Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khủng Hoảng Kinh Tế Nhìn Từ Quan Điểm Phật Giáo

30/11/201011:05(Xem: 3183)
Khủng Hoảng Kinh Tế Nhìn Từ Quan Điểm Phật Giáo

Lời Phật dạy: “Tất cả chỉ là phương tiện.” Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay xuất phát từ việc con người đã quên đi sự thật này.

Thời kỳ sơ khai của nhân loại: Chưa sử dụng tiền “phương tiện”

Trong buổi đầu bình minh của nhân loại, cuộc sinh kế của con người chủ yếu qua phương cách tự cung tự cấp, tự sản tự tiêu. Nhân loại thời kỳ này tự săn bắn, hái lượm để sinh sống. Rồi nhân loại ngày càng đông và kết hợp với kỹ thuật săn bắn, trồng trọt, chăn nuôi theo thời gian mà được cải thiện làm cho sản vật ngày càng nhiều và con người bắt đầu thấy nhiều sản vật mình làm ra không sử dụng hết, trong khi người khác lại làm ra nhiều sản vật khác mà mình không làm được. Thế là nảy sinh nhu cầu trao đổi hàng hóa, sản vật này với sản vật kia. Và con người bắt đầu nghĩ ra cách trao đổi, ví dụ: 1 con gà đổi lấy 2 kg thóc, và họ nghĩ đơn giản là nuôi 1 con gà cũng tốn công tương đương làm ra 2 kg thóc...


Thời kỳ nhân loại bước vào kỷ nguyên sử dụng tiền để làm “phương tiện” trung gian trao đổi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ

Với sự tiến bộ qua quá trình lao động sản xuất, lực lượng sản xuất và các công cụ sản xuất ngày càng phát triển, cải tiến, quan hệ sản xuất từng bước điều chỉnh đưa đến sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, nhân loại tiến tới sản xuất hàng hóa.

Nhu cầu phải có một vật để làm phương tiện trung gian trao đổi giữa các hàng hóa với nhau. Và nhân loại nghĩ ra một phương tiện gọi tên là “tiền” để làm phương tiện trao đổi hàng hóa.

Tiền là phương tiện trong thời kỳ này được làm bằng các kim loại (vàng, bạc, đồng, nhôm) tùy theo mỗi quốc gia. Tiền được biểu hiện bằng giá trị của các kim loại quý này đóng vai trò biểu hiện giá trị của vật được trao đổi. Tiếp theo để thuận tiện trong lưu thông, và dễ in ấn nhân loại phát minh ra tiền giấy. Đến đây thì “giấy” bản thân nội tại của nó không có giá trị mà chỉ là dấu hiệu của giá trị được công nhận trong phạm vi quốc gia phát hành mà thôi.

Theo kinh tế học, tiền có 5 chức năng sau đây:

1. Thước đo giá trị: đây là chức năng chính yếu của tiền, do vậy nó phải được biểu hiện bằng vàng vì đây là kim loại quý hiếm;

2. Phương tiện lưu thông (trong chức năng này nó đã bộc lộ mầm móng khủng hoảng kinh tế vì hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian, như vậy giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó);

3. Phương tiện cất trữ;

4. Phương tiện thanh toán (chức năng này cũng chứa đựng mầm mống khủng hoảng kinh tế); và

5.Tiền tệ thế giới

Thời đại tiền lên ngôi

Trong hai thế kỷ vừa qua, đặt biệt là thế kỷ 20, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, sự lớn mạnh của lực lượng sản xuất về tri thức đã tạo nên một nền kinh tế hàng hóa phát triển vũ bão, hàng hóa sản xuất nhiều đến nỗi tạo ra cảnh nơi thừa thì dùng lương thực làm nguyên liệu chạy đầu máy xe lửa thơm phức nơi thì thiếu đói. Cuộc khủng hoảnh kinh tế 1930 là minh chứng.

Giao thương của nhân loại ngày càng mở rộng, xuyên biên giới, toàn cầu hóa. Tất nhiên trong giai đoạn này tiền với chức năng tiền tệ quốc tế được biểu hiện bằng “giấy” và người ta thường sử dụng tiền của các quốc gia có nền kinh tế mạnh. Một trong những đồng tiền được các nước sử dụng trong giao thương nhiều nhất là đồng đô-la Mỹ, nơi có nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Và từ đây ta bắt đầu phân tích trò chơi của “phương tiện tiền” trong giai đoạn hiện đại tại Mỹ như sau:

Phải thừa nhận Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế lớn nhất toàn cầu và là nơi tập trung hầu hết các định chế tài chính ngân hàng và các định chế tài chính như ngân hàng (bank-like institutions) nhiều nhất trên thế giới. Và những định chế này đã “chế” ra các trò chơi tiền dưới nhiều hình thức khác nhau mà ta thường gọi các các sản phẩm tài chính phái sinh “derivative” nhiều nhất trên thế giới.

Và sau đây là ví dụ minh họa quy trình của trò chơi tạo giá trị ảo được bắt đầu từ loại tín dụng dưới chuẩn (subprime credit):

1. Ngân hàng cho vay mua nhà, thế chấp bằng chính ngôi nhà đó;

2. Ngân hàng phát hành chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản thế chấp đó (mortgaged-back securities);

3. Các nhà đầu tư, quỹ đầu tư, công ty đầu tư tài chính (các loại này rất nhiều ở Mỹ nhưng lại không được giám sát chặt chẽ như các ngân hàng) nhảy vào mua bán các loại chứng khoán này;

4. Các chủ thể đầu tư được đề cập ở mục 3 bắt đầu dùng nhiều “tiểu xảo kỹ thuật” để thổi giá trị của các chứng khoán này thêm nữa, đã ảo bây giờ càng ảo hơn, tất nhiên các cơ quan chức năng của chính phủ không kiểm soát được các “trò” này;

5. Lại thêm công ty bảo hiểm nhảy vào để “bảo hiểm tài chính” cho các chứng khoán loại này.

Ta thử hỏi qua 5 bước cơ bản trên, giá trị một ngôi nhà được thể hiện bằng một tờ “giấy” có thể được thổi lên gấp bao nhiêu lần? Và với loại tín dụng dễ dãi trên người ta đua nhau mua nhà để bán lại hưởng chênh lệch thì giá nhà tăng chóng mặt tạo nên giá trị bong bóng ảo.

Đáng lẽ trong thời kỳ này, Quỹ Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System – gọi tắt là FED) và các cơ quan chuyên trách của chính phủ Mỹ phải sử dụng các công cụ hay sáng tạo ra các công cụ mới để kiểm soát, kiềm chế cuộc chơi tạo giá trị ảo này, thì FED lại quên mất đi vai trò và chức năng của mình.

Và nguy hiểm hơn, FED lại kích thích “con thỏ luôn chạy theo lợi nhuận một cách không đáy này” bằng cách liên tục cách giảm lãi suất từ 7%-6% xuống đến 1-2% (giai đoạn cách đây vài năm) hành động đó của FED thúc đẩy cuộc đua “ảo” sụp đổ nhanh chóng.

Trở lại quy trình trên tại mục số 1, khi giá nhà quá cao vượt giá trị thực rất lớn, thì nó bị đứng lại. Người ta hết khả năng mua nhà và trả nợ, số 1 sụp đổ, các số còn lại tự động đổ nhào theo hiệu ứng domino, đưa đến thị trường tài chính khủng hoảng.

Như ta đã biết thị trường Mỹ là nơi mơ ước của các nước. Các nước luôn xây dựng chiến lược xuất khẩu hướng về thị trường này, người ta nói “không mợ thì chợ vẫn đông” nhưng trên thực tế thì không ai muốn “mợ” này vắng mặt trong chợ cả!

Dân Mỹ tha hồ tiêu xài, mua sắm hàng hóa các nước (có cả mua chịu – tín dụng tiêu dùng) trong khi xuất khẩu Mỹ thì chậm hơn, dẫn đến cán cân thương mại thâm hụt mất cân bằng, cộng với chi phí chiến tranh dẫn đến thâm hụt ngân sách, thế là Mỹ phát hành trái phiếu. Các nước lại đua nhau mua (Trung quốc mua nhiều nhất!).

“Các dòng “sông tiền” đều đổ về “biển” Mỹ.

Và như trên đã phân tích, khi số “1” đổ nhào, thế là một mớ bòng bong ma trận đầu tư rối loạn, mất niềm tin, đưa đến khủng hoảng kinh tế.


Lời Phật dạy: “Tất cả chỉ là phương tiện”

Phật đã dạy rằng vật chất, thân này chỉ là phương tiện. Chúng ta sử dụng “vật chất-thân-tiền” như bản chất của nó mà thôi. Theo Phật thân này là “bàn đèn” để “ngọn đèn tâm” sáng tỏ. Phật không bài bác vật chất nhưng cũng không bám víu và chạy theo nó quá trớn. Rời bỏ “bàn đèn” thì không có “ánh sáng”, nhưng bám víu “bàn đèn” quá thì “ánh sáng không cao”. Chỉ có sử dụng nó đúng cách như bản chất của nó thì ánh sáng tỏ, đó chính là là “Trung đạo”, cái này có vì cái kia có, bỏ cái này thì cái kia không có.

Chúng ta ngày nay không những chạy theo, bám víu (tất nhiên vì chúng ta là người tục) mà còn biến hóa, thổi giá trị của nó lên cao, mà khi nó đã thoát khỏi bản chất của nó thì nó không còn là cái mà các nhà kinh tế học đã định nghĩa ban đầu là “phương tiện” mà thôi.


Kết luận:

Việc phân tích đến đây đã rõ, nếu chúng ta quyết định tiếp tục dùng “hao phí lao động sáng tạo của trí óc” để tiếp tục trò chơi này thì phải có các công cụ, biện pháp để kiểm soát nó.

Tuy nhiên, nói gì thì nói, cũng phải nhận thấy bản chất của tiền tệ chính là phương tiện, mà đã là phương tiện thì chỉ nên sử dụng nó đúng như bản chất của nó mà thôi. - 2009

Theo www.hoangphap.info

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/01/2011(Xem: 6608)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
05/01/2011(Xem: 3559)
Nền giáo dục của Đức Phật đứng trên lập trường nhân bản, nêu cao tinh thần tự giác của con người, đó là vấn đề chủ yếu giúp con người đánh thức trí tuệ của mình, biết điều hành được cuộc sống tâm lý và vật lý của chính mình để đạt đến giải thoát và giác ngộ, biết hướng con người thích ứng với môi trường sống trong xã hội tiến bộ, biết sáng suốt nhìn và biết sống như thế nào để đem lại hạnh phúc cho chính mình và cộng đồng xã hội…
05/01/2011(Xem: 9446)
Hiện đại hoá đạo Phật không có nghĩa là thế tục hóa đạo Phật. Đạo Phật đi vào cuộc đời nhưng không bị cuộc đời làm giảm mất đi những đặc tính siêu việt của nó.
05/01/2011(Xem: 3519)
Dù là thuyết giảng, phân tích hay đàm thoại, đức Phật đều sử dụng một loạt các phương pháp giáo dục thực hành tiêu chuẩn. Ngài nhắm vào trình độ trí thức của người học và tuyên giảng cùng một ý tưởng bằng nhiều phương thức khác nhau tùy theo bản tánh và thể chất của người nghe.
05/01/2011(Xem: 36539)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 51639)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
03/01/2011(Xem: 4840)
Tôi có nhân duyên với Đạo Phật từ khá sớm, hồi còn học trung học vào đầu thập niên 40. Thế Giới ấy đối với tôi là niềm vui thích và tin tưởng càng ngày càng lớn.
02/01/2011(Xem: 8494)
Người xưa nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Con người có mặt trong cuộc sống, ngoài việc phải nắm bắt thời gian, giành lấy thời gian, tận dụng thời gian, làm nhiều việc mang lại lợi ích cho xã hội, ngoài mục đích kéo dài tuổi thọ về mặt thời gian ra, còn cần phải mở rộng phạm vi đời sống, mở mang không gian tâm linh, để bản thân có thể hòa nhập vào nhân quần, hướng về cộng đồng thế giới.
01/01/2011(Xem: 10400)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
29/12/2010(Xem: 4351)
Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thời đại của nhiều cuộc khủng hoảng to lớn, đương đầu với những thách thức trầm trọng nhất...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]