Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lĩnh Đạo Tỉnh Thức: Khi Tây Phương Gặp Phương Đông

28/09/201018:05(Xem: 3624)
Lĩnh Đạo Tỉnh Thức: Khi Tây Phương Gặp Phương Đông

LĨNH ĐẠO TỈNH THỨC:
KHI TÂY PHƯƠNG GẶP PHƯƠNG ĐÔNG

Mindful Leadership: When East Meets West
Tác giả: Sean Silverthorne phỏng vấn William W. George, 07/09/ 2010
Tuệ Uyển chuyển ngữ: 19/09/2010

Bill George, giáo sư Quản Lý Thực Hành tại trường Thương Mãi Harvard.

New York, USA– Tín ngưỡng, triết lý, và thực hành của Á châu đang ảnh hưởng mọi thứ từ cung cách mà chúng ta đối phó với bệnh tật đến việc chúng ta chế tạo xe hơi như thế nào. Bây giờ, một giáo sư Thương Mãi Đại Học Harvard đang hướng về phương Đông như một phương thức cho việc phát triển những lãnh đạo thương nghiệp mạnh mẽ.

Bill George, một chuyên gia về bồi dưỡng phát triển lĩnh đạo, mới đây phối hợp với một vị thầy thiền quán của Phật Giáo Tây Tạng Yongey Mingyur Rinpoche để tổ chức một hội nghị về “lĩnh đạo tỉnh thức,” một tiến trình thế tục để khám phá những vai trò của sự tự tỉnh giác và tự từ bi trong sự phát triển những lĩnh đạo mạnh mẽ và hiệu quả.

Yongey Mingyur Rinpoche

“Trong kiến thức của chúng tôi, đây là lần đầu tiên mà một vị Rinpoche Phật Giáo và một giáo sư hàng đầu đã phối hợp những năng lực để khám phá chủ đề này và để thấy giáo huấn phương Đông có thể soi sáng suy nghĩ của Tây phương về sự lĩnh đạo và ngược lại,” George nói thế. Quý vị có thể đọc tóm tắt của George về hội nghị Lĩnh Đạo Tỉnh Thức trên trang Web của ông.

Đối với George, những lĩnh đạo không phát triển sự tự tỉnh giác thì dễ bị quyến rũ bởi những phần thưởng bên ngoài, như quyền lực, tiền bạc, và tiếng tăm. Họ cũng khó nhận ra những lỗi lầm, một điểm yếu đã từng phá hỏng một số giám đốc và tổng giám đốc đã từng xuất hiện trên tin tức gần đây.

Chúng tôi đã thiết lập một diễn đàn cho những độc giả để cung cấp cho họ những ý kiến của họ về nhận thức này và để hỏi Giáo sư George những câu hỏi.

SEAN SILVERTHORNE: Hãy cho chúng tôi biết về hội nghị Lĩnh Đạo Tỉnh Thức. Mục tiêu là gì?

BILL GEORGE: Hội nghị Lĩnh Đạo Tỉnh Thức được tổ chức tại Minneapolis vào những ngày 13-14 tháng Tám, năm 2010, tập họp 400 tham dự viên trong một nghiên cứu khám phá về việc làm thế nào sự tỉnh thức có thể cống hiến sự hổ trợ ảnh hưởng đến đội ngũ lĩnh đạo. Khóa tập huấn được phối hợp hướng dẫn bởi Yongey Mingyur Rinpoche, một bậc thầy thiền quán Phật Giáo, và chính tôi (Bill George).

Mục tiêu của nó là đem sự hiểu biết của phương Tây về lĩnh đạo và tuệ trí của phương Đông về tâm thức, phát triển từ những sự thực tập đã từng được sử dụng hàng nghìn năm, để cung hiến đến sự tự tỉnh giác và tự từ bi của những lĩnh đạo.

HỎI: Lĩnh đạo tỉnh thức là gì, và lợi ích của nó là gì?

ĐÁP: Tỉnh thức là một thể trạng biểu hiện sự hiện diện hoàn toàn, chính niệm về chính mình và những người khác, cùng nhạy bén đến sự phản ứng của mình đối với những hoàn cảnh căng thẳng. Những lĩnh đạo chính niệm có khuynh hướng hiệu quả hơn trong sự thấu hiểu và liên hệ với những người khác, và thúc đẩy họ đến những mục tiêu chia sẻ. Vì thế, họ trở nên hiệu quả hơn trong vai trò lĩnh đạo.

HỎI: Làm thế nào để chính niệm tỉnh thức?

ĐÁP: Tôi không muốn nói mình là một người chuyên môn trong lĩnh vực này. Khóa tập huấn Lĩnh Đạo Tỉnh Thức tập trung trên sự thực tập thiền quán như một trong những cách ấy, với một sự đa dạng về kỷ năng thực tập thiền quán được hướng dẫn bởi Rinpoche Tây Tạng. Đây là khóa giảng huấn thông thường một cách nghiêm chỉnh, chứ không phải là một khóa tu Phật Giáo. Trong kinh nghiệm của mình, tôi đã từng quán sát những người đã chính niệm hơn qua cầu nguyện, những buổi thảo luận sâu sắc, tâm lý trị liệu, và sử dụng những kỷ thuật nội quán và thể dục.

HỎI: Giáo sư đã từng nói rằng một số lĩnh đạo đã mất việc bởi vì thiếu sự thông minh, nhưng nhiều người cũng đã mất việc vì thiếu cảm xúc thông minh. Giáo sư có thể nói về điều này một ít nữa và cho một vài thí dụ.

ĐÁP: Những lĩnh đạo với cảm xúc thông minh thấp thường thiếu sự tự tỉnh giác và tự từ bi, là điều có thể đưa đến sự thiếu tự kỷ luật. Điều này cũng làm khó khăn hơn cho họ để cảm nhận từ bi và thông cảm đến người khác. Vì thế, họ vật vả trong việc thiết lập những mối quan hệ vững vàng,chân thật và bền vững.

Những lĩnh đạo không có thời gian để quán xét và phản chiếu có thể có nguy cơ bị thoái hóa vì những phần thưởng ngoại tại như quyền lực, tiền bạc, tiếng tăm. Hay là họ có thể cảm thấy cần xuất hiện thật hoàn hảo trước những người khác nên họ không thể nhận lấy những yếu kém và nhìn nhận sai sót. Một số những khó khăn gần đây của Hewlett-Packard, British Petroleum, đội ngũ lĩnh đạo Wall Street, và hàng tá những lĩnh đạo trong thời kỳ Enron là những thí dụ cho điều này.

HỎI: Hai khía cạnh chính yếu của những lĩnh đạo hiệu quả, giáo sư giải thích, là tự tỉnh giác và tự từ bi.

ĐÁP: Một khía cạnh chính yếu của những lĩnh đạo hiệu quả là tính chính xác: đấy là biểu hiện chân thành và đúng đắn đến sự tin tưởng, chuẩn mực, nguyên tắc của mình mà những điều ấy làm nên một người mà chúng ta gọi là Chính Bắc [1]của một người nào đấy.

Sự chính xác được phát triển bằng sự tự giác hơn và có từ bi cho chính mình hơn, vì không có những điều này thì rất khó khăn để cảm nhận sự từ bi chân thành cho người khác. Tự tỉnh giác bắt đầu với sự thấu hiểu câu chuyện cuộc đời của mình và tác động của những thử thách khắc nghiệt, cùng sự phản chiếu trên việc những điều này cung ứng đến những động cơ và thái độ như thế nào. Khi người ta đi đến việc chấp nhận những phần không mấy thuận lợi của chính mình mà họ không thích hay đã từng chối bỏ, cũng như học hỏi về những thất bại và những kinh nghiệm tiêu cực, họ bắt đầu đạt được sự từ bi cho chính mình và chân thành trong mối liên hệ với thế giới chung quanh họ.

HỎI: Làm thế nào việc mà giáo sư đang làm song hành với nhận thức “Chính Bắc” của giáo sư?

ĐÁP: Trong hoạt động của chúng tôi về “Chính Bắc” và trong sự giảng huấn phát triển đội ngũ lĩnh đạo chân thật đến sinh viên và những lĩnh đạo kinh nghiệm, chúng tôi đã từng được biết rằng thử thách lớn nhất để theo sự “Chính Bắc” của một người hiện hữu khi gặp những áp lực và cám dỗ mạnh mẽ. Đấy là lúc điều cần yếu nhất là tự tỉnh giác.

Điều này dĩ nhiên không là một ý kiến mới. Tự tỉnh giác là trung tâm cảm xúc thông minh của Daniel Goleman. Tương đối hiếm hoi để tìm thấy những người tự tỉnh giác đầy đủ. Chính niệm là một bước hợp lý trong tiến trình đạt đến sự tự tỉnh giác này nên được phối hợp với những kinh nghiệm trong sự lãnh đạo qua những hoàn cảnh thử thách và đạt đến sự tỉnh giác cùng đội ngũ hổ trợ.

HỎI: Tôi biết giáo sư là một người tin tưởng mạnh mẽ trong đội ngũ hổ trợ trong sự phát triển tăng cường những lĩnh đạo. Giáo sư có thể nói một ít về sự khác biệt như thế nào giữa đội ngũ hổ trợ và đội ngũ cố vấn tinh thần, cho thí dụ?

ĐÁP: Cố vấn tinh thần là một tiến trình từng người một với ai đấy có những kinh nghiệm sâu rộng hơn và đang có ý muốn chia sẻ kinh nghiệm ấy. Đội ngũ hổ trợ như được thực tập trong “Chính Bắc” bao hàm một số nhỏ những người đồng nghiệp (thường là năm đến tám người) muốn chia sẻ kinh nghiệm và đời sống của họ và hổ trợ mỗi người trong nhóm qua cả những thời điểm thuận lợi lẫn khó khăn. Yếu tố then chốt của những nhóm này là học hỏi để cho và nhận những góp ý vô tư nhằm để nhận ra những điểm không thấy, chấp nhận sai sót, và đạt đến sự vững vàng để đối phó những khó khăn to lớn trong đời sống của họ.

HỎI: Giáo sư có nghĩ rằng những trường nghiệp vụ nên chú ý hơn đến đề tài này?

ĐÁP: Bất cứ một trường nghiệp vụ nào đã cố gắng để bồi dưỡng phát triển cho đội ngũ lĩnh đạo cần cung ứng những giáo trình và những cơ hội thực tiển khác nhau có thể làm cho sinh viên phát triển sự tỉnh thức sâu rộng hơn cho chính họ, động cơ của họ, và những mặt mạnh cũng như khiếm khuyết của họ.

Tiến trình này hiệu quả nhất khi những kinh nghiệm thế giới thực tiển có thể được phản chiếu trên sự tự thấu hiểu sâu sắc trong một môi trường ủng hộ và tin tưởng. Đây là chủ thuyết trung tâm của giáo trình Phát Triển Lĩnh Đạo Chân Thật (ALD) tại Trường Thương Mãi Harvard, sẽ nhanh chóng được cung ứng đến những người chỉ đạo như phần vụ của Trường Giáo Dục Hành Chính đề nghị.

HỎI: Nếu những độc giả kiến thức hoạt động của Trường Thương Mãi Harvard muốn nghiên cứu thêm về lĩnh đạo tỉnh thức, những tài liệu nào mà giáo sư muốn đề cập đến?

ĐÁP: Hiện tại những sách vở về đề tài này hơi hạn chế vì những ý tưởng này vẫn trong thời kỳ phôi thai phát triển. Tôi mạnh mẽ đề nghị quyển sách Bất Cứ Nơi Nào B Đến, Đấy B À và đĩa ghi âm Hướng Dẫn Thiền Quán Tỉnh Thức của Jon Kabat-Zinn, và quyển Sống Vui và Tuệ Trí Hoan Hỉ của Yongey Mingyur Rinpoche. Trong giáo trình Phát Triển Lĩnh Đạo Chân Thật (ALD), chúng tôi sử dụng quyển Chính Bắc của tôi cùng quyển sách phối hợp với nó, Tìm Sự Chính Bắc của B: Hướng Dẫn Cá Nhân[2].

HỎI: Giáo sư sẽ làm gì tiếp theo?

ĐÁP: Tôi đang viết một quyển sách nói đến những nhóm hổ trợ tương đương, với Doug Baker với tựa đề tạm thời là “Những Nhóm Chính Bắc: Nối Kết Quan Trọng.” [3]Những nhóm này được căn cứ trên Những Nhóm Lĩnh Đạo Phát Triển mà chúng tôi áp dụng tại Trường Thương Mãi Harvard và những nhóm mà Doug và tôi đã tham gia trong hơn 25 năm qua. Nhiều ý tưởng mà chúng tôi khảo sát trong hội nghị Lĩnh Đạo Tỉnh Thức sẽ được bao hàm trong quyển sách này.

http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=9,9503,0,0,1,0



[1]Hướng chính Bắc trong bản đồ - Tựa đề một quyển sách tên là True North của Bill George để khám phá tính lĩnh đạo chân thật của mình, trong ấy để ra năm lĩnh vực nơi mà tính xác thật cần đến: tự tỉnh giác, động cơ, đội ngũ ủng hộ, hòa nhập đời sống, và chuẩn mực & nguyên tắc. Khi năm yếu tố này hoạt động trong sự hòa hiệp với công việc của mình, chúng ta sẽ thấy sự thành công và đưa đến tính xác thật.

billgeorge-truenorth-cover

http://andrewmeans.typepad.com/the_pipeline/2009/07/bill-georgetrue-north-discover-your-authentic-leadership.html

[2]Finding Your True North: A Personal Guide

[3]True North Groups: The Vital Link.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/11/2019(Xem: 27100)
Nam mô ADIĐÀ PHẬT , xin Thầy giải thích thắc mắc của con từ lâu : “ Nam mô Tam Châu Cảm Ứng Di Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát “: 1- Tại sao Tam Châu mà không là Tứ Châu ? 2- Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát có phải là Vị Bồ Tát đứng chung với Ngài Tiêu Diện BT ở bàn thờ trước hall mà khi chúng con mới vào chùa QDT dẫn đến và nói : cô chú khi mới vào chùa đến xá chào 2 Vị BT này ( check in ) trước khi ra về cũng đến xá chào ( check out).Xin Thầy nói về tiểu sử của 2 Vị BT ( 2 security officers) mà Phật đã bổ nhiệm xuống cho mỗi chùa .Xin mang ơn Thầy 🙏
08/11/2019(Xem: 16093)
Thanh Từ Thiền Sư, tuyên ngôn như thế, lời vàng đanh thép, lý tưởng cao siêu, muôn đời bất diệt. Phật Giáo Dân Tộc, đồng hành muôn thuở, tuy hai mà một, bền lòng sắc son, nẻo đạo thanh cao, đường đời rộng mở. Ông Dương Ngọc Dũng, mang danh tiến sĩ, học vị giáo sư, nói năng như khỉ, hành vị đáng khinh, giảng đường đại học, kỳ thị tôn giáo, nói xàm nói láo, xúc phạm Phật giáo, bôi nhọ Tăng Ni.
29/08/2019(Xem: 12689)
Trong thời Đức Bổn Sư Thích Ca còn tại thế, nhất là thời giới luật chưa được chế định, 12 năm đầu tiên sau khi Ngài thành đạo, có nhiều tỷ kheo hay cư sĩ đã liễu ngộ, giải thoát, niết bàn chỉ ngay sau một thời thuyết pháp hay một bài kệ của Tôn Sư. Tại sao họ đặt gánh nặng xuống một cách dễ dàng như vậy? Bởi vì họ đã thấu hiếu tận gốc rễ (liễu ngộ) chân đế, tự tại giải thoát, tịch lặng thường trụ, chẳng động, chẳng khởi, chẳng sanh, chẳng diệt, không đến cũng không đi mà thường sáng soi. Khi họ thấu hiểu được vậy. Kể từ lúc đó, họ tín thọ và sống theo sự hiểu biết chơn chánh này. Họ luôn tuệ tri tất cả các pháp đều huyễn hoặc, vô tự tánh cho nên, họ không chấp thủ một pháp nào và thong dong tự tại trong tất cả các pháp.
22/08/2019(Xem: 12772)
Phát Bồ đề Tâm là một pháp môn tu, nếu không hơn thì bằng chứ không kém một pháp môn nào trong tam tạng, bởi nó nói lên được cứu cánh của việc tu hành. Trong kinh Đại Phương Tiện, Phật dạy A Nan: “Phát Bồ Đề Tâm là pháp môn thù thắng giúp hành giả rút ngắn tiến trình tu tập của mình”. Trong kinh Hoa Nghiêm Phật lại ân cần nhắc nhở: “Kẻ chỉ quên việc phát Bồ Đề Tâm thì việc làm Phật sự là đang làm ma sự” huống hồ là kẻ tâm không phát, nguyện không lập.
16/08/2019(Xem: 13989)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương phápgiảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau. Chúng sanh có vô lượng trần lao, phiền não, thì Phật pháp có vô lượng pháp môn tu. Nếu sử dụng đúng phương pháp thì hiệu quả giảng dạy sẽ đạt được kết quả tốt. Tri thứcPhật học là nguồn tri thức minh triết, là giáo lý để thực hành, lối sống, do đó phương pháp giảng dạy là vấn đề vô cùng cần thiết để giới thiệu nguồn tri thức minh triết ấy.
05/06/2019(Xem: 19688)
Niệm Định Tuệ Hữu Lậu & Niệm Định Tuệ Vô Lậu Phật Đản 2019 – Phật lịch 2563 Tỳ kheo Thích Thắng Giải , Ngôn ngữ là một phương tiện để diễn tả đạo lý, nhưng thể thật của đạo thì vượt ra ngoài ngôn ngữ và tất cả ý niệm. Vì vậy, một khi chúng ta liễu tri được nghĩa chân thật của đạo thì lúc đó sẽ thấu tỏ được sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nếu xét về nghĩa thật của đạo, đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.
17/05/2019(Xem: 3990)
Williams kể lại trong sách về cuộc đời nhiều người bị rung chuyển vì biến đổi gay gắt và trong các chuyện đời đó đã tìm thấy một hòa lẫn của trí tuệ Phật Giáo và kinh nghiệm Hoa Kỳ: “Những chuyện bỏ quên từ lâu về các Phật Tử gốc Nhật nỗ lực xây dựng một Hoa Kỳ tự do – không phải là một quốc gia Thiên Chúa Giáo, nhưng một quốc gia của tự do tôn giáo – không chứa đựng những câu trả lời tận cùng, nhưng các chuyện này dạy chúng ta về sức năng động của chuyển hóa: những gì mang ý nghĩa trở thành Hoa Kỳ -- và Phật Tử -- như một phần của một thế giới chuyển biến năng động và tương liên.”
10/05/2019(Xem: 15381)
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận giúp đưa cho ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất ra khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và giải pháp cho hệ thống dân chủ tự do đang lâm nguy? Phần một lý giải cho vấn đề này theo quan điểm của Francis Fukuyama trong tác phẩm Identity: khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân, đấu tranh để công nhận nhân phẩm là
02/03/2019(Xem: 8789)
Con người là một sinh vật thượng đẳng, tối linh. Theo thuyết tiến hóa của Charles Darwin, mọi hiện tượng tự thích nghi với hoàn cảnh chung quanh, dần dà phát sinh những hiện tượng kế tục được gọi là tiến hóa hay còn gọi là biến thể để thăng tiến. Giám mục Leadbeater) người Anh, nhiều năm sống với các vị chân sư trên núi Tuyết Hy Mã tiết lộ: “Một vị chân sư còn cho biết thêm rằng toàn thể Thái dương hệ của chùng ta cũng đang tiến hóa từ thấp lên cao, không những các hành tinh đang tiến hóa mà các sinh vật trong đó cũng đều tiến hóa trong một cơ trời vĩ đại,mầu nhiệm vô cùng.
12/02/2019(Xem: 7689)
Nhà sư Nhật bản Kenjitsu Nakagaki đang tìm cách thuyết phục người Tây Phương về ý nghĩa của chữ Vạn (Swastica) mà người Nhật gọi là manji. Chẳng qua là vì những người quốc-xã (nazi) đã biến chữ này thành một biểu tượng cấm kỵ trong các nước Tây phương ngày nay. Thế nhưng chữ Vạn đã ăn sâu vào nền văn hóa của Nhật Bản từ khi Phật giáo mới được đưa vào xứ sở này, và nhà sư Nakagaki muốn nhấn mạnh với người Tây Phương là chữ Vạn với tư cách là một biểu tượng hoà bình cũng đã được sử dụng trong rất nhiều tôn giáo!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]