Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tương lai của nhân loại

19/07/201100:37(Xem: 4653)
Tương lai của nhân loại
hoa cuc 2

J. KRISHNAMURTI
TƯƠNG LAI CỦA NHÂN LOẠI
THE FUTURE OF HUMANITY
[Nguồn: www.tchl.freeweb.hu]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG
– Tháng 5-2010 –

 Lời tựa củaDr David Bohm

Hai nói chuyện trong quyển sách này xảy ra ba năm sau một loạt mười ba nói chuyện tương tự giữa Krishnamurti và tôi đã được in trong quyển ‘Đoạn kết của Thời gian’ The Ending of Time [Harper & Row, 1985.] Do đó, chắc chắn chúng bị ảnh hưởng sâu đậm bởi điều gì đã được trình bày trong những nói chuyện đầu tiên này. Vì vậy, trong một ý nghĩa nào đó, hai quyển này trình bày những vấn đề có liên quan mật thiết cùng nhau. Dĩ nhiên, bởi vì độ dài nhiều hơn, quyển ‘Đoạn kết của Thời gian’ có thể thâm nhập vào những vấn đề này một cách sâu sắc và thấu suốt hơn. Dẫu vậy, quyển này có sự giải thích riêng của nó; nó tiếp cận những nghi vấn thuộc sống của con người theo cách riêng của nó, và cung cấp thêm những hiểu rõ quan trọng về những vấn đề này. Thêm nữa, tôi cảm thấy nó là một quyển đọc rất dễ dàng, và vì vậy có lẽ phục vụ hữu ích như một giới thiệu cho quyển ‘Đoạn kết của Thời gian’.

Chủ đề khởi đầu cho những bàn luận của chúng tôi là câu hỏi: ‘Tương lai của nhân loại là gì?’ Hiện nay câu hỏi này là một quan tâm chính đối với mọi người, bởi vì khoa học và công nghệ hiện đại đã phơi bày rõ ràng những khả năng xảy ra sự hủy diệt to tát. Và khi chúng tôi cùng nhau nói chuyện, chẳng mấy chốc đã trở nên rõ ràng rằng, nguồn gốc cơ bản của tình huống này do bởi tinh thần chung bị rối loạn của nhân loại, mà trong khía cạnh này đã không thay đổi một cách cơ bản suốt lịch sử đã được ghi chép lại và có lẽ còn lâu hơn cả lịch sử này. Chắc chắn, chúng ta cần phải tìm hiểu gốc rễ của nghi vấn này, liệu nhân loại có thể sẽ được chuyển hướng khỏi cái nguồn rất nguy hiểm hiện nay của nó?

Những nói chuyện này tạo thành một tìm hiểu nghiêm túc vào vấn đề này, và khi chúng tiếp tục, nhiều mấu chốt cơ bản về những lời giảng của Krishnamurti đã được phơi bày. Dẫu vậy, thoạt nhìn, nghi vấn của ‘tương lai của nhân loại’ dường như hàm ý rằng một giải pháp phải bao hàm thời gian tại cơ bản. Tuy nhiên, như Krishnamurti vạch rõ, thời gian thuộc tâm lý, hay ‘trở thành’, là chính nguồn gốc của những thoái hóa hiện nay, mà đang dẫn dắt ‘tương lai của nhân loại’ vào sự hủy diệt. Vẫn vậy, tìm hiểu thời gian trong cách này là tìm hiểu sự thỏa đáng của hiểu biết và tư tưởng, như một phương tiện để giải quyết nghi vấn này. Nhưng nếu hiểu biết và tư tưởng không thỏa đáng, điều gì thực sự được cần đến? Thế là thắc mắc này dẫn đến nghi vấn, không hiểu cái trí có bị giới hạn bởi bộ não của nhân loại, cùng tất cả hiểu biết mà bộ não đã tích lũy trong thời gian quá dài? Hiểu biết này, mà hiện nay quy định chặt chẽ chúng ta, thật ra, đã tạo ra một chương trình tự-hủy diệt và phi lý mà dường như bộ não bị trói buộc đầy tuyệt vọng trong đó.

Nếu cái trí bị giới hạn bởi một tình trạng như thế của bộ não, vậy thì tương lai của nhân loại phải dứt khoát không thể thay đổi được. Tuy nhiên, Krishnamurti không coi những giới hạn này như điều không thể tránh khỏi. Ngược lại, ông nhấn mạnh rằng, tại cơ bản cái trí được tự do khỏi khuynh hướng biến dạng sẵn có trong tình trạng bị quy định của bộ não, và rằng qua sự thấu triệt xảy ra do bởi sự chú ý đúng đắn không-phương hướng và không có một trung tâm, nó có thể thay đổi những tế bào của bộ não và xóa sạch tình trạng bị quy định gây hủy diệt. Nếu điều này là đúng, vậy thì phải có loại chú ý này là điều quan trọng cực kỳ, và chúng ta phải trao cho nghi vấn này cùng sự mãnh liệt của năng lượng mà thông thường chúng ta trao cho những hoạt động khác của sống mà có tầm quan trọng sống còn cho chúng ta.

Tại mấu chốt này, cũng cần thiết phải lưu ý rằng thật ra sự nghiên cứu hiện đại đưa ra những ủng hộ đáng kể cho khẳng định của Krishnamurti rằng sự thấu triệt có thể thay đổi những tế bào não. Ví dụ, hiện nay người ta biết rõ rằng có những chất quan trọng trong bộ não, những hormon và những chất dẫn truyền xung thần kinh, mà tại cơ bản, gây ảnh hưởng toàn sự vận hành của bộ não và hệ thần kinh. Những chất này phản ứng, từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, đến điều gì một người biết, đến điều gì anh ấy suy nghĩ, và đến điều gì tất cả việc này có nghĩa đối với anh ấy. Hiện nay người ta đã thiết lập rõ ràng rằng, trong cách này những tế bào não và sự vận hành của chúng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi hiểu biết và tư tưởng, đặc biệt khi chúng gây ra những cảm xúc và những đam mê mãnh liệt. Vì vậy hoàn toàn hợp lý khi nói rằng sự thấu triệt, mà phải bắt nguồn trong một trạng thái của năng lượng và đam mê vô hạn thuộc tinh thần, có thể thay đổi những tế bào não thậm chí còn thâm sâu vô cùng.

Một cách cần thiết, điều gì đã được nói ở đây giới thiệu vắn tắt một nét chính của điều gì trình bày trong những nói chuyện, nhưng không thể phơi bày đầy đủ mục đích và chiều sâu của sự tìm hiểu vào bản chất của ý thức con người, và của những vấn đề đã phát sinh trong ý thức này được trình bày trong đó. Thật ra tôi muốn nói rằng, quyển sách dễ đọc và chính xác này đã là một thành công, bởi vì nó chứa đựng tinh thần cốt lõi của tổng thể những lời giảng của Krishnamurti, và khai sáng thêm nhiều vấn đề quan trọng cho chúng.

David Bohm.

David Bohm
DavidBohm
 
Born December 20, 1917(1917-12-20)
Wilkes-Barre
, Pennsylvania, U.S.
Died October 27, 1992 (aged 74)
London
, UK
Residence United Kingdom
Citizenship British
Nationality British
Fields Physicist
Institutions Manhattan Project
Princeton University

University of São Paulo

Technion

University of Bristol

Birkbeck College
Alma mater Pennsylvania State College
California Institute of Technology

University of California, Berkeley
Doctoral advisor Robert Oppenheimer
Doctoral students Yakir Aharonov
David Pines

Jeffrey Bub

Henri Bortoft
Known for Bohm-diffusion
Bohm interpretation

Aharonov-Bohm effect

Holographic paradigm

Holonomic model

Bohm Dialogue
Influences Albert Einstein
Jiddu Krishnamurti

Arthur Schopenhauer

Georg Wilhelm Friedrich Hegel
Influenced John Stewart Bell


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/07/2011(Xem: 7300)
Một cái trí chuyên biệt hóa không bao giờ là một cái trí sáng tạo. Cái trí mà đã tích lũy, mà đã đắm chìm trong hiểu biết, không thể học hành.
15/07/2011(Xem: 6144)
Khi năng lượng không bị hao tán qua sự tẩu thoát, vậy thì năng lượng đó trở thành ngọn lửa của đam mê. Từ bi có nghĩa đam mê cho tất cả. Từ bi là đam mê cho tất cả.
13/07/2011(Xem: 5500)
Có một khác biệt giữa không gian bên ngoài, mà vô giới hạn, và không gian bên trong chúng ta hay không? Hay không có không gian bên trong chúng ta gì cả và chúng ta chỉ biết không gian bên ngoài mà thôi?
12/07/2011(Xem: 5722)
Chúng ta là kết quả của những hành động và những phản ứng của mỗi người; văn minh này là một kết quả tập thể. Không quốc gia hay con người nào tách rời khỏi một người khác...
07/07/2011(Xem: 3807)
Chủ đề tối nay là quan điểm của Phật giáo đối với vấn đề đạo đức tình dục. Phổ thông mà nói, trong Phật giáo, chúng tôi luôn luôn cố gắng để đi theo con đường trung đạo, và vì thế sự quan tâm đến tình dục, chúng tôi muốn tránh hai cực đoan. Một cực đoan là thể hiện quá nghiêm khắc và khốc liệt. Quan điểm này nhìn tình dục như điều gì ô uế và, một cách căn bản là, xấu xa. Nhưng, rồi thì, chúng tôi cũng muốn tránh một cực đoan khác, đấy là thái độ đối với tình dục là bất cứ điều gì cũng tốt, cũng okay: “Cứ biểu lộ cá tính của bạn.”... Sự lèo lái của sinh lý học, mặc dù là một phần của điều mà phương Tây chúng ta gọi là “tự nhiên,” từ quan điểm Phật giáo, chính là một phần cơ cấu của luân hồi sinh tử.
29/06/2011(Xem: 5825)
Chắc chắn, giáo dục không có ý nghĩa gì cả nếu nó không giúp bạn hiểu rõ sự rộng lớn vô hạn của cuộc sống với tất cả những tinh tế của nó, với vẻ đẹp lạ thường của nó, những đau khổ và hân hoan của nó.
23/06/2011(Xem: 15143)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
20/06/2011(Xem: 10881)
Người đời thường nói: “Đời không Đạo, Đời vô liêm sĩ” nghĩa là: “Nếu cuộc đời mà thiếu Đạo Đức thì con người sẽ dã man độc ác không còn nhân cách”. Để giải thích và chứng minh câu này hôm nay tôi xin trình bày đề tài: “Phật Giáo với Đạo Đức”.
31/05/2011(Xem: 3585)
Khái niệm “kinh tế học Phật giáo” đã trở nên có ý nghĩa từ sau khi cuốn “Nhỏ Thì Đẹp” (Small is Beautiful) của E.F. Schumacher được xuất bản vào cuối nữa thế kỷ 20. Kinh tế học hiện đại, được xác định như một ngành khoa học xã hội với những phương pháp cụ thể - đặc điểm của khoa học xã hội và tự nhiên, đã xem tất cả những vấn đề đạo đức là nằm bên ngoài lĩnh vực kinh tế.
25/05/2011(Xem: 3422)
Dù rằng, người viết không hề tham vọng và miễn cưỡng đem các lãnh vực học thuật xã hội ra để so sánh, hoặc đem Phật pháp ra minh chứng cho các lãnh vực này. Phật pháp với đời cũng chỉ là:"ngón tay để chỉ mặt trăng"[1], hoặc chiếc bè để sang sông"[2], nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết đem lại bình an cho cuộc sống. Vậy, kinh tế, chính trị,v.v… không hẳn là Phật pháp, nhưng Phật pháp có thể bao gồm tất cả lãnh vực này. Nếu cho rằng Phật giáo là cái này hay cái kia, không khác gì người mù sờ voi! Rơi vào định kiến phiến diện đầy sai lầm! Chỉ có thể cho rằng: "Phật pháp là chân lý thực tại hay con đường thoát khổ"[3]mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567