hãy phản hồi với tất cả sự chú tâm

Mọi người thường chia sẻ những đường liên kết mà không thực sự đọc nhữngthông tin đó, hoặc đưa ra những lời bàn về các thông tin đăng tải khi họ chỉnhìn lướt qua chúng. Nếu món quà lớn nhất mà chúng ta có thể trao tặng cho mộtai đó là sự chú ý của mình, thì các trang mạng xã hội cho phép chúng ta trởthành một người vô cùng tốt bụng. Chúng ta có thể không đủ sức để phản hồi lạitất cả mọi người, nhưng hãy phản hồi một cách cẩn trọng để có thể tạo ra sựkhác biệt.

8. Hạn chế sử dụng mạng xã hội thông qua các thiết bị điện tử di động

Trong năm 2009, Trung tâm nghiên cứu Pew phát hiện ra rằng, có 43% ngườidùng điện thoại di động truy cập vào mạng lưới internet trên thiết bị của họnhiều lần trong ngày. Đó là điều mà cựu nhân viên Microsoft, Linda, đã nói đếnnhư là "sự chú tâm khoái chí liên tục" - khi bạn thường xuyên đăngnhập vào các mạng xã hội để chắc chắn rằng bạn không bỏ lỡ bất cứ điều gì. Nếubạn quyết định hạn chế truy cập internet thông qua điện thoại di động, bạn cóthể bỏ lỡ cơ hội trực tuyến (online), nhưng bạn sẽ không bỏ lỡ những thứ phíatrước bạn.

9. Tập bỏ qua

Có thể không tử tế lắm khi không để tâm đến một số thông tin hay sự chiasẻ nào đó, nhưng chúng ta cần thời gian nghỉ ngơi để tử tế với chính mình. Nêntự cho phép mình để cho những gì thuộc về ngày hôm qua thì cho chúng trôi quađi. Theo cách này, bạn sẽ không cần phải "bắt kịp" tất cả những thôngtin cập nhật trên mạng xã hội khi mà chúng đã trôi qua, thay vào đó là sự toàntâm toàn ý vào những cuộc đàm luận hôm nay.

10. Hãy vui thích với các trang mạng xã hội

Đấy chỉ là những gợi ý để cảm nhận sự có mặt trong giây phút hiện tại vàcó chủ tâm khi sử dụng các trang mạng xã hội, nhưng chúng không phải là quy tắccứng nhắc và cố định. Hãy làm theo những bản tính tự nhiên của riêng bạn và vuichơi với mạng xã hội. Nếu bạn sống có chánh niệm khi bạn ngắt kết nối với thếgiới công nghệ, bạn sẽ có tất cả những công cụ bạn cần để có được sự chánh niệmkhi bạn trực tuyến.

(TheoTricycle Magazine, số mùa Đông năm 2011)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/12/2013(Xem: 29941)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
17/12/2013(Xem: 14757)
Khi mới thành đạo, đức Phật đã nói: “Lạ thay tất cả chúng sanh đều có đức tính trí huệ của Như Lai mà bị vô minh che lấp nên không phát hiện ra được”. Và bản nguyện của Phật là muốn khai thị cho chúng sanh ngộ nhập được tri kiến Phật của
17/12/2013(Xem: 12694)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp.
16/12/2013(Xem: 15789)
Dân tộc ta thừa hưởng nhiều tư tưởng triết lý tôn giáo cũng như chính trị và văn học của nhân loại; khởi đầu là tư tưởng Nho gia, Đạo giáo rồi đến Phật học. Suốt thời kỳ dài, "Tam giáo đồng nguyên" đã hòa hợp khá nhuần nhuyễn để dân tộc ta có một nếp sống hài hòa từ văn hóa đến kiến trúc, nghi lễ, chính trị, giáo dục, giao tế... Vì thế, những di tích còn để lại ngày nay ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung, mỗi làng đều có Đình, Miếu và chùa trong một quần thể mỗi xã, huyện.
16/12/2013(Xem: 10305)
Có một lần, đức Phật đi ngang qua bộ lạc của người Kalama. Nghe danh tiếng của Phật, người dân của bộ lạc này tìm đến đảnh lễ và hỏi Phật, Có một số đạo sư khác đi ngang qua đây. Nhưng người nào cũng làm sáng tỏ, và ca tụng quan điểm của chính mình, nhưng lại bài xích, khinh miệt, chê bai, và xuyên tạc quan điểm người khác. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân: "Trong những vị đạo sư này, ai nói sự thật, ai nói dối?"
16/12/2013(Xem: 12565)
Giới là sự khác biệt căn bản giữa người nam và người nữ, liên quan đến giới tính, đến vai trò và vị trí xã hội của họ. Vấn đề bình đẳng giới được nêu lên nhằm giải quyết sự thiệt thòi của phụ nữ vì bị đối xử phân biệt
14/12/2013(Xem: 30433)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
11/12/2013(Xem: 19271)
Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng: “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân, Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?” Dịch : “ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân, Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”
11/12/2013(Xem: 17633)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
10/12/2013(Xem: 16425)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567