Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bộ sách Phật Học ứng dụng

23/06/201108:11(Xem: 17028)
Bộ sách Phật Học ứng dụng


BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG
Hồng Quang sưu tầm và biên soạn
Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011


GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định

MỤC LỤC TỔNG QUÁT
Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ
Cuốn 2: Giáo lý căn bản
Cuốn 3: Bước đầu học đạo
Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo
Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống
Cuốn 6: Dưỡng sinh
Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo
Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau
Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa
Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.

bosachphathocungdung

TỔNGQUAN

Bộsách nhỏ, PhậtHọc ỨngDụng, ra đời nhằm góp phần vào việc hoằng pháptrong thời đại mới, thời đại mà hầu như tất cả việc làm và ý nghĩ đều hướng vàothực dụng.

Phậtpháp vốn không xa với thực tế và với cuộc sống của con người. Thực vậy, đứcPhật thị hiện cũng vì con người, vì lợi ích cho chúng sanh. Nhưng đôi lúc ngườidiễn dịch chú trọng nhiều đến giải thoát, giác ngộ mà quên phần nào sự thiếtthực cho cuộc sống của nhân sinh.

Sáchgồm10 cuốn nhỏ khoảng 150 trang chomỗi cuốn.

Cuốn1: Nghi lễ thông dụng và cách thức tu Tịnh độvà Thiền. Thiền và Tịnh là hai phương pháp tu trì thường được các Phậttử Á châu áp dụng, nhất là phương pháp Tịnh độ. Thiền và Tịnh không những đưacon người đến giải thoát và giác ngộ mà còn giúp cuộc sống được lành mạnh, thânthể cường tráng, ít bệnh tật.

Cuốn2:Giáo lý căn bản. Sẽgiớithiệu đến độc giả sơ lược tiểu sử Phật Thích Ca và một số lời dạy căn bản củaNgài. Hiện nay, tại Việt Nam, vẫn còn nhiều người nhận mình là Phật tử, nhưngkhông hiểu gì hoặc hiểu quá đơn sơ về Phật giáo nên lúc gặp một tín ngưỡng kháchọ dễ bị cải đạo; bỏ chánh theo tà, hại mình và hại cho cả xã hội nhân quần.Rất đáng tiếc.

Cuốn3:Bước đầu học đạo. Trình bàykhái quát năm giới căn bản mà một Phậttử sơ cơ cần có, cũng như tìm xem các trí thức trên thế giới đánh giá Phật giáonhư thế nào.

Cuốn4: Bảytôn giáo ngoài Phật giáo. Người Phật tử cần phảibiết, ít nhất là cơ bản, về vài tôn giáo chính hiện nay tại Việt Nam. Trước hếtđể học hỏi và thứ đến là nhận diện được giá trị của các tôn giáo nầy. NgườiPhật tử trong thời đại mới không thể nói “Đạonào cũng tốt, đạo nào cũng dạy con người ăn hiền ở lành”. Nhận định nầymang nhiều thiếu sót; vì có không ít “sản phẫm” mà các quốc gia tân tiến Tây phươngđã phế thải lại được nhập cảng vào Việt Nam với mục đích kinh tế và chính trị dướihình tướng tôn giáo.

Cuốn5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống. Người học Phậtmà không thể áp dụng được lời dạy của Ngài vào cuộc đời thì việc học ấy khôngnhững trở thành vô ích mà còn tai hại nữa. Vì có học mà không hành con người dễtrở nên kiêu ngạo, đi đâu cũng khoe chữ, khoe bằng cấp, khoe sự hiểu biết, cáingã (ego) hơi lớn tạo nên tình trạng thiếu cân bằng giữa tâm và thân. Thế giớiđang đối diện với vô số vấn đề từ khủng hoảng mội trường, đến bạo động, chiếntranh rồi tâm bệnh, thân bệnh mà nhiều loại bệnh vẫn còn vô phương cứu chữa nhưbệnh HIV. Giáo pháp của Phật là một đáp án cho các vấn đề trọng đại vừa kể.

Cuốn 6:Dưỡng sinh. Mộttrong những nguyên nhân chính làm cho con người bị bệnh là do chế độ ăn uống vàthiếu hoạt động. Những thức ăn có nhiều mỡ, nhiều đường, muối, thịt cá nhưngthiếu rau quả làm cho con người dễ bị bệnh tim, cao huyết áp, máu có nhiều mỡ(cholesterol) và tiểu đường v.v.. Cuốn nầy cũng đề nghị một chế độ ăn uống nhẹnhàng theo tinh thầnPhật giáo, ít tốn kém nhưng đầy đủ chất bổ và tránh được nhiều bệnh hiểm nghèo.

Cuốn7:Phật Giáo và Khoa học. Nhưchúng ta đã biết khoa học tiến thì tôn giáo lùi, hoặc có thể nói khoa học đangđào mồ chôn tôn giáo. Nhưng tôn giáo nói đây là độc thần giáo mà Phật giáo làmột biệt lệ. Vì thế, nhà vật lý vĩ đại của nhân loại trong thế kỹ 20 đã từngphát biểu “Phật giáo không những là khoahọc mà còn vượt lên trên khoa học nữa”. Những bài chọn lọc trong cuốn nầy,độc giả sẽ ngạc nhiên và thích thú rằng những khám phá của khoa học ngày naychỉ soi rọi thêm những điều mà Đấng Giác Ngộ đã tuyên thuyết hơn hai ngàn nămtrước.

Cuốn8: Những vấn đề kiếp sau. Con người từ đâu đến,đến để làm gì và chết rồi đi đâu? Phải chăng chết là hết, có luân hồi, có đầuthai không? Lúc hiểu được những vấn đề nầy con người không còn sợ hải lúc phảibỏ xác thân nầy. Và vì biết có nghiệp báo và chết không phải là hết nên con ngườicố gắng sống hoàn thiện hơn để, nếu chưa được thoát vòng sanh tử luân hồi, thìcũng sẽ có một kiếp sau tốt đẹp.

Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộnglúa. Trình bày cách trồng và chăn bón một số cây ăn quảvà hoa thiết dụng để canh tác thêm nhằm cải tiến kinh tế gia đình. Sách cũngcho thấy một số hoa quả có những chất bổ dưỡng và dược tố cần thiết cho cơ thể,để góp phần vào việc cải tiến sức khỏe, giúp trẻ em thiếu dinh dưỡng, chống lạibệnh tật và lão hóa.

Cuốn10: Nghệ thuậtdiễn giảngvà tầm quan trọng của văn nghệ.Đây là một vấn đề không thể thiếu của các giảng sư, giảng viên, giámđốc cơ sở xí nghiệp, huynh trưởng Gia Đình Phât tử và các nhà lãnh đạo.Sách cũngcho thấy ÂM NHẠC đóng mộtvai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người.Mộtđời sống thiếu ý nghĩa nếu con người không biết hát hoặc không biết nghe hát.Văn nghệ còn là một trong những môn thư giản bổ ích và cần thiết cho con người,nhất là sau những lúc làm việc mệt nhọc.

Cóthể nói, những ai đọc qua bộ sách nhỏ nầy sẽ cảm thấy thích thú và bổ ích chocuộc sống, và đặc biệt là những Phật tử có vai trò hướng dẫn người khác đến vớichánh đạo như quý vị giảng sư, quý vị trong Ban Tri sự các chùa làng, quý HuynhTrưởng Gia Đình Phật Tử...

Nhântiện đây, chúng tôi thành kính tri ân những tác giả và dịch giả đã đóng góp bàicho bộ sách nhỏ nầy. Một số vị gởi bài trực tiếp, nhưng phần còn lại chúng tôitrích dẫn từ các trang nhà (websites) và có ghi rõ xuất xứ, nhưng thiếu phươngtiện và thời gian để xin phép trực tiếp đến các trang chủ và tác giả, rất mongquý vị hoan hỹ.

Quốcgia ngày càng phát triển, nhưng không phải ai cũng có internet hoặc biết xửdụng internet để đọc bài. Và cũng vì lợi ích cho số đông, do đó, một lần nữakính mong các tác giả hoan hỹ, và hiểu cho rằng chúng tôi biên soạn bộ sách nhỏnầy là để góp phần vào việc hoằng hóa độ sanh chứ không phải mục đích thương mãi.

Kínhtri ân,

Ban biên tập, Xuân, 2011

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/12/2012(Xem: 14141)
Bát chánh đạo là con đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
12/12/2012(Xem: 10372)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
19/11/2012(Xem: 6927)
Tuy đức Phật không bàn chuyên vấn đề kinh tế, thế nhưng những ý kiến của Ngài phát biểu trong một số trường hợp cá biệt về vấn đề kinh tế, rất đáng được chúng ta lưu tâm, suy ngẫm. Đức Phật hết sức quan tâm đến động cơ và nội dung đạo đức của mọi chính sách và thực tiễn phát triển kinh tế, trong khi các nhà kinh tế học hiện đại lại rất coi nhẹ các vấn đề này.
19/11/2012(Xem: 10332)
Trước hết, Phật giáo không bác bỏ linh hồn, nếu linh hồn được hiểu đơn giản như là phần phi vật chất trong mỗi con người. Trong thuyết cơ bản của Phật giáo, như thuyết năm uẩn, phân tích người là một tập hợp năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Trong 5 uẩn thì chỉ có sắc uẩn là vật chất, còn 4 uẩn còn lại đều là phi vật chất, hay là thuộc phạm trù tinh thần.
16/11/2012(Xem: 5222)
Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống cung kính tùy thuận bậc Ðạo Sư; sống cung kính tùy thuận pháp; sống cung kính tùy thuận chúng Tăng; sống cung kính tùy thuận học pháp; sống cung kính tùy thuận không phóng dật; sống cung kính tùy thuận tiếp đón. Ðây là nhân, đây là duyên, sau khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp được tồn tại lâu dài
30/10/2012(Xem: 4095)
Một điều hiển nhiên là chiến tranh và các cơ sở quân sự lớn là nguồn bạo lực lớn nhất trên thế giới. Cho dù mục đích của chúng là phòng thủ hay tấn công, các tổ chức bạo lực mạnh mẽ này tồn tại chỉ để giết người. Chúng ta nên suy nghĩ cẩn trọng về thực tế của chiến tranh.
23/10/2012(Xem: 8110)
Sau khi Trưởng lão Mahinda, con trai của vua A Dục, truyền bá Phật pháp đến Srilanka và thực hiện một số việc liên quan đến việc truyền bá Phật pháp, vị vua trị vì đảo quốc này đã hỏi Trưởng lão rằng, có phải Tăng đoàn đã được thiết lập vững chắc ở đảo quốc này rồi không.
20/10/2012(Xem: 4908)
Nghiệp báo của sự tàn phá môi trường được phản ánh trong cuộc thảm sát đẫm máu bạo tàn dòng họ Thích Ca (Sakyā) bởi lòng hiềm thù mê muội của vua Tỳ Lưu Ly (Vidūdabha), được ghi lại một cách chi tiết trong kinh Tăng Nhất A Hàm.
10/10/2012(Xem: 9403)
Tôi muốn nói một vài điều về sự hòa hợp tôn giáo. Đôi khi, sự xung đột liên quan đến niềm tin tôn giáo. Thí dụ, trước đây ở Bắc Ái Nhĩ Lan, mặc dù sự xung đột đơn giản chỉ là vấn đề chính trị, nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một vấn đề tôn giáo... Tất cả chúng ta đều có tiềm năng của sự thiện hảo. Thế nên, hãy nhìn lại chính mình để thấy tất cả những tiềm năng tích cực ở trong ta.
08/10/2012(Xem: 9680)
Buông bỏ có nghĩa là “Nếu tôi có được những thức ăn mà tôi thích thì rất tốt. Nếu không có nó thì cũng không sao...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]