Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận với Hoàng Tử Panu của Thái Lan, 1960 - Ấn Độ

11/05/201200:16(Xem: 7407)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận với Hoàng Tử Panu của Thái Lan, 1960 - Ấn Độ
Dalailama_1
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN
VỚI HOÀNG TỬ PANU CỦA THÁI LAN, 1960 - ẤN ĐỘ
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

Không có cuộc viếng thăm Ấn Độ nào hoàn toàn nếu khôngcó việc gặp gở vị hiền nhân trẻ tuổi phi thường này. Hoàng Tử Panu danh dự được có buổi đàm luậnvới vị Thánh Vương (God King)Tây Tạng. Ông mang tặng phẩm và họ đã trao đổi tấm khăn choàng truyền thống với tháiđộ tôn kính. Hoàng Tử Panu đã thỉnh cầuĐức Đạt Lai Lạt Ma mở lòng tuyên bố ... với thế giới.

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma đã nói rằng, "Đôi khi tiến trình trong lãnh vực khoa họccho phép người ta khai thác thiên nhiên làm nên những lợi ích và hạnh phúc chonhân loại. Tuy nhiên, bất hạnh thay nhữngtiến bộ vĩ đại nhất của khoa học lại được sử dụng để phát triển vũ khí tànphá. Ngay cả tệ hại hơn là những kẻ mạnhmẽ hơn đã biểu lộ nhằm để thống trị đàn áp người yếu thế. Loài người vì thế phải sống liên tục trong sợhãi và khốn khổ. Nổi khổ đau này có thểtruy tầm đến lòng vị kỷ của con người, là điều làm cho người ta chỉ nghĩ trongdạng thức của chiến thắng cho người ấy và đánh bại người khác. Phương thức chửa trị duy nhất cho sai lầm nàylà việc khôi phục chí nguyện hướng về tôn giáo và làm mới sự thực tập hướng đếnchân lý tôn giáo. Đức Thế Tôn rất vui mừngkhi chúng ta tầm cầu sự quy y trong ba ngôi tôn quý, Đức Phật, giáo huấn củaNgài và đệ tử của Ngài, niềm tin và quán chiếu trong chuỗi nhân quả, nhận ra lỗilầm và đạt đến đạo đức. Tất cả chúng taphải nhận ra rằng tất cả chúng sinh là thân quyến với nhau và chúng ta phảihành động vì lợi ích của họ. Nếu loàingười chấp nhận ý tưởng này thì nền hòa bình thế giới không thể nào không hiệnhữu. Tất cả mọi người bất chấp chủng tộctạo nên hòa bình và hạnh phúc. Không aimuốn khốn khó và khổ đau. Con người cóthể vượt lên trên thế giới loài vật chỉ khi mà họ từ bỏ việc làm tổn thương kẻyếu, và chỉ khi người ta tôn trọng quyền của những người yếu đuối nhất. Duy chỉ chấp nhận và thực hành chân lý nàychúng ta mới có thể bảo tồn những thành tựu vĩ đại của loài người.

Tôi xin nhân cơ hội này để cảm ơn mọi người trênthế giới, Phật tử và không Phật tử, những người đã biểu lộ lòng cảm thông vàgiúp đở đồng bào tôi và cá nhân tôi vào lúc đau buồn và thảm kịch này. Tôi không muốn nói bất cứ điều gì gợi lại ký ứcthương đau trong cảm nhận của tôi, nhưng hầu hết quý vị đã biết những gì đã xảyra và đang xảy ra ở Tây Tạng. Sự cảmthông của quý vị đã ban cho đồng bào Tây Tạng và chính tôi sự an ủi, khích lệvà hy vọng trong những ngày đau thương này của chúng tôi."

dalailama-panu2Hoàng Tử Panu sau đấy đã đề cập rằng, Đức ĐạtLai Lạt Ma đã được xem như một vị Phật Sống hay một vị Thánh Vương, và ông thỉnhcầu vị hiền nhân trẻ tuổi hãy hy vọng trong thảm kịch này.

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma đã nói rằng, "Có gì đáng chú ý, tôi chỉ là một môn đệ của ĐứcThế Tôn."

Cùnglúc Hoàng Tử Panu đã hỏi, có phải Đức ĐạtLai Lạt Ma đã đở đầu cho một sự đối kháng với việc xâm lược của Trung Cộng đơngiản nhằm để tái lập quyền lực và sự giàu sang.

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma nói rằng, "Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi chỉ khao khát quyền lựcvà giàu sang mà tôi có thể đạt được thật sự bằng việc từ bỏ quyền lợi của những người chống lai sự xâm lược của Trung Cộng. Từ lúc thiếu thời tôi đã chỉ được dạy về sựcao thượng ...(!), tất cả hàng Phật tử phải biết rằng hàng Tăng Già, hàng tu sĩxa lánh những đam mê khoái lạc trần tục và phải từ bỏ những tài sản vật chất.

Quyềnlực và phú quý với tôi? Tôi không phảitrở thành Đạt Lai Lạt Ma để sử dụng sức mạnh và quyền lực tại sao tôi phải cố gắngđể có chúng. Tôi muốn và tôi chỉ sở hữugiáo huấn của Đức Thế Tôn. Như một lãnhtụ và là một môn đệ của Đức Phật, lợi ích của đồng bào tôi và đất nước tôi làtrách nhiệm của tôi. Lời buộc tội rằngtôi mong ước quyền lực và giàu sang là một lời nói xấu xa của những kẻ thù nghịchtôi là những người Trung Cộng. Những kẻthù nghịch của tôi đã trở nên độc ác thật sự, họ đã tàn phá nhà cửa của chúngtôi, đã chỉa súng đạn vào chúng tôi. Đồngbào chúng tôi phải sống trong sự thiếu thốn và khổ đau."

HoàngTử Panu hỏi tiếp theo là, Đức Đạt Lai Lạt Ma tiên liệu gì cho tương lai?

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma trả lời rằng, "Như một lãnh tụ tôn giáo của Tây Tạng, tôihy vọng đồng bào tôi sẽ chiếm được lòng cảm thông và hổ trợ của tất cả nhữngngười trên thế giới tôn trọng nhân quyền và tự do của con người. Xin hãy quan tâm rằng chỉ có chín triệu ngườiTây Tạng, chắc chắn được biết đến rõ nhất, đấy chỉ là một con số ít ỏi so vớidân số của Trung Hoa, Ấn Độ hay Hoa Kỳ. Mặc dù con số là ít ỏi, mặc dù chúng tôi chỉcó vài triệu người, nhưng người ta hay bất cứ quốc gia nào có quyền gì phủ nhậnnhững quyền con người căn bản của chúng tôi. Tôi không thể..., chúng tôi có quyền tự do và những quyền lợi của chúngtôi đơn giản là sự tồn tại của chúng tôi. Trong hoàn cảnh hiện tại, tôi chỉ có sự hy vọng của tôi, đấy là một sựhy vọng nhỏ nhoi, nhưng là điều không thể hủy diệt được. Tôi hy vọng rằng chúng tôi có thể bền bỉ chốnglại sự áp bức cho đến khi công lý được thực thi."

Cuối cùng HoàngTử Panu gợi ý rằng người dân những nước nhỏ phải có sự nhẫn nại và chịu đựng.

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma trong lời đáp lại là, "Vâng tôi đồng ý, chúng tôi là những người dân của một nước nhỏ trong nhiều năm cho đến khi sự kiện này xảyra, chúng tôi đã chịu đựng một cách không nhẫn nại, nhưng có một sự giới hạncho đạo đức này, khi sức ép trở nên to lớn hơn sức chịu đựng của con người, ngườita phải phản kháng lại. Không phải tất cảmọi người đều đạt đến niết bàn, người ta cũng không đạt đến tình trạng mà ngườita có thể loại bỏ những cảm xúc của con người."

Cuốicùng Đức Đạt Lai Lạt Ma ...ngài nói rằng ngài nhân cơ hội này để cảm ơn mọi ngườitrên thế giới không phải Phật tử cũng như những Phật tử những người đã giúp đởvà bày tỏ sự cảm thông đến đồng bào cùa tôi và đồng bào tôi vào lúc này, thờiđiểm đau thương và tuyệt vọng, sự cảm thông của ông đã cho chúng tôi sự an ủi,khích lệ và hy vọng lớn lao trong những ngày tháng đen tối của đau thương này củachúng tôi.

Nguyêntác: 1960 Interview with HH the Dalai Lama in India by Prince Panu of Thailand

ẨnTâm Lộ ngày 4-5-2012

http://www.youtube.com/watch?v=vDo9EhGrnOE&feature=g-vrec

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 11297)
Trước hết tôi xin phép được nói quan niệm của tôi về vấn đề học Phật. Trong giới Phật tử, ai cũng biết rằng đạo Phật không phải là từ trên trời rơi xuống mà chính lại là được phát hiện trong lòng sự sống của nhân loại.
09/04/2013(Xem: 14256)
Nguồn suối phát sinh của đạo Phật là một sự giác ngộ về sự thật của cuộc đời (tứ diệu đế), vì vậy đạo Phật có tính cách vượt lên trên cuộc đời. Sự vượt lên ở đây là một kết quả tất nhiên của giác ngộ, vì mọi giác ngộ đều đưa tới một sự thức tỉnh và giải phóng.
09/04/2013(Xem: 5387)
Nhìn sâu vào thảm trạng của nhân loại, nếu ai là người còn có chút lương tâm, tất nhiên không khỏi bùi ngùi, cảm động. Đã có sự cảm động, hẳn là phải được phát hiện ra bằng công việc làm " cho vui, cứu khổ ", tùy theo hoàn cảnh và năng lực của mình.
09/04/2013(Xem: 4627)
Loài người đang tiến dần tới ngưỡng cửa của thế kỷ 21. Một câu hỏi đang làm mọi người ưu tư lo lắng: “Kỷ nguyên mới này sẽ là gì đây đối với nhân loại?” . Những năm vừa qua, chúng ta đã rút ra được những kinh nghiệm gì, những bài học gì có thể làm cho chúng ta yên tâm hơn, tin tưởng hơn và lợi ích hơn?
09/04/2013(Xem: 6287)
Mâu thuẫn giữa mình (tự ngã) và con người, mâu thuẫn giữa con người và xã hội, mâu thuẫn giữa con người và thiên nhiên là ba mâu thuẫn cơ bản lớn tồn tại phổ biến của xã hội loài người. Từ xưa đến nay, nhân loại đã sáng tạo nền văn minh quang minh xán lạn, . . .
09/04/2013(Xem: 5102)
Đề án Nhà Tù Giải thoát(Liberation Prison Project) là một tổ chức hoạt động phục vụ xã hội thuộc Phật Giáo Tây Tạng được liên kết với Hội Bảo vệ Truyền thống Phật Giáo Đại thừa (FPMT). Tích cực hoạt động tại Hoa Kỳ, Úc châu, Tây Ban Nha và Mễ Tây Cơ, Đề án Nhà Tù Giải thoát đưa ra những hướng dẫn và giáo lý tâm linh, cung cấp sách báo, tài liệu cho các tù nhân quan tâm tới việc tìm hiểu, nghiên cứu và thực hành Phật Giáo.
09/04/2013(Xem: 8652)
Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (2005) Phật lịch 2549 tại Chùa Viên Giác Hannover, Đức quốc, tôi và tăng chúng độ 30 vị, rất an lạc trong mỗi từng sát na sanh diệt của cuộc đời ở trong 90 ngày ấy.
09/04/2013(Xem: 5663)
Bạn lo ngại khi con cháu không còn đọc hay nói được tiếng Việt sành sõi nữa, và thế là một mảng văn hóa sẽ biến mất trong tâm hồn thơ trẻ của các em. Và bạn băn khoăn không biết làm sao giúp các em gìn giữ niềm tin Phật Giáo và duy trì lối sống chánh pháp trong một xã hội biến động cực kỳ nhanh như Hoa Kỳ.
09/04/2013(Xem: 4459)
Trong thực tế hiện nay, con người càng tiếp cận với làn sóng phát triển tột đỉnh của nền văn minh khoa học kỹ thuật hiện đại, sự đòi hỏi về trí thức và nhu cầu sống của họ ngày càng trở nên gia tăng.
09/04/2013(Xem: 5220)
Theo Hòa thượng Thánh Nghiêm, tác giả cuốn Phật giáo chánh tín thì từ cư sĩ xuất hiện lần đầu tiên trong kinh Duy Ma Cật. Trong kinh, ngài Duy Ma Cật được gọi bằng ba danh hiệu: một là Trưởng giả trong phẩm "Phương tiện", hai là Thượng nhân hay Đại sĩ trong phẩm "Văn Thù thăm bệnh", ba là Cư sĩ trong phẩm "Bồ tát".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]