Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Vấn đáp với Đài Voa

20/07/201100:09(Xem: 6464)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Vấn đáp với Đài Voa

VOA_1ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: VẤN ĐÁP VỚI ĐÀI VOA
Tuệ Uyển chuyển ngữ - 16/07/2011

(Hình bên phải: Phóng viên đài VOA, ban tiếng Quan Thoại, Xin Chen phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma tại khách sạn Hilton, thủ đô Hoa Sinh Tân, ngày 12/07/2011)

dalalama-voaXIN CHEN:Từ khi ngài tuyên bố từ bỏ trách nhiệm của một vị nguyên thủ chính quyền lưu vong Tây Tạng, đời sống của ngài đã thay đổi thế nào?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:Không có thay đổi gì nhiều, bởi vì trong thập niên vừa qua, từ năm 2001, chúng tôi đã có đội ngũ lĩnh đạo qua bầu cử. Tôi sẽ diễn tả vị trí của tôi là giống như vậy từ lúc ấy. Do vậy, những quyết định chính yếu là trong tay của những người dân cử. Không phải trong tay tôi. Vì thế, không có thay đổi nhiều. Dĩ nhiên, một cách tinh thần, bây giờ chúng tôi đã từ bỏ tất cả những trách nhiệm chính trị này, tôi cảm thấy tự do hơn. Và tôi có thể dâng hiến năng lượng của tôi cho những chí nguyện khác. Đấy là, thứ nhất, chí nguyện như một con người. Tôi xem thật là quan trọng để có một đời sống hạnh phúc. Cội nguồn chính của hạnh phúc là trong chính chúng ta. Hầu hết mọi người nói rằng họ không thấy nó trong cách ấy. Chỉ là tiền bạc hay những phương tiện vật chất khác - đấy là nguồn gốc căn bản cho hạnh phúc. Điều này là sai lầm. Dĩ nhiên, chúng ta cần những thứ vật chất, những thứ là nhu cầu. Nhưng cội nguồn của hạnh phúc là gì? Do vậy, chí nguyện đạo đức của tôi là giáo dục con người về điều này, không cần biết họ là những người có tin tưởng trong tôn giáo hay không. Rồi thì chí nguyện thứ hai của tôi là thúc đẩy sự hòa hiệp tôn giáo. Thế nên, bây giờ tôi có thể dành nhiều thời gian hơn trên hai thứ này.

XIN CHEN: Việc nghĩ hưu của ngài tác động như thế nào đối với đàm phán giữa chính phủ lưu vong Tây Tạng và chính quyền Trung Cộng? Ngài sẽ rút lui khỏi tiến trình một cách hoàn toàn chứ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:Ô, vâng. Chắc chắn, vâng. Tôi không còn giữ trách nhiệm ấy nữa. Trong trường hợp những người lĩnh đạo cần sự hổ trợ của tôi, thế thì tôi sẳn sàng.

XIN CHEN:Ngài đã đối phó với những người lĩnh đạo Trung Cộng trong sáu mươi năm qua. Những bài học nào ngài đã thu thập được trong việc giao tiếp với họ trong sáu thập niên vừa rồi?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:Hmmm, sáu thập niên. Bài học đầu tiên, tôi rất thích thú với chủ nghĩa Marx. Vì thế, lúc ấy, tôi rất muốn tham gia Đảng CS Trung Quốc (cười). Tôi vẫn là một người Marxist. Như tôi phối hợp với chủ thuyết kinh tế. Do vậy, đấy là một tác động. Rồi thì dĩ nhiên, trong thập niên 50, mọi thứ thay đổi sau đó. Một cách rõ ràng, tôi chán nãn một cách dữ dội với thái độ đạo đức giả. Nói điều gì đấy tử tế, nhưng làm việc gì đấy khác biệt. Và rồi quá nhiều đàn áp trong năm mươi năm vừa qua. Do vậy, sau đó tôi thật sự quan tâm và ngưỡng mộ dân chủ cùng tự do.

XIN CHEN:Ngài đã đối diện với bốn thế hệ lĩnh đạo Trung Cộng, từ Mao Trạch Đông đến Hồ Cẩm Đào. Và chúng ta biết không bao lâu, ông Tập Cận Bình sẽ thừa tiếp như lĩnh đạo thế hệ thứ năm. Ngài nhận xét thế nào về ông Tập và ngài hy vọng gì về ông ta?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:Tôi không biết nhiều về Tập Cận Bình. Dĩ nhiên, cha ông ta tôi biết rất rõ, Tập Trọng Huân. Rất cẩn thận, rất vui tính. Nhưng con trai ông ta, tôi chưa bao giờ gặp, tôi không biết. Một số người nghĩ rằng sự suy nghĩ của ông giống như một người trẻ hơn. Do vậy, tâm tư của ông ta một số người nói là cởi mở hơn. Nhưng tôi không biết.

XIN CHEN:Nhiều người Hoa cảm thấy chính quyền Trung Quốc đã đem những nguồn tài nguyên khổng lồ để phát triển Tây Tạng, và họ không hiểu tại sao có quá nhiều bất mãn trong những người Tây Tạng cả bên trong lẫn bên ngoài Hoa Lục. Ngài có nghĩ là người Tây Tạng đã phụ bạc không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:Không, chúng tôi là những con người. Ngay cả chính người Hoa, chỉ cho thức ăn, chỗ ở thì không đủ. Chúng tôi là những con người. Chúng tôi yêu mến một số giá trị khác. Thủ Tướng Ấn Độ, khi viếng thăm thủ đô Hoa Sinh Tân của Hoa Kỳ đã đề cập rằng nền kinh tế của Ấn Độ kém Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, nhưng Ấn Độ có những giá trị nền tảng khác, đấy là dân chủ, tự do, luật pháp, minh bạch,tự do ngôn luận, tự do báo chí, những thứ này vắng bóng ở Hoa Lục. Do vậy, đây là những giá trị nền tảng như những con người. Ngay cả Tổng Lý Ôn Gia Bảo đã nói rằng kinh tế Trung Hoa là rất tiến bộ, nhưng bây giờ cần thiết cho sự cải tổ chính trị. Ông ta đã tuyên bố một cách công khai. Và tôi thích ông, có rất nhiều những tiếng nói về tự do đang diễn ra bên trong Trung Hoa. Thế nên, đấy bà thấy, người Tây Tạng, trước nhất, là giống như bất cứ những con người nào khác. Chúng tôi yêu mến tự do. Có quá nhiều kềm kẹp. Làm cho người ta bức xúc, phẩn uất. Rồi thì trong trường hợp của Tây Tạng, chúng tôi có ngôn ngữ riêng, chữ viết riêng, rồi trong ngôn ngữ và chữ viết ấy - là rất phong phú truyền thống tôn giáo và triết lý tôn giáo. Nhưng chính quyền địa phương đang thu hẹp những loại đối tượng này. Họ muốn chận đứng tôn giáo và văn hóa, và đó là một tổn thương vô kể. Thế thì, thực phẩm và chỗ ở là cần thiết, nhưng vấn đề chính là nền văn hóa của chúng tôi, tâm linh hàng nghìn năm của chúng tôi. Khi một số người nào đấy bất chấp, điều ấy cảm thấy thế nào?

XIN CHEN:Như ngài đã đề cập, nền kinh tế Hoa Lục hiện tại đứng hàng thứ nhì trên thế giới. Như một lĩnh tụ tâm linh, ngài diễn tả hay quán xét như thế nào về tình trạng tâm linh của người Trung Hoa ngày nay?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:Ô, theo một thông tin nào đấy, một số người Hoa kể cả nhiều đảng viên, họ đang cho thấy việc quan tâm trong tâm linh càng ngày càng nhiều. Và rồi, vài năm gần đây, bà thấy ngày càng nhiều những anh chị em người Hán ở Hoa Lục đến gặp tôi và nhiều người khi chúng tôi gặp gở nhau đã khóc. Họ thật sự biểu lộ một cách chân thành lòng quan tâm của họ về Đạo Phật. Theo một số tin tức, con số người có niềm tin Phật Giáo ở Hoa Lục gần ba trăm triệu người. Thế nào đi nữa, Trung Hoa một cách lịch sử là một quốc gia Phật Giáo. Khi tôi ở Trung Hoa năm 1954 và 1955, có nhiều chùa chiền và tu viện. Trong nhiều nước thiên về vật chất, một số những trường hợp, nơi mà những người có mọi thứ, ngay cả triệu phú và tỉ phú, nhưng người ta thấy thiếu vắng điều gì đấy. Do vậy, trong những người này, bà thấy họ dần dần chuyển sang tâm linh. Thế nên, ở Trung Hoa, nền kinh tế đang đạt đến một trình độ khác , người ta sẽ cảm thấy thiếu vắng điều gì đấy - chỉ tiền bạc thôi thì không đủ. Cũng thế, bà thấy sự tham nhũng, nhũng lạm lan tràn. Rõ ràng cho thấy sự thiếu vắng yếu tố cơ bản của họ, nguyên tắc đạo đức.

XIN CHEN:Nói về thế hệ trẻ hơn ở Trung Hoa, những thế hệ trẻ ở Hoa Lục đối diện nhiều vấn đề trong đời sống của họ. Tại sao ngài nghĩ rằng người ta phải quan tâm đến Tây Tạng và điều gì đang xảy ra ở đấy?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:Ô vâng, không nhiều người Hoa quá quan tâm đến Tây Tạng. Vì thế, chính quyền Trung Hoa phải chăm sóc.

XIN CHEN:Vậy thì, thông điệp của ngài gửi đến cho họ là gì, thế hệ trẻ của Trung Hoa về Tây Tạng, về tương lai của Tây Tạng và về mối quan hệ Hoa - Tạng tương lai?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi cảm thấy đối với những người Hoa thích thú với Đạo Phật Tây Tạng và văn hóa Phật Giáo, có khả năng phục vụ hàng triệu người và hàng triệu anh chị em Trung Hoa, điều ấy là rõ ràng.

XIN CHEN: Bây giờ hãy chuyển sang những mối quan hệ quốc tế. Quan điểm của ngài về những gì xảy ra ở Trung Đông là thế nào, những vận động dân chủ ở Trung Đông trong năm qua? Và những điều ấy liên hệ đến người Tây Tạng và Trung Hoa như thế nào?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Cuối cùng, từ khi Bức Tường Bá Linh biến mất, thế giới đã chứng kiến là hệ thống chuyên chế không có tương lai. Nói tóm lại, thế giới là thuộc về nhân loại, và mỗi xứ sở thuộc về người dân, chứ không phải của một đảng phái chính trị, hay vua chúa, hay những vị lĩnh đạo tâm linh. Giống như vậy, Trung Hoa thuộc về người dân. Vậy thì, phương pháp tốt nhất để quản lý lĩnh thổ và con người là do người dân với hệ thống dân chủ. Đấy là điều tốt nhất. Thế nên, tương lai, toàn thế giới phải đi đến một xã hội cởi mở hơn, và trong một đường lối dân chủ hơn.

XIN CHEN: Quan điểm của ngài thế nào về sự can thiệp của phương Tây vào Trung Đông, thí dụ như vấn đề ở Libya?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Trước nhất, mọi việc khá phức tạp. Chúng ta phải phân loại hay phán xét từng trường hợp một, Như sự can thiệp ở Iraq, Afghanistan, động cơ là rất tốt. Tôi biết cựu Tổng thống Bush, một người rất cương trực. Động cơ của ông, tôi biết, rất tốt. Nhưng phương pháp đã tạo nên nhiều vấn đề. Vì thế, chúng ta phải phán xét tại chỗ.

XIN CHEN: Về trường hợp ở Libya thì thế nào?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Rất phức tạp. Quan tâm chính là con người, những người vô tội, khổ đau nhất.

XIN CHEN: Ngài còn bốn ngày nữa ở thủ đô Hoa Sinh Tân, và chúng ta chưa nghe gì về một lời mời từ tòa Bạch Cung cho một cuộc gặp gở. Ngài nghĩ gì về việc ấy?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Lý do chính của tôi để viếng thăm ở đây, là để giảng diễn Đạo Phật. Trong lúc ấy, tôi biết rất rõ về tổng thống, nếu có một cơ hội cho một cuộc gặp gở, tôi rất vui.

XIN CHEN: Ngài đã có nhiều vòng đàm phán với Bắc Kinh. Có lợi ích gì trong việc tiếp tục gặp gở với đội ngũ lĩnh đạo Trung Hoa?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Trong nhiều cách, có nhiều vấn đề cho dù chính quyền Trung Hoa có thừa nhận nó hay không. Cả thế giới biết, người Trung Hoa cũng biết rằng có vấn đề. Họ phải giải quyết. Thật là ngu ngơ nếu chỉ phớt lờ điều đó hay chỉ sử dụng bạo lực. Chẳng chóng thì chầy chính quyền trung ương phải tìm ra những phương tiện hợp lý để giải quyết vấn nạn này. Do vậy, tôi tin tưởng rằng đấy là vấn đề của thời gian, và chính quyền trung ương phải nhìn vào vấn đề một cách thực tế.

XIN CHEN: Ngài đã tuyên bố việc nghĩ hưu của ngài. Về vấn đề kế tục của ngài thì thế nào? Người kế tục của ngài trong bất cứ cách nào đấy sẽ liên hệ trong những quan hệ chính trị chứ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Không, một cách thực sự, việc từ nhiệm của tôi có không chỉ riêng cá nhân của tôi, nhưng cũng cho truyền thống gần bốn thế kỷ. Thế chế Đạt Lai Lạt Ma, như nguyên thủ thế quyền lẫn tâm linh, mà tôi đã chấm dứt. Truyền thống bốn trăm năm, như tôi đề cập ở phía trước, đã lỗi thời. Tây Tạng thuộc về người Tây Tạng, không phải Đạt Lai Lạt Ma hay truyền thống tâm linh khác. Do vậy, chính quyền Tây Tạng, hay tổ chức quán xuyến quê hương Tuyết Sơn hay người Tây Tạng phải được hoạt động trong một cung cách dân chủ. Thế nên, tôi đã cân nhắc thận trọng và tự nguyện chấm dứt hệ thống cổ truyền bốn thể kỷ này. Trong tương lai, nếu trường hợp đồng bào Tây Tạng muốn duy trì thể chế này, thì sau đó nó sẽ tồn tại. Nhưng bây giờ, không có vấn đề ấy, Đạt Lai Lạt Ma tương lai sẽ không liên hệ đến đội ngũ lĩnh đạo.

XIN CHEN: Tại sao ngài chấm dứt thể chế này bây giờ, không sớm hơn, hay trể hơn? Tại sao là lúc này?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Thời gian đã trôi qua, như tôi đã đề cập trước đây, cho một vị thế như vậy. Rồi thì, chính quyền dân cử Tây Tạng đã trở nên vững vàng hơn. Một hệ thống dân chủ là thiết yếu. Thế nên, tôi nghĩ, bây giờ là lúc [để làm chuyện này]. Mong muốn của tôi để thay đổi hệ thống đã có từ khi tôi là một thiếu niên. Tôi biết rằng hệ thống Tây Tạng gần như lạc hậu - nó phải thay đổi. Bây giờ, tôi cảm thấy rất vui mừng.

XIN CHEN: Tôi biết nhiều nền văn hóa cổ xưa hay những nền văn hóa bản thổ đã yếu kém hay biến mất do bởi nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, thành thị hóa, v.v... và v.v... Ngài lạc quan về tương lai của những truyền thống và văn hóa Tây Tạng chứ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Văn hóa Tây Tạng là một nền văn hóa bất bạo động, một nền văn hóa của hòa bình, một nền văn hóa của từ bi. Do vậy, nền văn hóa ấy không chỉ cho riêng người Tây Tạng, mà cho bất cứ dân tộc nào. Bây giờ, trên hành tinh này, tôi nghĩ càng ngày càng nhiều người hơn thất vọng với bạo động, lừa dối, và bóc lột. Tôi nghĩ nền văn hóa Tây Tạng là từ bi, ân cần, chân thật. Vì thế, tôi nghĩ nền văn hóa loại ấy là điều gì đấy hữu ích. Và một cách đặc biệt, hàng triệu người Trung Hoa trẻ có thể gặt hái lợi lạc từ nền văn hóa Tây Tạng nếu họ lưu tâm hơn. Đạo Phật Tây Tạng không chỉ là tôn giáo, không chỉ là niềm tin, nó là một sự giải thích về tâm thức nhân loại, về cảm xúc con người, những thứ này. Do vậy, một số nhà khoa học hàng đầu của Tây phương, họ thật sự nghiêm chỉnh biểu lộ niềm thích thú của họ để học hỏi nghiên cứu về cảm xúc và tâm thức từ truyền thống Phật Giáo Tây Tạng. Thế nên, khi khoa học phát triển, những nhận thức được đề cập trên trong truyền thống của tôi cũng được lớn mạnh.

XIN CHEN: Ngài cho chúng tôi thực hiện buổi phỏng vấn này bởi vì ngài có một thông điệp cho người Trung Hoa. Ngài muốn nói điều gì đến họ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Trung Hoa là một quốc gia cổ xưa với năm nghìn năm di sản văn hóa. Người Trung Hoa làm việc cần mẫn, và nói một cách tổng quát những người với đời sống tâm linh và tôn giáo mà tôi tôn trọng và ngưỡng mộ. Do thế, người Trung Hoa, trong khi quý vị theo kịp với những giá trị vật chất, thì quý vị đừng quên những ý nghĩa truyền thống hàng nghìn năm của chính quý vị. Điều ấy là rất quan trọng.

Transcript: VOA's Interview With The Dalai Lama
Ẩn Tâm Lộ ngày 19/07/2011
http://www.voanews.com/english/news/asia/Transcript-VOAs-Interview-With-The-Dalai-Lama-125501188.html

Thứ Năm, 14 tháng 7 2011

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Đảng Cộng sản Trung Quốc nên 'về hưu'

Tuệ Uyển chuyển ngữ

Trong vài ngày qua, giữa lúc chính phủ ở Bắc Kinh công bố một bạch thư để tuyên dương những thành tích của Trung Quốc ở Tây Tạng nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày mà họ gọi là “Tây Tạng được giải phóng trong hòa bình”, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, kêu gọi đảng Cộng Sản Trung Quốc hãy theo gương ông để “về hưu”. Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ đầu tiên kể từ khi từ bỏ địa vị lãnh đạo chính trị của người dân Tây Tạng, vị tu sĩ được nhiều người gọi là Phật Sống này nói rằng “thế giới là của nhân loại, và quốc gia là của người dân -- chứ không phải của đảng nào, vua nào, hay lãnh tụ tinh thần nào.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết, 60 năm trước, khi còn trẻ, ông say mê học thuyết Mác xít và có lúc đã muốn gia nhập Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Ông nói: "Lúc đó tôi say mê học thuyết Mác xít nên tôi tỏ ý muốn gia nhập Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Cho tới bây giờ, nếu xét về mặt lý thuyết kinh tế xã hội, tôi vẫn là một người Mác xít. Vì thế có thể nói chúng tôi là người “cùng hội cùng thuyền”. Nhưng sau đó, từ giữa thập niên 1950 trở đi, mọi sự đã thay đổi. Dĩ nhiên là tôi rất bực bội trước thái độ đạo đức giả [của Đảng Cộng Sản Trung Quốc]: [họ] nói những điều rất hay, nhưng làm thì khác hẳn. Sự áp chế đã trở nên quá đỗi nặng nề trong 50 năm qua. Vì vậy nên tôi thật sự tôn trọng và ngưỡng mộ dân chủ và tự do."
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phát biểu như thế trong cuộc phỏng vấn dành cho đài VOA hôm thứ ba (12 tháng 7, 2011) vừa qua, khi ông thực hiện chuyến viếng thăm Hoa Kỳ đầu tiên kể từ khi từ bỏ vai trò lãnh đạo chính trị của người dân Tây Tạng hồi đầu năm nay.


Trong khi đó, chính phủ ở Bắc Kinh hôm thứ hai đã phổ biến một bạch thư để tuyên dương những “thành tựu” của Trung Quốc ở Tây Tạng nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày mà họ gọi là “Tây Tạng được giải phóng trong hòa bình”. Sách bìa trắng này nói rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, nhân dân Tây Tạng đã “tạo được một phép lạ”, và đã “từ một quá khứ đen tối tiến vào một tương lai tươi sáng”. Văn kiện này cho biết từ năm 1951 tới nay chính phủ trung ương Trung Quốc đã đầu tư vào Tây Tạng hơn 300 tỉ nhân dân tệ (gần 50 tỉ đô la) và tuổi thọ trung bình của người dân ở đây đã từ 37 tuổi tăng lên tới 67 tuổi.

Khi được hỏi phải chăng người dân Tây Tạng “vong ơn” khi tiếp tục chống đối Trung Quốc, vị tu sĩ đoạt giải Nobel Hòa bình này trả lời như sau:
"Không phải vậy. Chúng tôi là con người. Người Trung Quốc cũng vậy. Chỉ có thức ăn để ăn và chổ ở để ở là không đủ. Chúng tôi là con người. Chúng tôi yêu chuộng những giá trị khác nữa. Trong chuyến viếng thăm mới đây ở Washington, Thủ tướng Ấn Độ nói rằng Ấn Độ thua sút Trung Quốc về kinh tế nhưng Ấn Độ có những giá trị cơ bản mà Trung Quốc không có. Đó là dân chủ, tự do, pháp trị, minh bạch, tự do ngôn luận, tự do xuất bản, vân vân… Đây là những giá trị cơ bản của con người. Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc cũng nhiều lần nói rằng Trung Quốc đã tiến bộ nhiều trong lãnh vực kinh tế và giờ đây đã tới lúc phải cải cách chính trị. Ông ấy nói công khai như vậy và ở Trung Quốc hiện nay cũng có nhiều cuộc thảo luận về vấn đề tự do."
Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng nói thêm rằng việc chính phủ Trung Quốc tìm cách ức chế truyền thống văn hóa và tôn giáo nhiều nghìn năm của Tây Tạng đã gây ra những thương tổn vô cùng lớn lao cho người dân ở đây. Và đó chính là lý do khiến người Tây Tạng phải chống lại sự cai trị của Trung Quốc.

Tại một cuộc hội thảo về quan hệ Tây Tạng-Trung Quốc ở Washington hôm thứ 7 tuần trước (9 tháng 7, 2011) Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết ông tin rằng người dân Trung Quốc có khả năng phân biệt thiện, ác, đúng, sai; và theo ông, nhà đương cuộc ở Bắc Kinh nên thực thi dân chủ và tôn trọng các quyền cơ bản của người dân. Ông cũng đề nghị Đảng Cộng Sản Trung Quốc chuẩn bị “về hưu”:
"Bây giờ tôi đã cao tuổi, đã nghỉ hưu. Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng cao tuổi rồi. Có lẽ họ cũng nên chuẩn bị về hưu là vừa. Đó có lẽ là cách tốt nhất."
Vị tu sĩ được người dân Tây Tạng và nhiều người trên thế giới sùng kính như một vị Phật Sống này nói rằng tệ nạn tham ô và chênh lệch giàu nghèo ở Trung Quốc hiện nay quá đỗi nghiêm trọng; và chỉ có một cách duy nhất để giải quyết là tôn trọng quyền làm chủ của người dân:

"Những vấn đề khó khăn của người dân Trung Quốc chỉ có thể do người dân Trung Quốc giải quyết, không thể giải quyết bởi một cách thức nào khác ngoài người dân. Thế giới này thuộc về người dân trên toàn thế giới, và cũng in hệt như vậy, nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa thuộc về người dân của Cộng hòa Nhân dân Trung hoa chứ không phải của bất kỳ nhà lãnh đạo nào."
Về vấn đề quan hệ giữa Tây Tạng với Trung Quốc, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng cho biết hầu hết đồng bào ông hậu thuẫn cho chủ trương mà ông gọi là “Trung Đạo”, nghĩa là chỉ đòi tự trị chứ không đòi giành lại độc lập, mặc dầu chủ trương này gặp phải sự chỉ trích của một số người thuộc giới trẻ Tây Tạng ở nước ngoài.

Cũng tại cuộc hội thảo ở Washington, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã giới thiệu ông Lobsang Sangay, người mới được bầu làm thủ tướng của chính phủ lưu vong Tây Tạng. Sau đó, Tiến sĩ Lobsang cho biết chính phủ ông theo đuổi mục tiêu xây dựng một xã hội Tây Tạng dân chủ và thế tục hóa mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đề ra và hậu thuẫn cho chủ trương Trung Đạo:
"Tôi muốn nói rằng, trong lịch sử, Tây Tạng là một quốc gia độc lập. Và dựa theo luật pháp quốc tế cùng với nghị quyết năm 1961 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc, dân tộc Tây Tạng có quyền tự quyết. Tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma chủ trương Trung Đạo và Quốc hội Tây Tạng cũng đã thông qua 3 nghị quyết tán đồng chủ trương Trung Đạo. Vì vậy tôi hậu thuẫn cho chủ trương này và đó là lập trường của tôi."

Thủ tướng Lobsang cũng cho biết chính phủ ông sẵn sàng đàm phán với Bắc Kinh bất kỳ lúc nào, nơi nào và bằng mọi hình thức để giải quyết vấn đề Tây Tạng:
"Tân chính phủ sẽ tiếp tục các nỗ lực đối thoại, bất kể đó là đối thoại giữa sinh viên học sinh với nhau hay giữa các học giả với nhau, hay giữa hai chính phủ với nhau, nếu phía Trung Quốc muốn như vậy. Về phía chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng tiến hành đối thoại với chính phủ Trung Quốc ở bất cứ nơi nào, vào bất cứ lúc nào."

Lâu nay chính phủ Trung Quốc vẫn kiên quyết không chịu tiếp xúc với chính phủ lưu vong Tây Tạng, trụ sở đặt tại Dharamshala ở miền bắc Ấn Độ. Giới hữu trách ở Bắc Kinh cũng không ngớt tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma là một phần tử nguy hiểm, có âm mưu chia cắt đất nước. Nhà lãnh đạo được thế giới biết tiếng về chủ trương tranh đấu bất bạo động này nói rằng ông thừa nhận Tây Tạng là một phần lãnh thổ Trung Quốc và ông chỉ muốn tranh đấu để quê hương ông được hưởng một nền tự trị thật sự.

Trích từ Website VOA
http://www.voanews.com/vietnamese/news/focus/china-tibet-dalai-lama-07-14-11-125576413.html


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/12/2011(Xem: 3786)
Chữ Nghèo(Bần) và Nghèo Hèn(Bần Tiện, Bần Cùng) đã có từ ngàn xưa chứ không phải đời nay mới có. Cái nghèo đã gây ra biết bao thảm cảnh xã hội nhưng nó cũng là nguồn cảm hứng cho bao “ca khúc đoạn trường” như “LesMisérables” (Những Kẻ Khốn Cùng) của Victor Hugo mà Hồ Biểu Chánh đã mô phỏng theo với “Ngọn Cỏ Gió Đùa”… rồi “Gánh Hàng Hoa” của Nhất Linh đã làm cho chúng ta rơi lệ.
24/12/2011(Xem: 6729)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
29/10/2011(Xem: 21900)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
25/10/2011(Xem: 6130)
Từ vụ bộc khởi năm 2008 ở Tây Tạng, khu vực đã bị cô lập với các phóng viên Tây Phương, làm cho những người bên ngoài không thể biết những điều kiện ở đấy. Tuần rồi, tại nơi thường trú ở Hy Mã Lạp Sơn, McLeod Ganj, Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ngồi lại với phóng viên tạp chí Newsweek, Jerry Guo để đàm luận những gì đang xảy ra ở Tây Tạng, chính sách của Bắc Kinh, và chuyển động ở Tây Tạng.
24/10/2011(Xem: 3752)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên đã là cuốn sách làm say mê độc giả một thời, ấy là vì nó là lời tự bạch của một thế hệ, trong số đó có Khái Hưng là đại diện - một thế hệ bị khủng hoảng tinh thần, khủng hoảng niềm tin trước thời cuộc, hoang mang trước cái nguy cơ tự đánh mất mình, tự huỷ hoại và đã tìm thấy niềm tin, sự tế độ trong đạo Phật.
07/10/2011(Xem: 9448)
Chúng ta đã và đang thấy trong kỷ nguyên hiện đại những sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực phát triển vật chất. Như một kết quả, có một sự cải thiện đáng kể trong đời sống của con người. Tuy thế, cùng lúc ấy, chúng ta cũng cảnh giác rằng sự phát triển vật chất đơn thuần không thể trả lời cho tất cả những ước mơ của nhân loại... Tôi nghĩ nhiệm vụ quan trọng nhất của bất cứ một hành giả của một tôn giáo nào là thẩm tra chính họ trong tâm hồn của chính họ và cố gắng để chuyển hóa thân thể, lời nói
03/10/2011(Xem: 8949)
Tại sao ông quá quan tâm? [cười] Không, một cách nghiêm chỉnh, tôi cảm thấy rằng người Hoa Kỳ quan tâm bởi vì họ cởi mở. Họ có một nền giáo dục đã dạy họ tìm kiếm cho chính họ tại sao mọi thứ là như thế, trong một cung cách như thế. Những người cởi mở có khuynh hướng quan tâm đến Đạo Phật bởi vì Đức Phật khuyến khích họ khảo sát mọi vật - Ngài không chỉ ra lệnh họ tin tưởng.
21/09/2011(Xem: 17344)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
15/09/2011(Xem: 4389)
Bài viết này phác thảo những kết quả nghiên cứu được thực hiện vào năm 2000 về những đóng góp của các tổ chức Phật giáo vào phúc lợi xã hội ở Úc. Việc nghiên cứu này minh chứng rằng, Phật giáo Úc rõ ràng là tôn giáo nhập thế, không chỉ ở trong thực tiễn, mà còn xuất phát từ quan điểm các thành viên của những tổ chức Phật giáo, họ cho rằng sự thực hành như vậy luôn là điều quan yếu đối với những tổ chức Phật giáo của họ và không phải là một hiện tượng mới.
13/09/2011(Xem: 6973)
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]