Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm Thức, Bộ Não Và Vật Chất – Các Đàm Luận Giữa Tư Tưởng Phật Giáo Và Khoa Học

20/01/201305:57(Xem: 4962)
Tâm Thức, Bộ Não Và Vật Chất – Các Đàm Luận Giữa Tư Tưởng Phật Giáo Và Khoa Học

Tâm Thức, Bộ Não Và Vật Chất
Các Đàm Luận Giữa Tư Tưởng Phật Giáo Và Khoa Học
Phúc Cường trích dịch

Hội đàm Tâm thức và Đời sống (Mind and Life) lần thứ 25 về chủ đề “Tâm thức, Bộ não và Vật chất- các đàm luận giữa tư tưởng Phật giáo và Khoa học” diễn ra tại tự viện Drepung ở Mundgod, karnataka, Ấn Độ từ ngày 17 đến 22 tháng 1.

Hội đàm được truyền hình trực tuyến trên Internet. Hai mươi nhà khoa học và triết gia hàng đầu thế giới cùng với Đức Dalai Lama và các học giả cao cấp của Tây Tạng tham gia hội đàm trong một tuần về các chủ đề bao gồm lịch sử của khoa học và các cuộc cách mạng trong nhận thức của chúng ta về vũ trụ vật lý và bản chất tâm. Các phương pháp triết học cổ điển và khoa học sẽ được thảo luận cùng các chủ đề liên quan tới vật lý lượng tử, khoa thần kinh học, tư tưởng phương Tây hiện đại và Phật giáo về thức. Bên cạnh đó, các ứng dụng của thực hành Thiền quán trong y học trị liệu và giáo dục cũng sẽ được đề cập.

hoi_da_dat_lai_lat_ma_909497569

Cung đón Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Tự viện Drepung Lachi tại Mundgod, Ấn Độ,
ngày 16 Tháng 1 2013. Photo / Jeremy Russell / OHHDL

Nội dung chương trình như sau:

Nội dung chương trình như sau:
Ngày 17- Giới thiệu
Buổi sáng: Khảo sát Bản chất của Thực tại: các viễn cảnh Phật giáo và Khoa học
Buổi chiều: Chuyên đề: Khả năng của Khoa học: Tri thức và Bản chất của Thực tại
Ngày 18 - Chủ đề về Vật lý
Buổi sáng: Vật lý lượng tử, thuyết tương đối và Vũ trụ học
Buổi chiều: Bản chất của Thực tại
Ngày 19- Khoa Thần kinh học
Buổi sáng: Thay đổi bộ não
Buổi chiều: Khảo sát Tính linh hoạt của bộ não
Ngày 20- Thức
Buổi sáng: Thức trong Khoa học và Triết học Phương Tây
Buổi chiều: Các cách tiếp cận về Thức
Ngày 21- Các ứng dụng của Thiền Quán
Buổi sáng: Các ứng dụng của Thiền Quán trong y học trị liệu và giáo dục
Buổi chiều: Thúc đẩy sự Phát triển Con người
Ngày 22: Những định hướng tương lai
Buổi sáng: Tương lai của Giáo dục khoa học tại Tự viện và Phật giáo, Khoa học và Hiện đại.


Đức Đạt Lai Lạt Ma tới Mundgod

Tham dự buổi Hội đàmTâm thức & đời sống lần thứ 26

Mundgod, Karnataka, Ấn Độ, 16 tháng 1 năm 2013

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từ Delhi đến Goa và viếng thăm Ling Rinpoche, hóa thân của thầy giáo thọ của mình. Sau đó ngài đã được Ganden Tri Rinpoche, Sharpa Choje và Jangtse Choje cùng với các thành viên của Viện Tâm thức và Đời sống (the Mind and Life) cung đón tại Lachi Drepung.

Đức Đạt Lai Lạt ma đã chia sẻ tới các Lạt ma và tăng sĩ những Phật sự của ngài trong hơn một tháng qua từ khi ngài truyền trao các giáo pháp Lam Rim. Ngài đã hài ước rằng, trong dịp đó, ngài đã luận giải các quan điểm của đức Long Thọ trong thời gian đức Long Thọ tham gia vào tranh biện với các nhà duy vật cổ Ấn Độ và lần này ngài đã đưa tới những đại diện của chủ nghĩa duy vật hiện đại, đó là các nhà khoa học tại Viện Tâm thức và Đời sống.

Ngài cũng chia sẻ về chuyến viếng thăm đến Patna, thủ phủ của Tiểu bang Bihar, nơi ngài đã gặp Bộ trưởng Nitish Kumar, và tham dự buổi Hội nghị Tăng đoàn Phật giáo quốc tế. Ngài bộ trưởng đã thuyết trình về kế hoạch phát triển khu bảo tháp Pataliputra Karuna trở thành một trung tâm tu học. Tại Sarnath, Varanasi, ngài đã truyền trao bộ luận Nhập Bồ Tát Hạnh của đạo sư Shantideva và tham dự Hội nghị quốc tế về Phật giáo và Xã hội. Ở Delhi, một vài ngày trước đây, ngài tham gia một buổi pháp đàm tại Đại học Delhi với các giảng viên và sinh viên, cùng các thành viên của viện Tâm thức và Đời sống, ngài hy vọng sẽ xây dựng một nội dung giảng dạy đưa đạo đức thế tục vào chương trình giáo dục hiện đại.

Ngài đã biết một số nhà khoa học tại Viện Tâm thức và Đời sống trong nhiều năm và rằng họ là hình mẫu về những phẩm chất của các nhà tư tưởng chân chính mà đạo sư Aryadeva đã khái quát, đó là sự khách quan và tự do khỏi định kiến; trí tuệ sắc bén và khả năng tham gia vào các lĩnh vực sâu sắc, được thúc đẩy và mong muốn khám phá để tương lai của khoa học có thể phục vụ nhân loại. Ngài dạy rằng, "mặc dù giới nguyện Bồ Tát không cho phép giành thời gian hơn 1 tuần cùng với những người không thực hành lý tưởng Đại thừa, nhưng quý vị không nên nuôi dưỡng những lo sợ như vậy khi giành một tuần với các nhà khoa học này."

2013-01-19-Mundgod-N04Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ với những chư tăng và những thành viên
tham gia hội đàm Tâm thức và Đời sống tại Tự viện Drepung Lachi
tại Mundgod, Ấn Độ, ngày 16 tháng 1 năm 2013. Photo / Tenzin Choejor / OHHDL

Ngài chia sẻ về những tình cảm khi tới tự viên Drepung thời gian này, ngài nhắc lại rằng kể từ khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ hai, Gendun Gyatso là trụ trì tại đây, tự viện Drepung đã là nơi thực hành của các đời Đạt Lai Lạt Ma. Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm chuyển đến Cung điện Potala khi ngài đảm nhận trọng trách là lãnh tụ tâm tinh và thế tục của Tây Tạng, và ngài suy ngẫm lại rằng nếu ngài được ở Tây Tạng thì khi rời trọng trách chính trị cách đây gần hai năm, ngài có thể sẽ không ở Potala và Norbulingka mà trở lại Drepung.

Chứng kiến hàng ngàn các học giả và các bậc thầy thuộc cộng đồng Drepung, Đức Đạt Lai Lạt Ma cảm thấy hoàn toàn hợp lý khi coi tự viện Drepung là trung tâm Nalanda của Tây Tạng. Ngài luận giải, "tôi bắt đầu những cuộc đối thoại như thế này với các nhà khoa học do tính hiếu kỳ của riêng bản thân, nhưng khi sự hữu ích trở nên rõ ràng đối với các đệ tử Phật, những người đã quen thuộc với thế giới nội tâm, nhưng cũng cần hiểu biết về thực tại bên ngoài, tôi mong nguyện mở ra cho họ. Tôi mong nguyện mang sự hiểu biết khoa học tới truyền thống của chúng ta. Các chư tăng sẽ tới lắng nghe các cuộc đối thoại này và tôi cho rằng sẽ rất hữu ích được nếm trải pháp vị này".

Khóa đàm luận Tâm thức và Đời sống lần thứ 26 bắt đầu tại Drepung từ sáng ngày 17 và kéo dài trong sáu ngày.

Phúc Cường trích dịch
Nguồn: Dalailama.com/news

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/03/2012(Xem: 4857)
Đầu năm mới năm nay, chúng ta có thể bắt đầu tụ hội ở Âu Châu này cùng giảng nói Phật pháp với mọi người, tôi cảm thấy rất là hoan hỉ, nhân duyên thực là tốt đẹp không gì bằng. Lần giảng này, chúng ta chọn lấy đề tài là “Nhận Thức Phật Giáo”. Từ những năm trước, Miếu Thiên Hậu ở Cựu Kim Sơn từ Đài Loan tách nhánh đến nước Mỹ có mời tôi diễn giảng, tôi liền nghĩ ngay đến đề tài này, đồng thời cũng viết ra một đại cương như vậy.
04/03/2012(Xem: 46017)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
02/03/2012(Xem: 3664)
Phật giáo đã tìm thấy ở các nước phương Tây một không gian mới mẻ để phát triển, tuy nhiên, quá trình phát triển một nền Phật giáo phương Tây không phải là không có chướng ngại và ngộ nhận.
02/03/2012(Xem: 3601)
Nếu định nghĩa tôn giáo, tức đạo, là con đường dẫn tới chân lý và giác ngộ và giải thoát, thì đạo Phật một đạo giác ngộ và giải thoát đúng là một tôn giáo. Vì bản thân Phật pháp đã từng được đức Phật ví như cái bè dùng để qua sông, hay ngón tay chỉ mặt trăng, nghĩa là như một phương tiện, chứ không phải là một cứu cánh, thì đạo Phật đúng là một tôn giáo như vậy. Khác với giáo chủ của các tôn giáo khác, Đức Phật không bao giờ tự gán cho mình quy chế Thượng đế, con Thượng đế, hay là phái viên của Thượng đế. Phật tự xem mình là “vị thầy chỉ bày con đường” (Margadata),tức là con đường Bát chánh đạo đã dẫn tới giác ngộ và giải thoát, con đường đoạn trừ mọi khổ đau.
28/02/2012(Xem: 6404)
Phật pháp vô lượng Giáo lý vô biên Ta bước lên thuyền Mong qua khỏi bến Niết bàn sẽ đến Chú trọng tinh thần Suy lý tìm chân Ấy là thức ngộ Hành là tự độ Rồi mới độ tha Vượt biển ta bà Về nơi an lạc
26/02/2012(Xem: 8329)
Trong đời của mỗi một con người chúng ta, việc đáng quan tâm nhất, hẳn là chính mình; mà trong vấn đề chính mình, quan trọng hơn cả chính là vận mệnh, số phận hay số kiếp. Về cách nhìn vận mệnh, có người cảm thấy rằng bất cứ việc gì của mình cũng không bằng người ta, vận mệnh lận đận éo le, liền giận trời trách người; có người thì tin rằng tất cả họa phước giàu nghèo đều là do sự sắp đặt của số phận, vì vậy khi gặp phải những khó khăn thì chỉ biết cam chịu số phận; có người thì lại bằnglòng với số phận, vì thế họ không còn lo sợ gì cả, đối với những khó khăn khốn đốn trong cuộc sống, thì lại an bần thủ tiết.
21/02/2012(Xem: 4944)
Trong suốt dòng lịch sử tư tưởng của nhân loại, cách riêng, của Tây phương, chưa có tư tưởng gia nào gây ra nhiều tranh luận, mâu thuẫn, ngờ vực và nhất là ngộ nhận như Friedrich Nietzsche (1844-1900).
20/02/2012(Xem: 6934)
Nếu bạn dự định đăng tải gì đó, bạn phải luôn tự hỏi: Nó có đúng không? Nó có cần thiết không? Nó có phù hợp không?
17/02/2012(Xem: 3475)
Hôn nhân là một quy ước xã hội, một thể chế được tạo nên bởi con người vì sự thiết thực và hạnh phúc của con người, để phân biệt xã hội loài người từ đời sống động vật và duy trì trật tự và hòa hợp trong quá trình sinh sản. Mặc dù các kinh điển Phật giáo không nói gì đến chủ đề của chế độ một vợ một chồng hoặc chế độ đa thê, các Phật tử được khuyên nên giới hạn bản thân để chỉ có một vợ. Đức Phật không đặt quy tắc về cuộc sống hôn nhân nhưng đã đưa ra lời khuyên cần thiết về việc làm thế nào để sống một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.
17/02/2012(Xem: 3940)
Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời, bởi vì Phật giáo bao gồm nhiều tông phái và sự thực hành, hoặc những gì chúng ta gọi là truyền thống. Những truyền thống này đã phát triển trong những thời điểm khác nhau và các nước khác nhau, và trong vài mức độ cách biệt nhau. Mỗi tông phái đã phát triển tính năng đặc biệt mà một người quan sát bình thường có thể nhận ra được sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, những khác biệt này thường xuyên bao phủ văn hóa một cách đơn thuần, và trong các trường hợp khác, chúng nó chỉ khác biệt trong sự chú trọng cách tiếp cận. Trong thực tế, tất cả các truyền thống được củng cố bởi điểm cốt lõi của niềm tin và sự thực hành phổ biến
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567