Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bốn pháp đưa đến hạnh phúc

05/04/201320:34(Xem: 7516)
Bốn pháp đưa đến hạnh phúc

Bốn Pháp Đưa Đến Hạnh Phúc

Hòa Thượng Thích Thiện Siêu

---o0o---

Các vị giới tử,

Hôm nay quý vị đến đây để lãnh đạo giáo pháp của Phật. Đó là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ sự thọ giới mà chúng ta trở thành một Phật tử chân chính, lợi mình, lợi người, lợi tất cả chúng sinh, và làm cho Phật giáo miên trường giữa thế gian. Vì lẽ đó quý vị nên lắng hết tâm thành để lãnh thọ những lời Phật dạy qua sự giáo giới của Chư tăng.

Ngày nay, Phật tử đến với giáo pháp của Phật là cốt tìm một phương pháp giải thoát an lạc, cũng như ngày xưa khi Phật còn tại thế, các vị cư sĩ cũng đi đến với Ngài để cầu mong sự chỉ giáo nơi Ngài, hầu đem lại cho họ một cuộc sống hạnh phúc an vui. Kinh Tăng Chi Bộ IIIA ghi lại rằng, một hôm, một cư sĩ tại gia đệ tử tên là Dighajanu (đầu gối dài) đi đến Thế Tôn, đảnh lễ và bạch rằng :

-- Bạch đức Thế Tôn, chúng con là những người gia chủ, còn hưởng thọ các dục, sống hệ phược với vợ con, dùng các thứ hương hoa, phấn sáp, thọ lãnh vàng bạc. Bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn hãy thuyết pháp cho những người như chúng con, thuyết như thế nào để những pháp ấy đem đến cho chúng con hạnh phúc an lạc ngay trong hiện tại và hạnh phúc an lạc trong tương lai.

Ngày nay, các Phật tử tại gia đến đây, dù không nói rõ trong tâm tư nhưng có lẽ cũng ôm ấp một hoài bảo tương tự, ấy là làm thế nào để, với tư cách một tại gia cư sĩ còn thọ hưởng dục lạc, có được một đời sống hạnh phúc an lạc ngay trong hiện tại và cả về tương lai.

Mặc dù vị thương gia nầy sống với dục lạc thế gian, ông nhận thấy những tài sản vật chất chỉ giúp cho ông sống chứ không giúp cho ông an lạc. Ở giữa quyến thuộc vợ con đầy đủ, danh vọng tràn trề, tài sản sung túc, nhưng nếu tâm tư còn trĩu nặng âu lo, sợ hãi, tham lam, thù hận, thèm khát, thì dĩ nhiên sự sống đó chưa phải là sự sống an lạc. Cầu mong Phật ban cho một phương pháp đem lại cho ông hạnh phúc lâu dài. Ông cư sĩ ấy còn nhấn mạnh, trong khi vẫn thụ hưởng dục lạc chứ không phải cạo tóc xuất gia sống đời thoát tục như những vị Tỳ-kheo. Đó là một lời hỏi rất chân thành tha thiết, đồng thời, cũng là một viên đá thử vàng. Đạo Phật, dù sao siêu vị diệu thật nhưng liệu có ích lợi gì cho cái tuyệt đại đa số người còn lăn lóc trong thế gian hay không? Hay muốn theo Phật thì phải ly gia cát ái? Câu trả lời của Phật đặc biệt chú trọng đến đời sống của tại gia cư sĩ biết là dường nào.

Phật dạy người ấy rằng :

-- Này cư sĩ, có bốn pháp này đưa đến hạnh phúc hiện tại, an lạc hiện tại cho thiện nam tử. Thế nào là bốn? Đó là:

1. Đầy đủ sự tháo vác.

2. Đầy đủ sự phòng hộ.

3. Làm bạn với thiện.

4. Sống thăng bằng điều hòa.

1. Thế nào là đầy đủ sự tháo vác?

"Đầy đủ sự tháo vác" nghĩa là, tại gia cư sĩ dù làm nghề nghiệp gì, cũng cần phải tinh xảo, siêng năng không biết mỏi mệt, biết suy tư, hiểu phương tiện, vừa đủ để tự làm và điều khiển người khác làm.

2. Thế nào là đầy đủ sự phòng hộ?

"Đầy đủ sự phòng hộ" nghĩa là, những tài sản đã do tháo vác siêng năng mà thu hoạch được, do mồ hôi đổ ra đúng pháp kiếm được, phải khéo giữ gìn phòng hộ, để cho khỏi bị vua mang đi, bị trộm cướp mang đi, bị lửa đốt, bị nước trôi, bị con hư hỏng phá tan. Đây là những lời dạy rất thiết thực. Vì hàng tại gia không như xuất gia khất thực để sống mà còn phải có nhiều bổn phận đối với cha mẹ, vợ con quyến thuộc, cho nên cần phải có một nghề nghiệp chánh đáng để làm ra của cải. Muốn thế cần phải siêng năng, tinh xảo trong công việc, nghề nghiệp của mình. Nếu không siêng năng tháo vác, thì đã bị lôi cuốn vào những việc bất chính để kiếm tiền. Một khi mạng sống không chính đáng như vậy, của cải làm được do nghề nghiệp bất lương sẽ bị vua chúa tịch thâu. Vậy cách giữ gìn của cải khỏi bị vua mang đi là phải có nghề nghiệp chính đáng. Nhưng tài sản đã do mồ hôi kiếm được một cách khó khăn như thế cần phải đề phòng các tai nạn nước, lửa, trộm và nhất là con hư phá tán. Đây là lời dạy rất thiết thực. Có nhiều nhà giàu có, vì quá thương con mà để chúng xài phí của cải không tiếc vào những cuộc cờ bạc rượu chè say sưa như vậy là dung dưỡng những kẻ bất lương phá của, hại cho gia đình, xã hội và quốc gia. Vì khi nó đã phá của cha mẹ hết rồi sẽ đi phá làng xóm láng giềng hại cả mọi người. Bởi thế, Phật dạy có tiền cần phải phòng hộ, đừng để lọt vào tay những đứa con hư hỏng. Nghĩa là ngoài việc làm giàu cần nên giáo dục con cái cho cẩn thận nữa.

3. Thế nào là làm bạn với thiện?

"Làm bạn với thiện" nghĩa là, tại nơi mình sống, hay thị trấn, mà có những người gia chủ hay con trai chủ có giới đức đầy đủ lòng tin, bố thí, trí tuệ, thì nên làm quen nói chuyện, thảo luận với họ. Từ những người đầy đủ lòng tin hãy học tập lòng tin. Từ những người đầy đủ giới đức học tập giới đức. Từ những người đầy đủ bố thí, học tập bố thí. Từ những người đầy đủ trí tuệ, học tập trí tuệ. Đây là làm bạn với thiện. Hai lời dạy đầu là dạy làm ra của cải vật chất và giữ gìn nó. Đến điều thứ ba này là dạy về Pháp tài tức của cải tinh thần, tâm linh, để thế gian khỏi chê cười là nhà giàu có của mà vô lương tâm. Vậy, người tại gia phải trau dồi Phật pháp để có những ngôn ngữ hành động, ý nghĩ phù hợp với giáo lý, để trở thành một nhân cách cao thượng.

4. Thế nào là sống thăng bằng điều hòa?

"Sống thăng bằng điều hòa": Sau khi làm ra của cải cần phải chi dùng một cách thích ứng, nghĩa là không quá phung phí mà cũng không quá bỏn xẻn. Nếu số xuất quá số nhập là người tiêu pha quá rộng rãi, thì dễ bị phá sản và còn hỏng mất cả tâm tư. Ngược lại, quá bỏn xẻn không dám tiêu tiền thì trở thành nô lệ cho của cải. Người làm chủ của cải vật chất thì sống an lạc, mà bị vật chất làm chủ thì đó là người nô lệ, khổ sở. Làm chủ vật chất là cần phải tiêu dùng thì cứ tiêu dùng, không cần tiêu dùng thì giữ lại. Người bị của cải làm chủ thì có tiền cứ giữ bo bo, tiêu dùng cho bản thân cũng không dám nói gì đến gia quyến vợ con và bố thí cho người ngoài.

Như vậy, sống thăng bằng có nghĩa là, không phung phí cũng không hà tiện. Phật dạy đến bốn nguyên tắc để sống điều hòa là phải đóng bốn cửa ngõ cho tài sản khỏi đi ra: Một là đam mê sắc dục, hai là đam mê rượu chè, ba là đam mê cờ bạc, và bốn là giao du kẻ ác. Nếu đóng bốn cửa ấy lại thì tài sản không bị thất thoát vô ích, gia chủ sẽ được sống hạnh phúc an lạc.

Khi Phật dạy làm bạn với thiện để trau dồi lòng tin, giới đức, bố thí và trí tuệ, chính là bốn điều để sống an lạc trong tương lai. Phật tử quy y Tam Bảo là thực hiện đầy đủ lòng tin. Hôm nay quý Phật tử đến thọ giới chính là thực hiện điều thứ hai: Đầy đủ giới đức. Là Phật tử mà không giữ gìn giới hạnh, hành động tà vạy không xứng đáng lời dạy của đức Thế Tôn, thì dù có xưng là Phật tử cũng không phải Phật tử. Cho nên có đầy đủ giới đức mới xứng đáng là con Phật. Thứ ba, đầy đủ bố thí. Bố thí là hạnh đầu tiên mà đức Phật dạy cho tất cả những ai đến với ngài, vì lòng tham ô đứng đầu mọi tệ ác cần phải được điều phục bằng hạnh bố thí. Bố thí là san sẻ vật chất, khả năng, công lực, hiểu biết, tình cảm, giáo lý v.v... tất cả những gì mình có mà người khác không có. Một nụ cười với người đang sợ hãi cũng là sự bố thí, đôi khi có tác dụng rất lớn lao. (Có người lắm khi chỉ một nụ cười, mà người ta cũng ngăn lại không cho nó mở ra!) Bố thí cao nhất là mở rộng lòng mở rộng tâm tư. Nếu chỉ biết thu mà không biết xuất thì người ấy là một người bỏn xẻn, ích kỷ. Xã hội mà gồm những người như vậy, thì không hạnh phúc. Một gia đình ai cũng chỉ nghĩ cho bản thân thì gia đình ấy không hạnh phúc. Bố thí trước hết là để dứt lòng tham, dứt tính bỏn xẻn và dứt lòng ganh tị. Có của, có quyền, có danh, đều nên bố thí san sẻ. Bố thí, san sẻ danh dự như thế nào? Khi được người trân trọng, mà mình đối lại bằng khiêm cung thì đó chính là bố thí danh dự của mình, như vậy chẳng những tạo được hạnh phúc cho mình, mà còn đem lại an vui hạnh phúc cho người. Bởi thế, nên không phải chỉ có tiền của mới bố thí, mà hễ có thân, có tâm là có thể bố thí được cả. Nếu trong tâm mọi người đều luôn luôn nghĩ đến bố thí, thì sự đua tranh, ganh tị sẽ giảm bớt rất nhiều.

Điều thứ tư là đầy đủ trí tuệ. Người Phật tử là con đấng Đại giác. Ngài đã chứng ngộ được tất cả vũ trụ, tâm tánh chúng sinh, nên dạy giáo pháp phù hợp với căn cơ trình độ để chúng sinh nhờ đó nuôi lớn tâm hồn. Là con Đấng giác ngộ mà u mê thì thật không xứng, nên cần phải trau dồi trí tuệ. Phật dạy: "Mọi sự tuần hoàn trong nhân duyên nhân quả". Nghe như vậy, chúng ta cần phải suy xét ra như thế nào? Nghe là văn tuệ, suy xét là tư tuệ. Nhưng nghe cho đúng, có đầu có đuôi rõ ràng mới là văn tuệ. Có người đi nghe pháp về, có ai hỏi chỉ biết trả lời: "Hay lắm, mà không nhớ gì cả". Vậy, cần phải ghi nhớ mỗi khi một ít, để tư duy rồi tu tập theo đó, tức là tu tuệ. Có thực hành giáo lý bằng kinh nghiệm bản thân thì mới hiểu thấu lời Phật dạy.

Như ngày xưa, có lần Phật đi giữa đồng ruộng. Có Tôn-giả A-nan theo hầu. Bỗng Ngài đưa tay chỉ vào một bụi rậm bảo: "Độc xà, A-nan!" Tôn-giả A-nan nhìn vào, cũng nói: "Đại độc xà, Thế tôn!" Tình cờ một nông phu đi sau lưng nghe lén, bèn vào xem là cái gì, anh ta khám phá một hủ đầy vàng ròng, vô cùng mừng rỡ, bảo thầm: "Nghe đồn Thế Tôn là bậc nhất thiết trí, cái gì cũng biết, vậy mà vàng đây, "Ồng" lại bảo là rắn độc! Anh liền khiêng vàng về, tạo mãi nhà cửa, ruộng đất, xe ngựa... Xóm giềng thấy anh lâu nay nghèo kiết xác, ăn bữa hôm lo bữa mai, nay bỗng dưng phát phú, thì không khỏi nghi ngờ, lên trình quan. Quan gọi lên tra hỏi và về nhà lục xét, lấy hết vàng bạc châu báu và bắt anh bỏ tù. Ngồi trong ngục tối, anh mới thấm thía lời Phật dạy. Anh tưởng là từ nay sẽ được ăn cao lương mỹ vị, thì ngược lại bị giam đói. Anh tưởng từ nay được ở nhà cao cửa lớn, hóa ra lại nằm trong ngực. Cảm khích anh ta kêu to: "Độc xà, A-nan! Đại độc xà, Thế Tôn!" Quan giữ ngục nghe, hỏi lý do, anh ta kể đầu đuôi câu chuyện rồi kết luận: "Giờ phút này ở trong tù, con mới tỉnh ngộ, tin hiểu lời Phật dạy thật sâu xa vô cùng".

Không dễ gì ngày nay, Phật tử chúng ta đã tỉnh ngộ, tin theo lời dạy của Thế Tôn. Giả sử một sớm mai đẹp trời, đi giữa đường gặp thỏi vàng như vậy, chúng ta có mang về không? Chắc cũng mang về. Cho nên lắm lúc người ta bảo Phật dạy không thực tế, viễn vông. Nhưng hàng Phật tử cần nhận thức cho rõ có phải lời Phật là chí lý hay không? Chẳng qua, vì lòng tham của chúng ta còn quá nặng, nên không làm ngơ được. Nhưng khi chưa nghe lời Phật dạy thì chúng ta sử dụng vàng một cách khác. Khi đã nghe, sử dụng cách khác. Nghĩa là, phải biết bắt rắn thế nào cho nó khỏi cắn. Ở đây, là đừng vị kỷ, vì tất cả việc làm vị kỷ đều xấu, vị tha đều tốt. Nếu đem vàng về mà làm việc lợi tha thì đó là biết cách bắt rắn, không bị rắn cắn. Không những vàng, mà mọi chuyện khác đều như vậy. Nếu thiếu trí tuệ, thì chúng ta làm sao hiểu rõ lời dạy thâm thúy và hạnh phúc mà lời dạy ấy sẽ mang lại cho ta? Vàng mà bảo là rắn độc, thì cũng không khác gì nói "Đời là đau khổ". Nếu không có trí tuệ, chúng ta cũng sẽ bảo, như anh nông phu kia, rằng: "Thật là viễn vông! Nào xi-nê, nào hát bội, nào cải lương... bao nhiêu chuyện vui như vậy mà lại nói là đau khổ! Có trí tuệ là có nhận thức, biết được sự việc trước khi nó xảy đến chứ không phải chờ nó xảy ra rồi mới biết. Trí tự giác là một ngọn lửa sáng từ trong tâm khiến cho chư Phật và Bồ-tát, Tổ sư thấy ngay được chân lý không cần thầy dạy, đó cũng là vô sư trí, vô sư tự ngộ hay tự giác thánh trí. Nhưng đó cũng là do công phu lâu đời lâu kiếp mới có được.

Nếu là Phật tử mà lấy tà làm chánh, không biết phân biệt phải trái hay dở thì không phải có trí tuệ, và dễ trở thành mê tín, dị đoan, tin theo tà sư tà đạo. Do đó, điều thứ tư Phật dạy cho các Phật tử tại gia là phải trau dồi trí tuệ để được hạnh phúc trong hiện tại và tương lai.

Tóm lại, Phật dạy cho người tại gia bốn pháp an lạc cho hiện tại là: Tháo vác, phòng hộ của cải đã kiếm được bằng nghề chân chính, làm bạn với thiện và sống điều hòa thăng bằng. Và bốn pháp tạo hạnh phúc cho tương lai, đời sau là: lòng tin, giới đức, bố thí và trí tuệ. Có đủ tám điều như vậy, thì giờ phút nào, ở đâu, chúng ta cũng xứng đáng là Phật tử, không những lợi ích cho chính mình mà còn cho nhiều người khác. Nếu không có trí tuệ hiểu rõ chánh pháp chúng ta sẽ đi lạc vào đường tà. Như một Phật giáo, mà không biết bao nhiêu là hình thức, nếu Phật tử không nhận thức, thiếu trí tuệ thì không thể biết được chân giả. Cho nên, có trí tuệ là điều cần thiết để hộ trì chánh pháp.

Xưa, hiền triết Socrate đã hỏi và đã được một thanh niên trả lời rành rọt các nơi dạy may áo, đóng giày, làm mũ nón, nhưng đến khi nhà hiền triết hỏi anh có biết ở đâu dạy làm người không, thì anh ta ngơ ngác. Áo, giày, mũ nón thật sang trọng nhưng nó không phải là người! Nếu không biết cách làm người thì dù có mang đầy các thứ đó cũng không thể làm người được. Nếu chúng ta học được đạo làm người thì giày ấy, mũ nón ấy, y phục ấy mới gọi là của người.

Hôm nay quý vị đến thọ giới cũng là để học cái đạo làm người, căn bản của tất cả thánh vị, đạo ấy gồm trong ba đức Bi, Trí, Dũng, nên đức Phật được tôn xưng là đấng Đại hùng, Đại lực, Đại từ bi.

Mong rằng quý vị sẽ đem hết tâm thành để lãnh thọ giáo pháp. Cuối cùng xin nhắc lại câu của đạo hữu Tâm Minh, một vị cư sĩ có công lớn đối với sự phục hưng Phật giáo Việt Nam để quý vị tinh tiến theo đó tu học:

"Vui theo tham dục vui là khổ

Khổ để tu hành khổ hóa vui"

Chùa Già Lam 10-1982 - PL 2526

HT. Thích Thiện Siêu

(Trích "Cương Yếu Giới Luật", Sài Gòn, 1996)

---o0o---

Source:BuddhaSasana

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/07/2021(Xem: 17901)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
22/07/2021(Xem: 12461)
Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức cho đến năm nay (1988) đã trải qua 10 năm hoạt động trong các lãnh vực Tôn Giáo, Văn Hóa và Xã Hội cho người Việt Nam cũng như người Đức; nên muốn ghi lại những sinh hoạt này và đã sắp xếp thành một quyển sách với nhan đề là "Hình ảnh 10 năm sinh hoạt của Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức".
09/07/2021(Xem: 5394)
Vào ngày Thứ Ba (June 22) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Krisna và Pawanpur Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 354 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 36 cây số.
26/06/2021(Xem: 10010)
LỜI ĐẦU SÁCH Cứ mỗi năm từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy âm lịch là mùa An Cư Kiết Hạ của chư Tăng mà Đức Phật cũng như chư Tổ đã chế ra từ ngàn xưa nhằm sách tấn cho nhau trên bước đường tu học, cũng như thực hành giới pháp; nên đâu đâu chư Tăng cũng đều y giáo phụng hành. Ngày nay ở Hải ngoại mặc dầu Phật sự quá đa đoan, nhưng chư Tăng cũng đã thực hành được lời di huấn đó. Riêng tại Tây Đức, chư Tăng Ni đã thực hiện lời dạy của Đức Thế Tôn liên tiếp trong 3 năm liền (1984, 1985 và 1986). Đó là thành quả mà chư Tăng đã tranh thủ với mọi khó khăn hiện có mới thực hiện được. Đây là một công đức đáng tán dương và đáng làm gương cho kẻ hậu học. Vì giới luật là mạng mạch của Phật pháp. Giới luật không được tuân giữ thì việc truyền thừa giáo pháp của Đức Như Lai không được phát triển theo chánh pháp nữa.
07/05/2021(Xem: 21780)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
29/11/2020(Xem: 14880)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
03/10/2020(Xem: 24876)
Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là Ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”.
29/04/2020(Xem: 5268)
Xưa nay trên lịch sử loài người, chưa có nhà cách mạng nào đại tài như Đức Phật Thích Ca. Ngài đã thành công vẻ vang trên đường cách mạng bản thân, cách mạng xã hội và cách mạng tư tưởng để giải phóng con người thoát ách nô lệ của Bà La Môn thống trị. Đường lối và phương thức cách mạng của Ngài không giống những nhà cách mạng khác, có thể nói đi trước thời đại và cũng là tiên phong cho những phong trào cách mạng về sau. Sự cách mạng của Ngài khởi điểm tại Ấn Độ, khởi đầu bằng sự thành đạo nơi gốc Bồ đề, sau bốn mươi chín ngày nhập định, tìm ra lối thoát và lẽ sống cho chúng sanh.
23/04/2020(Xem: 5972)
Nhiều người trong chúng ta đang vật lộn với phản ứng của chúng ta, trước những khổ đau của quốc gia dân tộc và thế giới. Chúng ta có thể làm gì khi đối mặt với nghèo đói, bệnh tật, chiến tranh, bất công và tàn phá môi trường? Theo dòng thời sự, thật dễ dàng để tuyệt vọng, trở nên hoài nghi hoặc tê liệt. Hướng về phía nó là cách tiếp cận của Phật giáo đối với sự đau khổ chung này. Chúng ta hiểu rằng, hạnh phúc và thực sự ý nghĩa sẽ đến, thông qua xu hướng khổ đau. Chúng ta vượt qua tuyệt vọng của chính mình, bằng cách giúp đỡ người khác vượt qua mọi chướng nạn khổ đau.
21/04/2020(Xem: 7044)
Hôm thứ Hai, ngày 20/4/2020, Mạng lưới Phật giáo Dấn thân Quốc tế (The International Network of Engaged Buddhists, INEB) đã tuyên bố công khai trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu do đại dịch Virusconrona gây ra, kêu gọi tất cả mọi người, các quốc gia vùng lãnh thổ và chính phủ, bất kể nền tảng tôn giáo hoặc cá biệt văn hóa chủng tộc hoặc liên kết chính trị, nhận ra tính chất liên kết và “Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau”. Nhân loại là cơ sở cho một phản ứng toàn cầu thống nhất đối với cuộc khủng hoảng, đã gây nguy hiểm đến hàng triệu người trong các cộng đồng dễ bị tổn thương trên toàn thế giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]