Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5- Yêu Và Thương

15/05/201311:04(Xem: 3143)
5- Yêu Và Thương


THẾ GIỚI HÒA ĐỒNG

HỘI LUẬN GIỮA H.H THE DALAI LAMA& TÁM NHÀ TÂM LÝ HOA KỲ

Bản dịch:Chân Huyền

Nhuận sắc: Chân Văn

CHƯƠNG 5

YÊU VÀ THƯƠNG

Câu hỏi của thính giả:

Chúng ta đã nói quá nhiều về đau khổ và những điều tai hại. Xin quý vị nói thêm về Niềm Vui là Hạnh Phúc.

Đạt lai lạt ma:

Khi có người giúp bạn bớt Khổ là bạn đã vui rồi. Tây Tạng chúng tôi có câu: “Nếu bạn vui thái quá thì sau đó bạn sẽ phải khóc thôi.” Câu này nói lên sự tương đối giữa cái mà ta gọi là Vui và Khổ, và nó có nghĩa là chuyện gì cũng có giới hạn.

Đối với quan điểm của một người thực hành đạo Bụt, điều quan trọng là bạn phải có một tinh thần an nhiên, vững vàng, không bị lên cao hay xuống thấp nhiều quá. Có vui, có khổ, có cả phiền muộn chán đời, nhưng không quá cao, quá thấp. Lối sống này có thể coi như thiếu màu sắc, nhưng thật ra, sống căng thẳng với quá nhiều kích động là điều không tốt. Cũng giống như ánh sáng trong phòng. Khi quá sáng làm loá mắt, lúc quá tối không nhìn rõ, cả hai đều không có ích lợi mấy.

Lối sống này phụ thuộc nhất là vào tình trạng tinh thần của chúng ta. Tôi cho rằng giữ được tâm bình an vững chãi là điều quan trọng nhất. Muốn có tâm bình, ta phải tập luyện. Tâm trí chúng ta có thể trở nên vững vàng, kiên cường, ít bị ngoại cảnh lôi kéo xô đẩy. Ngược lại với tình trạng trên là khi bạn quá nhạy cảm: một chút chuyện buồn có thể làm bạn chán đời, và một chút vui cũng làm bạn bị kích thích mạnh mẽ. Sống như vậy thật không nên.

Trí tuệ trong tâm thức thâm sâu của bạn sẽ giúp bạn ứng xử với những chuyện khó khăn. Bạn đừng để vấn đề nó nhận chìm, mà hãy chấp nhận và từ tốn giải quyết nó. Khi có chuyện vui tới, bạn hãy tiếp nhận nó một cách an nhiên. Chấp nhận mọi chuyện một cách bình thường, đó là bí quyết.

Daniel Brown:

Thưa ngài, tôi xin hỏi một câu về bản chất của cách thực tập này. Hầu như có hai lối thực tập: một là làm việc với những cảm xúc tiêu cực (hay những tính bất thiện) và hai là phát triển những tính tốt của mình. Đó là hai cách thực tập bổ túc nhau nhưng độc lập với nhau. Làm việc với những cảm thọ tiêu cực không nhất thiết sẽ làm tăng các đức tính. Là con người, ta cũng cần nuôi dưỡng những tính tốt như lòng tin, tính kiên nhẫn và lòng bác ái.

Trong xã hội chúng tôi, có nhiều ngành trị bệnh thiên về phân tích tâm lý như Phân tâm học chẳng hạn, họ chú ý tới những tính chất bất thiện của tâm tư. Các ngành khác (như trị liệu bằng sự hoán chuyển cá nhân), lại cho là chúng ta phải nuôi dưỡng các đức tính nữa. Chúng tôi thường không đồng ý mà chống đối nhau về vấn đề này. Trong đạo Bụt, làm sao để phát triển các tính thiện?

Đạt lai lạt ma:

Muốn nuôi dưỡng lòng vị tha, thiền giả phải coi trọng hạnh phúc của người khác, quán chiếu nhiều lần về những hậu quả của sự săn sóc và tình thương yêu dành cho những người đó. Thiền giả cũng phải quán chiếu về những hậu quả bất lợi của sự ích kỷ, chỉ biết phục vụ ưu tiên cho phúc lợi của mình mà chống lại người khác. Hai cái nhìn khác nhau này của thiền quán đưa tới một trạng thái tinh thần lành mạnh. Tương tự như vậy, khi tập nuôi dưỡng lòng từ bi, người ta có thể cũng quán chiếu về cái tâm ganh ghét. Hai thứ này đi đôi với nhau và đều có ích cả. Ta nên chú trọng vào loại tâm nào trước? Thật khó mà định được, vì nó là vấn đề của từng cá nhân.

Daniel Goleman:

Thưa ngài, trong thế giới tây phương, chúng tôi có một thứ mẫu mực nào đó cho sức khoẻ hay sự lành mạnh tinh thần. Đạo Bụt Tây Tạng có khuôn mẫu nào về chuyện này không?
Đạt lai lạt ma:

Nói một cách tuyệt đối, chỉ có Bụt là người lành mạnh mà thôi. Nhưng nói như vậy thì không thực tế. Vậy nên, thực tế mà nói, hiện nay hình như chúng ta chỉ dùng những ước lệ bình thường để coi khi nào thì con người lành mạnh? Khi nào thì xã hội công nhận một con người là tốt và lành mạnh? – Không có gì tuyệt đối hết. Bạn có thể gặp một người coi như rất lương hảo, nhưng khi bạn thấy một người khác có lòng từ bi và trí tuệ hơn, thì người thứ nhất lại bị coi như kém rồi. Ta không thể có một tiêu chuẩn tuyệt đối được.

Nhưng khi muốn cho rõ ràng hơn, thì ta có thể nói rằng, một con người lành mạnh là người sẵn lòng giúp đỡ tha nhân khi có cơ hội. Khi không có cơ duyên, thì ít nhất họ cũng không làm hại ai. Sống như vậy, họ là người lành mạnh. Đây là điều căn bản của đạo Bụt. Thực ra, tôi tin đó cũng là căn bản của các tôn giáo khác.

Daniel Goleman:

Vậy khi con người biết thương yêu một kẻ khó thương là họ mở được con đường từ bi?

Đạt lai lạt ma:

Phải, đúng như vậy.

Margaret Brenman-Gibson:

Trường hợp này thường xảy ra cho các nhà tâm lý trị liệu. Họ phải có thể thực sự thương người đang đau khổ kia, người mà họ thấy không có điểm nào dễ thương cả.

Tôi thường hỏi sinh viên sau lần đầu tiên các em gặp bệnh nhân, là con người đầy khổ đau đang cần được cứu giúp: “Em có thấy ưa người bệnh chút nào không? Thực tâm em thấy sao? Hãy thành thực cho tôi biết”. Nếu câu trả lời là “không” thì tôi bảo em để người bệnh cho sinh viên khác chữa. Nếu bạn không thấy một điểm dễ thương nào ở người bệnh, nếu bạn không thật sự đáp ứng được nhu cầu của người đó thì bạn không phải là thầy thuốc thích hợp cho họ.

Đạt lai lạt ma:

Phải, điều này rất đúng.

Daniel Goleman:

Hình như những người đã từng là nạn nhân bị cha mẹ bạo hành, hay lớn lên thiếu tình thương, thường rất khó có lòng từ bi với người khác. Thưa ngài, ngài có cách nào giúp cho những người không thương mình mà lại có từ tâm đối với kẻ khác chăng?

Đạt lai lạt ma:

Nếu người ta chưa bao giờ được yêu thương, từ bất cứ đâu, nếu chưa có ai biểu lộ tình thương dành cho họ, thì rất khó. Nhưng con người đó chỉ cần gặp một người nào tỏ ra yêu thương họ hết lòng - chấp nhận và từ bi với họ - thì cho dù họ chưa từng yêu con người mình, họ vẫn có thể có từ tâm với người khác khi biết được là người khác cần tới họ. Bởi vì trong con người, ai cũng có những hạt giống của từ bi và yêu thương, chỉ cần có chất xúc tác là chúng hiện hành.

Stephen Levine:

Thưa ngài, nhiều người dù đã cố gắng rất nhiều, vẫn đi tới chỗ không thể sống an vui được. Nhiều người đang phục vụ kẻ khác mà tâm rất buồn phiền. Phật pháp có thể dạy gì cho chúng tôi trong việc này?

Đạt lai lạt ma:

Có lẽ bạn phải cấy cho họ một ít tế bào óc của người Tây Tạng. Chúng tôi thường dễ vui lắm. Tôi nói đùa vậy thôi. Khi một người sống với quá nhiều thảm kịch, thì điều nên làm là chấp nhận quan niệm rằng chúng ta có nhiều tiền kiếp và nhiều đời sống sau khi chết. Như vậy, tầm nhìn sẽ rộng hơn dù đời sống hiện tại của họ không còn hy vọng.

Nhưng tôi nghĩ rằng bạn không nói tới những kiếp người đầy bất hạnh, mà bạn muốn chú ý tới những con người theo một truyền thống tâm linh nào đó và hay làm việc công ích, nhưng vẫn cảm thấy chán đời, thiếu hạnh phúc và không có khả năng sống vui vẻ. Trong khi thiền tập, người ta có thể tiến sâu và có hiểu biết về cái Tâm mình, cùng bản chất không vui của cuộc đời. Torng tiến trình đó, họ mong cầu được thoát khỏi vòng Khổ não. Nhưng nếu kết quả thiền tập của họ - trong khi vẫn sống rằng buộc với xã hội – không được thoả đáng lắm, họ thấy không đạt được trình độ họ mong cầu, thì sự thất vọng sẽ làm cho họ không còn vui được. Vấn đề có thể là vì họ mong cầu nhiều quá. Ai muốn nhiều lúc đầu thì sau cũng sẽ mất vui.

Jean Shinoda Bolen:

Thưa ngài. Tôi có một câu hỏi về vấn đề thăng bằng giữa lòng từ bi và sự không vướng mắc (hỷ xả). Trong tâm lý học tây phương, hình như khi muốn giúp một người nào, chúng tôi không tới gần họ được như người Phật tử Tây Tạng thường được khuyến khích làm. Tôi nghĩ là quý vị hành xử gần với phương pháp trị bịnh tâm thần hơn. Chúng tôi thường có lòng vị tha và quan sát cảm thọ của người khác, ráng để tình cảm mình không bị cuốn hút vào đó trong khi làm công việc chữa trị. Nhưng nếu chúng tôi sống với người thân cận bằng thái độ đó, chỉ quán sát mà không có phản ứng, chỉ nghĩ tới họ và có lòng từ bi thôi, thì chúng tôi sẽ không gần họ đủ để có tình thân lâu dài. Một trong những vấn đề người trị bịnh tâm thần và có lẽ cả các thiền giả có thể mắc phải là chúng ta không còn phản ứng đích thật trước hoàn cảnh của người khác. Nếu tiến xa hơn, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng dửng dưng của những người chế tạo bom. Chúng ta rời xa trái tim mình, rời xa các cảm ứng, sợ hãi và mất luôn các loại cảm xúc khác.

Ta cần hoá giải những điều trái ngược này - để có thể quán sát với lòng từ bi mà vẫn có thể chăm sóc, liên hệ chặt chẽ với người khác. Vẫn cảm thấy những mất mát tình cảm làm ta buồn, và người khác vẫn có thể khiến ta đau khổ vì ta thực sự quan tâm tới họ. Không còn vấn đề vướng mắc hay dửng dưng nữa. Tuỳ theo công việc, ta có thể tìm được mức độ tối hảo cho sự thăng bằng này.

Jack Engler:

Đặc biệt người Mỹ chúng tôi thường tưởng như chúng tôi phải có quyền sống Hạnh Phúc. Sự thật, chúng tôi nổi giận dễ dàng khi không có hạnh phúc hay khi thấy người khác có được cái gì mình không có, hay khi thấy họ có nhiều hơn mình. Điều này hầu như nằm trong nhiều quy tắc nền tảng để xây dựng quốc gia này.

Quan niệm đó cũng khác với quan niệm của Phật Giáo về khả năng sống hạnh phúc. Ý tưởng cho là ta có quyền ngay lúc này, không cần đợi chờ, và ta không cần phải làm việc cực khổ mới có được hạnh phúc là ý tưởng rất nguy hại. Nhưng đó là một phần giấc mộng của người Mỹ. Dù hiến pháp Hoa Kỳ có viết: chúng ta có quyền theo đuổi hạnh phúc, nhưng chúng tôi cho như vậy là mình có quyền sống hạnh phúc hoài hoài. Ý tưởng này ảnh hưởng lên mọi hành động của chúng tôi. Tỷ dụ như khi thực tập theo đạo Bụt khong mang lại hạnh phúc tức thời cho chúng tôi thì chúng tôi sẽ không có bao nhiêu khả năng để thực hành bồ tát đạo, sống từ bi và phục vụ. Đằng sau tất cả những quan điểm đó, chúng tôi lại quan niệm rằng hạnh phúc cá nhân mới là thứ quan trọng nhất đời. Điều này luôn luôn được nhấn mạnh trong văn hoá chúng tôi.

Đạt lai lạt ma:

Cố gắng để đạt được hạnh phúc cá nhân là chuyện tự nhiên. Nhưng điều này khác xa với chuyện vì hạnh phúc của mình mà coi thường, bỏ qua hoặc làm hư hạnh phúc của những người khác. Hai điều này rất là khác biệt.

Câu hỏi của thính giả:

Xin ngài nói thêm về lòng từ bi và các cơ sở, tổ chức – như cơ sở kinh doanh, xã hội hay cơ quan chính phủ? Làm sao ta có thể giúp đỡ các tổ chức này hành động có từ ái?

Đạt lai lạt ma:

Trước tiên, không có tổ chức nào mà không là tập họp của các cá nhân. Không có người ta thì không có cơ quan nào cả. Vậy thì điều tốt nhất là ta chú trọng vào các cá nhân trong cơ sở đó, nhất là những người có trách nhiệm lớn lao, để khuyến khích họ nên có chánh niệm (tỉnh thức) và lòng từ bi. Làm cho tất cả tổ chức hiểu rõ hơn về những phúc lợi do lòng từ ái mang lại: chuyện này quan trọng ngang với vấn đề sống còn của tổ chức.

Jean Shinoda Bolen:

Xin ngài nói thêm về vấn đề sống còn?

Đạt lai lạt ma:

Chúng ta đã trao đổi rất nhiều về khủng hoảng của nền văn minh hiện đại, về những rối loạn và các vấn đề lớn đang xảy ra. Nguyên do vì đâu? Đó là vì ta thiếu tình thương và lòng từ. Nếu chúng ta nhìn kỹ vào vấn đề này, ta sẽ hiểu về những hệ quả tất yếu của lòng từ bi. Dĩ nhiên sự đe doạ của vũ khí nguyên tử rất nguy hiểm, nhưng muốn chấm dứt được sự đe doạ này, giải pháp cuối cùng vẫn là tâm từ bi: ta phải hiểu rằng tất cả mọi con người đều là anh chị em cả.

Câu hỏi thính giả:

Tôi nhận thấy là trẻ em bắt đầu mất lòng từ ái khi chúng đi học, vô trường gặp phải những trẻ không biết thương yêu. Xin ngài đề nghị cho chúng tôi một phương pháp nào dạy cho trẻ biết cách đối phó với những kẻ không có tâm từ bi mà vẫn phát triển được lòng vị tha trong con người chúng?

Đạt lai lạt ma:

Điều rất quan trọng là trẻ phải được thân cận với những người bạn tốt, tử tế, và gần gũi với cha mẹ chúng trong gia đình. Vấn đề là ta cần cố gắng thắt chặt mối giây liên hệ thân thiết của gia đình. Nếu không, chúng ta không làm được bao nhiêu.

Con người ta khi sinh ra được bú sữa mẹ. Đó là bài học đầu tiên về tình yêu và lòng từ ái. Bú sữa từ vú mẹ, tự nó là một bài học về sự liên hệ có gốc rễ là tình thương yêu. Chúng ta phải cố gắng giữ gìn tinh thần đó. Nhờ nó, nhờ mối liên hệ yêu thương giữa ta và sữa mẹ mà ta phát triển những tình cảm thân thương sau này. Tình yêu thương gia đình rất cần thiết. Nếu có không khí từ ái trong gia tộc, thì không chỉ cha mẹ mà các con cháu cũng được hưởng phúc lợi nhiều. Trẻ sẽ khoẻ mạnh hơn cả về thể xác lẫn tinh thần.

Tôi tin tưởng một cách sâu xa lòng từ ái không phải chỉ là con đường phát triển của loài người, mà nó cũng là sự sống còn của nhân loại, khi ta quan niệm sống còn là sanh ra và lớn lên. Đối với tôi, chuyện này rất rõ rệt.


---o0o---

Vi tính: Tường Chánh

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 6646)
Văn hóa và giáo dục Phật giáo là phương tiện để ươm mầm và nuôi dưỡng hạt giống bồ đề tâm trong từng cá thể xã hội. Khi những hạt mầm lớn lên sẽ là những con người đi vào cuộc đời bằng tâm bồ đề, bằng trí giác ngộ, bằng trái tim từ bi để không những thắp sáng lý tưởng cao cả của Phật Đạo, mà còn là những nhân tố hữu ích để góp phần xây dựng và phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 4937)
Ngay cả trong thời đại văn minh khoa học, xã hội phát triển theo xu hướng hội nhập toàn cầu, thì định hướng trung tâm của tính cách con người vẫn có phần thuộc đời sống hướng nội và phần thuộc đời sống hướng ngoại mà Phật giáo Thiền gọi là nội quán và ngoại quán, bao gồm trong Tứ niệm xứ với các đề tài thiền quán về thân, thọ, tâm, và pháp, theo đó, thân thì bất tịnh, thọ mang lại khổ đau, tâm thì vô thường, và pháp vốn vô ngã. Từ các pháp quán, con người có thể đứng về mặt nhận thức luận để biết bản chất cuộc đời, rồi từ đó, đứng về mặt đạo đức học, con người có những hành động phù hợp với nhận thức.
28/08/2010(Xem: 51634)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
28/08/2010(Xem: 9280)
Viết về Thế Tôn, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng Giáo chủ đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại, hoặc đề cập đến Ngài như một nhà đại tư tưởng, một nhà cách mạng xã hội, v.v... Nhưng có rất hiếm những luận văn, công trình đề cập đến Ngài như một nhà giáo dục tư tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
27/08/2010(Xem: 20806)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
17/08/2010(Xem: 7777)
Tôi luôn luôn tự xem mình như một nhà sư Phật Giáo đơn giản. Tôi cảm thấy như thế mới là tôi thật. Tôi cảm thấy rằng Đạt Lai Lạt Ma với cương vị nhà cầm quyền thế gian là một định chế nhân tạo. Khi nào người ta còn chấp nhận Đạt Lai Lạt Ma, họ sẽ chấp nhận tôi. Nhưng, là một vị sư là một điều thuộc về tôi. Không ai có thể thay đổi điều đó. Tận sâu thâm tâm, tôi luôn luôn tự xem mình là một nhà sư, ngay cả trong các giấc mơ của tôi.
22/07/2010(Xem: 12128)
Tôi phải thú nhận rằng hình như có điều gì không ổn khi một người suốt đời sống trong thế tục như tôi lại viết lời giới thiệu cho một quyển sách về giáo lý của Đức Phật về sự thành đạt, trí tuệ và bình an nội tâm. Quan điểm của tôi về tôn giáo đã bị chỉ trích nhiều, vì tôi tin rằng hầu hết các tôn giáo đều là một hình thức tâm bị nhiễm vi-rút (virus) làm lây nhiễm chúng sanh bình thường mạnh khỏe –và thường là có tri thức. Chỉ có Phật giáo dường như tách biệt với các tôn giáo khác vì tính chất cởi mở, uyển chuyển và thực dụng. Do đã sống hơn nữa thể kỷ ở Sri Lanka, tôi đã nhìn thấy giáo lý của Đức Phật đã được áp dụng như thế nào bởi nhiều thành phần xã hội, bằng nhiều phương cách khác nhau. Dầu nghe có vẻ lạ, nhưng những người hoàn toàn có lý trí và những kẻ bảo thủ một cách điên cuống đều cho rằng niềm tin và thái độ củ
20/07/2010(Xem: 15127)
Với quyển Phật Pháp Cho Mọi Người, chúng tôi tương đối đã đạt được phần nào kết quả khi có thể mang những bài pháp thoại của nhiều tác giả đến với người đọc, nhất là những người sơ cơ như chúng tôi. Cũng đã ba năm kể từ quyển sách đó được phát hành, cũng đã có thêm nhiều bài pháp được chúng tôi chuyển ngữ. Theo sự gợi ý của một số thân hữu, lần này chúng tôi cũng xin tổng hợp các bài dịch rải rác đó đây để mang đến cho quý độc giả xa gần một luồng gió mát của chân Pháp. Mong là chúng tôi không phụ lòng mong đợi của quý độc giả. Dầu đã hết sức cố gắng, nhưng chúng tôi chắc rằng sẽ khó thể tránh những thiếu sót trong phần dịch thuật và biên tập, mong quý tôn sư, quý độc giả hoan hỷ chỉ bày. Lần nữa chúng tôi xin cảm tạ quý đạo hữu luôn chung tay với chúng tôi trong Phật sự này, để một số sách luôn đến tay quý độc giả dưới dạng ấn tống. Nguyện cho phước báu trong Pháp thí này được chia sẻ đến chư thiên, quý ân sư, quý ân nhân, đạo hữu, thân quyến và mọi chúng sanh. Na
09/05/2010(Xem: 3967)
Theo Lý Duyên Sinh của nhà Phật, tình yêu khởi đầu từ Thụ. Vì nhìn thấy, ngửi thấy, nghe thấy, sờ thấy, nếm thấy hoặc tưởng tượng tới một người nào đó - dĩ nhiên tòan hương vị ngọt ngào, tòan những êm ái, tốt lành, mộng mơ, quyến rũ, đáng yêu, quý giá - mà sinh Ái (ham muốn)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567