Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Phật Và Môi Trường

15/02/201223:06(Xem: 3736)
Đạo Phật Và Môi Trường
canhdep_7ĐẠO PHẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Thích nữ Tịnh Quang

Hai nghìn năm trước, nhân loại không có kinh nghiệm với sự đe doạ nghiêm trọng thực sự đối với sự sống còn của mình. Khi bước vào thiên niên kỷ này, chúng ta có một sự khủng hoảng ngày càng tệ hơn về môi trường của trái đất, và điều này đã làm dấy lên một sự đe doạ thực sự đối với sự tồn tại của con người trên quy mô toàn cầu. Hệ sinh thái của trái đất có cơ nguy cơ thoái hóa nếu sự suy thoái của môi trường sẽ không được lùi lại. Sự suy thoái của trái đất sẽ để lại hệ sinh thái của nó trong tình trạng mất thăng bằng này và sẽ khiến trái đất không thể thích hợp cho sự sống con người tồn tại. Vấn đề môi trường tiếp tục nới rộng qui mô thông qua các vấn đề như ô nhiễm biển, hiệu ứng nhà kính và sự tàn phá các khu rừng với mức độ lớn do nền văn minh vật chất đã được thúc đẩy xuyên qua những tiến bộ trong khoa học và công nghệ. Nếu không dừng lại được sự ảnh hưởng của chu kỳ phá hoại này, thì con người cần phải xét lại cách sống của mình và những giá trị đạo đức liên quan đến việc sống với môi trường thiên nhiên (Damien 2003).

Vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gây ra mối đe dọa đối với sức khỏe của chúng ta xuyên qua sự biến đổi về khí hậu và trái đất ngày càng nóng dần lên; sự kiện này đã tác động đến ý thức bảo vệ môi trường nâng lên toàn cầu. Tuy nhiên, điều này là một trong những giới luật cơ bản được đặt ra bởi Đức Phật khoảng hơn hai mươi lăm thế kỷ trước cho Phật tử thực hành, đạo Phật đã tồn tại hàng nghìn năm, những Sơn lâm tự được thành lập trong các khu rừng và đồi núi đã chứng tỏ rằng cuộc sống hài hòa với thiên nhiên của đạo Phật. (Barua &Basilio 2009).

Với quan điểm rằng đạo Phật đại diện cho con đường từ bi, vị khai sáng đạo Phật là bao hàm tổng thể của lòng từ bi đó, vì vậy ngài được nhìn một cách tôn kính như là một bậc bảo hộ cho tất cả chúng sinh với tấm lòng từ bi. Những lời dạy của Đức Phật cho các môn đồ được nhấn mạnh vào việc thực thi lòng yêu thương, tránh làm thương tổn đến bất kỳ hình thái nào của sự sống trên trái đất. Theo học thuyết này, việc bảo hộ tất cả các dạng hình thái của sự sống không những tốt đẹp đối với phúc lợi của con người mà còn bảo hộ cho các loài động vật và thực vật khác. Do vậy triết học Phật giáo quan niệm rằng tất cả dạng sống trong vũ trụ là các thực thể bình đẳng trong tự nhiên, và sự sống cuả tất cả con người, động vật và thực vật trong thế giới này đều có sự quan hệ với nhau, phụ thuộc vào nhau và phát triển tương quan với nhau (Sahni, 2008).


Sự Tương Quan giữa Đạo Phật và Môi Trường

Với mục đích khảo cứu phương pháp mà đạo Phật và sự bảo vệ môi trường có sự liên đới lẫn nhau, điều này rất cần thiết để quan tâm đến khái niệm tất yếu đầu tiên trong học thuyết đạo Phật. Theo đạo Phật, vấn đề môi trường thì không thể lãng tránh được. Triết lý Sơ khởi và Phát triển của đạo Phật đều quan tâm đến môi trường mà chúng ta đang sống, hoặc các hiện tượng tự nhiên mà chúng ta kinh nghiệm, như vô thường, khổ , không và vô ngã, và những hình thái không thể biết được về trạng thái biến chuyển của thiên nhiên. (Yamamoto & Kuwarhaha, 2009).

Đạo Phật nhìn nhận thiên nhiên như là nền tảng cho sự sống xuyên qua quan điểm tích cực. Thí dụ, khái niệm về tính Bất nhị của đạo Phật về đời sống và môi trường cùng phát sinh trong sự tùy thuộc là thường được đề cập đến trong Giáo pháp. Khái niệm này cho rằng sự sống và môi trường của chính nó thì ở trong bản chất hai hiện tượng khác biệt, nhưng chúng nó vốn là bất nhị (không tách rời nhau) trong ý nghĩa căn bản. Các tư tưởng Phật học nền tảng khác được biết như là lý Duyên sinh, trong đó cho rằng không có sự vật nào tồn tại và vận hành một cách độc lập, mà là mỗi một thực thể tồn tại vì sự tương quan mà nó có với những cái khác trong môi trường, hoặc những điều kiện liên hệ đến các thể thức khác ở trong trái đất. Về cơ bản, từ khái niệm này đạo Phật mang lại những giá trị quí báu đối với môi trường, cũng như quan điểm của đạo Phật cho phép việc nghiên cứu môi trường và thiên nhiên nói chung như là thành phần thiết yếu của một hệ thống cân bằng sự phức tạp và rắc rối. Hơn nữa, vì tình trạng phá hoại môi sinh có quan hệ với sự tàn phá của con người, bằng học thuyết Bất nhị của sự sống và môi trường của chính nó, sự ngăn chặn việc tàn phá môi trường trở nên căn bản (Yamamoto & Kuwahara, 2009).

Học thuyết Duy thức trong đạo Phật Đại thừa cho thấy rằng tám thức tâm trong lĩnh vực tâm thức của con người có quan hệ cùng với thế giới vật lý như sông ngòi, núi rừng và đất đai, do đó sự tàn phá môi trường chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm thức sâu sắc của con người, nên đạo Phật chỉ ra mối quan hệ đa dạng ngoài ý thức tồn tại của con người và môi trường xung quanh con người. vì vậy theo đức tin của người Phật tử, những thách thức về môi trường sẽ gây ra đau khổ cùng với sự ô nhiễm môi sinh và sự suy thoái được thực hiện bởi bất kỳ tình trạng trực tiếp hay gián tiếp sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại của mọi loài hoặc những hình thái của sự sống trên thế giới. vì tác động đến sự sống, điều quan trọng để loại bỏ tai họa đối với sự hủy diệt môi trường là xuyên qua học thuyết về việc thực tập hạnh Bồ tát để liễu đạt phương pháp (shahni, 2008).

Hiện nay sự khát khao đối với vật chất của con người có thể được cho là một điều kiện cần thiết để duy trì và phát triển hệ thống Xã hội Kinh tế trong xã hội, vì vậy những thách thức môi trường không chỉ là sự thể hiện của cái xấu hoặc những sự tham muốn tiêu cực và tham đắm, tuy nhiên chúng nó được xem như là nguyên nhân và biểu hiện của việc tăng trưởng sự tham đắm tiêu cực, vì vậy điều cần thiết cho việc thực hành lý thuyết của đạo Phật là để vượt qua những tham đắm tiêu cực này và làm thay đổi hệ thống Xã hội kinh tế. Triết học hay tư tưởng hiện tại của đạo Phật là việc xuất hiện của vấn đề môi trường và hiện tượng thiên nhiên ấy thì không thể tránh được. Tuy nhiên, mục tiêu của đạo Phật là để vượt qua những thách thức này như đã diễn tả ở trên (Barua & Basilio 2009).


Phương Pháp để Vượt Qua Những Thách Thức Môi trường của Phật Giáo

Sự thay đổi xã hôi có thể thúc đẩy con người quản chế những thách thức thuộc về môi trường, hoặc đối phó với những hiện tượng tự nhiên mà đạo Phật đã đưa ra những yêu cầu, dù rằng nó không phải là một cuộc cách mạng toàn diện, nhưng đúng hơn nó phải là sự thay đổi nhịp nhàng có hệ thống vững chắc. Sự thay đổi mà đạo Phật cung cấp tương tự như câu nói nổi tiếng của một nhà sư bình dân tại Ấn Độ và được biết đến như Mahatma Gadhi, ông ta phát biểu rằng: “Những cuộc di chuyển tốt ngay nơi bước chân (chậm chạp) của con ốc sên.” Điều này gợi ý rằng thành quả của một cuộc cách mạng xã hội với sự quan hệ đến những thách thức môi trường khởi động từ một người, rồi với nhiều người để bắt đầu cho việc chấp nhận vấn đề môi trường xuyên qua sự cân nhắc của các cá nhân đó, sự giáo dục chính là tối ưu. Quan điểm của đạo Phật cho rằng giáo dục là công cụ/tài nguyên duy nhất có thể cung cấp động lực cho nhận thức này khi vấn đề môi trường bắt đầu ảnh hưởng trực tiếp vào đời sống chúng ta như những trở ngại thuộc về của mỗi cá nhân (Sweare, 2005).

Vì vậy, điều quan trọng là giúp mọi người đạt được sự hiểu biết và nhân thức sâu hơn về những thách thức môi trường. Từ quan điểm đạo Phật, ý thức sự xuất hiện của hiện tượng thiên nhiên là phù hợp với học thuyết của giáo lý Tương tức-mọi vật trong thế giới này đều liên kết với nhau, vì vậy nguyên lý cơ bản để ổn định thế giới của chúng ta chủ yếu quan hệ đến sự cộng sinh với đa sinh học trong tự nhiên. Hơn nữa, giáo lý của đạo Phật có quan niệm rằng khi chúng ta có ý thức và hiểu biết về tự nhiên và những nguyên nhân của vấn đề môi trường, chúng ta sẽ đánh giá lại lối sống hiện tại của mình trong khi nuôi dưỡng những nền móng của giá trị và đạo đức, vì lý do đó đạo Phật yêu cầu chúng ta có trách nhiệm đối với thiên nhiên cũng như với các thế hệ tương lai khác. Cuối cùng, điểm mấu chốt để giảm thiểu những thách thức môi trường bằng sự kết hợp với giáo dục của đạo Phật, như thế đảm bảo rằng mỗi người chịu trách nhiệm cá nhân của mình với mục tiêu hiểu biết vấn đề và là một phần của giải pháp. Ngoài ra thông điệp của Đức Phật dành cho mọi người và xã hội nói chung sẽ giúp họ hướng dẫn đời sống của mình trong một phương cách tương tự (Damien, 2003).


Trích từ: E Book 3D (dạng sách đọc): Sự Quyến Rũ Của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới - Thích nữ Tịnh Quang


References

Barua, M., & Basilio, A. (2009). Buddhist Approach to Protect the Environment in Perspective of Green Buddhism. Retrieved from http://mingkok.buddhistdoor.com/en/news/d/2471

Damien, K. (2003). The Nature of Buddhist Ethics, New York, St. Martins Press.

Sahni, P. (2008). Environmental Ethics in Buddhism: A Virtues Approach, Routledge Publishing.

Swearer, D. (2005). An Assesment of Buddhist Eco-Philosophy, Retrieved from http://www.hds.harvard.edu/cswr/resources/print/dongguk/swearer.pdf

Yamamoto, S., & Kuwahara, V. (2009). Symbiosis with the Global Environment: Buddhist Perspective of Environmental Education. The Journal of Oriental Studies, vol. 8, pp 440-465.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 5730)
Đạo Phật có sứ mệnh đem ánh sáng của Trí Tuệ và Tình Thương đến với muôn loài chúng sanh. Ánh sáng của tinh tú, của mặt trời. mặt trăng giúp cho con người thoát khỏi cảnh tối tăm mờ mẫm ...
01/04/2013(Xem: 7896)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
01/04/2013(Xem: 3525)
Thế giới mà chúng ta đang sống luôn luôn nảy sinh những tranh chấp và bất ổn. Trong quá khứ đã từng xảy ra không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh tàn khốc, đẫm máu, làm thiệt hại vô số sinh mạng và tài sản. Hiện nay, tuy tình hình có hơi lắng dịu và hòa hoãn, nhưng chưa phải đã hoàn toàn ổn định.
29/03/2013(Xem: 3926)
Trước đây nhiều học giả Tây phương nghĩ rằng nhân quyền được quy định trong Hiến Pháp của các quốc gia và luật quốc tế của Liên Hiệp Quốc từ sau Thế Chiến II đều bắt nguồn từ truyền thống Âu Mỹ với luật Dân Quyền Anh Quốc năm 1689
20/02/2013(Xem: 5280)
Bertrand Arthur William Russell (1872-1970) là một triết gia, nhà lôgic học, nhà toán học người Anh của thế kỷ 20. Ông sinh trưởng trong một thời đại vừa có nhiều thành tựu rực rỡ từ những phát kiến khoa học kĩ thuật đi đôi với nhận thức ngày càng phong phú và vượt bậc của con người, vừa nhuốm màu đen tối thê lương từ hai cuộc đại thế chiến, bầu khí tôn giáo nặng nề, thảm trạng bất công và nghèo đói…
20/01/2013(Xem: 5703)
Hội đàm Tâm thức và Đời sống (Mind and Life) lần thứ 25 về chủ đề “Tâm thức, Bộ não và Vật chất- các đàm luận giữa tư tưởng Phật giáo và Khoa học” diễn ra tại tự viện Drepung ở Mundgod, karnataka, Ấn Độ từ ngày 17 đến 22
17/01/2013(Xem: 3580)
Khó khăn trong việc phát triển một mô hình lý thuyết cho Phật Giáo trong việc tham gia với các vấn đề xã hội đương đại bắt nguồn từ chính bản chất của Phật giáo như là một luận cứ bản thể học hướng đến sự cứu rỗi cá nhân thông qua sự chuyển đổi bên trong. Đó là luận điểm của tôi, tuy nhiên, khái niệm về lòng vị tha đó có thể trở thành cơ sở của một lý thuyết Phật giáo về sự Công bằng xã hội mà không gây nguy hiểm cho tâm điểm của Phật giáo về việc tự độ.
17/01/2013(Xem: 5249)
Trong hiện đời này, chúng ta phát tâm Bồ-đề hành Bồ-tát đạo nhằm mục tiêu xây dựng tương lai tươi sáng trong Phật pháp, hoặc xây dựng con đường đi về Tịnh độ của chư Phật, hay về Niết-bàn. Còn chúng ta xây dựng tương lai ở trần gian trong cuộc đời giả tạm này thì có sanh có diệt, chúng ta làm gì thì cuối cùng cũng hoàn không. Vì vậy, chúng ta không bận tâm đến xây dựng tương lai trong cuộc đời, mà lo xây dựng tương lai trong Phật pháp và nếu chúng ta thành công, tạo được tương lai tươi sáng trong Phật pháp thì cuộc đời này cũng sẽ tốt đẹp theo, vì chánh báo của chúng ta ở đâu thì y báo ở đó. Cho nên, lo xây dựng tương lai là xây dựng chánh báo, vì chánh báo xấu thì y báo không thể tốt đẹp.
28/12/2012(Xem: 15050)
Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầuthiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinhđiển thiền ngữ” (六十六條經典禪語),có nghĩa là “66 câu thiền ngữ trong Kinhđiển [Phật giáo]”, được phổ biếntrên internet vào khoảng năm 2004. Bản dịch tiếng Việt được phổ biến năm 2010,có tựa đề là “66 cầu làm chấn động thiền ngữ thế giới” hoặc “66 câu Phật họclàm chấn động thiền ngữ” đều không chuẩn với nguyên tác Hoa ngữ, đồng thời, đãthêm cụm từ “chấn động thế giới” và tỉnh lược từ “kinh điển”.
13/12/2012(Xem: 9441)
Chúng tôi nghĩ chúng tôi vừa trả lời điều ấy! Về mặt khác, chúng tôi không có câu trả lời đặc biệt đến câu hỏi của bạn. Tuy thế, chuyển hóa thái độ tinh thần là nhiệm vụ chính của chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể hoàn thành điều này: Làm thế nào chúng ta có thể mang việc làm này về trong gia đình và trường học?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]