Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khí Hậu Trong Cơn Khủng Hoảng

31/08/201017:59(Xem: 3515)
Khí Hậu Trong Cơn Khủng Hoảng

KHÍ HẬU TRONG CƠN KHỦNG HOẢNG

A Climate in Crisis - Tuệ Uyển chuyển ngữ

Một sự phối hợp những nhân tố đang phá hoại một cách nhanh chóng vòng sinh vật – hệ thống sinh thái địa cầu hợp nhất tất cả những chủng loại sinh sống, sự liên hệ và sự tác động qua lại với đá, đất, nước và khí quyển.

Hệ thống khí hậu trái đất đã từng cung ứng nền tảng cho nền văn minh nhân loại đến sự phát triển hơn 5.000 năm qua. Xã hội chúng ta bây giờ mới chỉ bắt đầu nhận ra chiều sâu của sự liên hệ hổ tương sinh thái này. Sự khủng hoảng khí hậu mà chúng ta đang đối diện là nguyên nhân bởi sự vượt quá giới hạn khí carbon kết quả từ sự tiêu thụ nhiên liệu lỗi thời (than đá, dầu mõ,…), và từ sự tàn phá rừng. Điều chỉnh hành động là khẩn thiết cho sự tồn tại của chính loài người chúng ta. Tất cả những kỷ thuật chúng ta cần để tránh khí hậu tan vở đã hiện diện rồi. (Hình trên: Bảo Katrina tại vịnh Mễ Tây Cơ – courtesy NASA)

Loài người đã tiến vào một sự khủng hoảng môi trường nhanh chóng, tự tạo và đa phương diện. Chúng ta đang ở tại thời điểm có một sự liều lĩnh nghiêm trọng về thả trôi tự mãn đến việc buông trôi sự hâm nóng địa cầu. Trong vấn đề này, trang website này được thiết lập như một nguồn giáo dục cho cộng đồng Phật giáo quốc tế. Nó bao gồm ba tiết mục. Tiết mục Khoa học theo đây giải thích những nguồn cội, những động lực và những hậu quả của khủng hoảng khí hậu. Tiết mục những Giải pháp diễn tả một số kỷ thuật và chính sách then chốt có thể giải quyết khủng hoảng. Một tiết mục đặc biệt của trang website quan tâm đến Tuệ trí Phật giáo trong sự liên hệ đến phạm vi cá nhân và sưu tập đến vấn đề khí hậu. Ba tiết mục sẽ được cập nhật một cách thường xuyên để cống hiến những tin tức nóng bỏng nhất. Trang website này có thể được dùng căn cứ vào sự ưa thích cá nhân. Nó có thẻ hấp dẫn hơn và hữu dụng hơn để so sánh ‘những phần nhỏ’ từ những tiết mục khác nhau.

Chúng ta đối diện với hội tụ những khủng hoảng - khí hậu, sinh thái, và tiến hóa – mà chúng là do loài người tạo ra. Nhà bác học Einstein lưu ý rằng những vấn nạn sẽ không được giải quyết trong cùng một tâm thức đã tạo nên chúng. Một mô hình chuyển dịch quan trọng có thể hiện ra từ một tổng hợp của khoa học ngoại tại của những hiện tượng và khoa học nội tại của tâm thức.

Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố [1]:

Trong một nhận thức, những phương pháp của khoa học và Phật học là khác nhau: sự khảo nghiệm của khoa học tiến hành bởi thí nghiệm, dùng những công cụ phân tích những hiện tượng ngoại tại, trái lại sự khảo nghiệm tư duy tiến hành bằng sự phát triển chú tâm tinh tế (thiền quán), rồi thì điều này được dùng trong thể nghiệm nội quán của kinh nghiệm nội tại. Nhưng cả hai cùng chia sẻ một căn bản dựa vào kinh nghiệm một cách mạnh mẽ. Nếu khoa học biểu tỏ điều gì ấy tồn tại hay không tồn tại, thế thì chúng ta phải công nhận điều ấy như một sự thật. Nếu một học thuyết được thử nghiệm và tìm thấy là đúng, chúng ta phải chấp nhận điều ấy. Giống như thế, Phật giáo phải chấp nhận những sự thật – cho dù chúng được tìm thấy bởi khoa học hay tìm thấy bởi tuệ giác nội quán. Nếu, khi chúng ta khảo nghiệm điều gì ấy, chúng ta tìm thấy lý do và sự kiện chứng minh cho chúng, chúng ta phải chấp công nhận điều ấy là sự thật – ngay cả nó mâu thuẫn với sự giải thích của kinh điển đã dựa vào nhiều thế kỷ qua hay với một quan điểm hay khái niệm cũ kỷ đã khống chế từ lâu. Do thế, một thái độ căn bản được chia sẻ bởi Phật học và khoa học là chí nguyện tiếp tục sự tìm tòi thực tại bởi những phương tiện dựa vào kinh nghiệm và tự nguyện bất chấp sự ưng chuẩn hay lập trường lâu nay nếu sự nghiên cứu của chúng ta tìm thấy sự thật là khác biệt.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh [2] định rõ Bốn Chân Lý Cao Quý của Phật giáo như sau:

Chân lý thứ nhất của tứ diệu đế là sự hiện diện của khổ đau. Chân lý thứ hai là nguyên nhân của khổ đau. Chân lý thứ ba an lạc hạnh phúc là có thể. Chân lý thứ tư là có một con đường đưa đến hạnh phúc an lạc. Chúng ta hãy phân biệt giữa chân lý thứ nhất và chân lý thứ ba. Điều thứ nhất gọi là khổ đế hay dukkha, sự khổ đau. Điều thứ ba là diệt đế hay sukha, an lạc hạnh phúc. Chúng hoàn toàn khác nhau. Chúng ta rất thường sai lầm sự tham dục hay thèm khát với an lạc hạnh phúc. Chúng ta không cần phải sợ hãi khổ đau; chúng ta có thể đối diện với nó. Nếu chúng ta lẫn tránh nó chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội để chuyển hóa nó.

Sự khổ đau về khủng hoảng khí hậu do loài người tạo ra có một nguyên nhân dặc thù: nhiên liệu lỗi thời – kinh tế dẫn đường, với thành phần của nó về tích tập của tham dục và thói quen.

[1] Vũ trụ trong một nguyên tử đơn lẽ, Đức Đạt Lai Lạt Ma – 2005
[2] Nghệ thuật của quyền lực, Thiền sư Nhất Hạnh – 2007

Tác giả, Tiến sĩ J. Stanley, là một cựu thủ lĩnh nhóm nghiên cứu tại Cơ quan Bảo vệ Sức khỏe Anh quốc và thành viên của Hàn Lâm Viện Khoa học Nữu Ước. Tiết mục Khoa học và Những giải pháp của trang website này được viết cho những độc giả thông thường. Xin hãy so sánh trích dẫn từ Plan: 3.0, Sự Huy động để Bảo vệ Nền Văn minh bởi Lester Brown, sáng lập viên Viện Thế giới quan sát (the Worldwatch Institute).

A Climate in Crisis
Tuệ Uyển chuyển ngữ
05-09-2009
http://www.ecobuddhism.org/science/climate/a_climate_in_crisis/

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6947)
hững nhà văn chương đạo đức, những bậc thầy đời là một kiến thức xây dựng cho đời một lối sống ổn định hạnh phúc chung. Bao giờ hạnh phúc có liên quan với nhau hạnh phúc đó tồn tại. Những hạnh phúc ích kỷ cá nhân, . . .
09/04/2013(Xem: 18438)
Con người sinh ra đều giống nhau ở điểm là hai bàn tay trắng, không một mảnh vải che thân, sự khác đi của con người bắt nguồn từ quá trình trưởng thành, chịu ảnh hưởng cuộc sống từ gia đình và xã hội, xuất phát từ cơ sở đó định hướng cho mình một hướng đi, . . .
09/04/2013(Xem: 9394)
Thế Kỷ thứ 20 sắp kết thúc với những tiến bộ vật chất ngoài sức mơ tưởng của con người. Tuy đạt được thành quả vật chất đáng kể, nhưng con người vẫn không hạnh phúc, vẫn sống trong bất an, lo âu, phiền não và đang đứng trước hàng loạt thử thách cam go nhất, . . .
09/04/2013(Xem: 10987)
Hôm nay là ngày 4 tháng 6 năm 2002 nhằm ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Ngọ tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 34 của mình với nhan đề là: "Cảm Tạ Xứ Đức".
09/04/2013(Xem: 5198)
Trong một bài pháp thuyết giảng tại Mã Lai, Thượng tọa Sayadaw U. Sumana cho biết Phật giáo là một tôn giáo có số lượng tín đồ ít ỏi nhất trong bốn tôn giáo lớn trên thế giới và cảnh giác rằng: “Phật giáo hiện nay được thí dụ như là một con cá trong hồ nước cạn và nước sẽ tiếp tục bốc thành hơi nếu không có cây che mát hồ để tránh đi ánh nắng nóng bỏng của mặt trời. Con cá đó sẽ cố gắng tiếp tục sống với cái hy vọng là cơn mưa sẽ đến, nếu như cơn mưa kịp lúc đến thì cá sẽ được sống cho đến khi mãn kiếp. Những người Phật tử thông thường được ví như là cơn mưa làm cho hồ được đầy nước trở lại và do vậy mà Phật giáo được tồn tại dưới sự bảo tồn của Phật tử”.
09/04/2013(Xem: 5136)
Thế giới chúng ta đang sống thật có quá nhiều đau khổ! Mỗi ngày chúng ta lại chứng kiến một tai ương ách nạn xảy ra. Tâm chúng ta nhói đau khi có quá nhiều người đau khổ. Nhưng từ nổi khổ mà chúng ta thấy được tình thương chân thật và khi dối diện khổ đau thì lòng cảm thương được đánh thức.
09/04/2013(Xem: 5388)
Phật Giáo Nhân Sinh là đề tài do Thái Hư Ðại Sư đưa ra mấy năm trước ngày Người tịch diệt. Trong thời gian Ngài chưa đề cập đến vấn đề này, bắt đầu từ năm dân quốc thứ 17, từ bản thân mình, Ngài đã biểu hiện như là một tấm gương tốt về Phật học nhân sinh.
09/04/2013(Xem: 5571)
Xã hội hôm nay đang trải qua những biến đổi lớn trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, quan hệ quốc tế v.v... với bao hệ tư tưởng cùng những ngộ nhận đáng tiếc. Sự tiến bộ của khoa học đã mang lại những thành tựu đáng kể, . . .
09/04/2013(Xem: 11949)
Không ai có thể phủ nhận được rằng chiến tranh là một tội ác, là một hình thức dã man. Nó là hiện thân của đau khổ, chết chóc, tàn phá và hủy diệt. Ngôn ngữ loài người không đủ để nói lên những hậu quả thảm khốc và tàn nhẫn của nó.
09/04/2013(Xem: 4738)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh. Nội dung các bài viết này chỉ có một mục đích là trình bày các phương pháp tu trì của Đạo Phật Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]